|
Chị Toàn đang đút cơm cho mẹ |
Con đường nhỏ giữa thôn Quốc Tuấn (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) dẫn vào nhà bà Lê Thị Bạn (64 tuổi) lắt léo như chính cuộc đời của bà vậy.
Trong căn nhà chỉ rộng chừng 30m2, bà Bạn nằm thoi thóp chiếc giường đã cũ. Mang trong mình nhiều bệnh nặng nên cách đây 1 tuần, bà được bệnh viện trả về nhà để sống những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Kiên nhẫn đút cho mẹ từng thìa sữa, chị Lê Thị Toàn rớm nước mắt cho biết: “Từ hôm bệnh viện trả về đến nay mẹ em không còn tỉnh táo nữa, cuộc sống của mẹ giờ chỉ còn tính bằng ngày mà thôi”.
|
Chị Toàn đứng trong căn nhà không có đồ đạc gì đáng giá của gia đình mình |
Bà Bạn sinh ra trong một gia đình thuần nông. Thời trẻ, bà quen biết và mang bầu với một người đàn ông đã có vợ. Do hoàn cảnh, họ không thể lấy nhau nên bà chấp nhận ở vậy, nuôi con một mình.
Chị Lê Thị Toàn (27 tuổi), con gái bà không được may mắn khi bị suy dinh dưỡng và tật nguyền từ nhỏ. Dù cuộc sống bộn bề khó khăn nhưng bà Bạn vẫn cố gắng mưu sinh nuôi chị Toàn khôn lớn.
Chị Toàn lớn lên được cho đi học nghề ở Trung tâm dạy nghề, giới thiệu và giải quyết việc làm cho người tàn tật ở thành phố Hà Tĩnh. Đến năm 2013, chị Toàn lấy chồng cũng là học viên tàn tật của Trung tâm, hai vợ chồng về sinh sống tại xã Nam Điền (huyện Thạch Hà). Bà Bạn vẫn sống một mình trong căn nhà do bố mẹ để lại.
Vài năm gần đây, bà mắc nhiều căn bệnh hiểm nghèo, tuổi ngày một cao nên sức khỏe nhanh chóng suy kiệt. Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bà chỉ trông cậy vào người con gái tật nguyền lấy chồng xa.
“Mẹ em mắc nhiều bệnh lắm, suy tim, suy thận, cao huyết áp. Vài năm nay mẹ ở viện nhiều hơn ở nhà. Bệnh mẹ thì mỗi lúc một nặng, 6 tháng nay khó thở, nằm không yên. Nhiều khi hết tiền đành ở nhà, nhìn mẹ chịu đau đớn mà thương lắm”, chị Toàn nói.
|
Căn nhà tình nghĩa của bà Bạn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng ít năm nay và thời điểm bà điều trị tại bệnh viện |
Ngày 27/7 vừa qua, bà Bạn trở bệnh nặng, được đưa vào Bệnh viện Trung ương Huế chữa trị. Do bệnh tình bà ở giai đoạn cuối nên chỉ một tuần sau đó, bệnh viện đã trả bà về nhà.
Chị Toàn ngậm ngùi cho biết, nhiều năm nay do không còn sức lao động, mẹ chị được Nhà nước hỗ mỗi tháng 675.000 đồng. Số tiền này chỉ đủ ăn uống qua ngày, còn tiền thuốc chị Toàn phải đi vay mượn.
“Chỉ tính riêng đợt nằm viện vừa rồi chi tiêu đã hơn 10 triệu đồng, toàn bộ số tiền này đều vay mượn chứ em và mẹ không thể nào có được. Giờ bệnh viện trả về, mẹ mà mất thì em cũng không biết lấy đâu ra tiền làm đám tang cho mẹ. Bản thân em tật nguyền thế này, ai dám cho vay", chị Toàn bật khóc.
Ông Đào Xuân Thìn – Trưởng thôn Quốc Tuấn (xã Cẩm Mỹ) cho biết, hoàn cảnh của bà Bạn rất khó khăn, bà thuộc diện hộ nghèo trong nhiều năm liền. Gần đây bà lâm bệnh nặng tốn nhiều tiền chữa trị nên cuộc sống càng cơ cực.
Chúng tôi rất mong muốn các tấm lòng hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ để tiếp thêm vật chất, sức lực cho gia đình bà qua cơn hoạn nạn này.
