当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Kukesi vs Apolonia Fier, 20h00 ngày 27/3: Tin vào khách 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs St. Pauli, 21h30 ngày 29/3: Tin vào cửa dưới
Tuy nhiên, tài sản của Elon Musk vẫn được bù đắp phần nào nhờ cổ phần trong công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo tăng lên 14,4 tỷ USD. Đồng thời, Musk cũng đang sở hữu khoảng 75 tỷ USD trong công ty hàng không vũ trụ tư nhân SpaceX, 7 tỷ USD tại mạng xã hội X và các khoản đầu tư nhỏ tại công ty nghiên cứu kết nối hệ thần kinh với máy tính Neuralink.
Tỷ phú Elon Musk trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 5 năm 2023 (Ảnh: Reuters).
Elon Musk không phải là tỷ phú duy nhất giảm tài sản. Giá trị tài sản ròng của người giàu nhất châu Âu, Bernard Arnault, đã giảm từ 200,7 tỷ USD xuống còn 193,8 tỷ USD khi giá cổ phiếu của tập đoàn hàng xa xỉ LVMH của ông giảm.
Tài sản của người giàu nhất Mexico Carlos Slim Helu đã giảm xuống còn 91,4 tỷ USD từ mức 105,3 tỷ USD khi cổ phiếu trong đế chế viễn thông của ông giảm giá.
Giá trị tài sản ròng của người đồng sáng lập Nike Phil Knight cũng "bốc hơi" gần 10 tỷ USD, từ 42,9 tỷ USD xuống còn 33,7 tỷ USD và giá cổ phiếu của Nike giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm.
Mặc dù vậy, về cơ bản, nửa đầu năm nay là thời gian làm ăn thuận lợi với những người giàu nhất thế giới. Tổng tài sản ròng của 10 người giàu nhất đã tăng từ 1.470 tỷ USD cuối 2023 lên 1.660 tỷ USD vào cuối tháng 6.
Tỷ phú "kiếm bộn" nhất nửa đầu năm là CEO Nvidia Jensen Huang. Nhờ sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), tài sản ông tăng thêm 64,1 tỷ USD trong nửa đầu năm, đưa thứ hạng từ vị trí thứ 27 lên 14.
" alt="Elon Musk là tỷ phú mất nhiều tiền nhất nửa năm nay"/>Đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (Ảnh: QH).
Mặt khác, khi sử dụng điều hòa người dân đã chịu chi phí điện tính theo lũy tiến. Nay, họ lại phải chịu thêm mức thuế suất đặc biệt khi lắp đặt sẽ không hài lòng.
"Lắp đặt máy điều hòa là yêu cầu tất yếu của cuộc sống đối với đông đảo người dân, không nên xem đây là mặt hàng xa xỉ. Trong khi chúng ta nói đất nước chúng ta phát triển, chúng ta đang có cuộc sống hạnh phúc hơn thì phải tạo điều kiện để người dân có cuộc sống thoải mái hơn", đại biểu cho hay.
Cũng thảo luận về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) nhìn nhận việc sử dụng điều hòa nhiệt độ có gây ô nhiễm môi trường. Song, khi đời sống người dân được nâng lên thì dùng điều hòa là nhu cầu thiết yếu. Ông Huân đặt câu hỏi mùa hè nóng, nhất là ở thành phố thì liệu có chịu được khi không có điều hòa?
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Ảnh: Quang Phúc).
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) cũng đặt vấn đề rằng hiện nay, điều hòa nhiệt độ có phải là mặt hàng xa xỉ hay không. Theo ông Nghĩa, nhiều gia đình sử dụng điều hòa nhiệt độ, nếu đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này, có nghĩa đang "đẩy lùi sinh hoạt của Việt Nam về 40-50 năm trước".
Đại biểu đoàn TPHCM nêu thực tế nhiều người dân ở tại các nhà trọ cũng lắp điều hòa để sử dụng cho gia đình, con cái. Mặt khác, không phải lúc nào họ cũng sử dụng điều hòa, mà có tính thời điểm, nên đại biểu cho rằng đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là không hợp lý.
