Thể thao

Ông Zelensky thừa nhận xe tăng Abrams không làm thay đổi cục diện chiến trường

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-02-12 07:12:59 我要评论(0)

Xe tăng M1 Abrams của Mỹ. Ảnh: US Army“Abrams là loại xe tăng chất lượng. Tôi hy vọng sẽ phát triển bxh ducbxh duc、、

abrams.jpg
Xe tăng M1 Abrams của Mỹ. Ảnh: US Army

“Abrams là loại xe tăng chất lượng. Tôi hy vọng sẽ phát triển quan hệ để có nhiều nguồn cung cấp hơn, nhưng hiện tại, tôi khó có thể nói số xe tăng được viện trợ đóng vai trò quan trọng trên chiến trường. Số lượng xe tăng là rất ít”, hãng tin TASS dẫn lời ông Zelensky nói hôm 15/11.

Vào tháng 9, Mỹ thông báo chuyển lô xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams đầu tiên đến Ukraine. Lô đầu tiên sẽ gồm khoảng 6-8 chiếc. Trước đó, hồi tháng 1, Tổng thống Biden công bố quyết định gửi 31 xe tăng M1 Abrams tới Ukraine.

Lầu Năm Góc sau đó cho biết sẽ viện trợ biến thể M1A1 ít phức tạp hơn để đẩy nhanh tiến độ bàn giao, do có thể rút số xe tăng này từ kho và tân trang nhanh hơn những mẫu hiện đại.

M1 Abrams được Mỹ phát triển năm 1972-1975. Mỹ vận hành mẫu xe tăng này từ năm 1980 tới nay. Xe tăng M1 được trang bị pháo 120mm, súng đồng trục 7,62mm và súng 12,7mm, có thể đạt vận tốc tối đa 67 km/h. Kíp lái của M1 Abrams có 4 người, gồm trưởng xe, pháo thủ, nạp đạn và lái xe.

Xe tăng M1 Abrams được đánh giá là một trong những chiếc xe tăng tốt nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên, phiên bản xuất khẩu cho một số nước không được trang bị những loại giáp như bản của quân đội Mỹ, khiến chúng có nguy cơ tổn thương cao hơn trước nhiều loại tên lửa chống tăng phổ thông.

Video Ukraine phá hủy tổ hợp tác chiến điện tử bí mật của Nga

Video Ukraine phá hủy tổ hợp tác chiến điện tử bí mật của Nga

Quân đội Ukraine vừa công bố đoạn video ghi lại cảnh phá hủy tổ hợp tác chiến điện tử bí mật RB-636 Svet-KU của Nga.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2022), kỷ niệm 40 năm thành lập Nhà hát Công an Nhân dân, ngày 12/4, ekip sản xuất vở nhạc kịch Người cầm láitổ chức họp báo thông tin về vở diễn. 

Nghệ sĩ Lê Tuân đảm nhiệm vai Nguyễn Tất Thành - Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc - Già Thu 

Thượng tá - NSND Nguyễn Thị Thúy Hiền, Giám đốc Nhà hát Công an Nhân dân cho biết, nhạc kịch Người cầm láido Cục Công tác Đảng và Công tác Chính trị, Bộ Công an chỉ đạo, Nhà hát Công an Nhân dân tổ chức thực hiện. Cố vấn nghiệp vụ Công an Nhân dân: Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn, Thiếu tướng, NSND Nguyễn Công Bảy. Cố vấn nghệ thuật: Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông. Cố vấn âm nhạc: nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Tác phẩm do biên đạo múa Nguyễn Thị Tuyết Minh viết kịch bản và tổng đạo diễn; nhạc sĩ sáng tác Đình Thắng, Hoàng Huy, Duy Minh; biên đạo múa Tuyết Minh, Mạnh Quyền.

Vở nhạc kịch quy tụ đội ngũ làm nghề "hùng hậu" với gần 200 nghệ sĩ, rất nhiều tên tuổi trong các lĩnh vực sân khấu, âm nhạc, múa. “Dựng các vở về đề tài Bác Hồ, nhà hát đã dựng nhiều. Dựng nhạc kịch về Bác thì đây là lần đầu tiên của chúng tôi, áp lực này đè nặng lên vai diễn viên vì khi tham gia nhạc kịch đòi hỏi nhiều kỹ năng kết hợp. Khi vở nhạc kịch được sáng tác, tổ chức dàn dựng cũng là thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Hà Nội nên ê-kíp gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tất cả các nghệ sĩ đã đồng sức, đồng lòng vượt qua để làm nên một sản phẩm nghệ thuật ý nghĩa”, NSND Nguyễn Thị Thuý Hiền chia sẻ. 

