Tôi năm nay 60 tuổi, từng làm y tá ở trạm y tế xã nhưng đã nghỉ hưu. Vợ chồng tôi sinh được 2 cậu con trai. Ngày trẻ do bất đồng quan điểm sống nên chúng tôi ly hôn.Chồng sang nước ngoài định cư. Tôi ở vậy nuôi hai đứa con trưởng thành. Con đầu của tôi đã lập gia đình, hai vợ chồng sống cùng mẹ.
|
Ảnh: B.N |
Con út tôi công việc ổn định nhưng ở trên Hà Nội. Một năm cháu về thăm nhà vài lần. Hôm nào nhớ mẹ thì cháu hỏi thăm qua điện thoại.
Mười năm nay, chưa năm nào gia đình tôi vui vẻ vì vợ chồng con trai cả mâu thuẫn với tôi. Dịp lễ, Tết càng hiu quạnh.
Nguyên nhân mâu thuẫn xuất phát từ tài sản. Năm xưa, tôi một mình nuôi con nhưng cũng tạo dựng được 2 mảnh đất.
Mảnh đất 100m2 ngoài mặt đường, tôi sang tên cho vợ chồng con cả khi các con mới cưới để kinh doanh nghề tổ chức sự kiện, cưới hỏi. Mảnh 150m2, tôi dựng nhà sinh sống, làm di chúc cho con trai út.
Tôi nghĩ, giá trị mảnh đất ngoài mặt đường lớn. Mảnh đất trong xóm rộng hơn nhưng bán chẳng được bao nhiêu. Vì thế, tôi cho con út thêm 2 cây vàng đầu tư làm ăn.
Con dâu biết tôi làm giấy tờ nhà đất đang ở cho con út liền thay đổi thái độ, cư xử với mẹ chồng như người dưng nước lã.
Con thẳng thừng bảo tôi, sau này việc hương hỏa do con cả đảm trách. Vì thế, mảnh đất đang ở phải làm thủ tục cho vợ chồng nó.
Con trai tôi nghe vợ. Nhiều lần uống rượu say, con đòi tôi phải giao bìa đỏ đất ra. Tôi không đưa, cháu đập phá đồ đạc.
Mọi người bảo tôi nhu nhược, để con cái ngang ngược. Thế nhưng, trong lòng tôi thương con. Khi vợ chồng tôi bỏ nhau, con trai cả bị sốc, phải mất nhiều thời gian mới hồi phục tinh thần. Từ đó, tôi chẳng bao giờ nỡ nặng lời với con. Hơn nữa, tôi cũng muốn giữ gìn nhà cửa êm ấm.
Con út bày tỏ ý định đón mẹ về thành phố ở nhưng trên phố tôi không quen ai. Dưới quê, tôi còn họ hàng và làng xóm bầu bạn.
Gần đây sức khỏe tôi kém, khiến tôi suy sụp nhanh chóng. Nhiều lần, tôi ốm không dậy được. Con dâu chẳng hỏi han hay nấu cho được bát cháo tử tế. Con trai cả nghe vợ, đối xử với mẹ rất hỗn hào.
Tôi mắc bệnh tiểu đường, đến bữa nấu cơm, con dâu cố tình đổ đầy đường vào thịt với cá. Hôm nào tôi có chút kẹo bánh làm quà cho các cháu nội, mẹ chúng cấm không cho ăn.
Sáng sớm, con dâu mượn cớ, quát tháo con cái ầm ĩ nhưng thực chất là cạnh khóe mẹ chồng.
Tinh thần tôi không vững, có lẽ đã quỵ ngã từ lâu. Tôi sợ con trai út đau lòng nên giấu chuyện mình bị con dâu tra tấn tinh thần.
Điều tôi đau lòng là các con mình đẻ ra coi nhau như kẻ thù chỉ vì tài sản. Sau này, chuyện đất đai có pháp luật phân xử nhưng tình anh em của chúng phải làm gì để được hòa thuận như xưa.
Tôi cảm thấy bất lực vì con. Giá tôi không có tài sản, không cho chúng thứ gì, có lẽ anh em còn vui vẻ. Người ta bảo "trẻ cậy cha, già cậy con" mà tôi đến già lại bị con cái ghẻ lạnh.
Có lúc, tôi chỉ muốn tìm ngôi chùa nào cưu mang người cơ nhỡ tá túc nốt những năm tháng còn lại…
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Mẹ chồng bất chấp dư luận, đón cô gái khiếm thị về làm dâu
Bà Ngọc Thủy đưa cô con dâu khiếm thị của mình lên truyền hình vì muốn con tìm được sự tự tin, vui vẻ trong cuộc sống.
" alt="Tâm sự mẹ chồng khóc nghẹn trước sự ghẻ lạnh của con dâu suốt 10 năm"/>
Tâm sự mẹ chồng khóc nghẹn trước sự ghẻ lạnh của con dâu suốt 10 năm
|
Trường hợp của Genie được phát hiện sau khi cô bé trốn ra khỏi nhà. |
Ban đầu, người ta tưởng Genie bị tự kỷ. Sau đó, họ phát hiện ra cô bé không biết nói, không tự chủ được, mà chỉ chảy nước miếng và khạc nhổ suốt ngày. Genie gần như không thể nhai nuốt, không thể tập trung bằng mắt và không thể mở rộng tay chân.
Genie là một ví dụ tiêu biểu cho việc một con người lớn lên mà không được giáo dục về ngôn ngữ hay kỹ năng xã hội.
Các bác sĩ tiến hành chụp quét não và làm vô số các bài kiểm tra, tổng hợp hàng loạt dữ liệu, xuất bản nhiều nghiên cứu về trường hợp của Genie. Nhưng 4 thập kỷ sau, cô vẫn trong tình trạng phải có người chăm sóc.