Vị đại biểu cũng nêu rõ, thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đồng thời, điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng.
Theo dự thảo Thuế tiêu thụ đặc biệt, đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ dưới 90.000 BTU trở xuống vẫn đề xuất đánh thuế 10%. Điều này cũng khiến không ít đại biểu khác phản đối.
" alt="Không nên xem điều hòa là hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt"/>Không nên xem điều hòa là hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt
Bà Duterte (trái) và ông Marcos từng là đối tác chính trị nhưng liên minh này đã tan vỡ trong năm nay (Ảnh: Reuters).
"Hội đồng An ninh Philippines sẽ xác minh lời đe dọa ám sát được cho là của Phó Tổng thống Sara Duterte đối với Tổng thống Ferdinand Marcos Jr", Cố vấn an ninh quốc gia nước này, ông Eduardo Ano nêu rõ.
Đội ngũ an ninh bảo vệ Tổng thống Marcos Jr. trong tình trạng cảnh giác cao sau khi Phó tổng thống Duterte, tại một cuộc họp báo sáng sớm 23/11, cho biết bà đã chỉ thị cho một kẻ chuyên ám sát rằng nếu bà bị giết, người đó phải lấy mạng ông Marcos và đệ nhất phu nhân.
Cố vấn Ano cho biết chính phủ đánh giá mọi mối đe dọa đối với tổng thống là "nghiêm trọng", cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với các cộng đồng thực thi pháp luật và tình báo để điều tra mối đe dọa và những kẻ có thể thực hiện.
"Bất kỳ và tất cả các mối đe dọa đối với tính mạng của tổng thống đều được xác thực và được coi là vấn đề an ninh quốc gia", ông Ano nhấn mạnh.
Đáp lại lời đe dọa của bà Duterte, các cơ quan an ninh Philippines đang tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn cho nhà lãnh đạo Philippines. Người đứng đầu lực lượng cảnh sát Philippines là Rommel Francisco Marbil đã ra lệnh mở cuộc điều tra ngay lập tức. Ông nhấn mạnh bất cứ mối đe dọa trực tiếp hay gián tiếp nào đến tính mạng tổng thống đều phải được giải quyết ở mức độ khẩn cấp cao nhất.
Phó tổng thống Duterte là con gái cựu Tổng thống Rodrigo Duterte. Bà từ chức và rời khỏi nội các Tổng thống Marcos Jr vào tháng 6 khi vẫn nắm giữ vị trí phó tổng thống. Tại Philippines, phó tổng thống được bầu riêng với tổng thống và không có nhiệm vụ chính thức. Một số phó tổng thống tham gia nội các, vài người khác lại tham gia hoạt động xã hội.
Bà Duterte và ông Marcos từng là đối tác chính trị nhưng liên minh này đã tan vỡ trong năm nay do những khác biệt về chính sách, bao gồm chính sách đối ngoại và cuộc chiến chống ma túy đẫm máu của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte.
Cả hai đều phủ nhận hành vi sai trái và không đưa ra bằng chứng cho cáo buộc của mình.
" alt="Phó Tổng thống Philippines bố trí người ám sát Tổng thống"/>Nhận định, soi kèo Casa Pia vs Rio Ave, 22h30 ngày 29/3: Làm khó chủ nhà
Sau 6 năm sinh sống tại Nhật Bản, đây là lần thứ hai Tú chứng kiến người Nhật chặt bỏ cây khi có ai đó thể hiện sự quan tâm, chú ý. Lần đầu tiên "sốc" với việc này là khi chàng trai quê Nghệ An mới đặt chân đến xứ sở hoa anh đào. Khi nhìn thấy cây hồng trong vườn nhà một gia đình Nhật Bản trĩu quả, cành vươn ra đường, anh chàng đã vô tư hái quả mà không xin phép.
Sau lời khen, lao động Việt ngỡ ngàng vì cành cây bị chặt (Ảnh: Cắt từ clip).
"Sáng hôm sau, khi đi qua, tôi không còn nhìn thấy cây hồng đó nữa. Chủ nhà đã chặt bỏ nó.
