Siêu máy tính dự đoán Celta Vigo vs Osasuna, 3h00 ngày 22/2
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Como vs Napoli, 18h30 ngày 23/2 -
CEO Unique OOH và 6 bài học sau một tuần trải nghiệm ‘làm công nhân’Liên tục cải tiến để đạt hiệu suất tốt nhất
Theo anh Phạm Ngọc Linh, điều này không chỉ áp dụng trong dây chuyền sản xuất công nghiệp tại các nhà máy mà còn ở tại doanh nghiệp với các phòng ban. Mỗi một nhân sự dù đã quen với công việc của mình nhưng vẫn cần phải liên tục cải tiến chất lượng không ngừng để tối ưu năng suất, hiệu quả.
Liên tục rèn luyện tay nghề
Anh Phạm Ngọc Linh nhận định, mỗi nhân sự trong doanh nghiệp cần sẵn sàng về tâm thế lẫn tay nghề, không chủ quan chờ đợi vào “cuộc chiến thật” mới ra tay vì dân gian ta có câu “trăm hay không bằng tay quen”. Càng làm nhiều một việc bạn càng thành thạo và nhuần nhuyễn, chuyên nghiệp, sau đó mới tiến dần đến việc cải tiến để nâng cao hiệu suất.
Sự kỷ luật
“Mỗi một nhân sự đóng vai trò như một mắt xích quan trọng trong chuỗi dây chuyền sản xuất. Nếu một người làm sai sẽ ảnh hưởng tới tất cả, do đó phải thật kỷ luật và tuân thủ theo quy định, quy trình để dây chuyền đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế tối đa việc mắc sai làm dẫn tới ảnh hưởng tới toàn hệ thống”, anh Phạm Ngọc Linh nhấn mạnh.
Phương pháp làm việc 5S
5S là một phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc có xứ từ Nhật Bản, nó được viết tắt từ 5 từ bao gồm Seiri (Sàng lọc), Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu (Săn sóc), và Shitsuke (Sẵn sàng).
Theo anh Phạm Ngọc Linh, người điều hành doanh nghiệp cần hiểu rõ và phổ biến phương pháp 5S vào trong văn hóa doanh nghiệp của mình, đồng thời động viên nhân sự làm theo để cải tiến môi trường làm việc, cải thiện hiệu quả công việc và giảm bớt nguồn lực lãng phí.
Quan tâm tới sức khỏe
Dù là làm công nhân lao động chân tay hay là nhân viên văn phòng làm bàn máy thì vẫn cần rèn luyện sức khỏe để luôn tràn đầy năng lượng khi bắt đầu công việc và duy trì sự dẻo dai, hiệu suất làm việc. Anh Linh cũng cho rằng, quan tâm tới sức khỏe thể chất và tinh thần chính là yếu tố quan trọng để có thể trường kỳ chiến đấu với công việc.
Nghỉ ngơi và nạp năng lượng
Sau một tuần trải nghiệm, anh Phạm Ngọc Linh nhận thấy lao động chân tay thực sự rất vất vả trong khi vốn thời gian nghỉ ngơi thì eo hẹp. Đây cũng là lý do vì sao những dịp nghỉ lễ lớn, các khu vui chơi, du lịch đều rất đông đúc. Mọi người cần có những khoảng thời gian để được bên gia đình, nghỉ ngơi và nạp năng lượng những dịp như thế.
Hiện anh Phạm Ngọc Linh đang tham gia CLB Tiếp Thị & Truyền Thông Việt Nam cùng CLB Golf Phạm Gia. Anh Linh đồng thời sở hữu 1 kênh Tiktok chia sẻ về kinh nghiệm và trải nghiệm trong công việc và cuộc sống với hơn 100.000 lượt theo dõi. Theo anh Linh, một tuần trải nghiệm làm công nhân khiến anh thêm trân trọng hơn nhưng gì mình đang có và công việc mình đang làm.
Tiktok của anh Phạm Ngọc Linh: https://www.tiktok.com/@linhthankyou.official
Lệ Thanh
"> -
Văn hoá đọc lên ngôi, cái xấu bị lùi lạiÔng Nguyễn Ngọc Bảo – Cục phó Cục Xuất bản, In và Phát hành. Nhà thơ Trần Đăng Khoa – Phó Chủ tịch hội Nhà văn Việt Nam khẳng định, không phải ngẫu nhiên Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách và Văn hoá đọc. Nhưng không phải chúng ta chỉ đọc sách duy nhất trong ngày 21/4 mà ngày nào cũng là ngày văn hoá đọc.