Lê Minh
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bà Lê Thị Bạn, thôn Quốc Tuấn (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). Số điện thoại 0384654391 (chị Toàn, con gái bà Bạn) 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.190 (bà Bạn) Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436. |
Con 6 tháng mắc ung thư gan, cha đau đớn bật khóc
Tân binh của khoa Nhi Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội) là một bé trai nhỏ xíu mới 6 tháng tuổi. Những nét bầu bĩnh, nụ cười ngây thơ của con càng làm người lớn thêm nhói lòng khi hay biết con mắc căn bệnh ung thư hiểm nghèo.
" alt="Bệnh viện trả mẹ về chờ chết, con gái tật nguyền lo không có tiền ma chay"/>
Bệnh viện trả mẹ về chờ chết, con gái tật nguyền lo không có tiền ma chay
Đây là nhận xét của ThS. Hồ Tấn Nguyên Minh, Tổ trưởng tổ Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên).Theo thầy Minh, đề thi THPT môn Ngữ văn năm 2020 được ra theo cấu trúc gồm 2 phần: phần Đọc hiểu (3 điểm) ra một văn bản nghị luận và hỏi 4 câu hỏi; phần làm văn (7 điểm) với 2 câu Nghị luận xã hội (2 điểm) và câu Nghị luận văn học (5 điểm).
|
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Ảnh: Thanh Tùng |
Trong đó, câu Nghị luận xã hội yêu cầu viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong văn bản ở phần đọc hiểu. Đây là cấu trúc quen thuộc, ổn định trong nhiều năm trở lại đây. Học sinh đã quen thuộc với cấu trúc này nên không có gì bất ngờ, bỡ ngỡ.
Phần đọc hiểu cho một đoạn trích trong "Cách sống: từ bình thường trở nên phi thường", hỏi 4 câu. Với 3 câu đầu mức độ nhận biết, câu 4 mức độ vận dụng, cả 4 câu hỏi này đều ở dạng quen thuộc, mức độ dễ nên học sinh sẽ dễ dàng làm được.
Câu Nghị luận xã hội yêu cầu viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày. Trong bối cảnh dịch Covid–19, theo thầy Minh, đề thi đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa. Tuy nhiên, cách hỏi quen thuộc nên không làm khó học sinh.
Câu nghị luận văn học yêu cầu phân tích tư tưởng "Đất nước của nhân dân" trong bài “Đất nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm). Đoạn thơ nói về những con người nhỏ bé, bình dị, vô danh qua bao nhiêu thế hệ đã bền bỉ, lặng thầm góp sức mình bảo vệ và dựng xây đất nước. Đây là một vấn đề có ý nghĩa thực tế, gợi cho ta liên tưởng đến những “anh hùng thầm lặng, vô danh” trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch Covid–19 của cả nước. Câu này chỉ ra một mức độ cơ bản mà không kèm theo yêu cầu nâng cao như mọi năm.
Thầy Minh nhìn nhận đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm nay được ra với cấu trúc quen thuộc, bám sát chương trình 12, bám sát chương trình tinh giản của Bộ GD-ĐT, mức độ nhẹ nhàng, không làm khó, không đánh đố học sinh.
"Tuy nhiên vì dễ nên độ phân hóa thấp, nhiều học sinh sẽ làm được, dự đoán điểm sẽ cao. Đề này phù hợp với xét tốt nghiệp. Cách hỏi của đề thi năm nay cũng quen thuộc, không có gì mới mẻ, đột phá" - thầy Minh nói.
Cô Nguyễn Thúy Anh, giáo viên dạy Văn của Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), cũng cho rằng nhìn chung đề thi năm nay bố cục và kiến thức không khác năm trước. “Đề thi cũng sát với đề tham khảo nên theo tôi không không làm khó học sinh”.
Tuy nhiên, cô Thúy Anh đánh giá cao việc chọn đoạn thơ trong bài Đất nước làm nổi bật công lao đóng góp thầm lặng mà phi thường của nhân dân cho đất nước.
“Sự lựa chọn rất tốt khi khơi dậy được tình cảm thiêng liêng đối với đất nước, cha ông với các thế hệ trẻ ở học sinh. Đồng thời cũng khơi dậy khát khao cống hiến và tình yêu đối với đất nước đẹp đẽ, phi thường”, cô Thúy Anh nhận xét.