Đầu tháng 6 vừa qua, tôi tiếp tục chứng kiến sự việc tương tự. Chuyện là một gia đình người Nhật ở phía đối diện cổng công ty tôi có trồng một cây biwa, đang vào mùa chín rộ nên quả trông rất đẹp mắt, hấp dẫn.
Trên đường đi làm về, tôi chỉ tay vào cây và thốt lên với đồng nghiệp đi cạnh "quả to thế". Chỉ vậy thôi mà sáng hôm sau đi qua, cây biwa không còn quả nào, cành cây cũng bị cắt trụi ở phía vươn ra đường", Tú kể lại.
Chàng trai cho biết, khu vực anh sinh sống trồng khá nhiều cây biwa, quả sai trĩu trịt, chỉ cần với tay là hái được. Tuy nhiên, người Nhật trồng cây chủ yếu để làm cảnh, quả chín rụng đầy gốc cũng không ai ăn.
Cụ ông người Nhật gọi nhóm nữ thực tập sinh vào cho quả biwa (Clip: NVCC).
"Mình trông thấy cây trái được trồng trong vườn nhà, trên đường phố rất ngon nhưng người Nhật không ăn. Khi có người tới xin, gia đình nào dễ tính thì họ cho, còn không sẽ chặt bỏ cây để khỏi bị làm phiền.
Được biết, ở Nhật có nhiều nơi bị nhiễm phóng xạ nên người bản địa lo ngại cho người khác quả, lỡ người ăn vào bị sao, gia chủ cũng liên lụy", Tú nói.
Tình huống khó xử
Nửa tháng trước, Ngọc Mai (quê Hà Tĩnh), thực tập sinh hiện sinh sống tại tỉnh Ibaraki, Nhật Bản, cũng trải qua sự việc tương tự liên quan đến cây biwa. Mai kể lại, khi cô và nhóm bạn đang đạp xe về nhà, một cụ ông người Nhật gọi lại và hỏi: "Các cháu có muốn ăn quả biwa nữa không?". Trước đó, ông cụ từng vài lần hái quả biwa trong vườn nhà mình cho nhóm nữ thực tập sinh.
Cụ ông người Nhật lấy thang, leo lên cây và hái quả biwa cho khách (Ảnh: Cắt từ clip).
"Hôm đó, ông cụ vô cùng vui vẻ và niềm nở. Ông vào nhà lấy thang, leo lên cây và hái quả biwa cho chúng tôi. Cụ bà còn chu đáo đưa túi nilon để chúng tôi đựng quả. Sau khi hái xong, ông cụ còn tỉ mỉ loại bỏ những quả bị hỏng trước khi cho vào túi.
Sáng hôm sau đi làm qua nhà ông bà, chúng tôi không còn thấy bóng dáng của cây biwa nữa. Khi hỏi, ông cụ trả lời rằng chặt cây đi cho thoáng.
Tuy nhiên, thực tế cái cây đó nằm ở góc vườn, cách khá xa ngôi nhà của ông bà. Chúng tôi khá băn khoăn", Mai chia sẻ.
Nữ thực tập sinh cho biết, trước khi sang Nhật, cô đã được học về văn hóa và nghe kể về việc các gia đình Nhật Bản thường chặt bỏ cây khi có người đến xin quả. Do đó, 3 năm sống tại "xứ sở hoa anh đào", Mai chưa bao giờ chủ động xin xỏ gì.
Sau khi hái quả biwa, cụ ông người Nhật vui vẻ chụp ảnh với các nữ thực tập sinh Việt Nam (Ảnh: NVCC).
"Đây là lần thứ 2 ông cụ cho chúng tôi quả biwa. Ông còn dặn dò rằng năm sau nếu chúng tôi còn ở đây, ông sẽ hái cho tiếp. Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn cảm thấy áy náy và không hiểu lý do gì khiến ông bà chặt bỏ cây biwa như vậy.
Chúng tôi khá thân thiết với ông bà vì ngày nào đi làm về, mấy chị em cũng đều chào hỏi. Thậm chí, ông còn từng mời chúng tôi đến nhà để ăn đồ nướng. Tôi không ngờ gặp phải tình huống khó xử như vậy", Mai tâm sự.
