Thời sự

Ông chủ Huawei từng đi lính, ăn rau sống qua ngày

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-02-12 07:16:26 我要评论(0)

Ông Nhậm Chính Phi,ÔngchủHuaweitừngđilínhănrausốngquangàlich premier league nhà sáng lập tập đoàn thlich premier leaguelich premier league、、

Ông Nhậm Chính Phi,ÔngchủHuaweitừngđilínhănrausốngquangàlich premier league nhà sáng lập tập đoàn thiết bị viễn thông Huawei được biết đến là một người khá kín tiếng về cuộc sống cá nhân và rất ít khi trao đổi với giới truyền thông.

Tuy nhiên, điều này đã dần thay đổi khi Huawei đang nhận phải hàng loạt chỉ trích cũng như cáo buộc từ phía Mỹ về những hoạt động của công ty trên toàn cầu. Trong thời gian gần đây, ông Nhậm đã tiếp xúc với truyền thông nhiều hơn để chia sẻ về công ty, gia đình và cuộc sống. Ông nói rằng những khó khăn mà Huawei phải đối mặt không khác gì so với cuộc sống của ông.

“Tôi nhận thấy cuộc sống của tôi luôn gặp phải nhiều khó khăn. Tôi chưa bao giờ có được những khoảng thời gian suôn sẻ. Khi còn trẻ, nền tảng gia đình của tôi không tốt. Tôi đã phải làm việc vất vả để có được dù chỉ là một chút cơ hội thăng tiến trong công việc”, ông chia sẻ với CNN.

Từng phục vụ trong quân đội

Ông Nhậm Chính Phi sinh năm 1944 tại Quý Châu, tỉnh nghèo nhất ở Trung Quốc. "Dùng muối để nấu ăn, chúng tôi đã được xem là giàu có", ông chia sẻ với BBC trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2015.

Ong chu Huawei tung di linh, an rau song qua ngay hinh anh 1
Ông Nhậm Chính Phi xuất hiện trước truyền thông sau những scandal của Huawei. Ảnh: CNN.

Năm 1974, ông gia nhập Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) với tư cách là một kỹ sư. Hành động này của ông đã đặt ra không ít nghi vấn về mối quan hệ giữa Huawei với quân đội và chính phủ.

Ông Nhậm cũng nhiều lần phủ nhận về việc chính phủ Trung Quốc từng yêu cầu Huawei làm gián điệp. Thời điểm này đang diễn ra cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc. Đây cũng là khoảng thời gian quốc gia này bị thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung cấp lượng thực và quần áo.

“Vào thời điểm đó, sự hỗn loạn diễn ra ở khắp nơi”, ông Nhậm cho biết. Ông nhớ lại lượng vải may khan hiếm đến nỗi hầu hết mọi người không có đủ để vá hoặc sửa chữa quần áo.

Lúc này, ông được giao nhiệm vụ thành lập một nhà máy hóa chất để sản xuất sợi dệt ở phía đông bắc Trung Quốc. Đây là một phần trong kế hoạch của chính phủ nhằm đảm bảo mỗi người dân có ít nhất một bộ quần áo tươm tất.

Ông và các đồng đội trong quân ngũ của mình đã ngủ tại một ngôi nhà tồi tàn trong thời tiết 0 độ C và sống chỉ bằng cách ăn rau trong nhiều tháng liên tiếp. Tuy nhiên, ông nói rằng khoảng thời gian đó rất vui vì trong khi những người khác tại Trung Quốc bị chỉ trích do đọc quá nhiều sách, thì nhà máy “có lẽ là một trong số ít nơi mà mọi người có thể đọc”.

Ông Nhậm tiết lộ bản thân từng mong muốn trở thành một trung tá phục vụ trong PLA. Tuy nhiên, điều này đã không thể trở thành hiện thực do nền tảng gia đình của ông không phù hợp.

Thành lập Huawei

Năm 1983, ông Nhậm rời PLA ở tuổi 39 và một thời gian sau, ông thành lập Huawei vào năm 1987. Lúc này, Trung Quốc đang bước vào giai đoạn chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ. Điều đó khiến cho cơ sở hạ tầng viễn thông nghèo nàn tại thời điểm này không kịp thích ứng và kìm hãm sự phát triển.

