Chi tiêu của người dùng toàn cầu trên App Store và Google Play dự kiến đạt 112 tỷ USD trong năm nay, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, được thúc đẩy bởi các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Vương quốc Anh, Hàn Quốc, Đức và các thị trường khác, ở một số danh mục như trò chơi, hình ảnh, video, giải trí và mạng xã hội.
Năm 2020 đã chứng minh rằng khi người dân ở nhà, thiết bị di động đã trở thành trung tâm cuộc sống. Do đó, để giành chiến thắng ở mảng di động, chủ sở hữu thương hiệu và nhà phát hành cần sử dụng dữ liệu thị trường làm chuẩn để đo lường hiệu suất di động của họ hơn bao giờ hết.
Ứng dụng nổi tiếng toàn cầu của năm
Dựa trên số lượt tải xuống ứng dụng và chi tiêu của người dùng trên cửa hàng ứng dụng tính đến ngày 14/11/2020 và người dùng hoạt động trung bình hàng tháng tính đến tháng 10, các ứng dụng đạt được đột phá trong tăng trưởng hàng năm của năm 2020 bao gồm:
ZOOM Cloud Meetings và Google Meet có lượt tải xuống tăng đáng kể, lý do là nhu cầu làm việc, học tập từ xa tăng lên. Trên khía cạnh nhiều công ty trên khắp thế giới sẽ duy trì mức độ khác nhau của các chính sách viễn thông, việc sử dụng thiết bị di động sẽ vẫn ở mức cao vào năm 2021.
TikTok cũng để lại dấu ấn trong năm 2020 khi không chỉ dần xóa nhòa ranh giới giữa mạng xã hội và video trực tuyến mà còn là một thế lực không thể xem thường trong lĩnh vực video trực tuyến. Dự kiến vào năm 2021, số lượng người dùng hoạt động hàng tháng sẽ vượt mốc 1 tỷ.
Sau khi thâm nhập thành công thị trường châu Âu và châu Mỹ Latinh, Disney + đạt được mức tăng trưởng đáng kể trong năm nay. Vào năm 2020, Disney + đứng thứ 5 về chi tiêu của người dùng cho các ứng dụng không phải trò chơi - có nội dung độc quyền như The Mandalorian và Mulan, nó đã thu hút thành công nhiều người dùng di động.
Trò chơi nổi tiếng toàn cầu của năm
Các trò chơi đã đạt được tốc độ tăng trưởng đột phá vào năm 2020 gồm:
Among Us: Đây là một trò chơi cạnh tranh nhiều người chơi, thuộc thể loại phụ của trò chơi điện tử thông thường, đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc tăng lượt tải xuống và người dùng tích cực. Bằng cách kết hợp lối chơi nhiều người và phổ biến trong các trò chơi từ trung bình đến nặng như trò chơi gà với các yếu tố cực kỳ bình thường của trò chơi arcade, Among Us có thể thu hút một lượng lớn người chơi tương tác cao.
Talking Tom: Được phát hành vào tháng 2/2020 và đã trở thành trò chơi di động được tải xuống nhiều thứ tám trên toàn thế giới vào năm 2020. Loạt Talking Tom Cat dựa trên nội dung giải trí-mô phỏng-thú cưng đã nắm bắt nhu cầu tiềm năng của người dùng và mang đến trải nghiệm mới mẻ, nhờ vậy nhanh chóng gây được sự chú ý.
ROBLOX: Đây là một trò chơi sandbox mô phỏng. Nó sẽ lọt vào top 10 bảng xếp hạng chi tiêu của người dùng vào năm 2020. Điều này đặc biệt ấn tượng vì bảng xếp hạng doanh thu thường bị chi phối bởi các trò chơi từ trung bình đến nặng. ROBLOX đã tổ chức một buổi hòa nhạc cho ngôi sao ca nhạc LilNasX. Vào năm 2019, anh này đã cover OldTownRoad trên TikTok và trở nên nổi tiếng. Đối với những người chơi, sự hợp tác giữa nhiều thể loại và nội dung "độc quyền" có thể có sức hấp dẫn riêng.
