-
Nhận định, soi kèo Lens vs Angers, 23h15 ngày 26/1: Phong độ trái ngược
-
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973 - 2018), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức Lễ phát động cuộc thi ảnh “Tuổi trẻ Việt Nam - Nhật Bản chung tay xây đắp tình hữu nghị Việt - Nhật”.
Xem video:
Play" alt="Phát động cuộc thi ảnh Tuổi trẻ Việt Nam"/>
Phát động cuộc thi ảnh Tuổi trẻ Việt Nam
-
Tân Hiệp Phát tiếp tục khởi công cầu thép dây văng trao tặng cho bà con tại Cù lao Giêng (Chợ Mới, An Giang), giúp người dân có thêm cơ hội giao thương, phát triển kinh tế, du lịch cho vùng cù lao nổi tiếng hơn 300 năm lịch sử.
|
Người dân Cù lao Giêng vui mừng nhận cầu thép dây văng từ Tân Hiệp Phát. |
Cù lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới (An Giang) nằm giữa sông Tiền gồm các xã Bình Phước Xuân, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp. Nơi đây được mệnh danh là “Đệ nhất cù lao” với những kiến trúc cổ mang đậm nét văn hóa độc đáo, phong cảnh hữu tình, nhiều khu sinh thái miệt vườn thuần Nam Bộ.
Theo dự báo, du khách quốc tế tìm đến nơi đây sẽ tăng khi cầu Cao Lãnh đã hoàn thành và cầu Vàm Cống sắp thông xe, việc di chuyển của du khách đến cù lao sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, định hướng phát triển du lịch miệt vườn và nâng cao đời sống của bà con đang gặp khó khăn do hạ tầng giao thông đường bộ chưa phát triển.
|
Những cây cầu ván gỗ xiêu vẹo này đang cản trở sự phát triển kinh tế, du lịch của Cù lao Giêng. |
Đơn cử tại xã Mỹ Hiệp, ông Mai Văn Nhựt Thanh, Phó Chủ tịch xã cho biết trong xã hiện có tổng số 34 cây cầu, trong đó cầu bê tông mới được 12 cây, còn lại 22 cây dựng tạm bằng ván gỗ khiến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa rất vất vả, tốn kém. Du khách cũng ái ngại mỗi khi di chuyển qua các cầu ván đã xuống cấp trầm trọng này.
Để hỗ trợ bà con giao thương đi lại, tạo thêm cơ hội làm ăn, phát triển du lịch, mới đây, Tập đoàn Tân Hiệp Phát, nhãn hàng Trà Thanh nhiệt Dr Thanh đã khởi công cầu Dr Thanh - Lung Sen Dưới để trao tặng cho người dân xã Mỹ Hiệp, góp phần xóa bỏ cầu ván, cầu khỉ tạm bợ.
|
Cầu Dr.Thanh đưa du khách về ‘Đệ nhất cù lao’, An Giang |
Ông Nguyễn Văn Tùng, đại diện Tập đoàn Tân Hiệp Phát trao tặng cầu Dr Thanh - Lung Sen Dưới cho người dân Cù lao Giêng.
Cầu Dr Thanh - Lung Sen Dưới bắc qua ngã ba kênh Lung Sen và kênh Mương Làng dài 27m, rộng 2,5m với tổng kinh phí khoảng 700 triệu đồng, được thiết kế và xây dựng theo cấu trúc cầu thép dây văng đáp ứng cho các xe trọng tải nhỏ và xe du lịch.
|
Cầu Dr Thanh - Lung Sen Dưới giúp hơn chục ngàn người dân Cù lao Giêng dễ dàng kết nối giao thương, đi lại và học tập hàng ngày. |
Cầu Dr Thanh - Lung Sen Dưới nối liền ấp Tây Hạ và Đông Châu, trực tiếp giúp gần 1.400 hộ gia đình nơi đây rút ngắn được 10km đường vòng để đi thẳng tới thị trấn Mỹ Luông, Chợ mới, về Cao Lãnh, Long Xuyên. Đồng thời cây cầu cũng giúp hàng trăm em học sinh qua lại mỗi ngày để tới trường THCS và Tiểu học Mỹ Hiệp B mỗi ngày.
