您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo Nakhon Ratchasima vs Sukhothai, 19h00 ngày 21/2: Khách thất thế
NEWS2025-02-22 19:26:24【Giải trí】9人已围观
简介 Hư Vân - 21/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g chuyen nhuongchuyen nhuong、、
很赞哦!(4)
相关文章
- Kèo vàng bóng đá PSG vs Brest, 03h00 ngày 20/2: Tin vào Les Parisiens
- Năm 2022, Renault có thể giảm sản xuất 300.000 xe
- Công an thông tin vụ án nam dân phòng sát hại cụ bà 75 tuổi ở Bình Dương
- 6 mẫu xe gầm cao chỉ có giá hơn 500 triệu đồng
- Nhận định, soi kèo Nakhon Ratchasima vs Sukhothai, 19h00 ngày 21/2: Khách thất thế
- Cần gấp 140 triệu đồng cứu sản phụ viêm cơ tim, mổ bắt con khẩn cấp
- Bạn đọc giúp đỡ người phụ nữ ung thư bán vé số mưu sinh
- Ba trẻ nhỏ bị chó cắn, một bé 4 tuổi tử vong ở Quảng Nam
- Nhận định, soi kèo PSBS Biak Numfor vs Persik Kediri, 15h30 ngày 21/2: Tiếp tục gieo sầu
- Để theo kịp cuộc đua dịp sale “khủng” nhất năm, các doanh nghiệp e
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Sociedad vs Midtjylland, 3h00 ngày 21/2
"Khai tử" đất ở không hình thành đơn vị ở
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định hủy bỏ Quyết định số 2718 ngày 14/9/2016 về việc chuyển mục đích sử dụng đất, đồng thời chuyển từ đất thuê sang giao đất có thu tiền tại dự án ở số 18 đường Trần Hưng Đạo (phường Lộc Thọ, TP Nha Trang).
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, lý do hủy bỏ quyết định trên là vì ngày 17/12/2020, UBND tỉnh đã có văn bản hủy bỏ chủ trương cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất thương mại dịch vụ sang "đất ở không hình thành đơn vị ở".
Dự án Ariyana đã hoạt động từ năm 2018 Liên quan đến dự án này, tháng 9/2014, UBND tỉnh Khánh Hòa có quyết định cho Công ty Nhật Minh thuê hơn 2.540m2 đất ở số 18 đường Trần Hưng Đạo để sử dụng vào mục đích thực hiện dự án khu liên hợp dịch vụ thương mại, khách sạn, căn hộ du lịch và văn phòng cho thuê Luna (tên thương mại là Ariyana). Thời hạn sử dụng đất đến ngày 15/5/2064.
Đến tháng 9/2016, UBND tỉnh này tiếp tục có quyết định cho phép công ty này được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất thương mại dịch vụ sang đất ở đô thị (đất ở không hình thành đơn vị ở), đồng thời chuyển từ hình thức thuê đất, trả tiền thuê đất một lần sang giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với hơn 1.110m2 tại số 18 đường Trần Hưng Đạo. Thời hạn sử dụng sau khi chuyển mục đích sử dụng đất đến ngày 1/10/2064.
Như vậy, dự án Ariyana từ chỗ được cho phép chuyển đổi đất thương mại dịch vụ sang hình thức sử dụng lâu dài thì nay áp dụng lại thời hạn sử dụng đất là 50 năm.
Hiện tại, dự án Ariyana đã xây dựng xong, đi vào hoạt động từ năm 2018 với khối nhà cao 28 tầng, gồm 365 căn hộ du lịch và khách sạn.
Trước đó, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại dự án này. Theo TTCP, nguồn gốc đất khi triển khai dự án do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý, trên đất có nhà, vật kiến trúc là tài sản của Công ty CP Du lịch và Khách sạn Rạng Đông đã bàn giao cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh quản lý. TTCP chỉ ra rằng, UBND tỉnh giao, cho thuê hơn 2.541m2 không có trong kế hoạch sử dụng đất của TP Nha Trang tại thời điểm ban hành quyết định là vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai.
