Nhận định, soi kèo Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2: Pháo nổ rộn ràng
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Barcelona vs Alaves, 20h00 ngày 2/2: Tin vào Blaugrana -
Người phụ nữ từng bị chồng thiêu sống hồi sinh cuộc đời, có hạnh phúc mớiChị Ngân trước khi xảy ra biến cố bị chồng cũ thiêu sống. Hồi sinh cuộc đời
Trở về sau buổi đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, chị Lê Thị Kim Ngân (35 tuổi, ngụ huyện Củ Chi, TP.HCM) lại tất bật với việc bán hàng online. Phía đối diện, người đàn ông với cơ thể chằng chịt những vết sẹo sau lần bị bỏng nặng bẽn lẽn đem đến cho chị cốc nước mát.
Anh là niềm hạnh phúc mới của chị sau những đau đớn kể từ lần bị chồng cũ tưới xăng thiêu sống. Đó là một đêm tháng Ba của 3 năm trước. Đêm ấy, chị bị tiếng bật lửa của chồng đánh thức.
Khi mở mắt, chị đã thấy ngọn lửa bao trùm căn phòng. Trong tích tắc, cơ thể chị bùng lên như ngọn đuốc. Thương con, chị mặc cho cơn bỏng rát hành hạ để vẫy vùng mở cửa, đưa hai đứa con ra ngoài trước khi mình ngất lịm.
Hôm sau, chị hồi tỉnh trong bệnh viện. Cơ thể chị bỏng đến 92%. Sau đó, chị trở về nhà với tận cùng của nỗi đau thể xác, tinh thần. Từ một cô gái xinh đẹp, có tài sản trong tay, phút chốc, chị trở thành người tay trắng, tật nguyền, cơ thể phủ đầy những vết sẹo to tướng.
Nhưng sau lần vào trại giam thăm chồng, chị nhận ra rằng, nếu giữ mãi nỗi đau ấy, chị và các con sẽ nặng nề, u uất mãi. Trở về nhà, chị giấu gia đình viết đơn xin giảm án cho chồng.
Viết đơn xong, chị dắt 2 con rời quê vào TP.HCM. Nơi đất khách, bằng một nghị lực phi thường, chị từng bước hồi sinh cuộc đời. Chị xin vào làm trong một xưởng may gần nhà, học cách bán vé máy bay, nhận hàng về bán online…
Cuối cùng, những nỗ lực không mệt mỏi cũng đem đến cho chị những thành quả nhất định. Khi công việc dần ổn định, chị mở cửa tiệm kinh doanh các sản phẩm dầu xoa bóp, tinh dầu, dành thời gian hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, người đồng cảnh ngộ.
Trên con đường thiện nguyện, chị bắt gặp và tìm thấy hạnh phúc mới của đời mình. Đó là anh Nguyễn Văn Minh (33 tuổi, ngụ huyện Củ Chi), người đem đến cho chị và các con “cảm giác an yên, có thể nương tựa những lúc cuộc sống mệt mỏi”.
Hạnh phúc mới…
Cũng như chị Ngân, anh Minh bị bỏng nặng sau sự cố cháy bình xăng xe máy. Chị Ngân biết người bạn trai ít tuổi hơn mình này sau lần đọc bài viết kêu gọi hỗ trợ anh trên mạng xã hội.
Biết anh Minh cũng ở Củ Chi, chị đến bệnh viện thăm với ý định hỗ trợ tinh thần, giúp “đứa em trai từng bước vượt qua nỗi đau thương tật”. Tuy vậy, chị không gặp được anh. Mấy tháng sau, anh Minh vô tình thấy chị trên mạng xã hội. Anh liên hệ và cả hai có lần đầu tiên trò chuyện với nhau.
Lúc ấy, chị Ngân chưa có cảm tình ngay với anh Minh. Thậm chí, chị còn làm mai anh cho một cô bạn cũng bị bỏng của mình. Mỗi khi có dịp, chị đều cố gắng gán ghép hai người này với nhau.
Chị chia sẻ: “Thế mà cuối cùng, chúng tôi lại đến với nhau dẫu chưa nói với nhau lời yêu thương nào. Minh không ngọt ngào, lãng mạn nhưng tôi cảm nhận được tình cảm của anh dành cho mình qua từng hành động, cử chỉ...".
