Nhận định, soi kèo Damac vs Al
(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Nhận định, soi kèo Auda vs Grobinas, 22h00 ngày 24/4: Kết quả dễ đoán
Ảnh minh họa: Internet
Giá trị của hy sinh
Khi ly hôn, gia đình tan vỡ, người phụ nữ của gia đình thường hụt hẫng, chới với như kẻ đi buôn mất vốn, không còn chỗ bấu víu cả về vật chất lẫn tinh thần. Dù có thể có bằng cấp nhưng do thiếu kinh nghiệm, hạn chế giao tiếp xã hội, họ bắt đầu lập nghiệp ở tuổi “vào hạ” rất khó, tự lo cho bản thân còn vất vả, huống gì phải đèo thêm các con. Trường hợp may mắn là khi người chồng cũ đón con về nuôi dạy bằng tình thương, trách nhiệm. Còn lại, một bộ phận không nhỏ các ông vì sĩ diện, vì muốn “trừng phạt” vợ nên giành con rồi bỏ phế. Khi đó, người phụ nữ dẫu thất vọng, xót xa nhưng đành chịu vì yếu thế.
Luật sư Vũ Thị Hoài Vân (Văn phòng Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ số 6 TP.HCM) đúc kết: “Lép vế, thất thế… là tình trạng khó tránh khỏi khi bà nội trợ ly hôn. Nếu người phụ nữ có học thức, có nhiều cơ hội nghề nghiệp thì đừng bao giờ quyết định nghỉ việc, ở nhà chăm sóc chồng con. Nếu con đau ốm, vợ chồng nên phân công, sắp xếp, mỗi người luân phiên xin nghỉ phép để chăm con. Cũng có thể nhờ dịch vụ hoặc họ hàng trợ giúp”.
Theo luật sư Hoài Vân, bức tranh gia đình với chồng bôn ba kiếm tiền, vợ lo con cái, nhà cửa… có vẻ rất ổn, nhưng nó chỉ ổn khi quan hệ hôn nhân êm đẹp, còn khi phát sinh mâu thuẫn, đổ vỡ thì người vợ sống phụ thuộc vào chồng luôn thiệt thòi, tổn thương. Hai bi kịch họ thường phải nhận lãnh là chồng tẩu tán tài sản còn họ thì không giành được quyền nuôi con.
Tính già hóa non, để khỏi tốn tiền thuê người giúp việc, chị Hà Thu (Q.4, TP.HCM) từng tình nguyện ở nhà chăm sóc con nhỏ và mẹ chồng bị tai biến liệt nửa người. Lúc đầu, hai vợ chồng đều tiếc rẻ công việc đồ họa ở công ty quảng cáo rất ổn định và phù hợp của chị, nhưng cỗ máy gia đình rồi cũng chạy tốt bởi chị khá đảm đang. Vài năm sau, chị Thu bắt đầu nhận thấy bất ổn. Chồng chị ngày càng gần với sự thờ ơ, phó mặc, khoán trắng việc “xây tổ ấm” cho vợ, không còn trân trọng sự hy sinh của vợ mà còn tỏ thái độ coi thường. Hằng ngày làm những công việc lặp đi lặp lại, chị dần trở nên cũ kỹ, mất sức hút và nhàm chán trong mắt chồng; hai tâm hồn đã không còn đồng điệu như trước.
Ngày bắt được tin nhắn mùi mẫn của chồng với cô đồng nghiệp trẻ, chị không đánh ghen mà nén chặt nỗi đau, âm thầm lập kế hoạch tách khỏi cái bóng của chồng. Chị đề nghị chồng chia sẻ trách nhiệm trong việc thuê người nuôi mẹ và gửi con vào nhà trẻ để đi làm. Dù không cứu vãn được gia đình nhưng quan trọng là chị đã giành được quyền nuôi con sau khi chia tay ông chồng trăng hoa, tệ bạc.
Sự hy sinh của người phụ nữ chỉ thực sự có ý nghĩa nếu đem lại những giá trị tích cực. Nếu tận tụy cho gia đình mà kết cục là người chồng trở nên vô trách nhiệm, bỏ lơ vợ con, chạy theo dục vọng ích kỷ; những đứa trẻ phải sống bơ vơ, mất hơi ấm tình thương thì sự tận tụy ấy chỉ là vô ích. Là người mẹ, người vợ, người phụ nữ luôn có nhu cầu hy sinh nhưng phải có tầm nhìn và quyết định sáng suốt để không phải chịu “thiệt thòi kép”, không hụt chân khi bị thảy ra giữa dòng đời.
(Theo Phunuonline)" alt="Phụ nữ hy sinh vì chồng con là vô ích!" />Chương trình dành cho bạn trẻ yêu thích bộ môn bóng rổ, độ tuổi từ 18 đến 28 (sinh năm 1996 đến 2006). Hai thành viên thắng cuộc trong cuộc thi sẽ đồng hành cùng đội tuyển bóng rổ Việt Nam tại Đại hội Thể thao trong nhà và Võ thuật châu Á 2024 (AIMAG) tổ chức tại Thái Lan vào tháng 11. Đây là cơ hội trải nghiệm thi đấu bóng rổ chuyên nghiệp cùng các tuyển thủ Justin Young, Huỳnh Thị Ngoan, Võ Kim Bản, Tiểu Duy...
" alt="Cơ hội tham gia giải đấu bóng rổ tại Thái Lan" />Ba lấy hai trái dừa khô bọc trong hai cái khăn rằn, cột các đầu khăn lại với nhau tạo thành dụng cụ giống như dây phao nổi hai đầu. Tôi nằm úp ngực lên giữa dây phao ấy và tập đạp chân, khua tay trên cánh đồng giữa mùa nước nổi. Khi có thể giữ thăng bằng, bơi được trong nước, ba tôi bỏ chiếc phao tự chế ra. Ba cắm hai cây sào cách nhau chừng hai mét để tôi chinh phục đoạn đường bơi đầu tiên. Sau mỗi ngày, hai cây sào lại xa thêm vài mét, cho đến khi tôi có thể tự bơi ra khoảng nước ngoài xa và trở vào bờ.
Mười anh chị em tôi đều học bơi như vậy. Đó cũng là cách hầu hết trẻ ở vùng sông nước miền Tây tập bơi. Phụ huynh đều như những người thầy. Họ không học qua trường lớp, chỉ dạy lại thế hệ sau bằng kinh nghiệm. Vậy mà, đứa trẻ nào ở xứ tôi khi ấy cũng bơi giỏi, tắm sông ngụp lặn ngày này qua ngày nọ, hiếm khi nghe có chuyện đuối nước.