Tại lễ khởi công cầu, ông Đào Văn Đẳng, 61 tuổi, làm vườn tại ấp Tây Hạ cho biết: “Bà con chúng tôi thật mừng lắm, bao năm qua chúng tôi luôn ước có cây cầu mới thay cho cây cầu ván đã xuống cấp nguy hiểm để đi lại dễ dàng hơn, nay thì mơ ước đã thành sự thật rồi”.
|
Nghi thức khởi công cầu Dr Thanh - Lung Sen Dưới. |
Bà Phạm Thị Liễu làm nghề bán thực phẩm rong trên xe ba gác cười lớn cho biết: “Tui phấn khởi lắm, có cây cầu mới này thì tôi có thể đưa xe hàng thực phẩm qua tới các ấp khác nhanh chóng và dễ dàng chứ không vất vả chạy lòng vòng hoặc ế hàng như trước nữa”.
“Cây cầu hoàn thiện không chỉ giúp phát huy hết giá trị giao thương, làm ăn đi lại của bà con và du khách mà còn là động lực để địa phương chúng tôi tiếp tục hoàn thiện hạ tầng giao thông để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái như chỉ đạo mới nhất của tỉnh về Cù lao Giêng”, ông Mai Văn Nhựt Thanh, Phó Chủ tịch xã Mỹ Hiệp cho biết.
Chung tay hỗ trợ cuộc sống của bà con tại các địa phương nghèo để có thêm cơ hội phát triển cuộc sống là động lực để Tân Hiệp Phát tiến hành xây dựng và bàn giao 24 cây cầu thép dây văng tại khắp các tỉnh thành miền Tây trong suốt gần 2 năm qua.
Trà Thanh nhiệt Dr Thanh, một sản phẩm được chiết xuất từ 9 loại thảo mộc tự nhiên đang được hàng triệu người tiêu dùng yêu chuộng. Thức uống này có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, tăng khả năng chống oxi hóa và tăng cường sức khỏe cho cơ thể luôn tươi tắn. |
Xuân Thạch
" alt="Cầu Dr.Thanh đưa du khách về ‘Đệ nhất cù lao’, An Giang"/>
Cầu Dr.Thanh đưa du khách về ‘Đệ nhất cù lao’, An Giang
-
Trong chương trình 'Giải mã tình yêu', cô gái trẻ chia sẻ tình huống mình từng bị bạn trai tát khi hỏi về người yêu cũ của anh chàng.
Ngay lập tức, phần bình luận của các khách mời ở 'Giải mã tình yêu' trở nên sôi nổi. Hầu hết các ý kiến đưa ra đều nhấn mạnh, việc đánh người yêu là điều không thể chấp nhận.
Xem video (Nguồn: Giải mã tình yêu - MCV)
Play" alt="Cô gái bị bạn trai tát khi hỏi về người yêu cũ"/>
Cô gái bị bạn trai tát khi hỏi về người yêu cũ
-
Nhận định, soi kèo Petrolul vs Botosani, 22h00 ngày 27/1: Khó tin cửa dưới
-
Vốn là người tri thức, hào hoa, ông Phạm Ngọc Thìn đã chiếm được trái tim và lập gia thất với bà Huỳnh Thị Khá, một tài tử nổi tiếng với nghệ danh Quỳnh Khanh.
Ông chủ hotel Trung Kỳ Phạm Ngọc Bình
Một bài viết trên tờ “Phụ nữ Tân văn” xuất bản tháng 11 năm 1934 có đoạn: “... Chúng tôi đến Phan Thiết. Ghé nhà hàng Trung kỳ (hotel Trung Kỳ) ăn điểm tâm.
Nhà hàng Trung Kỳ của ông chủ Phạm Ngọc Bình. Nhà hàng khá to, phòng sạch sẽ và nấu ăn rất khéo. Đẹp nhứt là có cái sân hóng mát trên nóc nhà.
Độ nọ chúng tôi ra Huế có ghé trọ nơi đây. Khi bồi tính tiền ăn, chúng tôi lấy làm lạ vì có nhiều món ăn có tên thật đặc biệt như là Pétards Annammit, Casse Cou....”.