Ngồi phía đối diện, anh Minh bẽn lẽn khi nghe chị Ngân nhắc đến chuyện tình lệch tuổi của mình. Anh thừa nhận đã yêu người phụ nữ hơn tuổi trước khi biết liệu mình có được đón nhận hay không. Đến bây giờ, anh vẫn ngỡ ngàng trước hạnh phúc bất ngờ ấy.
Trong khi đó, ngày quyết định đến với anh Minh, chị Ngân vấp phải những lời bàn tán, khuyên can... Song, tất cả không làm chị buồn lòng.
Chị chia sẻ: “Trước khi đến với anh Minh, tôi cũng được nhiều người lành lặn, thậm chí ở nước ngoài ngỏ lời. Tôi đều không dám mở lòng. Tôi sợ họ chưa trải qua nỗi đau như mình nên sẽ không thể đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia cùng mình”.
“Khi quen biết anh Minh cũng có những lời khuyên can nhưng tôi và anh có sự đồng cảm. Hơn thế, tôi nghĩ những lúc bệnh đau, mệt mỏi trong cuộc sống, mình vẫn cần một người để nương tựa, chia sẻ.... Tôi chỉ sợ các con không chấp nhận anh, mọi người không thể chung sống với nhau dưới một mái nhà…”, chị nói thêm.
Tuy vậy, những lo lắng của chị sớm tan biến. Sau những lần gặp gỡ đầu tiên, các con của chị đều vui vẻ và sớm cảm nhận được tình yêu thương của “ba Minh”. Chỉ một thời gian ngắn, các bé vui đùa, quý trọng, xem anh Minh như người thân trong gia đình.
Cuối cùng, sau những mất mát không thể kể hết bằng lời, giờ đây, chị yêu cuộc sống và thực sự cảm thấy hạnh phúc. Chị chia sẻ: “Có nhau, chúng tôi tự tin hơn khi đi ra đường. Trước đây, khi một mình ra đường, mọi người hay nhìn những người như chúng tôi với ánh mắt soi mói”.
“Bây giờ, khi đi cùng nhau, người ta không nhìn như vậy nữa. Ở nhà, chúng tôi san sẻ cho nhau mọi việc từ kinh doanh đến chăm sóc con, dạy dỗ các con… Thật lòng mà nói, cả hai cùng thấy bản thân tốt hơn khi ở bên nhau”, chị tâm sự thêm.
Bài:Hà Nguyễn
Ảnh: Nhân vật cung cấp
"> -
Triển lãm MâyTriển lãm quy tụ 8 hoạ sĩ: Bùi Tiến Tuấn, Nguyễn Văn Cường (Cường Trâu), Vũ Thái Bình, Lê Minh Đức (Đức con), Bùi Văn Tuất, Đoàn Đức Hùng, Nguyễn Minh (bé nhỏ), Đặng Hữu. 8 họa sĩ với chất liệu sáng tác đa dạng tranh lụa, giấy và sơn dầu toan hứa hẹn mang đến những cảm xúc khác lạ cho người xem.
Nếu như hoạ sĩ Bùi Tiến Tuấn mang tới cho người xem những sáng tác nhẹ nhàng tinh khiết trên lụa thì kỹ thuật trên Dó tuyệt vời trong những tác phẩm của hoạ sĩ Vũ Thái Bình và Nguyễn Minh cũng không thể không chiêm ngưỡng.
Tranh sơn dầu của Đặng Hữu luôn mang lại cho người xem một cảm xúc tích cực và lạc quan bởi màu sắc vô cùng đằm và quyện bởi việc chồng lớp ra hình được tính toán rất kỹ. Người xem còn được thấy sự mạnh mẽ phá cách trong các tác phẩm rất nhiều tư duy, đáng suy ngẫm và phóng khoáng của Lê Minh Đức. Đối lập với đó lại là sự cầu kì, kỹ thuật đỉnh cao của hoạ sĩ Bùi Văn Tuất. Cuối cùng là sự tạo hình, nghiên cứu rất chi tiết các hoạt động mang màu sắc dân gian trong các tác phẩm của hoạ sĩ Nguyễn Văn Cường.
Các tác phẩm trong triển lãm sẽ được giới thiệu song song tại May Art Space và Group Tranh Giấy Dó.