Ba tôi nói, khi một đứa trẻ biết đi, cha mẹ đã phải nghĩ đến chuyện tập bơi cho nó. Bởi ở miệt sông nước, chỉ một sơ suất nhỏ, hậu quả cũng khó lường. Miền Tây quê tôi trước đây mỗi năm bị ngập trong mùa nước nổi đến mấy tháng trời. Khi đường sá, nhà cửa ngập hết, chuyện biết bơi là một kỹ năng sinh tồn tất yếu.
Nhưng hiện nay, khi mùa nổi hầu như hiếm khi xuất hiện ở miền Tây, những ca đuối nước ở quê tôi lại xảy ra thường xuyên hơn.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm Việt Nam có hơn 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước, cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và gấp tám lần so với các nước phát triển. Tỷ lệ trẻ em biết bơi ở độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở chưa đến 30%.
Quan sát các vụ đuối nước gần đây, tôi thấy đa số là những vụ tử vong tập thể. Các nhóm trẻ thường đi chung với nhau, nếu một em chẳng may gặp nguy hiểm dưới dòng nước, những em còn lại theo phản xạ sẽ lao theo cứu giúp. Bản năng sinh tồn khiến những đứa trẻ có thể ôm hoặc ghì chặt bạn mình, người này kéo người kia xuống. Nếu không được trang bị kỹ năng cứu hộ, một người dù bơi lội giỏi cũng không thể cứu người chết đuối, mà có thể cùng trở thành nạn nhân.
Nguyên nhân các vụ đuối nước được xác định là do trẻ thiếu sự giám sát của người lớn khi cùng bạn bè đi tắm, đi bơi, đi chơi ở sông suối, ao hồ hoặc do bị chìm đò, chìm ghe xuồng trên đường đi học, đi lao động. Tuy nhiên, nguyên nhân cốt lõi nằm ở chỗ nhiều trẻ hiện nay không được học bơi, không có kiến thức và kỹ năng nhận ra sự nguy hiểm cũng như sinh tồn trong môi trường nước.
Bạn tôi, trước đây từng làm thuyền trưởng phà Mỹ Thuận, phà Vàm Cống rồi phà Đình Khao, mới về hưu. Khi còn công tác, anh thường bơi ngang qua sông Tiền, sông Hậu, hay sông Cổ Chiên, từng cứu nhiều người dân chìm ghe xuồng sắp chết đuối giữa dòng nước dữ. Nhận ra sự nguy hiểm của môi trường sông nước, khi về hưu, anh dốc sức dạy bơi miễn phí cho những đứa trẻ ở Tiền Giang quê anh. Thế nhưng, nhiều phụ huynh không chịu cho con em đi học, kể cả những lớp miễn phí. Người lớn còn không ý thức đúng đắn về vấn nạn đuối nước để định hướng cho con em, thì nói sao những đứa trẻ bây giờ thờ ơ với chuyện học bơi.
Mỗi mùa hè đến, sau những vụ đuối nước, nhà trường thường là nơi "chịu đòn" với các chỉ trích như: thiếu chương trình dạy bơi, thiếu đào tạo kỹ năng sinh tồn cho trẻ... Rõ ràng, rất cần đưa bơi lội thành môn bắt buộc trong chương trình giảng dạy ở trường học. Nhưng thực tế ai cũng nhìn thấy, là nhà trường đang gặp những khó khăn không thể khắc phục một sớm một chiều để phổ cập ngay kỹ năng bơi lội cho trẻ. Họ thiếu giáo viên, thiếu kinh phí, kể cả cái bể dạy bơi cũng không có... Mọi khó khăn đều có thể khắc phục nhưng khi mọi thứ trong tay đều thiếu, việc khắc phục sẽ cần rất nhiều thời gian.
Thống kê trên của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng cho biết, hơn 55% trẻ em tử vong do đuối nước sống ở các hộ gia đình nghèo, chủ yếu ở khu vực nông thôn. Trẻ nông thôn có nguy cơ bị đuối nước cao gấp hai lần trẻ em ở thành thị. Để dạy bơi, các trường học nông thôn cũng gặp khó khăn gấp bội so với các trường thành thị.
Không thể duy trì thói quen đổ lỗi mọi điều cho giáo dục, không thể phó thác hoàn toàn trách nhiệm phổ cập bơi lội cho nhà trường. Trong khi chờ bơi lội được phê duyệt là môn học bắt buộc, chờ trường học khắc phục khó khăn, trẻ vẫn đi bơi và đối diện với cái chết hàng ngày mỗi mùa hè đến.
Trương Chí Hùng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="Phó thác cho giáo dục" />Người phụ nữ trong xã hội mà ở đó tư tưởng gia trưởng phong kiến còn đè nặng trong suy nghĩ của đàn ông - thật khó mà thăng hoa. Biết bao cô gái đau khổ vì chia tay người yêu và lo lắng tột cùng cho tương lai khi không còn "giấy chứng nhận trinh tiết". Nữ nhà văn Trang Hạ - vốn nổi tiếng sắc sảo - đã đưa ra một cách nhìn mới, một quan niệm sống đầy nhân văn "Bởi vì bạn đã mất trinh, nên bạn xứng đáng với người đàn ông tốt đẹp hơn!".
Xin trân trọng giới thiệu tới quý bạn đọc bài viết của nhà văn Trang Hạ như một luồng gió mới, rực rỡ, khởi sắc giữa những vần mây u ám của một số hệ tư tưởng cổ hủ.
Ảnh minh họa. BỞI VÌ BẠN ĐÃ MẤT TRINH, NÊN BẠN XỨNG ĐÁNG VỚI NGƯỜI ĐÀN ÔNG TỐT ĐẸP HƠN!
Tôi thích đọc những mục tâm sự trên các báo điện tử, bởi ở đó, bày ra chân dung một cuộc sống thật, những tâm sự thật, những số phận được phơi bày bi kịch tới tận cùng. Vì người viết thường giấu thân phận thật, nên chuyện họ kể càng trần trụi hơn. Trong các tâm sự ấy, thường những cô gái trẻ sẽ kể về trục trặc trước hôn nhân, các bà vợ chê chồng và sợ hãi người thứ ba, những người đàn ông thú nhận sai lầm. Một trong những sai lầm xuyên suốt số phận thường là: Cô dâu mất trinh!