Từ những thông tin trên tờ báo này đã thôi thúc chúng tôi đi tìm hiểu về hotel Trung Kỳ và ông chủ Phạm Ngọc Bình ở Phan Thiết.
|
Ông Phạm Ngọc Bình. |
Những năm cuối thập kỷ 20 của thế kỷ trước, tại Bình Thuận nổi lên một nhân vật có tài kinh doanh và là chủ nhiều cơ sở thương mại lớn ở Phan Thiết, đó là ông Phạm Ngọc Bình.
Cùng với bà Chín Lâu (chủ hãng nước mắm Hồng Hương) ông Bình sở hữu nhiều nhà cửa, đất đai, ruộng vườn tại Phan Thiết và là một trong những người giàu nhất Bình Thuận thời ấy.
Tìm hiểu về thân thế của ông Phạm Ngọc Bình chúng tôi được biết ông Phạm Ngọc Bình là con trai thứ bảy của ông Phạm Ngọc Cảnh, người anh em với ông Phạm Ngọc Quát (ông nội bác sĩ Phạm Ngọc Thạch). Ông Bình có vóc dáng bé nhỏ nên mọi người thường gọi ông bằng cái tên Bảy Đẹt.
Mặc dù là người có chữ so với nhiều cư dân thời đó nhưng ông Bình không chọn con đường làm quan như những người thân của mình mà chỉ chú tâm vào công việc kinh doanh.
Do thời ấy, người dân Phan Thiết đã sản xuất nước mắm với sản lượng lớn nhưng chỉ có một vài hộ lớn mới có điều kiện đưa nước mắm ra thị trường ngoài tỉnh bán.
Nắm bắt cơ hội này ông Bình đã mua sỉ lại nước mắm của các hàm hộ nhỏ rồi đem bán ra miền Trung, miền Bắc và mua hàng hóa ở các tỉnh về Bình Thuận bán lại.
Với tài kinh doanh cùng mối quan hệ với chính quyền thuộc địa Pháp và quan lại ở các tỉnh, ông Bình đã xây dựng được kênh kinh doanh phân phối hàng hóa giữa Bình Thuận với khắp nơi. Ông trở thành nhà cung cấp hàng hóa, nhất là các mặt hàng nhu yếu phẩm lớn nhất ở Bình Thuận thời đó.
Từ cuối thập kỷ 20 của thế kỷ trước, đô thị Phan Thiết bắt đầu phát triển từ vài ba con đường nhỏ và những xóm nhà tranh vách đất. Đến năm 1933 mặc dù được công nhận là thành phố nhưng bộ mặt đô thị hầu như không có gì.
Là người từng đi sang Pháp và đặt chân đến các đô thị lớn trong cả nước, ông Bình nhận ra ngay cơ hội kinh doanh bất động sản tại Phan Thiết.
Đặc biệt đây là thời điểm chợ Phan Thiết được chuyển từ ven sông Cà Ty về vị trí hiện nay, chính quyền quy hoạch lại con đường thuộc địa số 1 (QL1) đi ngang qua chợ (đường Nguyễn Huệ ngày nay) và giao cho một công ty người Pháp xây dựng một dãy nhà lầu phía đối diện chợ để bán cho dân.
Ông Bình đã nhanh chóng bỏ tiền mua nguyên một dãy phố từ Ngã bảy đến Ngã tư quốc tế (Nguyễn Huệ - Ngô Sĩ Liên) và cho những hộ kinh doanh thuê lại.
Khu vực ở phía sau dãy nhà này khi đó còn hoang sơ, ông Bình cũng đã mua và xây dựng thành một dãy phố trên đường Nguyễn Tri Phương ngày nay. Do có mối quan hệ làm ăn thân thiết với người Pháp nên các công trình kiến trúc tại Phan Thiết do người Pháp xây dựng đều được bán lại cho ông Bình.
Dãy nhà cổ trên đường Khải Định (Nguyễn Văn Cừ ngày nay), đường Đồng Khánh (Trần Phú ngày nay) ông Bình cũng mua lại từ người Pháp rồi bán lại cho những người giàu có thời đó như Lục Thị Đậu, Thất Ngàn, Hồng Hương và một số người Hoa khác.