Ở câu đọc hiểu, cô Thúy Anh đánh giá, việc chọn ngữ liệu vừa đủ, tư tưởng hành động gần gũi với cuộc sống, suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ.
Cô Thúy Anh dự đoán với đề thi này, điểm thi sẽ không thấp, phổ điểm chủ yếu sẽ trong khoảng từ 6-7 điểm (chiếm khoảng 55%), mức điểm 8,9 khoảng 20%...
Đề không khó nhưng quá dài
Cô Trịnh Thu Tuyết – Giáo viên Ngữ văn của Hà Nội, cũng cho rằng đề thi chính thức môn Ngữ văn bám sát cấu trúc của đề thi tham khảo lần 2 do Bộ GD-ĐT công bố.
Phần Đọc hiểu (3 điểm) gồm 4 câu hỏi nhỏ. Trong đó, chỉ duy nhất câu 4 là ở mức độ vận dụng cao yêu cầu học sinh phải vận dụng những hiểu biết về cuộc sống xã hội cùng những trải nghiệm cá nhân để thể hiện quan điểm độc lập của mình trước một nhận định rút ra từ ngữ liệu đã cho. Với 3 câu hỏi nhận biết, học sinh hoàn toàn có thể đạt được điểm tối đa. Và như vậy, phần đọc hiểu sẽ không làm khó và không làm mất thời gian của thí sinh.
|
Thí sinh đã trải qua môn thi đầu tiên không mấy khó khăn. Ảnh: Thanh Tùng |
Phần Làm văn (7,0 điểm) giữ nguyên cấu trúc gồm 2 phần: Viết đoạn văn nghị luận xã hội (2,0 điểm) và bài nghị luận văn học (5,0 điểm).
Trong đó, câu nghị luận xã hội vẫn yêu cầu học sinh nghị luận về 1 khía cạnh của vấn đề rút ra từ phần Đọc hiểu, đó là “sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày” – “sự cần thiết” được hiểu là ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của ý thức “trân trọng cuộc sống mỗi ngày”.
Có thể thấy, câu viết đoạn văn nghị luận xã hội đảm bảo đúng form, cấu trúc, dung lượng mà học sinh ôn luyện, phù hợp với thời lượng và quỹ điểm; khía cạnh của vấn đề nghị luận cũng hướng tới một trong những điều quan trọng của cuộc sống mỗi cá nhân.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề ít nhiều còn trừu tượng với những học trò 18 tuổi – chưa đủ trải nghiệm để có thể thấu hiểu ý nghĩa của mỗi giây phút được sống trong cuộc đời, vì thế rất có thể sẽ có những bài làm chung chung, lí thuyết và thiếu sự thiết thực thấm thía nhất với mỗi học trò.
Câu 2 (5,0 điểm) là bài nghị luận văn học, đề cập đến một thông điệp tư tưởng quan trọng bao trùm không chỉ trong đoạn trích Đất nước mà còn là tư tưởng chi phối toàn bộ giai đoạn văn học 1945-1975. Và đây cũng là nội dung chính mà học sinh không thể bỏ qua khi tiếp cận những giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ.
Tuy nhiên, ngữ liệu nghị luận theo yêu cầu của đề bài là 27 câu trong phần 3 của đoạn trích “Đất nước”, đó là một ngữ liệu quá dài, quá bề bộn trong quỹ thời gian cho phép của toàn bộ đề bài là 120 phút.
"Nhìn chung, đề thi Ngữ văn đảm bảo đúng các yêu cầu về nội dung, hình thức của một đề thi tốt nghiệp. Đề bài không khó nhưng quá dài, đặc biệt là câu nghị luận văn học – câu hỏi chiếm quỹ điểm cao nhất trong bài. Điều đó, có thể sẽ khiến học sinh lúng túng để hoàn thành tốt bài thi" - cô Tuyết nhận xét.
Phương Mai
Đáp án tham khảo môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2020
Thí sinh đã làm xong môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2020. Sau đây là đáp án tham khảo môn Ngữ văn.
" alt="Đề thi Ngữ văn 2020 'phù hợp' để xét tốt nghiệp"/>
Đề thi Ngữ văn 2020 'phù hợp' để xét tốt nghiệp