Người con gái đau khổ vì chia tay người yêu, người mà đã lấy đi trinh tiết của mình, cô lo sợ tương lai liệu sẽ ra sao khi cô không còn giấy chứng nhận trong trắng ấy. Người phụ nữ trẻ bị từ hôn vì lý do, chàng phát hiện ra nàng không còn trinh tiết, chàng ra đi và không quên quẳng lại cho cô người yêu cũ vài lời nhục mạ mà cô có thể đau suốt cả đời này không hết. Người vợ trẻ cam chịu vì chồng không tìm ra dấu hiệu nào trinh tiết của vợ, thế là cả đời, người chồng có thể chửi vợ vì điều ấy, thậm chí đánh vợ, khinh vợ.
Bi kịch là một hành trình kéo dài từ người con gái mất trinh, trở thành người vợ yếm thế bị đòi hỏi, người mẹ trẻ bị khinh, người phụ nữ hèn kém trong gia đình. Có vụ án vợ giúp chồng hiếp dâm giết người chỉ vì vợ không còn trinh, phải kiếm gái trinh để… “đền” cho chồng!
Tôi phát hiện ra rằng, chỉ những người phụ nữ sau khi li hôn thì mới không còn nỗi ám ảnh lo sợ về trinh tiết của bản thân. (Mà tất nhiên là thế rồi!).
Hồi xưa tôi có một cô bạn gái, cô ấy là người rất giỏi giang trong công việc, cô ấy cưới mối tình đầu, không hề quan hệ bừa bãi với ai. Thế nhưng khổ nỗi, trong lần đầu tiên quan hệ, cô ấy chẳng có cái “dấu hiệu” nào chứng tỏ là còn trinh, kiểu như có giọt máu để lại trên giường, hay cảm nhận gì đó mà chỉ đàn ông biết (!). Cô bạn tôi đã phải khóc lóc và bịa ra một câu chuyện là hồi 4 tuổi, cô ấy ngủ quên trong kho hàng của gia đình, bị một ai đó dùng tay xâm hại mà cô ấy chỉ còn nhớ lờ mờ không thể biết là ai! Kỳ quặc là câu chuyện đó lại làm anh chồng chưa cưới yên tâm về trinh tiết của vợ, thỏa mãn câu hỏi của anh ta. Trong khi bạn bè và bản thân anh ta cũng biết, từ năm 15 tuổi đến khi lấy chồng, cô bạn tôi chỉ biết có mỗi anh này mà thôi! Nhưng nếu cô ấy nói thật, là em… có thế nào thì anh đã biết thế ấy, vì sao không có “dấu vết trinh tiết” thì em cũng chịu!… Hẳn anh kia sẽ nổi giận và khăng khăng là cô này dối trá, che giấu sự thật nào đó!
Tôi thường cảm thấy nỗi đau khổ trinh tiết ấy, thực sự là do chính những cô gái tự rước vào bản thân mình! Vì đơn giản là, mọi bác sĩ đều biết, nếu muốn giữ màng trinh, thì chúng ta phải giữ gìn từ khi chúng ta lọt lòng! Chứ đâu phải đến tuổi cập kê mới giữ, lúc đó thì còn giữ được gì? Nhưng, bắt một đứa ấu nhi gái đã phải giữ trinh tiết cho một người đàn ông sau này, điều đó chứng tỏ xã hội này dã man làm sao!
Nên, nếu một người phụ nữ trân trọng bản thân, hiểu điều đó, cô ấy sẽ giữ gìn bản thân cho người cô ấy thực yêu thương, với người xứng đáng. Và cô ấy dù là làm tình lần đầu tiên hay lần thứ mấy, cũng chắc chắn là làm tình vì tình yêu chứ không phải là vì sẽ cưới anh này làm chồng, trước sau gì cũng thế!!! Nghĩa là, sau khi làm tình lần đầu tiên, bạn vẫn là bạn, bạn vẫn trân trọng bản thân mình, tin rằng mình là một người con gái xứng đáng được yêu thương và tôn trọng.
Còn nếu bạn giữ trinh tiết chỉ để lấy chồng, thì hệ quả là, nếu đã mất trinh tiết, lập tức buông tuồng quan hệ bừa bãi vì thực sự, còn gì đâu mà giữ? Hoặc sau khi lấy chồng, mới có điều kiện buông thả lăng loàn, thì chẳng ai sưu tầm đàn ông tài bằng bạn. Một khi chiếc vòng kim cô “trinh tiết” đã được dỡ ra khỏi đầu bạn.
Với những người ấy, thì tất yếu một khi chiếc vương miện “trinh tiết” được cất đi khỏi đời bạn, bạn sẽ thấy bản thân mình chẳng còn giá trị gì, là kẻ xứng đáng bị vùi dập. Và những người vợ nhịn nhục ra đời từ ấy. Vì chính bạn đã tự cho rằng, mình mất trinh tức là mình xứng đáng bị chồng khinh bỉ!
Thỉnh thoảng lại có một độc giả gửi thư cho tôi trong nước mắt: Anh ấy bảo vì em không còn trinh, nên anh ấy dằn vặt em, rồi bỏ em! Chị khuyên em nên thế nào?
Tôi đã trải qua những cảm xúc như bạn, bởi ngày xưa, tôi cũng ở tuổi yêu như bạn, lựa chọn người yêu trong một đám đông có cùng suy nghĩ như bạn đang gặp. Nên tôi trả lời rằng:
Bởi vì bạn đã mất trinh, nên bạn xứng đáng với người đàn ông tốt đẹp hơn!
Là một người đàn ông trưởng thành, hiểu rằng anh ta yêu người phụ nữ chứ không phải yêu cái màng thịt dùng một lần, chắn giữa âm đạo của bạn!
Bạn hãy chọn người đàn ông khác! Đàn ông có liêm sỉ thì không có quyền đòi hỏi trinh tiết của bạn gái. Bởi, họ thừa biết, trinh tiết chỉ có mỗi giá trị duy nhất là chứng minh cô gái có kinh nghiệm tình dục bằng 0, thế thôi! Thậm chí cưới một cô gái trinh làm vợ là một lựa chọn thiếu lý trí của đàn ông, khi nghiên cứu tâm lý đã cho kết quả rằng, không ai cắm sừng chồng nhiều hơn người vợ còn trinh!
Vì sau khi lấy chồng, cô ấy mới khám phá ra một cuộc sống khác. Mà ở đó, hình như người chồng đã mất đi ưu thế (hứa hẹn sẽ cưới) giữa những đàn ông khác. Vì cưới thì đã cưới rồi! Và khi tình dục lên ngôi, tình yêu ở lại.
Độc giả thường không bao giờ tin lời tôi nói rằng, rồi họ sẽ gặp người đàn ông tốt đẹp hơn! Họ nói, vì em đã mất trinh với anh này, liệu anh sau sẽ còn trân trọng em không?
Tôi lại thấy trinh tiết thực ra là cơn ấu trĩ của đàn ông.