Người Bình Thuận thời đó ai cũng biết mối quan hệ khá thân thiết và sau này là sui gia với nhau của ông Bình và bà Hồng Hương. Chính ông Bình là người dẫn dắt bà Hồng Hương vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Tòa nhà UBND TP Phan Thiết ngày nay và 2 dãy phố cổ trên đường Ngô Sĩ Liên và Chu Văn An ở phía hai bên tòa nhà này được ông Bình và bà Hồng Hương mua lại từ ông Langlet, một thương gia người Pháp rất nổi tiếng ở Bình Thuận.
Bà Hồng Hương sở hữu tòa nhà chính và dãy nhà đường Ngô Sĩ Liên, ông Bình sở hữu dãy nhà đường Chu Văn An.
Nhận thấy Phan Thiết thời đó chỉ có một khách sạn lớn của người Pháp ở phía đầu cầu Quan (Tỉnh ủy ngày nay) và chỉ phục vụ người Pháp, trong khi người Việt đến Phan Thiết không có nơi thuê trọ, ông Bình đã mua lại tòa nhà lầu lớn nhất Phan Thiết thời đó ở khu vực Ngã bảy làm khách sạn, nhà hàng và đặt tên “Hotel Trung Kỳ”.
|
Bài viết về hotel Trung Kỳ trên tờ “Phụ Nữ Tân Văn” năm 1934. |
Việc một người Việt làm chủ một nhà hàng, khách sạn lớn là một sự kiện gây bất ngờ và thú vị đối với nhiều người Việt và cả người Pháp mà báo “Phụ nữ Tân Văn” có bài viết như phần đầu đã nêu.
Hotel Trung Kỳ có thời gian là trường tiểu học Hoàng Tỷ, bida Anh Đào, bưu điện Phan Thiết và ngày nay là trụ sở chi nhánh một ngân hàng tại Bình Thuận.
Ngoài hotel Trung Kỳ ông Bình còn mua lại rạp hát Bà Đầm của bà Oggéri người Ý trên đường Nguyễn Huệ ngày nay và cho cải tạo, tân trang lại rồi đặt tên là rạp Modern. Rạp Mordern giai đoạn này chỉ phục vụ các đoàn hát chứ chưa chiếu phim như sau này.
Từ năm 1960, do sức khỏe yếu ông Bình không tham gia kinh doanh nữa và giao lại toàn bộ gia sản cho con trai mình là ông Phạm Ngọc Thìn.
Phạm Ngọc Thìn và rạp Ngọc Thúy
Ông Phạm Ngọc Bình có hai người con trai là Phạm Ngọc Thìn và Phạm Ngọc Minh.
|
Ông Phạm Ngọc Thìn. |
Ngay khi các con còn nhỏ ông Phạm Ngọc Bình đã chú trọng đầu tư cho việc học của các con. Sau khi học xong tiểu học Pháp Việt tại Phan Thiết, ông Bình cho hai con vào Sài Gòn học tiếp trung học rồi gởi anh em ông Thìn sang Pháp học.
Ông Phạm Ngọc Minh sau khi học xong ở Pháp về lập gia đình với người con gái thứ ba của bà Chín Lâu (chủ hãng nước mắm Hồng Hương) và trở lại Pháp sinh sống.
Riêng ông Phạm Ngọc Thìn sau khi học xong chương trình hành chính ở Pháp thì về Phan Thiết sống cùng với cha.
Không chọn con đường kinh doanh như cha, với kiến thức và bằng cấp học từ Pháp ông Thìn đã được chính quyền mời vào làm công việc quản lý hành chính của tòa tỉnh Bình Thuận.
Ông đảm đương nhiều chức vụ hành chính trong chính quyền và được bổ nhiệm làm thị trưởng Phan Thiết. Sau khi hết nhiệm kỳ thị trưởng, ông Thìn xin thôi công việc trong chính quyền để ra làm dân sự.
Do là người có địa vị, trí thức và tâm huyết với sự học của người Bình Thuận, ông Thìn tham gia thành lập trường Tiến Đức và là vị hiệu trưởng đầu tiên của trường với tên gọi ban đầu là trường Nam Tiến, tọa lạc trong tư thất của ông Thìn ở đường Đồng Khánh (nay là Trần Phú).