Loạt khu vực được quy hoạch "đất ở không hình thành đơn vị ở" được điều chỉnh thành đất sử dụng hỗn hợp (không có chức năng ở) tại dự án FLC Samson Golf Links và khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn Bên cạnh đó, việc giao cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất là vi phạm Luật Đất đai 2013. Việc xử lý tài sản (Nhật Minh bồi thường tài sản trên đất) không thông qua đấu giá là vi phạm về việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước…
Kết luận của TTCP cũng nêu rõ, chịu trách nhiệm về các vi phạm nêu trên gồm Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa và Phó Chủ tịch UBND tỉnh có liên quan, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; UBND TP Nha Trang và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Sáng tác condotel ‘đất ở không hình thành đơn vị ở’ vượt khuôn khổ pháp luật
Trước đó, chia sẻ tại Tọa đàm trực tuyến “Tháo gỡ khó khăn cho thị trường condotel”, bà Phạm Thị Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Đăng ký Đất đai (Bộ TN&MT) chỉ ra thực trạng tại không ít địa phương khi đưa ra khái niệm “đất ở không hình thành đơn vị ở” vượt quá khuôn khổ của pháp luật.
“Một số địa phương đưa ra khái niệm đất ở (không hình thành đơn vị ở) vượt quá khuôn khổ pháp luật không có quy định. Nếu đã là đất ở thì quy hoạch sử dụng đất, giao đất làm quy hoạch phải là đất ở, phải dựa vào quy mô dân số, điều kiện cho dân số pháp triển với hạ tầng, trường học, bệnh viện…Việc đưa ra hình thức đất ở không hình thành đơn vị ở pháp luât chưa có quy định dẫn đến thông tin đầu vào chưa chuẩn xác, dẫn đến sự mù mờ giữa các nhà đầu tư thứ cấp, sơ cấp và khách hàng” – bà Thịnh nói.
Luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hừng Đông cũng khẳng định luật không có quy định nào là đất ở không hình thành đơn vị ở cả.
Cũng theo vị luật sư này, condotel là căn hộ du lịch nên về bản chất dù có sổ đỏ hay không có sổ đỏ bản chất không thay đổi người ta không vào đó ở được vẫn là kinh doanh.
Nhiều địa phương tự sáng tác ra khái niệm “đất ở không hình thành đơn vị ở” vượt quá khuôn khổ của pháp luật Nêu tại thông báo kết luận kết luận thanh tra về việc chuyển đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác, kiểm tra, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại một số dự án ở tỉnh Khánh Hoà, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra rằng quá trình thực hiện đã phát sinh một số bất cập, vướng mắc chủ yếu do pháp luật hiện hành chưa có quy định về loại đất ở không hình thành đơn vị ở trong khu du lịch nên tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp, khiếu kiện trên diện rộng về thời hạn sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất đối với nhà đầu tư thứ cấp đã nhận chuyển nhượng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất, thực hiện quyền cư trú…
Được biết, từ 2016 đến khoảng giữa năm 2018, có đến 50 vị trí đất được tỉnh Khánh Hòa “bật đèn xanh” cấp đất ở không hình thành đơn vị ở, trong đó chủ yếu là các dự án khu du lịch, khu biệt thự, khu khách sạn...
Đáng chú ý, đất đảo cũng được tỉnh Khánh Hòa “bật đèn xanh” cấp đất ở không hình thành đơn vị ở. Tại khu vực Bãi Dài (thuộc Bắc bán đảo Cam Ranh, TP.Cam Ranh và huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa), nơi được phê duyệt khu du lịch trọng điểm quốc gia, hàng loạt dự án cũng được cấp đất ở không hình thành đơn vị ở. Nhiều dự án đã được chủ đầu tư thi công, bán hàng với hàng nghìn hợp đồng mua bán, góp vốn với khách hàng dưới dạng các sản phẩm nghĩ dưỡng, căn hộ condotel.
Không chỉ ở Khánh Hoà, nhiều địa phương đã đưa ra khái niệm "đất ở không hình thành đơn vị ở", các khu du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng, condotel đã mọc lên tại các khu đất này. Không những vậy, người mua các sản phẩm bất động sản này được gắn liền với quyền sử dụng đất ở không hình thành đơn vị ở được sử dụng ổn định lâu dài, cấp sổ đỏ sử dụng lâu dài.