" alt="Khen cây nhót sai quả, lao động Việt ở Nhật sững sờ vì chủ nhà chặt cây"/>Khen cây nhót sai quả, lao động Việt ở Nhật sững sờ vì chủ nhà chặt cây
Cái chết của nam công nhân có tên A Bảo gây phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc (Ảnh minh họa: SCMP).
Tháng 2/2023, A Bảo ký hợp đồng lao động với một công ty xây dựng và được nhận vào làm thợ sơn. Hợp đồng này kéo dài tới tháng 1 năm nay. Sau khi ký hợp đồng, A Bảo được điều động tới làm tại một công trình ở thành phố Chu San, tỉnh Chiết Giang.
Từ tháng 2 tới tháng 5/2023, A Bảo liên tục tăng ca và chỉ chỉ xin nghỉ một ngày vào 6/4/2023.
Đến ngày 25/5/2023, A Bảo xin nghỉ ốm. Ngày 28/5, tình trạng của A Bảo nhanh chóng chuyển biến xấu, anh được đồng nghiệp đưa tới bệnh viện cấp cứu. Lúc này, A Bảo đã bị viêm phổi nặng và suy hô hấp cấp. Đến ngày 1/6, A Bảo qua đời.
Sau sự việc bi kịch, gia đình A Bảo đã đệ đơn kiện công ty tuyển dụng anh vì cho rằng công ty này đã hành xử vô trách nhiệm đối với sức khỏe nhân viên.
Phía công ty tuyển dụng A Bảo cho rằng lượng công việc mà họ giao cho anh trong giờ làm việc là phù hợp. Việc A Bảo nhận làm thêm giờ, làm tăng ca là do anh tự nguyện. Phía công ty cũng cho rằng cái chết của A Bảo là do những vấn đề sức khỏe đã tồn tại từ trước.
Dù vậy, tòa án kết luận rằng việc công ty đồng ý cho A Bảo làm việc 104 ngày liên tiếp chỉ nghỉ... một ngày là động thái vi phạm luật lao động.
Theo kết luận của tòa án, chính động thái vi phạm của công ty là một yếu tố quan trọng khiến sức khỏe A Bảo suy sụp, dẫn tới cái chết của nam công nhân. Tòa yêu cầu công ty bồi thường cho gia đình A Bảo 400.000 tệ (tương đương gần 1,4 tỷ đồng).
Công ty tuyển dụng A Bảo đã đệ đơn kháng cáo lên cấp cao hơn. Trong tháng 8 vừa qua, Tòa án nhân dân trung cấp thành phố Chu San đã quyết định giữ nguyên phán quyết mà tòa án cấp địa phương đưa ra trước đó. Phía công ty bắt buộc phải bồi thường cho gia đình A Bảo.
Vụ việc này gợi nhớ lại một sự việc tương tự xảy ra hồi tháng 8/2019 đối với một nam công nhân có tên Châu Bân, anh làm thợ sơn cho một công ty ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Châu Bân đã đột ngột qua đời trên đường từ nơi làm việc về nhà. Trước đó, anh đã làm việc cả tháng 7/2019 mà không nghỉ một ngày nào, thời gian làm việc tăng ca của Châu Bân trong tháng 7 lên tới... 130 giờ.
Gia đình Châu Bân đã kiện công ty tuyển dụng anh ra tòa. Tòa án kết luận rằng đơn vị tuyển dụng có trách nhiệm trong cái chết của Châu Bân và yêu cầu công ty này bồi thường cho gia đình nam công nhân số tiền 360.000 tệ (tương đương 1,2 tỷ đồng).
" alt="Nam công nhân qua đời sau khi liên tục tăng ca được bồi thường 1,4 tỷ đồng"/>Nam công nhân qua đời sau khi liên tục tăng ca được bồi thường 1,4 tỷ đồng
Chia sẻ tại sự kiện, ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group, hay còn biết đến với tên gọi "Vua hồ tiêu", cho rằng thông điệp về chuyển đổi xanh tại Việt Nam chưa thật sự mạnh mẽ và thúc giục.