Ong chu Huawei tung di linh, an rau song qua ngay hinh anh 2
Khối tài sản của ông Nhậm được ước tính có giá trị khoảng 3,3 tỷ USD. Ảnh: CNN.

Việc thúc đẩy ngành công nghiệp viễn thông trở thành ưu tiên của các nhà hoạch định chính sách và 3 doanh nghiệp nhà nước gồm Great Dragon, Datang và ZTE đã nhanh chóng trở thành những gã khổng lồ tại Trung Quốc.

Ông Nhậm đã chọn con đường khác. Huawei được đăng ký hoạt động là một một ty tư nhân với trụ sở đặt tại Thâm Quyến. Theo cuốn "The Huawei Way", thời gian đầu hoạt động, công ty chủ yếu kinh doanh các thiết bị viễn thông nhưng gặp không ít khó khăn. Huawei đã liên tục đấu tranh để giành lấy thị phần và ông Nhậm phải đối mặt với "trầm cảm và lo lắng nghiêm trọng trong những ngày đen tối nhất của công ty".

Ông Nhậm đã yêu cầu nhân viên làm việc liên tục trong nhiều giờ và làm bất cứ điều gì cần thiết để đảm bảo doanh số. Không thể cạnh tranh ở các thành phố lớn, Huawei chuyển hướng tập trung vào các thị trấn và làng quê nhỏ ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông cũng đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy Huawei tạo ra những thế mạnh riêng cho phép họ cạnh tranh với các đối thủ lớn.

Công việc xếp trước gia đình

Ông Nhậm được biết đến là một người tập trung toàn bộ cho công việc. Điều này khiến ông không có nhiều thời gian dành cho gia đình cũng như xây dựng mối quan hệ với 3 người con.

Ông cho biết khi còn ở trong quân đội, trong một năm ông chỉ dành thời gian một tháng cho gia đình. “Sau khi thành lập Huawei, tôi đã phải chiến đấu vì sự sống còn của công ty này, dành 16 giờ mỗi ngày để làm việc trong văn phòng”, ông nói.

Ong chu Huawei tung di linh, an rau song qua ngay hinh anh 3
Ông Nhậm cho biết bản thân không có quan hệ thân thiết với 3 người con. Ảnh: Fortune.

Bà Mạnh Vãn Châu sinh năm 1970, là con gái của ông với người vợ đầu tiên. Hiện tại, bà Mạnh nắm giữ vị trí Giám đốc tài chính của Huawei. Ông Nhậm chia sẻ mình không thân thiết với bà Mạnh vì khi bà còn nhỏ, ông đã gia nhập quân đội và khoảng cách đã ngăn cản tình cảm cha con.

Thêm vào đó, dù là một trong những nhà điều hành cấp cao tại Huawei, ông Nhậm không trực tiếp làm việc với bà Mạnh. Do đó, 2 người thậm chí còn không có mối quan hệ gắn kết trong công việc.

Ngoài ra, ông cũng có một người con trai tên Meng Ping với người vợ cả. Ông Ping làm việc tại một công ty con của Huawei và không mấy quan tâm đến công việc kinh doanh của tập đoàn. Người con gái thứ 3 là Annabel Yao, đang theo học ngành khoa học máy tính tại trường đại học Harvard.

Ông Nhậm cho biết ông không có bất cứ mối quan hệ thân thiết nào với cả 3 người con. Ông nhớ lại trong một lần hỏi họ rằng có muốn ông dành nhiều thời gian hơn cho gia đình hay tập trung làm việc để “xây dựng một nền tảng mà họ có thể phát triển”.

Cả 3 người con đều chọn vế thứ hai.

Huawei Mate X màn hình gập xuất hiện tại Việt NamHuawei Mate X có thiết kế lạ mắt với khả năng gập ấn tượng, viền màn hình được làm khá mỏng.


