Quả bom hạt nhân 30 kiloton được dùng để lấp miệng khí ga. Ảnh: Energy Global News/ Pravda
Trong ba năm sau đó, Liên Xô đã sử dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật để dập tắt đám cháy trên, cũng như để tránh việc khí ga tiếp tục thất thoát. Nhưng tất cả mọi phương pháp đều thất bại và khiến lửa ngày càng cháy to hơn.
Trang Energy Global News cho biết, chính quyền Liên Xô vào mùa thu năm 1966 đã quyết định sử dụng bom hạt nhân để lấp miệng hố ga trên.
Các tài liệu ghi lại cho biết, các cơ quan chức năng Liên Xô đã cho đào một đường hầm có độ sâu 1.500m nằm cách dòng chảy của miệng hố ga cháy khoảng 25-50m. Sau đó vào ngày 30/9/1966, họ sử dụng thiết bị đặc biệt chở quả bom hạt nhân có sức công phá 30 kiloton xuống lòng đất và cho kích nổ. Sau khi bom hạt nhân được kích nổ khoảng 23 giây, ngọn lửa cháy rừng rực trên miệng hố ga tắt hoàn toàn.
Giới chức Liên Xô trong một thông cáo sau đó tuyên bố, vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất trên hoàn toàn được kiểm soát và không có bất kỳ sự rò rỉ phóng xạ nào được ghi nhận ở khu vực xung quanh mỏ khí đốt Urta-Bulak.
Video: Atomic Archive
Tuấn Trần
Nga và Trung Quốc đang bỏ xa Mỹ trong hiện đại hóa vũ khí hạt nhân
Một quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ cảnh báo nước này đang tụt hậu trong cuộc đua hiện đại hóa vũ khí hạt nhân với Nga và Trung Quốc.
" alt="Liên Xô dùng bom hạt nhân lấp miệng khí ga cháy rừng rực"/>
Ông Lê Minh Quý cho biết dù đã yêu cầu phía Trung Quốc gửi mẫu gang để chứng minh đạt chất lượng nhưng đến nay Xinxing vẫn chưa thực hiện.
“Tôi mới về nhưng nắm bắt được là chỗ vật tư ống thép chiều qua đã tập kết ở công trường, chuẩn bị tổ hợp để lắp đặt qua các khâu. Còn về phía Xinxing, cả Tổng Công ty và Công ty đang dựa vào chỉ đạo của Thành phố và Chính phủ yêu cầu Xinxing thực hiện những điều kiện để chứng minh chất lượng ống của họ đảm bảo.
Tuy nhiên khi yêu cầu cung cấp ống mẫu thì Xinxing vẫn cứ lừng chừng. Hiện nay chúng tôi vẫn đang đàm phán với phía nhà thầu Trung Quốc thôi”, ông Quý nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 25/4, báo chí đưa tin, Viwasupco, chủ đầu tư Dự án nước sông Đà sẽ hủy ký hợp đồng gói thầu cung cấp ống gang dẻo với Công ty TNHH Sản xuất ống gang dẻo Xinxing của Trung Quốc cho giai đoạn 2 dự án này.
Hiện 2 bên đang tiến hành thương thảo và có 2 kịch bản mà các bên đang tính đến.
Thứ nhất, phía nhà thầu Trung Quốc rút lui khỏi dự án và chủ đầu tư trả lại tiền bảo lãnh dự thầu cho phía nhà thầu, đồng thời có thể phải chấp nhận bồi thường thiện chí.
Thứ hai, trong trường hợp xấu hơn, chủ đầu tư sẽ phải đối mặt với vụ kiện từ phía nhà thầu Trung Quốc. Một nguồn tin cho biết, ban đầu phía nhà thầu Trung Quốc (đại diện tại Việt Nam) đã đồng ý rút lui, nhưng sau đó, công ty mẹ tại Trung Quốc đã không đồng ý.
Giám đốc Dự án đường ống nước Sông Đà bị mất chức
Công ty Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) vừa có báo cáo lên Ủy ban Chứng khoán về thay đổi nhân sự cao cấp trong công ty. Theo đó, Viwasupco quyết định miễn nhiệm chức Giám đốc Ban quản lý Dự án đường ống nước Sông Đà giai đoạn 2 đối với ông Bùi Minh Trường từ ngày 25/4.
Theo Viwasupco, ông Bùi Minh Trường có trách nhiệm bàn giao toàn bộ công việc, hồ sơ, tài liệu và các tài sản có liên quan đến công việc đang quản lý cho các cán bộ được phân công tiếp nhận. Ông Trường sinh năm 1973, chuyên ngành kỹ sư xây dựng. Lý do miễn nhiệm không được phía Viwasupco công bố.
Ngoài ra, Viwasupco cũng bổ nhiệm ông Lê Minh Quý làm Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Ban quản lý dự án đường ống nước sông Đà giai đoạn 2 . Thời gian bổ nhiệm là 5 năm. Ông Quý sinh năm 1971 và là thạc sỹ quản trị kinh doanh - kỹ sư xây dựng.
Theo quyết định này, ông Lê Minh Quý có trách nhiệm thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo sự phân công để tổ chức hoạt động của Ban Quản lý Dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hoà Lạc- Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông giai đoạn II, đảm bảo dự án có hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật.
Theo Báo Đất Việt
Dự án đường ống nước sông Đà sẽ huỷ hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc?" alt="Nước sông Đà: Xinxing chưa chịu gửi mẫu gang chứng minh sạch"/>