Không chút do dự, tôi đến gần, lấy chiếc áo mưa của mình ra đưa cho anh chị. Chị vợ ngạc nhiên nhìn tôi, rồi xua tay: "Không cần đâu em ơi, nhà chị về gần đây rồi!".
Nhưng nhìn đứa trẻ run rẩy, tôi cương quyết: “Chị không nhanh thì cháu sẽ bị thấm nước vào người, lạnh rồi lại ốm đó chị. Người lớn không sao nhưng trẻ con không chịu được lạnh đâu chị”.
Nghe tôi nói vậy, chị hỏi lại: “Thế cô mặc bằng gì?”. Tôi chỉ cười và đáp: “Em không sao, chị cứ lấy dùng đi, lo cho cháu trước đã. Em tạt ra đây mua áo mưa mỏng mặc tạm. Ướt cũng không sao, em là thanh niên mà”.
Sau giây phút lưỡng lự, chị nhận chiếc áo mưa từ tay tôi, mặc lên cho con rồi vội đi về. Tôi cũng cố đi qua cơn mưa để tìm cửa hàng mua một chiếc khác. Dù mưa nặng hạt hơn, người ướt hết nhưng tôi không thấy lạnh, mà lòng còn ấm áp lạ thường.
Chúng tôi đi cùng nhau một đoạn ngắn, rồi chia tay nhau ở ngã ba. Chị cảm ơn rối rít. Tôi chỉ cười và tiếp tục hành trình về nhà. Nhìn đứa trẻ nép trong vòng tay mẹ, trong lòng tôi ngập tràn niềm vui.
Ngày hôm sau, tình cờ tôi đọc được một bài đăng trên mạng xã hội: "Tìm em gái tốt bụng đã cho mượn áo mưa chiều hôm kia ở khu vực...". Tôi nhận ra chị và chủ động vào chào hỏi. Chị hẹn gặp tôi để trả áo mưa và cảm ơn.
Ngày gặp lại, chị mang theo chiếc áo mưa trả lại cùng chiếc áo khoác làm quà tặng tôi. Tôi cho chị mượn áo che mưa, chị dành cho tôi sự ấm áp khác.
Tôi từ chối mãi nhưng chị nhất quyết không chịu. Chị bảo, tối hôm đó về, chồng chị cứ nhắc mãi là phải tìm bằng được cô gái đã nhường áo mưa cho anh chị.
Chị cũng sơ suất vì không xin số điện thoại của tôi nên đành lên mạng nhờ mọi người tìm giúp. Hành động của tôi khiến chị cảm kích.
Chúng tôi kết bạn trên mạng xã hội từ hôm đó. Và sau này, thi thoảng có thời gian, chị và tôi lại hẹn nhau đi uống nước trò chuyện. Sau một thời gian, chúng tôi trở thành những người bạn tốt, có thể chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn.
Cách hành xử của chị đã giúp tôi nhận ra rằng, đôi khi chỉ cần một hành động đơn giản nhường chỗ ngồi, nói một lời ân cần, cười với người lạ,… cũng đủ để gieo mầm những mối nhân duyên bất ngờ.
Độc giả An (Hà Nội)
Một tiếng rưỡi nói được vài chục từ, hễ ăn là chực nôn
Trong căn nhà nhỏ nhưng tươm tất, chỗ nghỉ của nghệ sĩ Mạc Can là chiếc giường đặt dưới gầm cầu thang. Tiếp đón phóng viên là bà Dương Thị Mai, em gái ông. Bà nói: "Trong mấy anh em, ông thứ 3, tôi thứ 4, Yến là em út. Căn nhà này của Yến. Hồi xưa, ông sống một mình bên Thanh Đa (TP.HCM). Giờ ông yếu quá nên phải trả nhà, dọn về đây dưỡng bệnh”.
Biết có người đến thăm, Mạc Can cố đứng dậy. Ông đi từng bước khó nhọc bằng khung tập đi, được bà Mai dìu. Nghệ sĩ đã yếu đi nhiều sau vài đợt nhập viện trong năm 2020. Ông hiện không thể tự đi một mình. Bà Mai vừa xoa bóp chân cho anh trai, kể rằng lúc bệnh trở nặng, hai cẳng chân ông sưng to, rồi dần phù nề cả nửa thân dưới. Ông bị bệnh tim, gout, thấp khớp, loét dạ dày...