Sau đó trường đổi tên là Tiến Đức và chuyển đến tòa nhà thuê lại của bà Hồng Hương trên đường Trần Hưng Đạo.
Vốn là người tri thức, hào hoa ông Thìn đã chiếm được trái tim và lập gia thất với bà Huỳnh Thị Khá hay còn gọi là cô Bê.
Bà Huỳnh Thị Khá là người Phan Thiết nhưng được người dân biết đến là một tài tử nổi tiếng với nghệ danh Quỳnh Khanh.
|
Bà Huỳnh Thị Khá (tức tài tử Quỳnh Khanh), vợ ông Phạm Ngọc Thìn. |
Từ thập kỷ 30, nữ tài tử Quỳnh Khanh được cả nước biết đến với những vai chính trong các phim "Cánh đồng ma và trận phong ba", phim trắng đen 16 ly “Trọn với tình” của đạo diễn Nguyễn Tất Oanh từ Pháp về hợp tác với hãng Asia thực hiện năm 1937, phim “Vụ án tình” trong thập niên 50 mà lịch sử điện ảnh Việt Nam ghi nhận.
Sau khi nhận thừa kế tài sản từ cha, khoảng năm 1962 ông Thìn đã tiến hành đầu tư, cải tạo, nâng cấp lại rạp Modern thành rạp chiếu bóng và đặt tên rạp là Ngọc Thúy, tên một người con gái của ông Thìn và bà Bê.
Rạp Ngọc Thúy ra đời là một sự kiện mới làm thay đổi bộ mặt của Phan Thiết vì rạp thiết kế văn minh, hiện đại hơn hai rạp chiếu bóng cũ (rạp Ciné Star và Hồng Lợi). Rạp Ngọc Thúy có ghế nệm rơm bọc simili màu hồng bắt mắt.
Khi rạp bắt đầu hoạt động, cũng là lúc dòng phim võ hiệp Hồng Kông của hãng Gia Hòa ồ ạt trình chiếu. Những diễn viên Hồng Kông Khương Đại Vệ, Địch Long, Trịnh Phối Phối… đã thu hút khán giả đến với rạp.
|
Rạp Măng Non (tức rạp Ngọc Thúy trước 1975). |
Do không có người trông coi, đến khoảng năm 1967 ông Thìn sang nhượng lại rạp Ngọc Thúy cho người cháu gọi bằng cậu là ông Trần Văn Long.
Ông Long và gia đình đứng ra kinh doanh, khai thác rạp Ngọc Thúy từ thời gian này đến năm 1975. Sau năm 1975 rạp đổi tên thành rạp Măng Non và hiện nay vị trí này thuộc quản lý của Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Tỉnh.
Sau năm 1975, ông Thìn và gia đình sang Pháp sinh sống và mất tại Pháp cách đây vài năm.
Điều ít biết về gia tộc của bác sĩ lừng lẫy Phạm Ngọc Thạch
Gia tộc bác sĩ Phạm Ngọc Thạch từng góp phần không nhỏ vào sự hình thành và phát triển của đô thị Phan Thiết.
" alt="Gia sản đáng nể của ông chủ khách sạn giàu nhất Bình Thuận"/>
Gia sản đáng nể của ông chủ khách sạn giàu nhất Bình Thuận
-
Trong cuốn sách phiên bản mới sẽ có thêm chương “Trò chuyện với Dr.Thanh” được chắp bút bởi Nhà biên kịch Lê Chí Trung. Đây là một trong những điểm mới rất hấp dẫn trong cuốn sách của nữ doanh nhân Trần Uyên Phương.