“Đây chỉ là cái cớ để Chính phủ đánh thức đam mê đọc của người dân Việt Nam – vốn là dân tộc ham học hỏi. Sách mở ra thế giới, nâng cánh chúng ta bay. Học học nữa học mãi, học ở đâu, học ở sách – sách là người dậy trọn đời cho chúng ta.
Tôi cũng chỉ nhờ có đọc mà thành tôi bây giờ. Thời tôi học, mọi thứ vô cùng khó khăn, sách giáo khoa chỉ dạy các kỹ năng cơ bản gần như là không có gì nhiều. Nhưng may mắn nhà tôi lại có người anh yêu sách, anh có tủ sách 3.000 cuốn. Tôi cứ đọc hết cuốn này tới cuốn khác. Chỉ thế thôi mà thành tôi của hôm nay, và cùng trang lứa với chúng tôi có rất nhiều người tài giỏi. Khi văn hoá đọc lên ngôi, cái xấu tự nhiên bị đẩy lùi lại”, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa. Bà Nguyễn Kim Thoa - CEO Tân Việt Books - Giám đốc dự án cho biết, câu chuyện trở thành tỷ phú nhờ đọc 700 cuốn sách của nhà diễn thuyết hàng đầu trên thế giới Anthony Robbins là một trong những nguồn cảm hứng khiến bà khởi động dự án Nhà văn hóa và Không gian văn hóa đọc cộng đồng.
“Nhờ khối lượng sách đã đọc, Anthony Robbins sở hữu hàm lượng kiến thức vô cùng lớn về văn hóa, chính trị, kinh tế, lịch sử… đồng thời ông cũng tích lũy được vốn từ làm cho khả năng diễn đạt, ăn nói lưu loát hơn. Sau này, người ta biết đến ông với vai trò một nhà diễn thuyết tài ba, một tỷ phú tự thân, truyền cảm hứng cho nhiều lớp người. Điều đáng chú ý là trên hành trình đi diễn thuyết ở một bang nước Mỹ, khi máy bay hạ cánh cũng là lúc ông nhìn thấy tại tòa nhà mà chỉ bảy năm về trước mình từng làm bảo vệ có hàng chục nghìn người đang đứng chờ đợi để được nghe ông diễn thuyết”, bà Thoa chia sẻ.
Bà Nguyễn Kim Thoa. Hành động quay trở về tòa nhà mà mình từng làm bảo vệ để diễn thuyết của Anthony Robbins khiến bà Kim Thoa suy nghĩ: Những người thành đạt, khi có công danh sự nghiệp sẽ luôn mong muốn trao tặng lại cho mảnh đất nơi mình trưởng thành những món quà nhỏ như một cách để tri ân cố hương, với mong muốn mảnh đất ấy sẽ sản sinh ra nhiều tài năng phát triển hơn nữa.Và với dự án này, bà mong muốn gửi hạt mầm tri thức tới từng thôn bản, biết đâu ai đọc được cuốn sách phù hợp lại thay đổi ước mơ, thay đổi cuộc đời, lại có những con người thành đạt, thành tỷ phú tự thân trong tương lai. Và người đó lại tiếp tục quay về quê hương để gieo những hạt mầm tri thức mới.
Tân Việt Books cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các mạnh thường quân khai trương không gian văn hoá đọc. Mang sách tới từng thôn, bản
Bà Thoa cho rằng, nhà văn hóa là trung tâm sinh hoạt của người dân và tổ chức các hoạt động của địa phương, làng quê nào cũng có. Nhưng, trên thực tế cơ sở này chưa được sử dụng thường xuyên và triệt để. Vì vậy khi đưa không gian văn hóa đọc tích hợp vào đây sẽ góp phần xây dựng một không gian mới, đẹp cho người dân, là nơi sinh hoạt chung của cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân, sinh hoạt đảng, các em nhỏ,… đảm bảo công năng của nhà văn hóa đồng thời giúp người dân địa phương dễ dàng tiếp cận với sách nhiều hơn. Đây là một mô hình ý nghĩa và thiết thực, khơi dậy tình yêu sách của người dân các thôn bản, đặc biệt tạo không gian thuận tiện cho các bạn trẻ trau dồi, học tập. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống, nhận thức, giáo dục tại địa bàn và lan tỏa văn hóa đọc đến toàn xã hội.