“Tôi mới nhận chăm ông mấy tháng nay. Bác sĩ không yêu cầu tái khám nhưng uống hết thuốc phải lấy thuốc mới. Ông uống thuốc mỗi ngày. Có mấy tháng thôi mà ông xuống sắc, xuống sức vậy đó”, bà nói.
Trong một gần 1 tiếng rưỡi đồng hồ, Mạc Can nói được vài chục từ. Hỏi về ăn uống, ông nói: Ngon lành; về giấc ngủ, ông nói: Ngủ được; về bệnh tình, ông nói: Vẫn khỏe; ở nhà thế nào, ông nói: Thoải mái;… Cuộc trò chuyện cứ thế diễn ra. Ông bị líu lưỡi, nói năng khó nhọc nên thường không muốn nói nhiều. Cả bà Mai, bà Yến đều vất vả để biết ông muốn gì.
Dù vậy, sự hài hước, lạc quan của Mạc Can như xưa nay không thay đổi. Ông nói gì cũng thú vị. Hỏi ông mỗi ngày ra sưởi nắng bao lâu? Ông nói: Nửa ngày(thực tế chỉ khoảng 1 giờ). Hỏi ông năm nay bao nhiêu tuổi? Ông nói: Bốn mươi mấy(ông sinh năm 1945, năm nay 75 tuổi). Hỏi vì sao ông không thích xem TV? Ông trả lời: TV không thích tui.
Cuộc sống của Mạc Can hiện gói gọn trong căn nhà nhỏ. Nơi xa nhất ông có thể đi là sân nhà, cách giường ông khoảng 5m. Ông ăn mỗi ngày chỉ 2 bữa, lần nào cũng nôn hoặc chực nôn, uống nước luôn bị sặc. Mạc Can chỉ có thể ăn cháo yến đóng gói – loại cháo nhuyễn có thể nuốt, không thể cho thêm gì vào vì chỉ một chút lợn cợn là ông không ăn được. Mỗi lần ăn, bà Mai đút cháo bằng đúng nửa muỗng cà phê, nhiều hơn là ông chực nôn. Ăn quá ít, Mạc Can phải uống thêm sữa để đủ sức uống thuốc.
Dĩ nhiên vì không thể tự đi lại, mọi sinh hoạt cá nhân đều do bà Mai hoặc bà Yến thực hiện. “Anh mình già cả rồi, tụi tôi không ngại cũng không thấy phiền hà. May mọi sinh hoạt của ông đều đúng giờ giấc”, bà Mai nói.
Khao khát, trông chờ đồng nghiệp thăm
Mỗi ngày Mạc Can dậy lúc 8 giờ sáng, rửa mặt, thay đồ, ăn cháo rồi uống thuốc. Buổi trưa, ông uống sữa, chiều được dìu ra sân ngồi. Ban đêm, ông ngủ rất ít, thường nằm nhắm mắt chứ không ngủ, đến 4h sáng mới thực sự ngủ ngon. Sau này, bà Mai mới biết anh trai thường cố gắng tự ngồi dậy buổi đêm vì không muốn làm phiền mình.
“Ông là vậy, không khỏe cũng không bao giờ nói, có đau có mệt cũng kêu là khỏe. Mấy hôm trời lạnh, đêm ngủ, ông rên hừ hừ, sáng hôm sau lại nói là ngủ ngon”, bà Mai cho hay. Rồi bà nói chậm rãi: “Mấy hôm nay ông đỡ mệt, đỡ đau, mừng lắm. Mỗi ngày, Yến đi chợ, nấu ăn rồi đi làm, tôi thì theo sát ông. Ông đi bước nào, tôi đi bước đó, ông có thể ngã ngang bất cứ lúc nào. Bạn biết rồi đó, chỉ cần một cú ngã, ông có thể…”, rồi bỏ lửng.
Nghệ sĩ Mạc Can. |
Vì không thể đi quá khoảng sân nhà, Mạc Can thương nhớ công việc, bạn bè, đồng nghiệp; khao khát được thăm. Lúc phóng viên hẹn gặp, bà Yến nói: “Bạn chỉ cần nói hẹn buổi sáng là được, đừng nói mấy giờ. Nếu biết giờ, ông sẽ bỏ bữa để ngồi trông, tội lắm!”. Bà Mai nói thêm: “Ông hay quên nhưng ai hứa tới thăm đều nhớ rất rõ. Hễ nghe tiếng xe, ông ngóng lên ngóng xuống, đứng ngồi không yên vì tưởng có ai tìm gặp”.