Nhiều người sẽ ngạc nhiên thắc mắc rằng, liệu hình ảnh một doanh nhân dưới con mắt của một nghệ sĩ sẽ như thế nào? Và trong chương “Trò chuyện với Dr.Thanh” là mẩu chuyện ngắn thuật lại cuộc trò chuyện giữa Nhà biên kịch Lê Chí Trung và ông Trần Quí Thanh- Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, được kể lại đầy chân thật, đơn giản dưới dạng bút ký, nhưng qua đó bộc lộ nhiều nét thú vị về tính cách của “Ông Vua Trà Việt”. Đấy chính là yếu tố bất ngờ và thú vị mà cuốn sách phiên bản mới gửi đến độc giả.
|
Nhà biên kịch Lê Chí Trung |
Một chi tiết khá hấp dẫn, trong cuốn sách phiên bản mới sẽ được bổ sung thêm các bức họa bằng mực nho của họa sĩ nổi tiếng Lê Thiết Cương. Những bức tranh bằng mực nho truyền thống tạo cho cuốn sách một diện mạo hoài cổ hơn, xa xăm hơn, có cái gì đó khiến người ta phải chiêm nghiệm, phải suy ngẫm.
Họa sĩ Lê Thiết Cương cho biết anh đã đọc cuốn sách cách đây một năm và bị cuốn theo nội dung hấp dẫn của cuốn tự truyện do nữ doanh nhân Trần Uyên Phương viết về sóng gió của gia tộc trên thương trường và những góc khuất gia đình. Gấp sách lại, Lê Thiết Cương cho biết dư âm đọng lại trong anh chính là khát khao vươn ra biển lớn, chiếm lĩnh thị trường của tập đoàn Tân Hiệp Phát. “Điều đó được thể hiện rất rõ ràng trong nội dung cuốn sách. Tôi khâm phục và trân trọng ý chí của những thành viên trong gia đình Dr.Thanh. Đó là bản lĩnh dám đối đầu với những khó khăn và khát vọng lớn ấy cần được nhân rộng và lan tỏa tới những người dân Việt Nam”.
|
Họa sĩ Lê Thiết Cương vẽ hình minh họa trong 10 chương của cuốn sách tái bản |
Ngoài ra, các nhận xét của độc giả sẽ được in trên bìa sách nhằm thể hiện sự tri ân, trân trọng mà tôi muốn gửi đến đôc giả của mình. Đồng thời đây chính là những dòng đánh giá chân thực, khách quan nhất của người đọc dành cho “Chuyện nhà Dr.Thanh”.
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành chia sẻ: “Đây là một quyển sách rất là ấn tượng về một doanh nhân, nỗ lực để xây dựng và phát triển một doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh cùng thương hiệu của mình”.
|
Ông Trần Ngọc Anh - Chủ tịch Tập đoàn Anh Group |
“Qua cuốn sách này, tôi hiểu được những câu chuyện hậu trường của một doanh nghiệp tỷ đô, tôi hiểu được cách lèo lái một con thuyền doanh nghiệp từ nhỏ mà trở thành tập đoàn lớn có khả năng cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam và vươn ra toàn cầu”, đó là những chia sẻ của ông Trần Ngọc Anh - Chủ tịch Tập đoàn Anh Group, Chủ tịch CLB Giám đốc Sales & Marketing Việt Nam sau khi đọc cuốn sách.
Và trong phiên bản mới, “Chuyện nhà Dr.Thanh” sẽ tái bản với cả bản bìa cứng và bìa mềm nhằm phục vụ nhu cầu khác nhau của từng độc giả.
|
Cuốn sách "Chuyện nhà Dr. Thanh" với nhiều chi tiết hấp dẫn |
Cuốn sách "Chuyện nhà Dr. Thanh" được tái bản với số lượng 7.000 cuốn. Thêm một tin vui cho những độc giả mến mộ, cuốn sách sẽ được “lên kệ” tại hệ thống nhà sách Trí Việt và Phương Nam trên toàn quốc trong tháng 7/2018.
“Chuyện nhà Dr. Thanh” được bán tại website https://tranquithanh.com/chuyennhadrthanh/ và trang bán hàng trực tuyến Tiki, ngoài ra độc giả ở nước ngoài có thể mua trên trang thương mại điện tử Amazon. Độc giả có thể đặt mua sách tại đây hoặc liên hệ số điện thoại: 01234902222 (phía Bắc) và 0931256225 (phía Nam).