Khi bạn 20, bạn sống giữa một bầy con gái, ai cũng còn trinh cả, nên chàng trai cứ mở mồm ra là nói, tao sẽ cưới gái trinh làm vợ!
Khi anh này 25-27, gái trinh đã có nơi có chốn rồi, nếu anh ấy chọn gái trinh, hiếm làm sao! Hoặc anh ấy sẽ phải quay đi tìm gái ở độ tuổi 18-20. Nhưng nói xin lỗi các anh đàn ông, ở tuổi đó, các cô gái chỉ thích hot-boy Hàn Quốc, yêu diễn viên, yêu anh bạn học giỏi cùng lớp, làm gì có mấy cô yêu các anh hơn mình tới chục tuổi?
Nếu các cô yêu anh hơn chục tuổi, đảm bảo đó là những cô đã… hơi có khái niệm về đời sống vật chất, đã từng hưởng thụ, hiểu đời hơn bạn cùng tuổi, các anh liệu có chắc họ còn trinh?
Rồi, khi đàn ông đã ngoài 30, họ kiếm gái 30 còn trinh, có lẽ là khó hơn bắc thang lên hỏi ông giời. Hay là lại quay lại yêu những em 18, đôi mươi? Thời gian đã dạy cho đàn ông một bài học rất vật chất, rằng, phải khi trưởng thành, ta mới qua được cơn ấu trĩ thèm trinh tiết. Và hiểu ra, một người phụ nữ năng động, tích cực, yêu chân thành, tự trọng, mới là người đảm bảo hạnh phúc lâu dài.
Ít nhất, bạn cũng phải nhìn ra một người đàn ông trưởng thành chứ, dù xã hội bạn sống đầy rẫy đàn ông ấu trĩ mãi mãi ở lại tuổi thèm trinh tiết?
(Theo Giadinh.net)
" alt="Đàn ông ấu trĩ mãi mãi ở lại tuổi thèm trinh tiết?!" />Bi còn dựng chuyện làm người lớn dễ mất lòng nhau. Bi sang nhà bà nội chơi. Nghĩ con nít không biết chuyện gì nên bà nội Bi tranh thủ nhận xét vài câu không hay về mẹ Bi. Bi về học lại toàn bộ mọi chuyện cho mẹ nghe, cậu bé còn không quên thêm mắm, thêm muối: “Bà nội nói mẹ lười biếng, bà còn nói mẹ không có thương ba, bà nói mẹ là người xấu…”. Chị Hai gọi điện cho toàn bộ anh em, chị than khóc, kể lể xưa nay có làm chuyện gì để mẹ chồng phật ý, sao nỡ lòng nào nói xấu chị. Lúc này mẹ và cô chồng mới hốt hoảng nhớ đến cu Bi. Mẹ chồng vội thanh minh để con dâu không hiểu lầm. Các cô chú vội xúm vào giúp mẹ chồng - nàng dâu giảng hòa.
Ngay cả người giúp việc trong nhà Bi cũng sợ cậu bé. Bi thường ngồi canh chừng họ sơ hở để mách mẹ. Bác giúp việc lớn tuổi giữ em gái của Bi. Bác ngả lưng xuống ghế chưa được ba phút, Bi chạy đi mách mẹ chuyện bác ngủ, không ngó em, em bị té. Không cần biết đầu đuôi câu chuyện, chị Hai chạy vào mắng người làm xối xả. Bác giúp việc luôn phải cảnh giác Bi. Nhiều hôm mệt mỏi dù con bé đã ngủ, bác vẫn không dám ngả lưng nghỉ vì sợ Bi thấy sẽ mách lẻo.
Nhiều bận gặp tôi, chị Hai còn cười khề khà. Chị xoa đầu khen Bi là cái camera thu phát mọi chuyện trong nhà cho chị. Chị bảo có Bi ở nhà, chị yên tâm, đi đâu cũng không lo người làm trốn việc. Chị còn khen Bi khôn khéo, không ai ăn hiếp được. Tôi chỉ biết lắc đầu ngao ngán với cách dạy con của chị. Chị không biết uốn nắn suy nghĩ cho con mà còn cổ vũ thói mách lẻo, bịa chuyện của trẻ. Cậu bé luôn tỏ ra thích thú khi những chuyện mình làm gây hại cho người khác. Một tâm hồn trẻ thơ đang bị vấy bẩn vì những suy nghĩ lệch lạc. Chỉ tiếc là người lớn lại làm ngơ không biết.
(Theo Phunuonline)
" alt="Vấy bẩn trẻ thơ" />Hình ảnh được chị Hương cho là bị chồng bạo hành.
Theo lời kể của chị Hương, năm 1998, Nhân công khai yêu cô gái tên Phương và nhiều lần đánh vợ mỗi khi vợ cằn nhằn về việc yêu đương bất chính. Chị muốn ly hôn, nhưng lại dùng dằng, nghĩ “dòng tộc mình ở quê chưa có ai dám ly hôn, nếu mình làm chuyện này, sẽ ảnh hưởng danh dự của họ tộc. Cố chịu đựng thêm, biết đâu chồng thay đổi tâm tính”.
Sau thời gian ôm con đi lánh nạn, chị Hương trở về nhà và tiếp tục hứng chịu những trận đòn. Dù bị đánh nhiều nhưng chị vẫn cố hàn gắn với chồng, vì “ông ấy lạ lắm, nổi điên lên là đánh vợ không thương tiếc, sau đó lại ngọt nhạt năn nỉ”.
Năm 2004, Nhân công khai quan hệ với người phụ nữ tên Xuyên. Lúc này, chồng của Xuyên đang thụ án trong trại giam, một mình Xuyên nuôi hai đứa con và được Nhân đứng ra bảo bọc. Nhân qua lại hai nhà một cách tự nhiên, chẳng sợ dư luận. Lúc này, chị Hương lại càng khổ sở vì tần suất bạo hành của Nhân ngày càng dày.
Vợ đến nhà anh trai lánh nạn, Nhân liên tục nhắn tin đe dọa.
Ngày 20/11/2012, chị Hương bắt gặp chồng chở Xuyên ngoài đường, chị yêu cầu: “Cô xuống xe chồng tôi ngay”. Nhân dừng xe rồi thản nhiên hùa với Xuyên đánh vợ giữa đường. Họ còn cố ý làm nhục chị Hương khi xé rách quần chị. Về nhà, chưa hả giận, Nhân ôm quần áo của vợ ra đường, tưới xăng định đốt, nhưng hàng xóm kịp can ngăn.
Quá sức chịu đựng!