Hồi tháng 11/2020, UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết dự án FLC Samson Golf Links và khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn. Trong nội dung điều chỉnh cục bộ này, Thanh Hóa quyết định điều chỉnh các quỹ đất có chức năng quy hoạch là đất ở không hình thành đơn vị ở thành đất sử dụng hỗn hợp (không có chức năng đất ở).
Hồng Khanh
Thủ tướng duyệt quy hoạch 40 tầng, Mường Thanh Nha Trang được cấp phép 46 tầng
Theo quy hoạch chung xây dựng TP Nha Trang đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt công trình không vượt quá 40 tầng nhưng Sở Xây dựng Khánh Hoà cấp phép cho Tổ hợp khách sạn căn hộ cao cấp Mường Thanh Nha Trang cao 46 tầng nổi.
">Xoá sổ đất ở không hình thành đơn vị ở tại một dự án condotel
"Kể từ ngày mai, Messenger Facebook sẽ hiển thị thông báo khi bạn quay phim hoặc chụp ảnh màn hình tinh nhắn", một bài đăng cho biết. Những bài đăng thế này nhận được hàng nghìn lượt tương tác của cư dân mạng, trong đó đa phần đều cảm thán với tính năng mới được cho là sẽ xuất hiện trong nay mai trên Messenger.
"Thế là bây giờ mỗi lần nhắn tin với 'crush' (người thích) xong chụp màn hình lại, crush đều biết hết và nghĩ sao mình làm gì chụp màn hình lắm thế", một người dùng than thở. Bên cạnh đó, không ít người đã phải tính đến những giải pháp khác, như lấy điện thoại khác chụp lại, copy lại nội dung tin nhắn, hay thậm chí là đổi sang sử dụng ứng dụng khác.
"Nhanh trí copy cuộc trò chuyện", "Tạm biệt Facebook Messenger", "Phải đầu tư 2 chiếc điện thoại thôi",... một số cư dân mạng bình luận.
Theo tìm hiểu, tính năng này đã bắt đầu được Facebook triển khai đối với một số người dùng nước ngoài vào thời điểm giữa năm nay. (Ảnh: Facebook) Theo tìm hiểu, tính năng này đã bắt đầu được Facebook triển khai đối với một số người dùng nước ngoài vào thời điểm giữa năm nay, nhằm cho phép người dùng phát hiện ai đang đó đang thực hiện hành vi chụp màn hình trên Messenger.
Cụ thể, khi một ai đó ở đầu bên kia thực hiện thao tác chụp ảnh màn hình tin nhắn với ai đó, Facebook sẽ phát hiện và gửi thông báo về điện thoại cho đối phương. Đặc biệt, dòng thông báo trên hình sẽ giúp người dùng nắm bắt chính xác ai đang thực hiện việc chụp ảnh màn hình.
Về cơ bản, tính năng này sẽ giúp người dùng bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn, tránh bị ai đó chụp nội dung để làm rò rỉ và phát tán nó ra bên ngoài. (Ảnh: Internet) "Mình thấy tính năng này cũng khá hay ho trong việc giúp người dùng bảo vệ quyền riêng tư, tránh bị rò rỉ và phát tán nội dung cá nhân ra ngoài theo cách không mong muốn", một người dùng bình luận.
Tuy nhiên, vẫn chưa thể biết liệu khi người dùng ngắt kết nối Internet, tính năng này có hoạt động được hay không, cũng như chức năng thông báo có được thực hiện sau khi đã kết nối hay không.
Thông tin Facebook Messenger sẽ áp dụng tính năng này từ ngày mai tại Việt Nam là thông tin chưa được xác nhận. (Ảnh: Internet) Ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa rõ khi nào Facebook sẽ chính thức triển khai tính năng này đến người dùng toàn cầu. Do đó, thông tin Facebook Messenger sẽ áp dụng tính năng này từ ngày mai tại Việt Nam là thông tin chưa được xác nhận.