Mạc Can bị yếu tay, không dùng được điện thoại. Ông trách “cái điện thoại kỳ cục” vì “nói nó không nghe”. Người nghệ sĩ già nhớ đồng nghiệp vô cùng nhưng không tự bấm gọi được. Ngược lại nếu ai gọi, ông cũng không thể tự nghe. Nhiều lần, Mạc Can cố gắng bấm loạn xạ rồi ấn nhầm nút tắt. Khi phóng viên VietNamNet đến, ông mừng rỡ, nắm tay chặt tay phóng viên, đặt lên ngực, trán một cách thân tình.
Năm 2019, Mạc Can còn khỏe. Ông thuê căn trọ để đi quay phim, viết sách báo… tự làm mọi thứ. Căn phòng bé xíu nhưng cơ man là sách báo. Ông ở một mình nhưng không biết chăm sóc bản thân. Hễ tập trung viết, ông lại nấu một nồi cơm nhỏ ăn trong 2 ngày nên sinh bệnh.
Trong vài người tới thăm từ khi Mạc Can về Hóc Môn, bà Mai nhận ra danh ca Phương Dung, một vài người chung đoàn phim với ông trước đây. Phương Dung có gửi ông ít tiền tiêu, trước đó còn có Trấn Thành và Khương Dừa.
Số tiền ấy rất quý vì mỗi tháng, Mạc Can sống hoàn toàn vào 2,6 triệu đồng do Hội Sân khấu TP.HCM hỗ trợ. Thời còn khỏe, ông thường tự đi lĩnh tiền, giờ ủy quyền cho cháu ruột nhận thay. “Ngoài ra không còn khoản tiền gì, hoặc có thì giờ ông cũng không nói được nên tôi chẳng biết”, bà Mai chép miệng.
Mạc Can rất sợ đi bệnh viện, phiền hay mệt chỉ là thứ yếu, nguyên do chính là ông sợ không có tiền trả mà mỗi lần nhập viện hết mười mấy triệu đồng. Bà Mai nói: “Hồi trước, ông không bao giờ nói cho ai biết mình bệnh tật, đau ốm. Sau này, tụi tôi biết tính ông nên cũng không thông báo. May sinh hoạt phí cũng không là bao. Vậy mà tiền bên Hội Sân khấu vẫn không đủ mua thuốc, Yến thường xuyên phải bù tiền túi vào”.
Bà Mai chăm sóc anh trai Mạc Can. |
Ước nguyện giản đơn nhưng xa vời
Nghệ sĩ Mạc Can hiện lúc nhớ lúc quên, nói năng khó nhọc nhưng nhắc đến phim là ông nhớ rõ, nói nhiều, nét mặt rạng rỡ. Ông hóm hỉnh nói về phim: Nhớ thấy mẹ!; và nói về viết sách, báo: Có tiền sao không nhớ?
Khi phóng viên hỏi: Phim nào ông nhớ nhất?, Mạc Can bất ngờ nói thành câu: “Nhớ thì nhớ nhiều, làm sao nhớ hết được”; và trả lời câu Ông hiện mong ước gì?rằng: “Đóng nhiều phim. Phim nào hay hơn mấy phim trước”. Bà Mai tỏ ra bất ngờ, gọi đây là "kỷ lục".
Dường như trong rất nhiều công việc từng làm, Mạc Can chỉ giữ lại 2 điều: giấc mơ đóng phim và nỗi nhớ nghề viết.
Nghệ sĩ Mạc Can thương nhớ đồng nghiệp, công việc. |
“Ông khi nhớ, khi quên. Vài lần ông kêu tôi soạn đồ cho ông đi diễn. Nếu nhớ phim cổ tích, ông kêu tôi soạn áo dài khăn đóng; còn phim hiện đại, ông kêu tôi soạn âu phục mà mấy thứ ấy có còn đâu. Có lần tự dưng ông hỏi: Hai chú chở tôi về đâu rồi?Tôi không hiểu gì, nhớ hoài mới ra rằng có một lần ông đi đóng phim đã được hai cậu trong đoàn phim chở về nhà. Hóa ra là ông nhớ chuyện xưa. Không hiểu sao ông mê phim đến vậy?