Sách là một phần của văn hóa. Phát triển văn hóa đọc là phát triển con người, phát triển quốc gia. Văn hóa đọc của chúng ta hiện nay còn yếu so với các nước trong khu vực và các nước phát triển. Trong thời đại hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc dành thời gian cho việc đọc sách của mỗi người càng trở nên khó khăn và thử thách hơn.
Nhà văn hóa và Không gian văn hóa đọc cộng đồnglà dự án phát triển văn hóa đọc được đầu tư trang thiết bị, hạ tầng, cơ sở vật chất và tổ chức vận hành lớn nhất ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Bên cạnh một không gian đọc thân thiện với nhiều đầu sách hay, tại đây còn tổ chức các buổi talkshow, chia sẻ, diễn thuyết,… truyền cảm hứng từng bước thay đổi nhận thức, hình thành thói quen và niềm say mê đọc sách của người dân.
Dự án lan toả văn hoá đọc tới từng thôn, bản. "Phát triển văn hóa đọc từ cơ sở là gốc để phát triển văn hóa đọc cộng đồng bền vững. Để xây dựng thói quen đọc sách cho người dân và thay đổi từ việc chưa thích đọc sách, chưa quan tâm đến sách trở thành thích đọc, quan tâm đến sách và ưu tiên đọc sách không phải là việc làm dễ dàng và có thể thực hiện một sớm, một chiều. Đây là cả một quá trình dài, do đó cần thực hiện liên tục, thường xuyên bằng nhiều hình thức mới mang lại hiệu quả thiết thực, cụ thể", ông Nguyễn Ngọc Bảo - Cục phó Cục Xuất bản, In và Phát hành nói.
Hà An
Ảnh: Dương Triều
"> -
Vai trò của người vợ qua các thời kỳ trong cuốn "Lịch sử vợ"Cuốn bách khoa toàn thư Lịch sử vợ dài 628 trang (Ảnh: Nhà xuất bản).
Thời Trung cổ và Phục hưng: Vợ vẫn bị xem là tài sản của chồng, hôn nhân vẫn mang tính chất liên minh chính trị, nhưng vị thế của người vợ có phần được nâng cao hơn.
Đặc biệt, trong thời Trung cổ, diễn ngôn tôn giáo bao trùm đời sống xã hội ca tụng sự trinh trắng và tìm cách đè nén, khiến con người xấu hổ che giấu khoái lạc trong tình dục, song vẫn có những người vợ để lại bằng chứng về khát khao nhục cảm mãnh liệt đối với chồng. Đây cũng chính là thời kỳ ra đời tình yêu lãng mạn kiểu hiệp sĩ, gắn với một thể loại văn học được xem là do phụ nữ tạo ra.
Còn trong thời Phục hưng, những cải cách về tôn giáo và hôn nhân của Luther, tiếng nói đòi tình yêu tự do của con trẻ chống lại sự sắp đặt của phụ huynh trong sáng tác của Shakespeare... đã nổi lên.
Thời Cách mạng và Victoria: Trong suốt thời kỳ Cách mạng Pháp, người phụ nữ có điều kiện tiếp cận với giáo dục nhiều hơn, địa vị của họ cũng được nâng cao. Phụ nữ nói chung và người vợ nói riêng tham gia thường xuyên hơn vào các diễn ngôn chính trị.
Hôn nhân hiện đại ở phương Tây được nhiều nhà sử học đồng ý là xuất hiện trong khoảng thời gian giữa Cách mạng Mỹ (1765-1783) và khoảng năm 1830.
Suốt khoảng thời gian này, tình yêu đã trở thành tiêu chuẩn chọn bạn đời, bên cạnh các tiêu chuẩn khác như tầng lớp, kinh tế… Một điều đáng lưu ý là thế kỷ XIX chứng kiến sự bùng nổ của nhiều cuộc cách mạng xã hội, trong đó, phong trào nữ quyền bắt đầu đặt nghi vấn về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng. Phụ nữ bắt đầu yêu cầu quyền ly hôn và tự quyết định cuộc đời.
Thế kỷ XX và hiện đại: Hai cuộc Thế chiến đã thay đổi rất nhiều khía cạnh trong đời sống lẫn địa vị của phụ nữ và người vợ.
Chồng và vợ cùng san sẻ các trách nhiệm và nghĩa vụ trong gia đình, từ việc chăm sóc con cái đến việc kiếm thu nhập nuôi sống gia đình. Vợ trở thành một cá nhân độc lập với sự nghiệp và ước mơ riêng.