(Theo Saostar)
Tính năng mới của Facebook Messenger và Instagram bị phản đối
Tính năng mới giúp tài khoản Instagram nhắn tin với người dùng Messenger và ngược lại, khiến không ít người dùng tỏ ra khó chịu.
">Thực hư thông tin Facebook Messenger sẽ gửi thông báo khi ai đó chụp lại màn hình tin nhắn
Cơ quan CSĐT Công an huyện Bình Chánh đang phối hợp cùng Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM truy xét các đối tượng liên quan đến vụ ẩu đả có nổ súng xảy ra tại một quán nhậu.
Lúc này, Trần Hữu Dũng (SN 1992, quê Bình Thuận) cùng một người tên Sỹ, đi xe máy ập đến.Trước đó, tối 29/1, nhóm 3 người gồm: Lê Quốc Toàn (SN 1985, ngụ huyện Bình Chánh), Lê Thanh Hoàng (SN 1989, quê Đồng Tháp) và người đàn ông tên P ngồi nhậu tại một quán ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.
Dũng cầm mã tấu xông vào truy sát 3 người đang nhậu (chủ yếu nhắm vào P) nhưng không ai bị thương. Hoàng đã rút súng bắn Dũng. Sau đó, Hoàng còn giao súng cho Toàn tiếp tục bắn Dũng thêm một số phát.
Ngay sau đó nhóm của Hoàng, Toàn và P rút nhanh khỏi hiện trường. Dũng bị thương ở bụng, lưng và tay, được đưa vào bệnh viện gần đó cấp cứu.
Ngay sau khi nhận tin báo, Công an huyện Bình Chánh đã vào cuộc điều tra. Qua khám nghiệm hiện trường, Công an thu giữ 5 vỏ đạn và 1 viên đạn.
Qua điều tra, Công an mời P lên làm việc. P thừa nhận có mâu thuẫn với Dũng từ trước. Cụ thể, P khai, vợ của P và Dũng có mối quan hệ tình cảm, dẫn đến cả hai có thách thức qua lại.
Điều tra nhóm người đi ô tô nổ súng bắn người ở vùng ven Sài Gòn
Nhóm đi ô tô nổ súng bắn nhiều phát vào nhóm người dừng xe trước cửa hàng xăng dầu ở vùng ven Sài Gòn. Một người đi đường bị vạ lây, trúng đạn cao su.
">Nổ súng bắn người nghi ghen tuông ở Sài Gòn
Siêu máy tính dự đoán Dortmund vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 20/2
Công tác định giá đất cụ thể tại TP.HCM còn nhiều bất cập. (Ảnh: Hoàng Hà) Bước đầu tiên là lập kế hoạch định giá đất cụ thể trình UBND cấp tỉnh phê duyệt. Trên cơ sở đó mới tổ chức đấu thầu chọn đơn vị tư vấn.
Theo UBND TP, thực tế, khâu lập kế hoạch khó thực hiện được vì kế hoạch chỉ mang tính dự báo, không bám sát thực tiễn. Tổ chức đấu thầu chọn đơn vị tư vấn cũng bất cập, quy định pháp luật chồng chéo.
Khi định giá đất, các đơn vị tư vấn khảo sát, thu thập thông tin tối thiểu 3 thửa đất có đặc điểm tương đồng với thửa đất cần định giá đã chuyển nhượng thành công trên thị trường, trúng đấu giá không quá 2 năm tính đến thời điểm định giá.
Tuy nhiên, việc thu thập thông tin về giá giao dịch thực của bất động sản (BĐS) trên thị trường gặp nhiều khó khăn do giao dịch chưa minh bạch. Vì giá giao dịch thực chưa thể hiện đầy đủ trên hợp đồng nên khảo sát của đơn vị tư vấn chỉ mang tính tương đối, chưa đủ tin cậy.
Dù đã thực hiện các bước để đi đến xác định giá đất nhưng sau khi nhà đầu tư hoàn thành nghĩa vụ tài chính thì các cơ quan thanh tra, kiểm toán kiểm tra lại và thu thập thêm nhiều thông tin khác để nhận định việc định giá đất trước đây là chưa phù hợp.
Nhiều trường hợp cùng một thửa đất nhưng khi áp dụng hai phương pháp định giá đất khác nhau sẽ cho ra kết quả chênh lệch.