Ông chỉ muốn đóng phim, không cần tiền nong gì đâu. Ông hay đau, mệt nhưng ra đoàn phim vất vả, ồn ào lại vui như được quà! Tôi ước gì có ai đó mời ông đóng phim, vai gì cũng được, như vai người bệnh chẳng hạn…”, bà Mai kể.
Hỏi Mạc Can vì sao buồn? Ông nói: “Buồn vì hổng được vui. Buồn vì không biết được diễn vai gì”, với đôi mắt ướt. Trong khi đó, nếu ông đau đáu được đóng phim thì người ông nhớ nhất lại là nhà thơ Phạm Sỹ Sáu cùng tháng ngày viết văn…
Có lẽ nghệ sĩ Mạc Can mong Tết để con cháu đến thăm. Ông có 2 con gái đều thương cha nhưng nghèo, lấy chồng ở quê rất xa, khó về thăm thường xuyên. Bù lại, ông có 3 người cháu ruột (một người đã mất – PV), vài người cháu họ, đều thương ông nhiều. Họ đưa ông đi bệnh viện, có 1 cháu gái còn ở lại chăm ông.
Bà Mai nói: “Anh em chúng tôi còn mấy người nên tự chăm sóc lẫn nhau. Cả họ không có ai khá giả. Tôi cũng già, 70 tuổi rồi, Yến thì 68 tuổi, chăm ông cực chứ nhưng tôi không nề hà. Yến thương ông vô cùng. Yến hay nói tôi: Anh Ba không còn sống bao lâu, chị em mình chăm anh.Cô Yến không có gia đình, mỗi ngày đều đi vắt sổ khăn sữa em bé cho một doanh nghiệp kiếm thêm thu nhập.
Ông là người thân của mình thì tôi chăm, không thì bỏ cho ai giờ? Ông hiền lắm, xưa giờ vẫn hiền khô. Tụi tôi có mấy anh em, bỏ sao đành! Sống nhà Yến cũng thoải mái. Ngoài 3 người còn có thằng em thứ 5 của tụi tôi. Cô Yến thương anh nhiều nên đưa anh về ở”.
Bà Mai kết thúc chia sẻ bằng nụ cười nhẹ nhàng: “Cỡ nào cũng phải chạy tiền lo cho ông chứ biết làm sao! Dù gì, chúng tôi gắn bó với anh cũng cả đời rồi”.
Gia Bảo
Ảnh:Thanh Tùng
Nghệ sĩ Mạc Can - bác Ba Phi của "Đất phương Nam" vui mừng gặp gỡ nghệ sĩ Hồng Vân, MC Lại Văn Sâm, .. trong chương trình "Ký ức vui vẻ".
" alt=""/>Ước nguyện cuối đời của nghệ sĩ Mạc CanTôi không hiểu sao nhiều người lại ưu ái tôi như vậy. Thực tế, giọng đọc của tôi chẳng “huyền thoại” một chút nào nếu không muốn nói là có chút khàn khàn, yếu yếu... Nhiều lần tôi cũng suy nghĩ, tại sao giọng của mình không hay mà vẫn được người ta khen. Và tôi cảm nhận rằng, có lẽ giọng đọc hoặc cách dẫn của mình khiến người ta rung động.
BTV Kim Tiến và nhà báo Diễm Quỳnh trong một lần hội ngộ.
Thời kỳ làm nghề, tôi chỉ tâm niệm một điều rằng, mình phải dẫn dắt làm sao để điều mình nói đi được đến trái tim của mỗi khán giả xem chương trình. Nếu chỉ xuất hiện trước ống kính như một người đọc chữ hoặc một cái máy nói thì thông tin sẽ khô khốc, vô hồn và cứng nhắc.
Mình dẫn chương trình nhưng cũng phải đau đáu với công việc đó, như người diễn viên “sống chết" với nhân vật của mình trong một bộ phim thì mới đi vào lòng người được. Ở đây, người dẫn không phải đóng vai mà phải “sống” trong thông tin mà mình đang truyền đến người xem, người nghe. Khi đó, tấm lòng của người dẫn sẽ đến được với tấm lòng của người nghe.
- Nhớ về những người bạn dẫn cùng thời với mình như phát thanh viên Thanh Hùng, Minh Trí, Mạnh Tường... bà thấy mình dẫn chung với ai là ăn ý nhất?