Cuối năm 2012, Nhân dắt về một bé gái, “kết quả” của mối quan hệ giữa Nhân và Xuyên, bắt vợ chăm sóc. Chị Hương cắn răng, chịu nhục nhưng vẫn chưa yên. Thay vì đánh ban ngày, gần đây Nhân thường xuyên đánh vợ giữa đêm. Liên tục các đêm 17, 18, 19 (tháng Chín, năm 2013), Nhân đánh vợ rất dã man: túm tóc, đấm thẳng vào mặt, vào ngực vợ, bóp cổ khiến vợ suýt chết. Các con định vào can, nhưng Nhân tuyên bố: “Chúng mày vào can, tao cởi hết quần áo chúng mày rồi tống ra đường”. Vì vậy, những đứa con phải cắn môi, chứng kiến cảnh mẹ bị tra tấn. Sau đó, Nhân còn mua bao cao su có gai, ép vợ quan hệ. Quá hãi hùng, chị Hương đến tá túc tại nhà anh ruột ở Q.Bình Tân, TP.HCM. Nhân đến bắt vợ phải về rồi vu khống “vợ và anh ruột vợ... có quan hệ tình ái với nhau”.
Tiếp xúc với phóng viên Báo Phụ Nữ, Nhân thừa nhận việc “quan hệ với Xuyên, có đứa con chung và dắt về nhờ vợ nuôi” là có thật. Nhân nói tỉnh rụi: “Quan hệ tình cảm với người ta, người ta có con thì mình phải có trách nhiệm thôi. Đây là việc riêng của chúng tôi, báo chí, chính quyền đừng can thiệp”. Chúng tôi hỏi: “Nhưng anh có biết, mình đã vi phạm Luật Hôn nhân gia đình, có thể bị xử lý theo pháp luật? Anh có biết, việc anh đánh vợ, cũng sẽ bị xử lý?”. Nhân vẫn khăng khăng: “Đây là chuyện cá nhân của tôi, không cần ai dính vào”.
Anh Lê, anh trai chị Hương cho biết: “Có lần, Hương bị Nhân đánh, tôi dẫn em gái đến công an xã trình báo. Trình báo xong, trở ra thì gặp Nhân. Nhân định hành hung em tôi giữa sân ủy ban xã, may mà tôi ngăn được".
Ông Nguyễn Công Định - Trưởng Công an xã Vĩnh Lộc A cho biết: “Chúng tôi nắm rất rõ trường hợp vợ chồng anh Nhân- chị Hương. Anh này nhiều lần bạo hành vợ và từng bị công an xã mời lên làm việc. Nếu anh Nhân tái phạm, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm. Chị Hương bị đánh nhiều lần, nhưng chỉ một lần ra trình báo công an. Chị cũng ngại báo với Hội LHPN xã, bởi sợ “thiên hạ biết chuyện không hay của mình”. Chị Nguyễn Thị Oanh - Chủ tịch Hội LHPN xã Vĩnh Lộc A chia sẻ: “Với những thông tin chúng tôi nhận được, thì anh Nhân và chị Hương không còn khả năng hòa hợp được nữa, do mâu thuẫn quá lớn và mất niềm tin vào nhau. Anh Nhân lại hay bạo hành vợ, nên việc ly hôn để “cách ly” nhau ra cần phải được thực hiện sớm, để tránh những hậu quả đáng tiếc”.
Hiện nay, chị Hương vẫn tạm lánh ở nhà anh ruột. Nhân tuyên bố “vợ đã bỏ nhà theo trai” và liên tục nhắn tin chửi rủa, quấy phá vợ. Đầu tháng 10, chị đã gửi đơn xin đơn phương ly hôn ở TAND huyện Bình Chánh. Đã quyết, nhưng chị lo sợ bởi Nhân dọa “vợ hư hỏng, bỏ đi thì phải đi tay trắng”, trong khi hai vợ chồng có hai căn nhà mua giấy tay.
Lòng ngổn ngang là vậy, nhưng chị khẳng định: “Lần này tôi quyết ly hôn, dù có thua thiệt tài sản và con cái có bị tan đàn sẻ nghé. Tôi thèm được một đêm ngủ ngon, đã hơn 10 năm rồi tôi toàn mất ngủ và ám ảnh bởi những trận đòn điên cuồng của chồng”.
KHÔNG BIẾT... HAY KHÔNG SỢ?
Việc ông Nhân vi phạm Luật hôn nhân và gia đình đã rõ ràng, cụ thể như việc có con riêng và bạo hành vợ một cách có hệ thống như vậy thì không thể gọi là “…chuyện cá nhân của tôi, không cần ai dính vào” được. Pháp luật đã có những quy định chế tài rất cụ thể về các hành vi sai trái này từ xử phạt hành chính cho đến truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Ông Nhân thường xuyên “Túm tóc, đấm thẳng vào mặt, vào ngực vợ, có lần còn bóp cổ khiến vợ suýt chết, nhiều lần bạo hành vợ, và đã từng bị công an xã mời lên làm việc…” là những hành vi bạo lực gia đình và có dấu hiệu xâm hại đến sức khỏe của bà Hương. Tùy theo tính chất hành vi, mức độ thương tích gây ra cho bà Hương mà ông Nhân phải bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ và buộc công khai xin lỗi nạn nhân (nếu nạn nhân yêu cầu) theo điều 9 Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo điều 104 Bộ luật Hình sự, với mức phạt là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm; phạt tù từ hai năm đến bảy năm…
Khi xử ly hôn, tài sản tạo lập trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, về nguyên tắc sẽ được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập… chứ không phải như lời đe dọa của ông Nhân là “Vợ hư hỏng, bỏ đi thì phải đi tay trắng”.
Luật sư Lê Nguyễn Thuyền Quyên
(Trưởng Văn phòng luật sư Sài Gòn Gia Định)
(Theo PNTP)
*Tên các nhân vật trong bài đã được đổi.