Theo ông, các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh. Bởi, mọi thứ đang rất quyết liệt ở bên ngoài Việt Nam.
Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group (Ảnh: Nam Anh).
Thực thi ESG đang là xu hướng, nếu doanh nghiệp không nằm trong dòng chảy đó sẽ sớm bị đào thải. Nếu không làm, châu Âu sẽ ngắt hàng. Các lô hàng của Việt Nam khi đó sẽ không xuất khẩu được sang châu Âu mà không có phát triển bền vững.
Chia sẻ về quá trình phát triển bền vững tại doanh nghiệp mình, ông Thông cho biết công ty đã bắt đầu làm chương trình phát triển bền vững từ gần 16 năm trước. Thời điểm đó, các chứng nhận hay khái niệm về ESG vẫn còn rất mới mẻ và gần như chưa ai biết.
Công ty bắt tay vào làm nhưng chi phí khi đó rất lớn, một dự án đầu tư tính sơ hết khoảng 5 tỷ đồng vào năm 2010 (tương đương 250.000 USD) mà không có đơn vị tài trợ. Doanh nghiệp phải tự bỏ tiền túi, tự cân đối tài chính để làm chương trình dài hơi.
Từ 2010 đến năm 2012, công ty tiêu gần hết số tiền đó nhưng thất bại. Bởi khi các đơn vị tổ chức nước ngoài đến chứng nhận thì họ xuất hiện đột xuất ở cánh đồng, đến nhà máy mà không thông báo… và sau đó Phúc Sinh bị đánh trượt.
Ngoài ra, nguyên do thất bại còn đến từ việc thời điểm đó không dễ để thuyết phục, quản lý hàng trăm, hàng nghìn nông hộ làm theo mô hình ESG. Chìa khóa giải quyết khó khăn nằm ở việc hiểu văn hóa người nông dân, hiểu văn hóa vùng miền, văn hóa canh tác, từ đó đồng hành cùng người làm nông.
"Sau khi gục ngã, chúng ta phải tiếp tục đứng lên. Sau thất bại không phải là mình mất đi mà là có thêm bài học, tất cả kiến thức, kinh nghiệm đã thẩm thấu vào con người, vào nhà máy, vào hợp đồng", vua tiêu chia sẻ.
Sau đó, công ty dành 2 năm để nhìn lại, phân tích sự thất bại, kiên trì sửa lỗi và quyết định tiếp tục đầu tư bền vững. Đến năm 2014, Phúc Sinh gặt hái được kết quả khi trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên trong ngành gia vị tại Việt Nam đạt chứng nhận Rainforest Alliance (RA - Tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững).
Vấn đề phát triển bền vững đôi khi là việc bắt buộc phải làm, chứ không phải tự nguyện. Trong quá trình đó, mình lại có sự nhận thức và đồng lòng rằng những cái đấy là phát triển lâu bền cho con người Việt Nam, cho đất nước và cho những vùng sông suối.
Nếu không làm thì sẽ không sai, nhưng làm nhiều quá thì cũng phải sai. Nhưng sau đó mình phải sửa, phải phát triển với tinh thần cầu thị rồi sẽ vượt qua được các thách thức, ông Thông nhấn mạnh.
Trong vấn đề kinh doanh, các doanh nghiệp nếu làm thật sẽ vượt qua nhiều thử thách và nhẹ đầu khi đối mặt với khách hàng trên diện rộng. Khi có uy tín trên thị trường, các ngân hàng, các quỹ cũng sẽ tham gia giúp đỡ.
Các doanh nghiệp phải bắt tay vào làm chuyển đổi xanh. Với một nền tảng đang có, các đơn vị cần biết nên triển khai các bước ra sao, đánh giá thực trạng, lợi thế và điểm yếu của mình. Lợi thế sẽ giúp phát triển hơn, còn biết điểm yếu sẽ giúp các đơn vị nhanh chóng khắc phục, ông Thông nói.
" alt="Thất bại khi làm ESG không phải là sự mất đi mà là có thêm bài học"/>Thất bại khi làm ESG không phải là sự mất đi mà là có thêm bài học