 

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
- Mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, Bùi Hà Linh (lớp Toán Chuyên TC9.1 Trường THCS Giảng Võ, Hà Nội) đã trúng tuyển cả 5 trường chuyên/trường có lớp chuyên vào các lớp chuyên Toán và Anh.

Hà Linh dự thi lớp 10 và liên tiếp nhận tin vui khi trúng tuyển cả 5 trường nổi tiếng ở Hà Nội là Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên , Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ và lớp chuyên của Trường THPT Chu Văn An.

{keywords}
 Bùi Hà Linh (lớp Toán Chuyên TC9.1 Trường THCS Giảng Võ, Hà Nội) đã trúng tuyển cùng lúc cả 5 trường chuyên/trường có lớp chuyên trong mùa tuyển sinh lớp 10 năm học 2018-2019.

Trong đó, Linh đỗ lớp chuyên Toán của các Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, THPT Chuyên Khoa học tự nhiên và THPT Chuyên ĐH Sư Phạm. Nữ sinh sinh năm 2003 cũng trúng tuyển vào các lớp chuyên Tiếng Anh của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ và Trường THPT Chu Văn An.

Đặc biệt, thi vào Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Linh đạt tổng điểm 41, cao hơn rất nhiều so với điểm chuẩn 35,25 của lớp chuyên Toán.

Không chỉ vậy, ở kỳ thi lớp 10 đại trà toàn thành phố Hà Nội, Hà Linh cũng là 1 trong 8 thí sinh có điểm thi cao nhất vào các Trường THPT công lập hệ không chuyên (cùng đạt tổng số điểm 57,5; Toán 9,5 và Ngữ văn 8,5).

Hà Linh chia sẻ sau khi biết những kết quả này em rất vui và bất ngờ vì kết quả vượt ngoài dự tính.

“Lúc biết điểm trúng tuyển vào Trường THPT Khoa học Tự nhiên là hồi hộp nhất bởi đây là trường đầu tiên công bố điểm. Lúc thi xong em cũng tự tin là sẽ đỗ được ít nhất một trường nhưng không nghĩ lại đỗ tất cả bởi thấy các bạn cùng thi cũng rất giỏi. Thậm chí trước thi, em từng có suy nghĩ sẽ thi chuyên Tin vì mức điểm có thể trúng tuyển nhẹ nhàng hơn”, Hà Linh nói.

Hà Linh thẳng thắn thú nhận em thích Toán chứ không thích học chuyên Anh. “Em thi thêm chuyên Anh của THPT chuyên Ngoại ngữ và THPT Chu Văn An một mặt để thử xem sức mình, mặt khác để phòng trượt không vào được chuyên Toán”, Linh bộc bạch.

Kết quả này một phần cũng xuất phát từ một thất bại. Quyết tâm ở kỳ thi vào lớp 10 vừa qua với việc chinh phục cả 5 trường, theo Hà Linh một phần cũng do từng nếm trải thất bại khi trượt cơ hội ở đợt tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi thành phố đầu lớp 9.

“Em nghĩ với khả năng của mình, việc vào được đội tuyển không phải là quá khó nhưng hôm đi thi lần đó thực sự em đã làm bài không tốt, không thể hiện được phong độ tốt nhất. Em đã rất kỳ vọng và sau lần đó thì đã rất buồn và chán nản, nuối tiếc vì mình hoàn toàn có thể làm tốt hơn. Nhưng rồi sau một thời gian em nhận thấy rằng mình không có đường nào khác ngoài tiếp tục đứng dậy và cố gắng. Và thất bại đó như là động lực để em quyết tâm chứng tỏ khả năng thật sự của bản thân ở kỳ thi năm nay”, nữ sinh chia sẻ.   

Hà Linh kể, từ khi vào cấp THCS cho đến lớp 8, em học cân bằng cả Tiếng Anh lẫn Toán nhưng Tiếng Anh nổi trội hơn nhiều. Nhưng rồi em quyết định tập trung cho Toán bởi nghĩ rằng Toán có thể phát huy được nhiều lĩnh vực.