" alt="Cặp bồ có con và... đánh vợ suốt 10 năm" />
- ·Nhận định, soi kèo PSG vs Nice, 1h45 ngày 26/4: Cơ hội của đội khách
- ·Hội chứng thèm... vợ bạn
- ·Hồn xiêu phách lạc vì là 'dâu quý' của mẹ chồng
- ·1900 lần thứ 2 lọt bảng xếp hạng Top 100 Clubs DJ Mag
- ·Nhận định, soi kèo Estudiantes vs Botafogo, 7h30 ngày 24/4: Kìm chân nhau
- ·Ly hôn rồi, biết tin chồng cũ có bạn gái, tôi cả đêm nằm khóc
- ·Một số thói quen có thể khiến bạn mệt mỏi khi thức dậy
- ·Đi nghỉ mát với vợ chả khác gì... đi đày
- ·Nhận định, soi kèo Tokyo Verdy vs Cerezo Osaka, 17h00 ngày 25/4: Khách ‘tạch’
- ·Quan chức Tây Ban Nha thừa nhận sai sót khi chống lũ
"Chắc chắn rằng nàng dâu nào cũng thích và cảm thấy thoải mái khi ở nhà bố mẹđẻ mình hơn. Tuy nhiên đừng dại mà nói thẳng điều đó trước mặt mẹ chồng. Trongkhi bạn cảm thấy dễ chịu khi ở nhà mẹ đẻ thì các bà mẹ chồng lại dễ có suy nghĩbạn về nhà mẹ đẻ để nói xấu nhà chồng, để không phải phục vụ họ, để quà cáp,biếu xén bố mẹ đẻ... Nói tóm lại là họ hay có tâm lý so đo mình với nhà thônggia và không mấy hài lòng khi con dâu yêu quý, quan tâm đến bố mẹ đẻ hơn.
Dù đây có là mong ước thường trực thì bạn nên hiểu rằng, đi lấy chồng nghĩalà bạn đã gia nhập vào một gia đình mới nên dù muốn hay không, cách tốt nhất bạnvẫn nên cố gắng hòa thuận, yêu quý nhà chồng, có như thế thì cuộc sống ở đây mớimong được êm ấm.
Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi nghĩ rằng mỗi khi có kế hoạch về nhà bố mẹđẻ, bạn nên thông qua chồng mình và xin phép bố mẹ chồng, tránh những hiểu lầmkhông đáng có xảy ra. Còn khi mẹ chồng tỏ ra khó chịu vì cho rằng bạn hay về nhàngoại, bạn nên tâm sự với chồng để anh ấy gỡ rối giúp bạn", Nguyễn Lam - 33tuổi, giáo viên tiểu học, chia sẻ.
"Giá mà mẹ dạy con trai mẹ tốt hơn"
“Một lần tôi bóng gió với mẹ chồng rằng giá mà bà dạy dỗ chồng tôi biết tựlập từ sớm thì giờ anh đã tự giải quyết được mọi việc lớn nhỏ trong nhà chứkhông cần hết mẹ lại đến vợ hỗ trợ. Sự thật là anh ấy đã được chiều chuộng quánhiều nên cái gì cũng ỷ lại cho người khác. Vậy mà mẹ chồng lại chỉ thẳng vàomặt nói tôi láo, dám xúc phạm bà.
Tôi đem chuyện tâm sự với một số người bạn thì được các chị lớn tuổi hơnkhuyên rằng tôi nói như thế khiến bà tự ái, thậm chí tức giận là phải. Bởi lẽ,dù có sống chung hay sống riêng thì chuyện giữa hai vợ chồng cũng là chuyệnriêng của hai người, đừng đổ lỗi hay lôi mẹ chồng vào cuộc, điều đó không nhữngkhông giải quyết được vấn đề mà còn làm rối tung mọi việc lên.
Thay vì nói với mẹ chồng, hãy thẳng thắn nhưng khéo léo 'chỉnh đốn' chồngmình. Hãy phân tích để anh ấy hiểu rằng bạn cần một chỗ dựa, một người sẻ chia,con cái bạn cần một người cha có trách nhiệm...", Trần Thị Hồng Hoa - 27 tuổi,nhân viên PR, kể lại câu chuyện của mình.
Con dâu nói chuyện với mẹ chồng không thể thoải mái và thẳng thắn như con gái nói với mẹ đẻ (Ảnh minh họa).
"Chúng con quá bận nên không có thời gian về thăm bố mẹ""Số tôi khá vất vả bởi đã lấy chồng xa quê. Công việc bận rộn, nhà nội thì xanên một năm may ra hai vợ chồng cũng chỉ về thăm nhà được 1, 2 lần. Tôi cũngthấy áy náy vì điều đó nhưng điều kiện không cho phép nên chỉ thường xuyên gọiđiện về hỏi thăm mẹ chồng. Trên điện thoại thì bà ậm ừ ra chiều thông cảm nhưnglại đi nói với người nọ người kia rằng 'Chúng nó mải kiếm tiền quên cả bố mẹ','Nó (chồng tôi) lấy vợ Bắc nên mất gốc rồi", 'Chắc vợ chồng nó phải giàu lắm vìquanh năm bận rộn thế cơ mà'.
Những câu nói mỉa mai ấy 'bay' đến tai khiến tôi ấm ức lắm, đành tâm sự vớichồng. Thế là anh lại gọi điện về rủ rỉ với mẹ. Mà lạ là con trai nói bận rộnthì bà tin thật, thế mà tôi nói thì bà cứ lẳng lặng như mình đang giả vờ.
Từ đó, tôi đã biết ý của mẹ chồng. Khi nào có kế hoạch về quê cụ thể mớithông báo cho bà biết để bà không mong đợi nhiều. Còn không, tôi chỉ gọi điện vềhỏi thăm sức khỏe, tình hình ở nhà thôi, không đả động gì đến chuyện bận rộnnữa. Ngoài ra, khi nào chồng gọi điện về nhà, tôi lại nhấm nháy anh than thở vợchồng bận việc tối ngày, giờ mới được cơm nước... Như thế mẹ chồng lại có vẻthông cảm và thương hai vợ chồng hơn, không trách cứ gì nữa". Đây là tâm sự củabạn Trần Hương Vân - 28 tuổi, viên chức nhà nước.
"Mẹ nói với con gái mẹ giúp con"
"Em chồng tôi đã lập gia đình nhưng vẫn thường xuyên đưa con sang nhà tôi(cũng là nhà bố mẹ chồng) ăn ở, ngủ lại. Tôi chẳng mấy dễ chịu mỗi lần cô ấysang, đặc biệt là lần nào đến cũng tự tiện dùng đồ của tôi, cho con bày biệnkhắp nhà mà chẳng thu dọn gì. Đến bữa ăn xong em chồng cũng không thèm dọn dẹp.Tôi đánh tiếng với mẹ chồng, ra ý nhờ bà nhắc nhở cô ấy giúp. Thế là bà sửng cồlên với tôi ngay lập tức, bảo tôi ích kỉ, hẹp hòi...
Giờ thì tôi đã hiểu, con dâu và con gái luôn có một khoảng cách xa vời mà dùbạn có nỗ lực đến mấy thì vẫn không thể gần gũi, được mẹ chồng yêu thương, chiềuchuộng như đối xử với con gái.