Nói về độ chững chạc và phong cách trầm trầm thì tôi dẫn với anh Thanh Hùng là hợp nhất. Tôi không hợp dẫn chung với anh Minh Trí, còn anh Mạnh Tường thì thời ít lên hình lắm, chủ yếu đọc trong phòng thu.
Trong số các phát thanh viên dẫn chương trình thời đó, chúng tôi chỉ kém nhau một vài tuổi. Tôi là phát thanh viên nữ của phòng nhưng lại là người ít tuổi nhất. Dẫu vậy, việc ai người nấy làm chứ không có sự ưu ái hay chiều chuộng nhau đâu. Tôi là người phụ trách phòng nên phải phân ca kíp làm việc cho mọi người công tâm, khách quan.
Bây giờ, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn gặp nhau mỗi khi có dịp. Vì ai cũng có tuổi rồi nên gặp nhau toàn ôn chuyện cũ và nói chuyện vui thôi.
- Vậy trong số các biên tập viên, người dẫn chương trình truyền hình ở VTV hiện tại, bà thấy ai có bóng dáng của bà thời trẻ?
Xét về ngoại hình thì ai cũng bảo Hoài Anh có vẻ ngoài và thần thái giống tôi khi dẫn Thời sự. Các thế hệ biên tập viên truyền hình của VTV ngày nay có nhiều bạn dẫn tốt. Tôi thích cách dẫn thông minh và truyền cảm của Thái Trang trong chương trình “Cất cánh”.
Riêng về Thời sự thì cách đây mấy năm tôi thấy nhiều bạn dẫn chưa ổn lắm vì nói quá nhanh và giọng mềm mại không cần thiết. Đã dẫn Thời sự - Chính luận là phải có sự mạnh mẽ, có chất “đanh” trong đó. Thời gian gần đây, bản tin Thời sự 19h, tôi thấy có Hữu Bằng, Tuấn Dương, Thu Hà, Hoàng Trang, Minh Trang... tiến bộ rất rõ rệt, dẫn càng ngày càng ổn.
"Giọng đọc huyền thoại" Kim Tiến cho rằng, nhiều người bảo Hoài Anh có nhiều nét giống bà.
- Trong những năm tháng làm nghề, đã bao giờ bà phải đứng vào thế “tiến thoái lưỡng nan” nửa muốn bỏ nghề, nửa muốn tiếp tục?
Thời gian ấy, cuộc sống của một phát thanh viên có nhiều khó khăn lắm nhưng tình yêu nghề át hết. Tiêu chuẩn của tôi được 3 lạng thịt thì phải để dành cho con nên mỗi lần xách cặp lồng lên cơ quan toàn chỉ có cơm trộn bo bo với cà muối kèm rau muối xào không dầu mỡ.
Trên mạng bây giờ vẫn còn cái ảnh thời tôi qua làm chương trình bên Hungary. Lúc đó tôi gầy như que củi, chỉ có 41kg thôi. Người vốn dĩ được có 1m50, lại gầy 41kg, da dẻ có chút mịn màng nên ai cũng tưởng mình còn ít tuổi lắm. Có người lại hỏi “Bạn đã 19 tuổi chưa?”, tôi bảo “Tôi ngoài 30 tuổi rồi”.
Có một lần, tôi cảm thấy chán nản và muốn bỏ nghề đó là khi tôi bị viêm gan siêu vi trùng. Thời đó, tôi yếu tới mức bước từ nhà sang trạm xá mà phải lò dò từng bước một rất khó nhọc. Sau đợt đó, phần vì không có sức khoẻ, phần vì đời sống quá khó khăn nên tôi định bỏ nghề.
Trước đó, có nhiều người đã bỏ nghề để chuyển sang kinh doanh hoặc làm các công việc có thu nhập tốt hơn rồi. Nhưng sau khi hết ốm, đi một chuyến nghỉ mát với anh chị em trong Đài ở Sầm Sơn (Thanh Hoá) về tôi lại không bỏ nghề nữa.
- Nghỉ hưu mà bà vẫn thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về nghề dẫn chương trình cho thế hệ trẻ, điều đó chứng tỏ bà vẫn yêu nghề lắm lắm?