“Tiếng Anh giỏi thì có thể ở Việt Nam là khác biệt, nhưng ở nước ngoài thì việc biết và sử dụng tiếng Anh là việc hết sức bình thường và nó chỉ như một công cụ mà ai cũng đương nhiên phải dùng. Học chuyên Tiếng Anh mình sẽ không thực sự nổi trội ở một lĩnh vực nào. Trong khi đó ở thời đại của em, có lẽ tiếng Anh sẽ là cái mà ai cũng biết và sử dụng được”, Linh chia sẻ.

{keywords}
 

Nữ sinh chia sẻ em không có bí quyết đặc biệt hay mẹo vặt mà đơn giản là sự chăm chỉ và tập trung.

“Chăm chỉ không có nghĩa là học cho trở nên đờ đẫn với mọi thứ xung quanh. Em nghĩ người giỏi là những người biết phân bổ thời gian hợp lý và tập trung hết sức khi học. Những bạn chưa giỏi hay chưa thành công trong việc học em nghĩ chỉ là do chưa đủ chăm chỉ. Em nghĩ nếu quyết tâm thì khả năng và lực học sẽ tự bật lên”, Hà Linh nói.

Theo Hà Linh, vấn đề mà nhiều bạn gặp phải là không biết sắp xếp thời gian, không biết giành sự ưu tiên việc nào hơn.

Sau quá trình ôn luyện dài, Linh cho rằng, đến trước kỳ thi khoảng 1 tháng thì nên tự mình tổng hợp kiến thức của các mảng, chia những dạng bài gì, cách làm ra sao,…

Đặc biệt, không phải chỉ tìm thầy cô giỏi mà còn phải hợp với mình.

“Một số người cho rằng việc học thêm là tiêu cực, là không cần thiết và tự học mới là chính. Tất nhiên tự học được thì rất tốt nhưng em thấy khi có tinh thần tự học nhưng được hỗ trợ thêm những kiến thức từ việc học thêm thì sẽ thúc đẩy quá trình tự học diễn ra thuận lợi hơn và có thể phát huy tối đa khả năng của mình. Như vậy chỉ là không nên học thêm quá nhiều mà thôi”.

Về dự định trong trương lai, Hà Linh cho biết đã đưa ra quyết định chọn theo học tại Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Hà Linh xác định em theo học lớp chuyên Toán nhưng không định hướng theo hướng nghiên cứu hay vào ngành Toán, mà để rèn luyện cho mình một tư duy logic, sự nhanh nhẹn trong suy nghĩ.

“Em chọn môi trường là chủ yếu và cố gắng sẽ không chỉ học Toán mà học đều tất cả các môn”, Linh nói.

Cùng với việc cố gắng học tập và tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa tại ngôi trường mới, Hà Linh cũng đặt ra mục tiêu sẽ săn được một suất học bổng để thỏa ước mơ du học trong tương lai.

Một số thành tích học tập của Bùi Hà Linh:

- Huy chương Đồng MYTS (Mathematical Young Talent Search) năm 2017

- Huy chương Bạc SMO (Singapore Mathematics Olympia) của Viện Toán Học Việt Nam năm 2017

- Giải Nhì AIMO (Australian Intermediate Mathematics Olympiad – AIMO) được tổ chức bởi Quỹ Ủy thác Toán học Úc -Australian Mathematics Trust – AMT) lớp 8, lớp 9.

Thanh Hùng

" alt="Nữ sinh Hà Nội đỗ 5 lớp chuyên liên tiếp" width="90" height="59"/>

Nữ sinh Hà Nội đỗ 5 lớp chuyên liên tiếp

Tại hội nghị, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, 5 nội dung quan trọng được tập trung trao đổi, thảo luận gồm: triển khai thực hiện chương trình, SGK lớp 1; triển khai góp ý bản mẫu SGK lớp 2, lớp 6; biên soạn, thẩm định phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương; bồi dưỡng tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; công tác truyền thông.

Với vấn đề liên quan đến bộ sách Cánh Diều, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ đã chỉ đạo các tác giả, nhà xuất bản xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính và hiện đang xin ý kiến để hoàn thiện ngữ liệu thay thế.