NSƯT Thanh Tâm đảm nhận vai bà Hoàng Thị Loan.

Tổng đạo diễn Nguyễn Tuyết Minh cho hay, vở nhạc được xây dựng dưới hình thức giao hưởng - đại hợp xướng của nghệ thuật hàn lâm, phát huy di sản truyền thống từ sân khấu kịch hát dân tộc, thể hiện sự trân trọng và tôn vinh bản sắc văn hóa Việt qua thanh âm của những nhạc cụ dân tộc, chất liệu ngôn ngữ múa dân gian đương đại kết tinh tâm hồn, bản sắc truyền thông Việt Nam.

“Điểm nhấn và cũng là thách thức của vở nhạc kịch chính là truyển tải hình tượng Bác Hồ ở nhiều khoảng không gian, thời gian khác nhau như: Nguyễn Sinh Côn lúc 5 tuổi cùng cha mẹ và anh cả Khiêm từ Nam Đàn vào kinh thành Huế, Nguyễn Sinh Côn với nỗi đau đầu đời và tuổi thơ đầy sóng gió khi mẹ Hoàng Thị Loan và em Nguyễn Sinh Sin lâm trọng bệnh mà mất khi Bác mới 11 tuổi, Nguyễn Tất Thành một thanh niên tuổi đôi mươi đã lập trí lớn ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, Nguyễn Ái Quốc khi hoạt động ở Pháp, Mỹ, Quảng Châu…”, nghệ sĩ Tuyết Minh chia sẻ. 

Nghệ sĩ Tuyết Minh cho hay, nếu như nghệ sĩ Lê Tuân đảm nhiệm vai Nguyễn Tất Thành - Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc - Già Thu rất quan trọng trong vở diễn thì hai người dẫn chuyện là ca sĩ Thu Hường, Kim Long cũng quan trọng không kém. 

Ca sĩ Thu Hường, Kim Long đảm nhận vai trò người dẫn chuyện.

Sao Mai Thu Hường chia sẻ, cô đã phải vượt qua thử thách của bản thân, phải cố gắng 200% để hoàn thành vai diễn: “Với tôi hát là nghề, nếu chỉ hát các bài hát trên sân khấu thì đơn giản quá. Nhưng với vai trò là người dẫn chuyện trong vở nhạc kịch về Bác, lại hoá thân vào nhiều nhân vật, lúc là người nô lệ, lúc lại thành bà đầm, có khi lại hoá thân thành quý tộc,…đòi hỏi không chỉ giọng hát tốt mà còn phải diễn xuất hoà cùng dàn diễn viên khác. Tôi có chút áp lực, lo lắng. Nhưng càng tập luyện tôi càng hăng say, có lẽ tình yêu Bác Hồ đã ngấm vào tim tôi ngay từ còn tấm bé. Bởi, khi còn nhỏ, cứ được ra thăm lăng Bác là tôi khóc”.

NSƯT Thanh Tâm - người đảm nhận vai bà Hoàng Thị Loan xúc động rơi nước mắt tại buổi họp báo khi diễn một trích đoạn của vở nhạc kịch kết hợp với bé Song Tùng (vai Nguyễn Sinh Côn). "Đây là một vở nhạc kịch vô cùng đặc biệt mà lần nào tập, đến phân cảnh đóng chung với bé Song Tùng tôi cũng khóc vì quá nhiều cảm xúc”, NSƯT Thanh Tâm chia sẻ.

Vở diễn sẽ ra mắt khán giả vào ngày 24/4 và 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Tình Lê

" alt="Nhạc kịch đầu tiên về đề tài Bác Hồ" width="90" height="59"/>

Nhạc kịch đầu tiên về đề tài Bác Hồ

Trưng bày giới thiệu một số loại hình đồ gốm sứ tiêu biểu, đặc sắc trong Hoàng cung Thăng Long.