Tình Lê
"> -
Chúng tôi xử lý cấp cứu rồi chụp cắt lớp sọ não. Kết quả là có xuất huyết thân não. Đây là một dạng xuất huyết não nguy hiểm, do thân não có các trung tâm điều khiển tim mạch và hô hấp, người bệnh có thể tử vong bất kỳ lúc nào. Thận trọng với 'quyền được chết'Chúng tôi giải thích với người nhà rồi cho chuyển ngay bệnh nhân lên tuyến tỉnh. Hôm sau người nhà xin đưa ra Hà Nội. Đến trưa thì tình trạng bệnh nhân nặng lên, chìm vào hôn mê sâu. Bác sĩ ở bệnh viện trung ương giải thích với gia đình và đặt ống để bệnh nhân thở máy rồi cho về.
Trên đường về, mấy người con thương mẹ, không ai dám tự tay rút ống thở, nên đưa thẳng tới bệnh viện chúng tôi để bà được thở máy tiếp, khi nào mất mới đem về nhà. Thế là sau một ngày đi lên tỉnh rồi trung ương, bệnh nhân lại quay về với chúng tôi.
Tuy người nhà chỉ gửi để "chờ", nhưng chúng tôi tiếp nhận với sự khẩn trương nhất, triển khai tất cả biện pháp điều trị có trong tay. Gia đình người bệnh cũng không mấy hy vọng. Người quen, họ hàng kéo đến thăm, rồi bàn bạc về tang lễ. Chúng tôi vẫn lặng lẽ theo sát bệnh tình.
Bất ngờ đến vào ngày thứ sáu, cô con gái thảng thốt gọi tôi: "Bác sĩ ơi, mẹ em mở mắt". Tôi chạy tới thì đúng vậy, người bệnh đã tỉnh, có đáp ứng khi cấu véo. Khi tỉnh lại bà phục hồi rất nhanh, chỉ ngày hôm sau đã nhận biết, làm theo y lệnh. Gia đình vui mừng, người mẹ cũng ứa nước mắt khi nhìn thấy người thân.
Chúng tôi tiếp tục kết hợp với bệnh viện tuyến trên điều trị thành công ca này. Sau hơn 20 ngày, bệnh nhân phục hồi tốt, tỉnh táo, có một ít di chứng vận động, được ra viện về nhà trị liệu thêm.
Câu chuyện trên là một kỷ niệm đẹp trong cuộc đời hành nghề y của tôi. Và tôi biết bác sĩ nào trong đời cũng có ít nhiều kỷ niệm đẹp như thế. Bạn đọc chắc cũng từng nghe thấy nhiều câu chuyện tương tự về những người bị bệnh viện trả về chờ chết sau đó lại sống mạnh khỏe.
Vì thế khi theo dõi cuộc bàn luận về quyền được chết gần đây, dù rất tôn trọng nguyện vọng cá nhân trong một số trường hợp cụ thể, tôi thấy vẫn nên có sự thận trọng cao với vấn đề an tử.
Sống là bản năng mạnh nhất của sinh vật. Chỉ nói riêng ở động vật, khi đứng trước hiểm họa, chúng lập tức có phản ứng chạy trốn, tự vệ. Thậm chí ngay lúc cận kề cái chết, cơ thể chúng vẫn có những phản ứng tuyệt vọng để kháng cự như giãy giụa, tăng nhịp thở, tăng nhịp tim...
Thời gian sống dài ngắn của một sinh vật, nói dân dã, là do "số trời". Ngày nay khoa học khám phá ra cái đồng hồ quy định thời gian sống của mỗi sinh vật nằm trong bộ gen của cá thể đó. Ở phần cuối của một nhiễm sắc thể, có một bộ phận gọi là telomere, mỗi khi tế bào phân chia thì phần telomere này ngắn đi một chút, đến khi phần telomere này hết thì tế bào không phân chia được nữa và sinh vật sẽ chết. Năm 1984, Elizabeth Blackburn và Carol Greider phát hiện ra telomerase, một enzym giúp kéo dài đoạn telomere, từ đó giúp hiểu sâu hơn về quá trình lão hóa. Nhờ nghiên cứu này, hai người cùng với Jack W. Szostak được trao giải Nobel Y Sinh năm 2009.