Xuân Thạch
" alt="Tiết lộ đặc biệt trong ‘Chuyện nhà Dr. Thanh’ tái bản"/>
Tiết lộ đặc biệt trong ‘Chuyện nhà Dr. Thanh’ tái bản
-
Hà Nội mùa thu không chỉ được xem là mùa đẹp nhất trong năm mà còn nổi tiếng với những món ăn vặt, thơm ngon, hấp dẫn tượng trưng cho ẩm thực tinh tế của người Hà Thành.
Sấu chín
|
Không giống với vẻ chát chúa, xù xì và xanh ngắt của những trái sấu đầu mùa, sấu tháng 8 có vỏ ngoại vàng ương, rất bắt mắt. Ảnh: @hoabachhop0109 |
Mùa sấu chín bắt đầu từ cuối tháng 8 đến khoảng đầu tháng 10. Không giống với vẻ chát chúa, xù xì và xanh ngắt của những trái sấu đầu mùa, sấu tháng 8 có vỏ ngoại vàng ương, rất bắt mắt. Khi cắn một miếng bạn sẽ cảm nhận được miếng sấu giòn tan, hài hòa vị chua, ngọt và thơm rất riêng. Từ lâu sấu chín đã trở thành một món quà vặt đặc trưng của người dân Bắc Bộ đặc biệt là ở Hà Nội.
|
Từ lâu sấu chín đã trở thành một món quà vặt đặc trưng của người dân Bắc Bộ đặc biệt là ở Hà Nội. Ảnh: @xuanle |
Vào những ngày này, trên những con phố cổ không khó để bắt gặp những gánh hàng rong, với những đĩa sấu chín dầm thơm ngon, bắt mắt. Sấu được chế biến rất đơn giản, những quả sấu chín vàng gọt vỏ, tách hạt sau đó sẽ được trộn với đường, muối ớt cho thấm vị. Khi ăn, vị ngọt, chua dôn dốt của sấu hòa quyện với vị cay, ngọt của đường tạo nên hương vị thơm ngon, khó lẫn. Chỉ cần ăn một miếng, cảm giác tê nơi đầu lưỡi và khiến bạn nhớ mãi không thôi.
Sấu chín dầm được xem là món ăn tượng trưng cho Hà Nội vào thu. Không có gì tuyệt vời hơn khi lang thang ngắm cảnh ở Hà Nội và thưởng thức vị “tê lưỡi” của thứ quà vặt đặc trưng của Bắc Bộ này.
Cốm
|
Cốm được gói trong lá sen xanh, buộc cọng rơm nếp thế mới dậy được vị thanh tao của hạt cốm. Ảnh: @Luong.tien.duc |
Nhắc đến mùa thu Hà Nội, không thể không nhắc đến cốm. Món ăn tinh tế, tượng trưng cho ẩm thực Hà Thành từ bao đời nay. Trong đó, nổi tiếng nhất là cốm làng Vòng. Để chế biến ra những hạt cốm xanh, thơm ngậy, bùi dẻo, người làm cốm phải chọn loại lúa nếp vàng, từ khi lúa còn sữa non. Tiếp đó, lúa sẽ được giã cho thật nhuyễn, rồi trải qua rang, giã sàng, sẩy… rồi đem phơi nắng. Cốm được gói trong lá sen xanh, buộc cọng rơm nếp thế mới dậy được vị thanh tao của hạt cốm.
|
Ở Hà Nội, bạn có thể mua cốm Vòng ở khắp khắp các ngóc nghách, khu phố nhỏ nhưng ngon nhất là cốm ở Hàng Đường, Hàng Than, Hàng Cân, Hàng Thuốc Bắc… Ảnh: @dolakenn0804 |
Trước kia, người ta thường ăn kèm với cốm xanh với chuối trứng quốc vàng hay hồng đỏ cho thêm vị. Ngày nay, cốm đã xuất hiện trong rất nhiều món ăn đa dạng của người Việt như: xôi, chè, bánh, chả cốm… Ở Hà Nội, bạn có thể mua cốm Vòng ở khắp khắp các ngóc nghách, khu phố nhỏ nhưng ngon nhất là cốm ở Hàng Đường, Hàng Than, Hàng Cân, Hàng Thuốc Bắc…
Nem chua
|
Những chiếc nem chua được chế biến vừa chín tới, vàng đều, ròn rụm và thơm đượm nhẹ nhàng. |
Trong những buổi chiều Hà Nội sang thu, chẳng có gì hấp dẫn và thú vị hơn là ghé vào quán cóc ven đường và thưởng thức vị nóng hổi, thơm ngon giòn tan của những chiếc nem chua rán. Đây là món quà vặt đường phố phổ biến và được nhiều người yêu thích khi đến Hà Nội du lịch.