Call of Duty: Mobile: Vào ngày 1/10/2020, trò chơi đã kỷ niệm một năm thành lập. Đây trò chơi phổ biến từ console cho thiết bị di động, đạt mốc xếp hạng trung bình người dùng hoạt động hàng tháng tăng từ hạng 13 năm 2019 đến hạng 4 trong năm 2020.
Phong Vũ
Khi người dùng truy cập trang web Google.fr và Amazon.fr, một số cookie quảng cáo sẽ tự động được cài đặt trên máy tính của họ, dù người dùng không thực hiện bất kỳ hành động nào.
" alt=""/>Chi tiêu của người dùng các kho ứng dụng dự kiến sẽ đạt 112 tỷ USD trong năm nayTrên cơ sở đề xuất của Sở Quy hoạch – Kiến trúc, UBND TP.HCM đồng ý phương án di dời các cây xanh để không che khuất tầm nhìn từ Cột cờ Thủ Ngữ về phía Bến Nhà Rồng và Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Bên cạnh việc lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn để hoàn thiện thêm phương án thiết kế, UBND TP.HCM yêu cầu các sở ngành cần nghiên cứu đề xuất phương án treo cờ bằng hệ thống tự động và xây dựng bia tưởng niệm Tiểu đội bảo vệ lá cờ đỏ sao vàng đã hi sinh tại Cột cờ Thủ Ngữ vào sáng 23/9/1945.
Di tích lịch sử Cột cờ Thủ Ngữ chuẩn bị được trùng tu
Về kinh phí, việc kiểm định đánh giá chất lượng công trình, thiết kế, trùng tu Cột cờ Thủ Ngữ cũng như thi công cải tạo cảnh quan công viên khu di tích cột cờ sẽ được thực hiện bằng nguồn xã hội hoá. UBND TP.HCM yêu cầu phải hoàn thành trùng tu Cột cờ Thủ Ngữ trước tháng 1/2021.
Được người Pháp xây dựng vào tháng 10/1865, Cột cờ Thủ Ngữ có chức năng ban đầu là cột tín hiệu cho tàu bè ra vào lường rạch khu vực Sài Gòn – Gia Định. Giai đoạn 1890 – 1910, cột cờ dựng lại bằng sắt, cao 35m và có thêm sàn đứng kéo cờ. Khu vực cột cờ có thêm một số công trình phục vụ chức năng bến cảng.
Những năm 1920, ngay dưới chân cột cờ được xây dựng thêm công trình bát giác 1 tầng có mái dốc. Những năm sau đó, kiến trúc cột cờ không có sự thay đổi lớn. Đến năm 2011, Cột cờ Thủ Ngữ được trùng tu và có hình dạng kiến trúc như hiện nay.
Song song với việc trùng tu Cột cờ Thủ Ngữ, UBND TP.HCM cũng chấp thuận phương án thiết kế cải tạo chỉnh trang khu công viên Bến Bạch Đằng, phạm vi từ khu vực Cột cờ Thủ Ngữ đến Khu phức hợp Sài Gòn – Ba Son.
Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc, ranh giới khu vực công viên Bến Bạch Đằng kéo dài từ Cột cờ Thủ Ngữ đến cầu Thủ Thiêm 2 dọc đường Tôn Đức Thắng, Q.1.
Công viên Bến Bạch Đằng sẽ được phân vùng thành 3 khu vực
Trong khu vực hiện còn một số khu đất do các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng. Do đó, trước mắt đơn vị tư vấn đề xuất ranh cải tạo chỉnh trang từ Cột cờ Thủ Ngữ đến khu vực Khẩu Thần công, với diện tích 18.600m2.
Về ý tưởng chỉnh trang, công viên Bến Bạch Đằng được phân vùng thành 3 khu vực chính, đó là: Khu tưởng niệm lịch sử rộng 4.000m2; khu xúc tiến du lịch rộng 5.150m2; và khu công viên cộng đồng quy mô 2.750m2.