Không chỉ bộ SGK Cánh Diều, ông Nhạ yêu cầu phải rà soát các SGK, trên cơ sở ý kiến của giáo viên trong quá trình dạy học và từ các nhà xuất bản. Việc rà soát phải thường xuyên, liên tục, thực hiện một cách nghiêm túc, không đợi xã hội có ý kiến mới rà soát.

Lấy ý kiến rộng rãi của giáo viên

Trước mắt với các bộ SGK lớp 2, lớp 6 đang trong quá trình thẩm định, Bộ trưởng Nhạ đặc biệt nhấn mạnh khâu lấy ý kiến góp ý rộng rãi, đặc biệt từ giáo viên.

“Không ai sát sao, hiểu rõ về SGK hơn các chuyên gia về nội dung này và các thầy cô đang đứng lớp. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT, cá nhân tôi đánh giá cao khâu lấy ý kiến rộng rãi, trong đó ý kiến các thầy cô trực tiếp đứng lớp vô cùng quan trọng. Đây đồng thời cũng là dịp để thầy cô tiếp cận sớm với SGK mới”, ông Nhạ nói.

Bộ trưởng Nhạ cũng đề nghị các lãnh đạo sở GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường tham gia vào việc này và nhấn mạnh đây là trách nhiệm, nhiệm vụ. Bên cạnh đó, các nhà xuất bản đương nhiên cũng phải tham gia vào các khâu để bảo đảm có được các bộ SGK tốt, giá thành tiết kiệm, phân phối hợp lý.

Bộ trưởng cho biết, Bộ sẽ sát sao từ khâu đầu đến khâu cuối. Đồng thời sẽ chỉ đạo, cùng các Sở GD-ĐT để các trường tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực nghiệm SGK.

“SGK phải được làm thật chuẩn mực, thật kỹ, thật tinh thì mới ban hành”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng cũng lưu ý, chương trình giáo dục phổ thông mới được thiết kế theo hướng mở. Phát triển chương trình giáo dục phổ thông là hoạt động thường xuyên, bao gồm các khâu đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chương trình trong quá trình thực hiện. Do đó, ông Nhạ đề nghị lãnh đạo các sở GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường, giáo viên trong quá trình tổ chức giảng dạy phát hiện những vấn đề chưa thật phù hợp. Từ đó để Bộ GD-ĐT có căn cứ xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.

{keywords}
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thế Đại

Với tài liệu giáo dục địa phương, Bộ trưởng đề nghị Giám đốc Sở GD-ĐT chỉ đạo nghiêm túc để bảo đảm chất lượng, từ việc chọn tác giả, hội đồng thẩm định đến các khâu góp ý…; nếu không đạt yêu cầu, Bộ trưởng sẽ không phê duyệt.

Bộ GD-ĐT cũng sẽ xây dựng nhóm chuyên gia để có thể hỗ trợ địa phương trong thẩm định, giám sát tài liệu giáo dục địa phương.

Riêng với đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là hiệu trưởng, Bộ trưởng cho rằng cần nắm chắc nội dung đổi mới và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. “Ở đâu mà hiệu trưởng ít quan tâm đến chỉ đạo, không cập nhật được thông tin, ở đó có lúng túng, khó đổi mới. Lãnh đạo phải đi trước, đổi mới quản lý phải đi trước”, Bộ trưởng Nhạ nói.

Bộ trưởng đồng thời đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường khuyến khích thầy cô giáo xây dựng bài giảng điện tử, đặc biệt nội dung khó ở lớp 1, từ đó phát triển kho học liệu số, góp phần chia sẻ kinh nghiệm đến các đồng nghiệp.

Hải Nguyên

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về áp lực của ngành giáo dục

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về áp lực của ngành giáo dục

“Bất kỳ một sự tác động nào, nhất là đổi mới, cũng đặt ra những quan điểm trái chiều”, Bộ trưởng Nhạ nói và cho rằng các nhà giáo cũng phải đối mặt với điều này.

" alt="Bộ trưởng Giáo dục yêu cầu rà soát tất cả các SGK" width="90" height="59"/>

Bộ trưởng Giáo dục yêu cầu rà soát tất cả các SGK