Nem chua được làm từ thịt, bì lợn, thính (gạo rang rồi nghiền), nhờ có sự lên men do được ủ kín từ 2-3 ngày nên khi ăn có vị ngọt, béo ngậy và rất dậy vị. Món ăn này có thể được nướng trên than hoa hoặc chiên trong dầu ngập mỡ. Những chiếc nem chua được chế biến vừa chín tới, vàng đều, ròn rụm và thơm đượm nhẹ nhàng. Khi ăn, chấm kèm với tương ớt, tạo nên vị chua cay, thơm ngon khó lẫn.
Nếu ghé Hà Nội du lịch, bạn có thể thưởng thức nem chua rán ở Ngõ Tạm Thương - Hàng Bông, Tạ Hiện, Nhà hát lớn…
Bánh trôi tàu
|
Khi ăn phải ăn nóng, mùi thơm của vừng rang, béo của lạc, ngọt thanh của đường và cay nồng của gừng hòa quyện trong thứ bột nếp dẻo tạo nên hương vị vô cùng thơm ngon. |
Trời thu Hà Nội, chẳng còn gì thích hợp hơn là thưởng thức món bánh trôi tàu nóng hổi. Món ăn này được bán nhiều ở Hàng Giầy, Hàng Cân, Hàng Điếu, Đê Tô Hoàng, khu phố Bạch Mai… Không chỉ bày bán trong những con phố nhỏ, bánh trôi tàu còn được bán trên các gánh hàng rong.
Món ăn được làm khá đơn giản, với bột gạo nếp bên trong là nhân vừng lạc, đỗ xay nhuyễn. Điểm đặc biệt, là món ăn được nấu cùng với nước đường, gừng thái sợi. Khi ăn phải ăn nóng, mùi thơm của vừng rang, béo của lạc, ngọt thanh của đường và cay nồng của gừng hòa quyện trong thứ bột nếp dẻo tạo nên hương vị vô cùng thơm ngon.
Bún ốc Hà Nội
|
Ảnh: @eatenbylong |
Bún ốc là một đặc sản ẩm thực nổi tiếng bậc nhất của người Hà Nội bởi sự tinh tế, cầu kỳ và hương vị khó lẫn với bất kỳ một món ăn nào khác. Trong đó, vị thanh thanh của nước dùng, hòa quyện với cùng vị béo ngậy của từng con ốc, bùi bùi của đậu phụ đã đốn tim bao thực khách khi ghé thăm Hà Nội.
|
Ảnh: @binbolt |
Thưởng thức bún ốc khi còn nóng, ăn kèm với chút rau sống, ít mắm tôm không hề nồng mà còn rất hợp vị.
Nếu đến Hà Nội, bạn có thể ghé qua một số quán bún ốc ngon trứ danh như: bún ốc phố Hòe Nhai, bún ốc nguội Ô Quan Chưởng, bún ốc Bà Lương (nằm ở phố Khương Thượng, Trường Chinh)…
Ngoài thưởng thức những bát bún ốc nóng hổi, bạn cũng có thể ghé các quán cóc ven đường nhâm nhi ốc luộc, xào… những món ăn vặt được xem là đặc sản ở Hà Nội.
Đến Hải Phòng, thưởng thức ẩm thực vừa lạ vừa ngon
Chợ Cố Đạo trước nay là địa điểm ăn uống không thể bỏ qua với các tín đồ ẩm thực khi đến Hải Phòng. Nơi đây được coi là thiên đường ẩm thực của giới trẻ thành phố cảng.
" alt="5 món ngon trứ danh nhất định phải thử nếu đến Hà Nội vào mùa thu"/>
5 món ngon trứ danh nhất định phải thử nếu đến Hà Nội vào mùa thu