Về thời gian giải quyết hồ sơ, theo UBND TP, với những thửa đất tính theo bảng giá đất có giá trị từ 30 tỷ đồng trở lên, tổng thời gian xử lý hồ sơ từ 3-6 tháng. Có trường hợp kéo dài từ một đến vài năm do quy định pháp luật thay đổi thường xuyên.
Từ các vướng mắc nói trên, UBND TP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Thành phố tự xây dựng và ban hành hệ số K phù hợp tình hình thực tế địa phương, trình HĐND TP thông qua.
Trên cơ sở đó, UBND TP sẽ ban hành hệ số K tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho tất cả các thửa đất, không phân biệt giá trị tính theo bảng giá đất trên hay dưới 30 tỷ đồng, thay vì thuê tư vấn để định giá đất cụ thể như hiện nay.
Doanh nghiệp BĐS than khó
Trong hàng trăm dự án nhà ở tại TP, không ít dự án đang gặp vướng mắc ở khâu xác định tiền sử dụng đất. Nhiều chủ đầu tư rất muốn thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước càng sớm càng tốt, để người mua nhà được cấp sổ hồng, nhưng không được.
Theo ghi nhận của PV. VietNamNet, tại dự án chung cư Moonlight Residences, TP.Thủ Đức của Công ty Ngôi Sao Gia Định, dù đã xây dựng xong và bàn giao nhà từ năm 2019 nhưng hiện người mua nhà vẫn chưa được cấp sổ hồng. Lý do là bởi cơ quan thẩm quyền đang xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung đối với phần đất hạ tầng kỹ thuật. Trong khi chủ đầu tư rất muốn nộp sớm số tiền này.
Chung cư Moonlight Residences, TP.Thủ Đức. (Ảnh: Anh Phương) "Dự án chung cư Richmond City, Q.Bình Thạnh do Công ty Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu làm chủ đầu tư cũng tương tự.
Chung cư đưa vào sử dụng từ năm 2021 nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành được nghĩa vụ tài chính. Đại diện Richmond City cho biết, do việc xác định tiền sử dụng đất của dự án bị kéo dài nên hiện công ty đã tạm ứng trước 168 tỷ đồng và mong muốn cơ quan thẩm quyền ưu tiên cấp sổ hồng cho cư dân trước, phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư thì cấp sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính".
Hay dự án Khu dân cư P.Phú Thuận, Q.7 của Công ty CP Đầu tư Anh Tuấn (Công ty Anh Tuấn). Dự án có diện tích 4,5ha, nguồn gốc đất do công ty tự nhận chuyển nhượng.
Theo chủ đầu tư, công ty được UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư dự án vào năm 2016. Cuối năm 2017, công ty nộp hồ sơ cho Sở TN&MT để xin nộp tiền sử dụng đất. “Mong cơ quan thẩm quyền xem xét sớm phê duyệt tiền sử dụng đất dự án để công ty tiếp tục thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng tiếp theo”, đại diện Công ty Anh Tuấn nói.
Trước khó khăn của các doanh nghiệp BĐS, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở TN&MT TP - cho rằng, các quy định pháp luật liên quan đến công tác xác định, thẩm định giá đất thay đổi thường xuyên. Dù đã giảm tối đa nhưng thời gian thực hiện, luân chuyển hồ sơ để hoàn tất các bước trong quy trình xác định giá đất vẫn kéo dài.
Việc chậm định giá đất cụ thể dẫn đến chưa kịp thời huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, mất cơ hội của nhà đầu tư, làm chậm sự phát triển của kinh tế, xã hội.
Từ bất cập trên, Sở TN&MT đã đề xuất và UBND TP đưa nội dung này vào dự thảo thay thế Nghị quyết số 54/QH14 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.
Cụ thể, TP.HCM đề xuất được xây dựng, ban hành hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) phù hợp với tình hình thực tiễn, trình HĐND thông qua.