Chi phí đầu tư xây dựng cải tạo công viên Bến Bạch Đằng dự kiến khoảng 68 tỷ đồng, được huy động bằng nguồn xã hội hoá. UBND TP.HCM yêu cầu các đơn vị hoàn thành chỉnh trang công viên Bến Bạch Đằng trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Quá trình thi công Cao ốc Khu tứ giác Bến Thành đã gây nứt, lún nhiều hạng mục tại di tích Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Dù gây nguy hiểm cho khách tham quan và nhân viên bảo tàng, đến nay chủ đầu tư vẫn chưa khắc phục.
" alt=""/>TP.HCM sẽ di dời cây xanh khi trùng tu Cột cờ Thủ Ngữ 155 năm tuổiSabeco cũng luôn né tránh báo chí. Ngay khi nhận được thông tin từ ông Du, báo VietNamNet đã liên lạc với Công ty Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn, tuy nhiên đại diện phía Sabeco luôn tìm cách né tránh rồi đưa ra câu trả lời chung chung “Chất lượng sản phẩm và quyền lợi của người tiêu dùng luôn là mối quan tâm hàng đầu của Sabeco. Sabeco cam kết cung cấp đến người tiêu dùng những sản phẩm an toàn, đạt chất lượng cao nhất…”.
Khi chúng tôi tiếp tục yêu cầu phía Sabeco trực tiếp nói về lý do tại sao chai bia chỉ có 1/4 bên trong thì đơn vị này hoàn toàn im lặng. P.V nhiều lần liên lạc qua điện thoại song vị Phó tổng giám đốc phụ trách marketing và đại diện truyền thông lập tức tắt máy hoặc không nghe.
Trước đó, ông Du cho biết, đầu tháng 9/2018, ngay khi phát hiện chai bia có 1/4 chất lỏng dù còn nguyên tem, nguyên nắp và có thời hạn sử dụng tới năm 2019 ông đã thông tin tới các cơ quan truyền thông nhưng phía Sabeco vẫn im lặng và tới gần 1 tháng sau, đại diện của Sabeco mới tới gặp ông Du để ghi nhận sự việc.
![]() |
Chai bia chỉ có 1/4 |
Trong buổi gặp gỡ này, ông Dương Văn Minh (Phó ban Pháp chế - Kiểm soát nội bộ của Sabeco) khẳng định “Bằng mắt thường thì thấy chai bia đúng là của Sabeco nhưng phải kiểm định mới biết bên trong là chất lỏng gì, nắp có dấu hiệu bị mở chưa”. Sau đó, ông Minh hứa sẽ sớm cùng ông Du mang chai bia đi kiểm định. Tuy nhiên, suốt mấy tháng trời phía Sabeco im lặng và không có động thái thực hiện lời hứa.
Ông Du cho hay, vài tháng sau ông có nhận được tin nhắn mang hơi hướng đe dọa từ phía Sabeco thông báo “Có dấu hiệu phá hoại Sabeco nên Sabeco đã mời công an vào cuộc điều tra”, đồng thời yêu cầu vị khách hàng này phải hợp tác.
Bức xúc trước sự đe dọa từ phía Sabeco, ông Du đã gửi thông tin tới các cơ quan báo chí. Ông Du nói: “Với tư cách là người tiêu dùng, chúng tôi đề nghị công ty vào cuộc xác minh để có câu trả lời cho người tiêu dùng yên tâm, nhưng Sabeco luôn tìm cách thoái thác, buộc tôi phải khởi kiện ra tòa”.
Trong đơn khởi kiện, ông Du đề nghị Tòa buộc Sabeco bồi thường thiệt hại gồm: trị giá chai bia nhãn hiệu Sài Gòn Đỏ là 10,5 nghìn đồng; tổn thất tinh thần tương đương 10 tháng lương tối thiểu tại khu vực TP.HCM là 39,8 triệu đồng. Tổng 2 khoản bồi thường là 39,81 triệu đồng.
Buộc Sabeco đăng xin lỗi công khai ông Nguyễn Phương Du với tư cách người tiêu dùng, trên 3 số báo liên tục, với bốn tờ báo.
Ông Du đã làm đơn khởi kiện ra tòa, yêu cầu bồi thường trị giá chai bia là 10.500 đồng và bồi thường cả về tổn thất tinh thần.
" alt=""/>Sabeco trốn tránh trách nhiệm vụ chai bia có 1/4