Clark Wiley - bố của Genie - sinh ra và lớn lên ở các trại trẻ mồ côi khắp khu vực tây bắc Thái Bình Dương. Ông làm thợ máy của dây chuyền lắp ráp máy bay ở Los Angeles. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, ông kết hôn với Irene Oglesby, một người di cư hơn ông 20 tuổi. Là một người thích kiểm soát và ghét tiếng ồn, Clark không muốn có con. Nhưng không may là ông không kiểm soát được điều đó.
Đứa con đầu tiên của cặp vợ chồng qua đời sau khi bị bỏ trong một gara lạnh lẽo. Đứa thứ 2 chết vì biến chứng khi sinh. Đứa thứ 3 là một cậu bé tên John. Khi John lên 5 tuổi thì Genie chào đời.
Khi một lái xe say rượu giết mẹ Clark vào năm 1958, ông trở nên tức giận và hoang tưởng. Ông đối xử tàn bạo với John và nhốt cô con gái 20 tháng tuổi một mình trong căn phòng ngủ nhỏ, cô lập và hiếm khi được cử động.
Genie trở nên sợ hãi và có thị lực kém. Cuối cùng, cô bé chạy trốn ra khỏi nhà vào năm 1970. Mọi chuyện bắt đầu vỡ lở khi cô bé đi nhầm vào văn phòng phúc lợi xã hội.
Ông bố bị buộc tội lạm dụng trẻ em và đã tự sát sau đó. “Thế giới sẽ không bao giờ hiểu được” - ông ta viết một mảnh giấy để lại.
|
Genie với một bác sĩ |
Genie được chuyển tới bệnh viện nhi của Los Angeles. Các bác sĩ nhi khoa, các nhà tâm lý học, ngôn ngữ học và các chuyên gia từ khắp nơi trên nước Mỹ đề nghị được khám và điều trị cho cô bé. Bởi vì đây cũng là cơ hội duy nhất để nghiên cứu về sự phát triển của não và giọng nói - cách mà ngôn ngữ tạo nên con người.
Dần dần, Genie đã có thể nói được vài từ như: xanh, cam, mẹ, đi..., nhưng hầu hết thời gian, cô bé đều im lặng. Các bác sĩ gọi Genie là đứa trẻ bị tổn thương sâu sắc nhất mà họ từng thấy.
Thời gian đầu, sự tiến bộ trông thấy rõ rệt. Genie đã học được cách chơi, nhai, tự mặc quần áo, nghe nhạc. Cô được mở rộng vốn từ và có thể phác họa qua tranh để truyền đạt những từ không thể nói. Genie thể hiện tốt trong các bài kiểm tra trí thông minh.
“Ngôn ngữ và suy nghĩ khác biệt nhau. Với nhiều người trong chúng ta, suy nghĩ của chúng ta được mã hóa bằng lời nói. Với Genie, suy nghĩ của cô bé hầu như không bao giờ được mã hóa bằng lời nói, nhưng có nhiều cách để suy nghĩ” – bà Curtiss, một trong số ít thành viên còn sống của nhóm nghiên cứu, cho hay.
“Cô bé thông minh, có thể cầm một bộ tranh để kể một câu chuyện. Cô bé cũng có thể tạo ra những cấu trúc phức tạp từ những chiếc que. Cô bé có các dấu hiệu khác của trí thông minh”.
Sau một thời gian, các trường phái nghiên cứu và chăm sóc Genie mâu thuẫn với nhau. Kinh phí nghiên cứu cũng cạn kiệt. Cô bé được chuyển đến một trại trẻ mồ côi còn nhiều thiếu thốn. Bà Irene, mẹ của Genie, giành lại quyền nuôi con trong một thời gian ngắn, sau đó Genie lại được chuyển đến một trại trẻ mồ côi khác.
Cuối cùng, cô được chuyển qua nhiều cơ sở nuôi dưỡng của bang dưới sự giám sát của các nhân viên xã hội – những người ngăn bà Curtiss và những người khác tiếp cận với Genie.
Kể từ đó, không ai biết cô hiện sống như thế nào.
|
Ông Clark Wiley - người đã đối xử tàn nhẫn với Genie. |
“Tôi khá chắc là cô ấy còn sống. Mỗi lần tôi gọi tới, họ đều nói rằng cô ấy ổn” – Susan Curtiss, giáo sư ngôn ngữ học của UCLA từng nghiên cứu và kết bạn với Genie chia sẻ. “Họ chưa bao giờ cho tôi liên lạc trực tiếp với cô ấy. Tôi nghĩ lần liên lạc cuối cùng của tôi là vào khoảng đầu những năm 1980”.
John Wiley – anh trai của Genie, sau này đã chia sẻ rằng, lần cuối cùng anh gặp Genie là vào năm 1982. Anh cũng mất liên lạc với mẹ - người qua đời vào năm 2003. “Tôi đã cố gắng bỏ chuyện của Genie ra khỏi đầu vì xấu hổ. Nhưng tôi vui mừng vì con bé được giúp đỡ”.
Đến nay, khi Genie đã ngoài 60 tuổi, cuộc sống của bà hiện vẫn đang là một ẩn số với giới truyền thông.
Cặp song sinh dính liền hơn 100 năm trước: Lấy chồng, đến già vẫn cô đơn
Mặc dù không có chung bộ phận cơ thể nào nhưng Violet và Daisy (Anh) vẫn trong tình trạng dính liền nhau suốt cuộc đời và sống đến năm 61 tuổi.
" alt="Cuộc đời bé gái 'người rừng', bị trói vào ghế suốt 13 năm"/>
Cuộc đời bé gái 'người rừng', bị trói vào ghế suốt 13 năm