Trên cơ sở đó, UBND TP.HCM được ban hành và áp dụng hệ số K để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất với tất cả thửa đất, không phân biệt giá trị theo bảng giá đất với 2 trường hợp:
Bảng giá đất đã thu thập thông tin thị trường đến từng thửa đất để đảm bảo áp dụng cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ngoài hạn mức và các dự án thấp tầng; và các dự án của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm.
Thông tin xử lý 7 dự án nhà ở bị vướng pháp lý, ách tắc tiền sử dụng đấtHướng xử lý 7 dự án nhà ở, đề xuất giải pháp đẩy nhanh khâu xác định tiền sử dụng đất, những dự án nhà ở xã hội tại các địa phương… là những thông tin đáng chú ý tuần qua.">
TP.HCM ‘lúng túng’ khi lấy giá giao dịch thị trường để định giá đất
Hiện tại Hồ Quang Mẫn đang điều hành các group bất động sản hoạt động sôi nổi, nổi tiếng ở TP.HCM như: group “Bất động sản Vingroup” (120 nghìn thành viên), group “Cộng đồng cư dân Vinhomes Central Park” (116 nghìn thành viên), group “Bất động sản (Tự do)” (114 nghìn thành viên), group “Cộng đồng Vinhomes Grand Park Quận 9” (64 nghìn thành viên)... và hàng loạt các group lớn khác như: “Expats & Locals in HCMC”, “Housing in HCMC”, “Yêu Du Thuyền”, “Bất động sản Novaland”...
Hồ Quang Mẫn chia sẻ, vào năm 2016, thương hiệu Vinhomes “ghi điểm” với dự án nổi bật Vinhomes Central Park. Trong đó, góp sức vào thành công của dự án là lượng khách hàng và sale “hùng hậu”, hoạt động sôi nổi ở group do anh tạo ra.
Với hơn 116 nghìn thành viên, group “Cộng đồng cư dân Vinhomes Central Park” là một trong những nơi giúp Vingroup giới thiệu những dự án, sản phẩm đến công chúng.
Hồ Quang Mẫn khẳng định: “Sự ủng hộ của cộng đồng này rất quan trọng. Nhất là những dự án tiếp nối của chủ đầu tư này tại thị trường phía Nam như: Vinhomes Golden River và Vinhomes Grand Park. Group “Cộng đồng cư dân Vinhomes Central Park” thu hút nhiều nhà đầu tư BĐS và những ai quan tâm đến những dự án này. Đồng thời, nơi đây cũng là nơi kết nối giữa các khách hàng và môi giới”.
Admin Hồ Quang Mẫn luôn tạo sự gắn kết cộng đồng thông qua các hoạt động offline như: chương trình “Gương Mặt Cộng Đồng”, các chương trình chợ phiên đầu xuân, các hoạt động thể thao, văn thể mỹ. Bên cạnh đó, cộng đồng này còn tham gia nhiều việc thiện nguyện như: hiến máu nhân đạo, xây cầu cho những miền quê nghèo, chăm sóc trẻ mồ côi...
Bên cạnh group chính thức, Hồ Quang Mẫn còn xây dựng một số group “vệ tinh” như: group “Bất động sản Vingroup”, group “Chợ cư dân Vinhomes Central Park” với tổng hơn 200 nghìn thành viên. Ngoài các nhóm cộng đồng, anh còn có nhiều kênh fanpage và Youtube, trong đó kênh “Admin Bất Động Sản” có nhiều thông tin thú vị về thị trường này.
Hiện tại admin Hồ Quang Mẫn còn mở rộng cộng đồng sang các chủ đầu tư lớn khác, do nhu cầu thị trường cũng như sự quan tâm của khách hàng, như cộng đồng “Bất động sản Novaland”.
Hồ Quang Mẫn đánh giá: “Hiện tại có hàng loạt dự án đang và sắp được triển khai với quy mô lớn như: dự án Đảo Phượng Hoàng - Aqua City Đồng Nai, NovaWorld Hồ Tràm, NovaWorld Phan Thiết, căn hộ hạng sang The Grand Manhattan (Quận 1)... và sắp đến là “siêu phẩm” NovaWorld Đà Lạt đang “sốt” trên thị trường BĐS hiện nay.”