Hơn thế nữa, mối quan hệ chị dâu - em chồng cũng nhạy cảm và phức tạp chẳngkém gì mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu. Vì thế, trông chờ sự giúp đỡ của mẹchồng trong tình huống này là sai lầm lớn, bởi điều đó chẳng khác nào bạn đangbắt mẹ chồng chọn lựa giữa hoặc con gái - hoặc con dâu. Và tất nhiên, bà phảichọn con gái bà chứ", Trịnh Thị Kiều Anh - 32 tuổi, Nhân Chính (Hà Nội), chobiết.
"Mẹ không biết cách dạy dỗ bọn trẻ"
"Một lần, tôi đã nghe được câu chuyện của mẹ chồng nói với người hàng xómrằng 'Nếu con dâu tôi được quyền quyết định thì chắc chẳng bao giờ nó cho tôiđộng chạm gì đến con nó'. Tôi về ngẫm nghĩ lại thì đoán ra chắc bà vẫn còn giậnbởi câu nói của tôi 'Mẹ cứ kệ chúng nó chơi, mẹ không biết cách dạy dỗ bọn trẻbây giờ đâu'.
Không ít lần tôi và mẹ chồng đã mâu thuẫn với nhau chỉ vì cách dạy dỗ concháu. Tôi thì cho rằng bà cổ hủ, lỗi thời, bà thì nghĩ tôi bảo thủ, lúc nào cũngcoi mình là nhất.
Có lẽ, trừ khi bạn phát hiện ra điều gì quá nghiêm trọng, có tác hại rõ ràngđến con mình thì bạn mới nên góp ý thẳng thắn với mẹ chồng. Mà tốt nhất, trongtrường hợp đó bạn cũng nên nhờ chồng lên tiếng. Còn lại, mọi lời góp ý của bạnvề cách dạy dỗ, chăm sóc bọn trẻ với mẹ chồng đều sẽ khiến bà phật ý", Diệp Chi- 30 tuổi, Hà Đông (Hà Nội), tâm sự.
"Chẳng nghĩ lấy chồng lại khổ thế này!"
"Sự thật là tôi chưa từng hình dung cuộc sống gia đình lại vất vả đến thế.Lấy chồng về, chồng tôi làm ăn thua lỗ, nợ nần kha khá nên bao nhiêu vốn liếngcả hai chăm chỉ làm lụng được đều phải dồn vào trả nợ. Rồi khổ hơn là lúc sinhcon, đầu tắt mặt tối biết bao việc suốt cả ngày, chẳng có thời gian mà làm gìcho riêng mình nữa.
Một lần ngồi nấu cơm với mẹ chồng, thấy bà thật lòng thương con thương cháu,tôi mới tâm sự thật rằng 'Con chẳng nghĩ lấy chồng lại khổ thế này'. Bà nghiêmmặt nói tôi ngay 'Sao từ đầu nhà tôi phản đối cô không thôi luôn đi, giờ cònthan nghèo kể khổ. Con ngoan, chồng tốt như thế cô còn muốn gì nữa? Người ta cònlấy phải chồng đểu đến đâu vẫn phải chấp nhận, đằng này được voi đòi tiên à?'.
Chưa bao giờ tôi chứng kiến mẹ chồng tức giận đến thế. Tôi sợ quá, ngồi imkhông dám nói năng gì. Từ đấy, dù có thấy khó khăn, vất vả thế nào tôi cũngchẳng dám hé răng nửa lời tâm sự gan ruột với mẹ chồng. Đúng là người ta nóichẳng sai, mẹ chồng vẫn là mẹ của chồng thôi, không bao giờ thông cảm và yêuthương mình được như mẹ đẻ cả", Mai Thanh - 35 tuổi, nhân viên bán hàng, chiasẻ.
(Theo Trí thức trẻ)
" alt="Những điều tối kỵ khi đối thoại với mẹ chồng" />Em đang học lớp 10, muốn theo Hình sự và đang tìm hiểu ngành này ở Học viện An ninh và Học viện Cảnh sát Nhân dân.
Em không biết nên học ở đâu sẽ thuận lợi hơn. Mong các anh, chị có kinh nghiệm tư vấn và cho lời khuyên.
Nguyên Bảo
Bạn cần tư vấn gì? Trở lại Giáo dụcTrở lại Giáo dục" alt="Nên học ngành Hình sự ở Học viện An ninh hay Cảnh sát?" />2. Xem xét tò mò ở bé
Khi bé được khoảng 6-9 tháng, bé thường tò mò về thìa. Mỗi giờ cho bé ăn, bạn đưa cho bé thêm một chiếc thìa để bé giữ và chơi trong suốt giờ ăn. Khuyến khích bé xúc và liếm thìa của bé.
3. Tìm món tập xúc thìa
Những món bạn dùng để tập cho bé ăn thìa có thể gồm sữa chua, kem, bột, khoai tây nghiền, mỳ ống, nước sốt...
4. Chọn thìa bé cầm được
Để thành công, nên chọn thìa nhựa có tay cầm to, nằm vừa vặn trong tay bé.
5. Vừa học vừa chơi
Mặc dù cầm được thìa nhưng bé còn yếu trong kỹ năng dùng thìa để xúc thức ăn. Do đó, chỉ nên cho bé xúc thìa như một hoạt động vui chơi, rèn luyện thể chất chứ không phải để bé phải tự xúc được bột.
6. Để sạch sẽ
Nên rải thảm nilon dưới bàn ăn của bé để đồ ăn có rơi vào đó thì cũng dễ làm sạch.
7. Đừng quên yếm
Nên đeo yếm khi dạy bé dùng thìa vì chắc chắn bé sẽ làm bẩn quần áo của chính bé.
8. Quy tắc riêng
Nghiêm khắc với bé nếu bé múc thức ăn rồi ném cả thìa cả thức ăn xuống sàn nhà. Điều này sẽ tạo thành thói quen xấu cho bé. Nên dạy cho bé mục đích của cầm thìa ngay từ đầu để sau này, bạn không phải chạy theo sửa thói xấu cho bé. Nếu bé tỏ ra chán và nghịch ngợm, bạn nên chấm dứt việc “học tập” của bé tại đây.
9. Cho bé dùng dĩa
Khi bé xử lý tốt với thìa, bạn có thể chuyển sang dạy bé dùng dĩa. Cho bé những món mà bé có thể dùng dĩa để xiên như hoa quả cắt miếng...
10. Tâm lý
Nên kiên nhẫn và khen ngợi nỗ lực cầm thìa của bé, mỗi khi bé xúc được thức ăn đưa vào miệng mà ít bị rơi.
(Theo Pháp luật Xã hội)" alt="10 mẹo giúp mẹ tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa" />Anh Thanh là người yêu đơn phương Kim Ngân trong 4 năm.