Lý tưởng nhất là mỗi người được sống hết quãng thời gian mà tự nhiên ban tặng. Nhưng do chiến tranh, tai nạn, bệnh tật mà không phải ai cũng có thể hưởng hết số tuổi trời cho. Nâng cao tuổi thọ người dân là mục tiêu phấn đấu của xã hội và tuổi thọ trung bình cao là tiêu chí để đánh giá tiến bộ xã hội.
Đứng về góc độ sinh học thì không nên có "quyền được chết". Nhưng thực tiễn có những trường hợp đặc biệt, khi cái chết được coi như một sự giải thoát. Vì vậy, luôn có một bộ phận đấu tranh để được an tử, gián tiếp công nhận "quyền được chết". Tuy nhiên đến nay, vẫn chỉ một số ít quốc gia cho phép an tử và trợ tử. Tại sao hầu hết các nước lại thận trọng?
Vì sự sống là quý giá và mỗi người chỉ có một lần được sống, nên các quy định về an tử cần phải rất chặt chẽ. Đến nay, vẫn có nhiều cách hiểu về an tử, nhưng nhìn chung các chuyên gia cho rằng an tử bao gồm những điều kiện sau:
Thứ nhất, việc chấm dứt cuộc sống phải là ý chí chủ quan của bệnh nhân, không bị ép buộc bởi bất cứ chủ thể nào khác. Đây là yêu cầu quan trọng nhất của quyền an tử.
Thứ hai, đối tượng là những người không còn khả năng cứu chữa. Yếu tố này sẽ giúp phân biệt hành vi an tử và tự tử, cũng như phân biệt an tử và việc trợ giúp, xúi giục người khác tự tử. Bệnh nhân phải ở trong tình trạng không còn khả năng cứu chữa, do hội đồng bác sĩ kết luận.
Thứ ba,cách thực hiện ít hoặc không gây đau đớn.An tử tức là cái chết nhẹ nhàng, êm ái, là cái chết nhân đạo. Vì thế cách thức thực hiện cũng phải hạn chế đến mức thấp nhất đau đớn cho bệnh nhân, giúp họ ra đi một cách thanh thản, chấm dứt cuộc sống đau đớn đã kéo dài.
Thứ tư, vì lợi ích của người được an tử. An tử trên hết phải với mục đích đem lại sự thanh thản cho người bệnh, giúp họ không phải chịu đựng những ngày tháng đau đớn, chứ không phải vì bất kỳ lợi ích kinh tế hay nguyên nhân từ chủ thể nào khác (gia đình, xã hội).
Nếu không soi xét đến đầy đủ các điều kiện trên, việc ủng hộ an tử có thể rơi vào cảm tính. Và nếu không thận trọng, hợp thức hóa an tử sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy về pháp luật và đạo đức, ảnh hưởng đến quyền cơ bản nhất của con người, là quyền được sống.
Hippocrates, ông tổ ngành y phương Tây, được cho là người đầu tiên chống đối trợ tử. Trong lời thề Hippocrates, ông kêu gọi thầy thuốc "không bao giờ cho ai một liều thuốc độc dù người đó yêu cầu, và không bao giờ gợi ý về điều đó".
Nhưng từ thực tiễn chữa bệnh, tôi thấy thống kê số bệnh nhân tử vong ở bệnh viện luôn ở mức thấp, vì người bệnh đã phần lớn về chết ở nhà. Đó chính là hiện tượng "xin về, cho về" đang diễn ra hàng ngày. Bệnh nặng, già yếu, hết tiền, không có người chăm sóc... là những lý do để đưa người bệnh về nhà chờ chết. Và trong điều kiện ở nhà không có trợ giúp y tế, những giờ phút cuối đời mới thật khủng khiếp.
Chính từ thực tế này tôi ủng hộ việc đưa ra bàn luận về luật an tử, để người dân có kiến thức rõ ràng, giúp phân biệt khi nào gọi là "an tử", khi nào là "tự tử", thậm chí khi nào là "bức tử".
Nhưng an tử không phải là cách duy nhất để ra đi bình an. Y học hiện đại cũng đã có đủ thuốc men giúp làm dịu các cơn đau cuối đời. Chính việc phát triển chuyên ngành chăm sóc giảm nhẹ mới là giải pháp nhân văn và khả thi, thay vì luật hóa khi chưa đảm bảo giám sát tốt các điều kiện cần và đủ của an tử.
Sự sống luôn không dễ dàng nhưng xứng đáng để phấn đấu.
Quan Thế Dân
">