Vĩnh Phú
">Admin ‘quyền lực’ đằng sau loạt group BĐS nổi tiếng TP.HCM
Tiền mất, đất chẳng thấy đâu
Phản ánh đến VietNamNet, bà N.T.V.A (ngụ tỉnh Q.12, TP.HCM) cho biết, thông qua một môi giới nhà đất thân quen, giữa tháng 3/2020 bà ký hợp đồng thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng 2 lô đất với Công ty CP Active Real (Công ty Active Real; địa chỉ số 1075 Phan Văn Trị, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM).
Theo bà V.A, 2 lô đất này thuộc dự án Khu dân cư Hắc Dịch Central Home tại khu phố 5, P.Hắc Dịch, TX.Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được Công ty Active Real quảng cáo do họ làm chủ đầu tư.
Tổng giá trị 2 lô đất gần 1,2 tỷ đồng. Sau khi ký 2 hợp đồng, bà V.A thanh toán cho Công ty Active Real 5 đợt. Tính đến nay, bà V.A đã đóng cho công ty 980 triệu đồng.
Khu đất "gắn mác" dự án Khu dân cư Hắc Dịch Central Home. Theo thoả thuận, Công ty Active Real phải bàn giao 2 nền đất cho bà V.A sau 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng. Khi nhận sổ đỏ, bà V.A mới thanh toán phần tiền còn lại. Nhưng khi đến hạn, bà V.A không được giao đất, sổ đỏ cũng chẳng thấy đâu.
Chung cảnh ngộ, vào tháng 3/2020, bà N.T.P (ngụ tỉnh Đồng Nai) mua 3 lô đất tại dự án Khu dân cư Hắc Dịch Central Home từ Công ty Active Real. Tổng giá trị 3 lô đất gần 1,7 tỷ đồng, bà P. đã thanh toán cho Công ty Active Real khoảng 1 tỷ đồng.
Tháng 8/2020, vì lý do cá nhân, bà P. có đề nghị và được Công ty Active Real thanh lý 3 hợp đồng. Công ty Active Real hẹn 3 tháng sau sẽ trả lại tiền gốc kèm tiền lãi cho bà P, tuy vậy đến nay bà P. vẫn chưa nhận được khoản tiền nào.
Khách hàng kéo đến trụ sở trước đây của Công ty Active Real ở Q.Gò Vấp, TP.HCM căng băng rôn. Ngoài bà V.A và bà P, cả trăm người khác trót ký hợp đồng thoả thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại “dự án” Khu dân cư Hắc Dịch Central Home cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Công ty Active Real nhiều lần thất hứa trả tiền, gần đây trụ sở công ty ở Q.Gò Vấp, TP.HCM cũng dừng hoạt động. Biết bị lừa, nhiều khách hàng đã làm đơn tố cáo đến Công an TP.HCM.
Tìm hiểu của VietNamNet, 4 thửa đất được Công ty Active Real “gắn mác” dự án Khu dân cư Hắc Dịch Central Home để bán cho nhiều người thuộc quyền sử dụng của bà T.T.L (ngụ P.Hắc Dịch, TX.Phú Mỹ).
Ngày 11/9/2019, bà T.T.L uỷ quyền cho ông D.V.L (ngụ Q.11, TP.HCM) để ký hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, chuyển mục đích sử dụng đất…Vài ngày sau, ông D.V.L đã tặng cho bà N.T.Ph (ngụ Q.11) các thửa đất trên.
Các thửa đất tại dự án "ma" Khu dân cư Hắc Dịch Central Home được uỷ quyền lòng vòng. Đến tháng 12/2019, bà N.T.Ph ký uỷ quyền cho ông Nguyễn Quang Tuấn – Giám đốc Công ty Active Real lập và ký hợp đồng chuyển nhượng, nhận tiền đặt cọc… đối với 4 thửa đất.
Có giấy uỷ quyền này, ông Tuấn phân lô và đặt tên dự án Khu dân cư Hắc Dịch Central Home rồi bán cho nhiều người. Đáng nói, hầu hết các thửa đất này là đất trồng cây lâu năm, có thời hạn đến năm 2046.