Một điều thú vị mà ta sẽ tìm thấy trong Lịch sử vợlà vợ trở thành đối tượng để nghiên cứu khoa học. Bằng vô số khảo cứu công phu, những câu chuyện thú vị, bao quát từ thế giới cổ đại cho đến hiện đại, tác giả chứng minh vợ là một phạm trù có tính lịch sử.
Theo tác giả, "Sử tính" của vợ ít nhất gắn với hai điều. Thứ nhất, các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội hình thành nên hoàn cảnh làm vợ, cùng những kiến tạo văn hóa quy định thế nào là vợ tốt/vợ xấu thay đổi theo thời gian, không gian, văn hóa.
Không có một quy chuẩn duy nhất, bất biến cho điều này. Vợ bị dạy phải xấu hổ nếu bộc lộ ham muốn dục tình trong thời Trung cổ, thậm chí sau này bị mô tả như là vô tính, thì sang thời hiện đại, diễn ngôn tiêu dùng lại khiến vợ lo lắng nếu không có ham muốn.
Trong thời suy thoái, vợ bị khuyên không nên đi làm, không cướp công việc của đàn ông, không làm mất đi nam tính hay sự tự tin của nam giới, thì khi chiến tranh nổ ra, người ta lại khuyến khích vợ phải ra ngoài lao động, làm việc, thế thì mới là yêu nước, yêu chồng và sớm đưa chồng trở về...
Thứ hai, cách những người vợ nhận thức về bản thân mình và xoay xở trong định chế hôn nhân, gia đình, cũng như tuân phục và thách thức các kỳ vọng, khuôn mẫu ở các thời đại cũng khác nhau.
Trong nghiên cứu khoa học, gia đình được xem là một định chế, và nhiều nhà nữ quyền cho rằng đây là địa hạt mà trong đó chế độ gia trưởng đặc biệt bộc lộ sức mạnh của nó, và phụ nữ bị áp bức.
Người vợ trong hôn nhân truyền thống gần như phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng cả về tài chính lẫn tình cảm, dẫn đến việc phụ nữ không thể tự định hình cuộc sống của họ, vì mọi quyết định quan trọng trong gia đình đều do người chồng nắm quyền.
Tranh bìa cuốn sách được thiết kế từ bức tranh "The Banquet of Cleopatra" của Giovanni Battista Tiepolo (Ảnh: Ban tổ chức).
Nhiều nhà nghiên cứu nữ quyền có cái nhìn tiêu cực về hôn nhân. Carole Pateman, lý thuyết gia chính trị nữ quyền, lập luận rằng trong lịch sử, người vợ về mặt pháp lý và xã hội giống như nô lệ.
Còn nhà nữ quyền Pháp Simone de Beauvoir, người nổi tiếng với câu nói "người ta không sinh ra là phụ nữ, mà trở thành phụ nữ", kiên quyết từ chối hôn nhân.
Tuy nhiên, bà Marilyn Yalom lại có một quan điểm tương đối lạc quan về địa vị, về việc làm vợ. Bà khẳng định: "Trong những điều kiện nào đó, việc có vợ và trở thành vợ vẫn là "một điều tốt". Những điều kiện này liên quan đến sự bình đẳng tương đối giữa hai người hôn phối, tôn trọng và yêu quý lẫn nhau".
Tác giả cũng nhắc đến giá trị của hôn nhân bền lâu đối với con người: "Vượt qua giông bão thời kỳ đầu và giữa của cuộc hôn nhân - sự hỗn loạn của con cái, sự không chung thủy của một hoặc cả hai vợ chồng, cái chết của cha mẹ, những nỗ lực đấu tranh để trưởng thành của con cái mình - có thể tạo ra sự gắn bó không thể thay thế được đối với người đã chia sẻ lịch sử đó cùng bạn".
Mặc dù, Lịch sử vợcủa Marilyn Yalom tập trung vào hình ảnh vợ trong thế giới phương Tây, có nhiều điều thú vị có thể làm dữ liệu cho những so sánh liên văn hóa.
Những vấn đề tác giả nói về tầm quan trọng của việc sinh con đối với người phụ nữ mang thân phận làm vợ suốt từ thời Kinh Thánh cho đến hiện đại có thể được hình tượng hóa trong nhiều tác phẩm văn chương, điện ảnh Việt Nam.
">