Sau khi nghỉ hưu nhiều năm, có một số đơn vị truyền hình mời tôi cộng tác nhưng tôi từ chối dù vẫn dẫn tốt. Tôi nghĩ mình có tuổi rồi lại nghỉ hưu đã nhiều năm nên quay lại rất ngại.
Lúc ở nhà thì nhiều bạn trẻ tìm đến nhờ tôi chỉ dạy và truyền nghề. Cứ bạn này học xong lại mách bạn kia, vậy là tôi không bao giờ được nghỉ. Trong số các bạn tìm đến tôi xin học có một số bạn đến từ VTV. Bạn nào đến học tôi cũng uốn nắn rất nhiều về ngữ điệu và phát âm.
Ngoài ra, tôi vẫn thường xuyên nhận lời đọc lời dẫn cho phim tài liệu, phóng sự truyền hình... Những dịp có sự kiện lớn thì việc chồng việc, ngồi hết ngày này đến ngày khác trong phòng thu. Chỉ có lâu lắm rồi tôi không thuyết minh phim truyền hình dài tập của nước ngoài như trước nữa mà thôi.
Ngoài đi dạy ra, tôi cũng có rất nhiều hoạt động bên Hội thánh Tin Lành. Ở bên đó, tôi cũng đi dạy giáo lý khá nhiều và tham gia các hoạt động cùng cộng đoàn. Tôi gọi đó là “cái ơn” mà Chúa đã ban cho mình.
May mắn là con cháu lớn rồi nên tôi cũng không bị vướng bận gì cả. Tôi có một con gái duy nhất với chồng trước thì cũng đã lớn tuổi, đã có gia đình. Cháu ngoại duy nhất năm nay đã 19 tuổi, đang học năm thứ hai đại học.
Ông xã của tôi có mấy người con đều sinh sống, làm việc và định cư ở Đức. Thỉnh thoảng các con, các cháu ở bên đó mới về Việt Nam. Chính vì thế mà vợ chồng chúng tôi có nhiều thời gian cho công việc và đức tin của mình.
Nghệ sĩ Kim Tiến hạnh phúc bên người chồng là nhà khoa học về Hoá học.
- Mối quan hệ của các con riêng đối với ông bà như thế nào?
Các con đối với chúng tôi đều thân thiết và gần gũi. Con riêng của tôi dù không gọi ông xã của tôi là “bố” nhưng rất quý mến và trân trọng ông. Ông thì đặc biệt rất quý đứa cháu ngoại của tôi. Ông còn tính toán và định hướng về tương lai cho đứa cháu ngoại này hơn cả tôi.
Các con của ông xã ở bên Đức vẫn gọi điện về trò chuyện mỗi ngày. Do mấy bố con đang có các dự án làm ăn chung nên không ngày nào là không liên lạc. Trước đây, khi chưa có dịch bệnh, chúng tôi cũng sang thăm các con, cháu suốt. Mấy đứa cháu sinh ra ở Đức nhưng yêu Việt Nam lắm. Dịp nào được nghỉ dài ngày cũng thích được về Hà Nội vì về đây ai cũng cưng chiều.
- Phải chăng vì hoạt động liên tục và có niềm tin mãnh liệt vào đức tin nên ở tuổi U80 mà bà vẫn gây nhạc nhiên vì sự trẻ trung?
Có điều lạ là mỗi lần gặp ai đó (kiểu lâu ngày không gặp) đều được khen trẻ. Tôi không hiểu mình có trẻ thật không nhưng thấy ở tuổi U80 mà mọi thứ vẫn chưa thay đổi nhiều so với trước đây. Tôi thường gọi đó là sự ban cho và cảm nhận rõ rệt điều đó.
Thật sự tôi không bao giờ để ý gì đến việc giữ gìn sự trẻ trung của mình. Tôi ăn uống rất thoải mái chứ không kiêng khem gì cả. Tôi cũng không thực hiện chế độ tập luyện gì đặc biệt và cũng không dưỡng da - dưỡng thể gì hết. Mọi thứ cứ đối với tôi cứ tự nhiên và bình thường thế thôi.
Theo Dân trí
BTV Hoài Anh đăng ảnh thân thiết bên 'Giọng đọc huyền thoại' Kim Tiến. Cô khoe có nụ cười và cặp kính giống tiền bối.
" alt=""/>NSƯT Kim Tiến lần đầu tiết lộ về mối quan hệ với con riêng của chồng