Ngoài ra, khách hàng mua đất của Công ty Active Real ở 3 “dự án” khác tại Bà Rịa – Vũng Tàu như Tóc Tiên Dream Land, Châu Pha Century hay Châu Đức Green Pearl cũng rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”.
Sập bẫy dự án “ma”
Cũng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều khách hàng đứng trước nguy cơ mất trắng vì trót mua nền đất tại “dự án” Galaxy Long Hải, khu phố Hải Tân, TT.Long Hải, huyện Long Điền.
Bà T.T.P (ngụ Q.7, TP.HCM) cho biết, tháng 1/2019 bà ký hợp đồng thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng nền đất 95m2 tại dự án Khu dân cư Galaxy Long Hải với Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đồng Tiến Sài Gòn (Công ty Đồng Tiến SG). Giá trị hợp đồng gần 710 triệu đồng.
Theo thoả thuận, Công ty Đồng Tiến SG phải bàn giao nền đất cho bà T.T.P trong vòng 6 tháng kể từ ký hợp đồng. Mặt dù đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán nhưng cả năm sau bà T.T.P vẫn không được giao đất. Đòi lại tiền thì công ty chỉ hứa hẹn.
Khu đất thuộc quyền sử dụng của hai cá nhân được Công ty Đồng Tiến SG "hô biến" thành dự án Galaxy Long Hải. Nghi bị lừa, bà T.T.P và nhiều khách hàng khác tìm đến trụ sở Công ty Đồng Tiến SG ở số 252 Điện Biên Phủ, P.22, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Tuy nhiên, mặt bằng tại địa chỉ này hiện do đơn vị khác thuê, không liên quan đến Công ty Đồng Tiến SG.
Từ tố cáo của khách hàng, mới đây Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Công an đã nhiều lần liên hệ nhưng ông Nguyễn Đoàn Vũ Linh – Tổng Giám đốc Công ty Đồng Tiến SG, vẫn không hợp tác điều tra.
Trong khi đó, UBND huyện Long Điền cho biết, trên địa bàn không có dự án nào mang tên Galaxy Long Hải. Khu đất hơn 10.500m2 mà Công ty Đồng Tiến SG phân lô bán cho nhiều người thuộc quyền sử dụng của hai cá nhân.
Trước thực trạng dự án “ma” tái xuất, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa đưa ra cảnh báo.
Theo Sở TN&MT Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện nay trên địa bàn tỉnh thường xuyên xuất hiện việc rao bán đất nền phân lô. Lợi dụng việc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với loại đất nông nghiệp, nhiều chủ đất hợp đồng với các đơn vị đo đạc để tự ý lập bản vẽ phân lô tách thửa, mở đường.
Các đơn vị đo đạc đưa ra những bản vẽ phân lô, sơ đồ từng thửa không tuân theo quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa. Từ đó, gây hiểu lầm cho người dân về tính pháp lý cũng như việc mua bán đồng sở hữu.
Bên cạnh đó, có tình trạng nhiều người “hùn vốn” để đồng sử dụng 1 thửa đất nông nghiệp. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro khi chuyển nhượng, thừa kế, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
Các thửa đất nông nghiệp cũng không thể có giấy phép làm hạ tầng (làm đường, điện, nước…). Việc tự ý làm đường trên đất nông nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Không thể chuyển mục đích sử dụng đất tại những khu vực không phù hợp quy hoạch.
Để hạn chế phát sinh tranh chấp, khiếu nại và giới đầu cơ “thổi giá” BĐS thu lợi bất chính, Sở TN&MT Bà Rịa – Vũng Tàu khuyến cáo người dân trước khi giao dịch nhà đất nên liên hệ UBND địa phương tìm hiểu kỹ pháp lý và quy hoạch sử dụng đất.
Tìm nạn nhân mua đất tại dự án 'ma' Hồ Tràm Riverside
Được quảng bá là “siêu dự án” Hồ Tràm Riverside với gần 600 nền đất, thế nhưng khu đất gần 60ha do một cá nhân đứng tên vẫn là đất nuôi trồng thuỷ sản và chưa được cơ quan chức năng cấp phép xây dựng.
">Dự án “ma” tái xuất ở Bà Rịa – Vũng Tàu, hàng trăm người sập bẫy