Theo Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart, khu di sản Hoàng thành Thăng Long là niềm tự hào của người dân Việt Nam bởi nơi đây chứa đựng những giá trị di sản văn hóa vô giá của dân tộc. Đặc biệt, trưng bày hôm nay có vai trò rất quan trọng trong việc diễn giải và trình bày ý nghĩa, sự thiết thực của di sản văn hóa thế giới khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, những ký ức vàng son về Kinh đô Thăng Long chỉ còn lưu lại trong sử sách, tất cả dấu tích vật chất đều đã bị phá hủy, không còn tồn tại trên mặt đất. Việc kết hợp phương pháp trưng bày tĩnh và động, sử dụng ánh sáng nghệ thuật và công nghệ trình chiếu 3D mapping đã tạo hiệu ứng hấp dẫn, giúp công chúng cảm nhận tận cùng vẻ đẹp và giá trị đặc biệt của những báu vật hoàng cung - những bằng chứng sinh động phản ánh lịch sử huy hoàng của Kinh đô Thăng Long hơn một ngàn năm về trước.

Hiện vật đĩa gốm - đồ dung nhà vua tời Lê sơ được trưng bày ứng dụng công nghệ 3D mapping.

Trưng bày gồm ba không gian: Không gian giới thiệu các hiện vật thời Lý - Trần; không gian giới thiệu hiện vật thời Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng; không gian phía ngoài tạo điểm nhấn với các hiện vật lần đầu tiên giới thiệu tới công chúng.

Trưng bày lựa chọn giới thiệu một số loại hình đồ gốm sứ tiêu biểu, đặc sắc trong Hoàng cung Thăng Long. Đây là những đồ dùng, vật dụng không thể thiếu, có vai trò rất quan trọng trong đời sống Hoàng cung, từ cuộc sống sinh hoạt thường nhật đến các yến tiệc của nhà vua và triều đình trong các dịp đại lễ, sinh nhật vua, lễ đăng quang của nhà vua… Ngoài ra, nhiều đồ gốm quý còn được dùng làm đồ tự khí trong các tôn miếu hay được dùng làm đồ vật trang hoàng nội thất của các cung điện, lầu gác nhằm điểm tô vẻ đẹp quyền quý, cao sang của chốn cung đình.

Tại trưng bày, một số hiện vật lần đầu tiên được giới thiệu như: Chậu đất nung thời Trần có kích thước lớn nhất từ trước đến nay, mô hình kiến trúc men xanh thời Lê sơ. 

Bên cạnh đó, trưng bày cũng giới thiệu một số loại hình di vật kim loại quý như đồ trang sức, mảnh vàng trang trí trên đồ dùng, vật dụng, thanh gươm cẩn tam khí biểu trưng quyền lực của triều đình hay lệnh bài của triều đình về việc cung nữ xuất cung… 

Thông tin từ Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, những khám phá của khảo cổ học dưới lòng đất tại khu di tích 18 Hoàng Diệu năm 2002 - 2004 đã tìm thấy một quần thể dấu tích kiến trúc cung điện, lầu gác của Hoàng cung Thăng Long cùng vô số đồ dùng vật dụng của các vương triều. Phát hiện quan trọng này minh chứng sinh động lịch sử tồn tại lâu dài của Kinh đô Thăng Long qua 1300 năm, từ thời Đại La (thế kỷ 7 - 9), Đinh - Tiền Lê (thế kỷ 10) đến thời Lý (thế kỷ 11 - 13), Trần (thế kỷ 13 - 14), Lê (thế kỷ 15 - 18). Từ đây, mọi người biết đến nhiều hơn về Kinh đô Thăng Long và với những giá trị đặc biệt nổi bật toàn cầu, khu di tích này đã sớm trở thành Di sản Văn hóa thế giới vào năm 2010.

Cũng trong chiều 8/9, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đưa vào hoạt động không gian check-in, chụp ảnh tại Cổng Đông và Lầu Lục giác, nhằm phát triển thêm các sản phẩm du lịch, thúc đẩy các hoạt động quảng bá, thu hút du khách tới tham quan và trải nghiệm Hoàng Thành Thăng Long. Tại đây, du khách có thể trải nghiệm không gian, không khí Hoàng cung với các bối cảnh đậm chất cổ xưa hay những concept của Hà Nội trong thế kỷ 19 - 20.

" alt="Những báu vật nghìn năm của Thăng Long" width="90" height="59"/>

Những báu vật nghìn năm của Thăng Long