"Trước đây, khi yêu nhau mỗi lần ra đường, nhiều người thấy lạ, họ lấy điện thoại ra giả vờ chụp cái này, cái kia nhưng thực chất là để chụp hình vợ mình rồi cười rúc rích.
Mỗi lần như thế mình đều tiến tới, thẳng thắn nói: Nếu thấy lạ, muốn chụp hình thì vợ chồng tôi sẽ đứng ngay trước mặt anh chị để chụp hình cho đẹp. Nghe thấy thế, họ xấu hổ, cất máy ngay", anh Hải Thanh kể.
Ngoại hình chênh lệch khiến cặp đôi đi đâu cũng được chú ý.
Để đến được với nhau, cặp đôi đã trải qua hơn 1 năm yêu nhau. Tuy nhiên, trước đó anh Hải Thanh đã có đến 4 năm yêu đơn phương cô gái mũm mĩm, đáng yêu là Kim Ngân mà không dám tỏ tình.
Ngoại hình quá khổ nên Kim Ngân đi lại khó khăn, anh Thanh thường là "đôi chân" cho vợ.
Ngày ấy, cả hai cùng ở chung một xóm, nhà Ngân ở đầu hẻm còn nhà Thanh ở cuối hẻm. Họ thường xuyên đi ra đi vào gặp nhau nhưng không ai để ý đến ai. Mãi đến khi Kim Ngân 19 tuổi, một lần đi va vào nhau, Hải Thanh lập tức bị ấn tượng bởi cô gái có khuôn mặt dễ thương, nụ cười tươi tắn.
Dù vậy, Thanh không dám làm quen mà chỉ âm thầm quan tâm, tìm hiểu về đối phương.
"Mình hơn Ngân 12 tuổi, chênh lệch tuổi tác khiến cả hai không chơi chung hay có cơ hội trò chuyện với nhau bao giờ. Mãi đến khi cô ấy lớn, mình mới bắt đầu để ý.
Cô ấy xởi lởi tốt tính, nấu ăn ngon nên cả xóm ai cũng biết và quý. Mình chỉ dám hỏi thông tin qua bạn bè, hàng xóm chứ không đủ can đảm để bắt chuyện dù rất muốn", anh Thanh cười nhớ lại.
Anh Thanh cảm mến Kim Ngân bởi tính tình tốt bụng, xởi lởi.
Yêu đơn phương được 4 năm, đến năm 2016 anh Thanh lấy hết dũng khí xin Facebook của Kim Ngân qua một người bạn và bắt đầu nhắn tin làm quen. Nói chuyện được một tháng, cả hai hẹn gặp mặt. Lúc này, Ngân mới bất ngờ khi nhận ra đây là "anh hàng xóm" gần nhà.
Thời điểm đó, Thanh "tấn công" Ngân mạnh hơn, sáng anh đợi cô trước cửa nhà chở đi làm, buổi tối đưa cô đi ăn. Thanh không ngại ngần quỳ gối, đeo lại dây giầy cho bạn gái giữa nơi đông người hay "trồng cây si cả buổi" để đợi cô đi làm về. Sự quan tâm, chân thật của Thanh khiến Ngân dần có cảm tình.
"Hồi ấy mình mập 90kg, sau khi yêu anh ấy tăng lên 120kg. Cũng có lúc tự ti lắm vì ngoại hình chênh lệch nhưng anh Thanh lúc nào cũng ở bên động viên là 'béo càng đáng yêu'. Anh ấy nói, giảm cân vì sức khỏe chứ đừng vì những lời trêu chọc", Ngân cười hạnh phúc nói.
Thời điểm kết hôn, anh Thanh nặng 70kg còn Ngân nặng 120kg.
Yêu nhau được một năm thì cả hai quyết định về chung một nhà. Kim Ngân bảo, lúc cầu hôn, chồng cô không có hoa, có nến lãng mạn như nhiều cặp đôi khác mà chỉ nói đơn giản: "Em lấy anh nhé, anh không đợi thêm được. Anh có tuổi rồi, mẹ anh cũng già rồi mong có cháu bế lắm". Cứ 3 ngày, Thanh lại nhắc lại chuyện đám cưới một lần khiến Ngân xuôi lòng.
Ngày về ra mắt gia đình nhà chồng, trái ngược với sự tự ti, lo lắng của Ngân, mẹ Thanh cười nói suốt buổi, liên tục hỏi han con dâu tương lai khiến Ngân cảm thấy gần gũi, thân thương như gia đình mình.
Dù trải qua không ít khó khăn, sóng gió song cặp đôi vẫn lạc quan và có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
Cả hai tổ chức đám cưới vào ngày 24/2/2017. Trong hôn lễ, Thanh mặc bộ vest bảnh bao, hát tặng vợ bài hát "Nắm tay anh thật chặt", rồi dắt tay cô lên lễ đường. Tình yêu đẹp của cả hai khiến nhiều người dự tiệc không khỏi xúc động.
Suốt 4 năm qua, hôn nhân của cặp đôi đũa lệch cũng trải qua không ít khó khăn, sóng gió. Ngoại hình quá khổ khiến Ngân đi lại chậm chạp, anh Thanh thường xuyên phải là "đôi chân của vợ"."Trước đây, khi thấy chúng mình kết hôn, nhiều người đồn thổi ác ý rằng nhà mình giàu, là tỷ phú nên mới lừa được chồng. Thế nhưng sự thật không phải thế, nhà mình bình thường nếu không nói là khó khăn", Ngân xúc động nói.
Ngân kể, có thời điểm, việc buôn bán gặp khó khăn, thu nhập không có, hai vợ chồng từng phải bán hết đồ đạc trong nhà để chi tiêu.Anh Thanh cho biết chưa bao giờ quan tâm đến vấn đề cân nặng của vợ.
"Sau khi cưới nhau, mình bán hàng ở chợ, còn chồng làm thợ sơn nước nhưng công việc không ổn định. Tiền hàng thì nợ đến 80 triệu đồng, trong khi đó hàng tháng lại phải chi trả cả tiền thuê trọ, điện nước. Lúc khó khăn nhất, hai vợ chồng phải ăn mỳ gói qua ngày. Dù thế, chồng mình chưa bao giờ than vãn, anh lúc nào cũng động viên, lạc quan để cả hai cùng cố gắng", Ngân kể.
Hiện tại, cô nghỉ bán hàng ở chợ chuyển sang làm mắm và lập thương hiệu riêng của mình. Nhờ tài nấu ăn ngon, sự hỗ trợ hết mình của chồng mà việc làm ăn của Ngân thuận lợi hơn trước. Cặp vợ chồng đã trả được nợ, có đồng ra đồng vào để tiết kiệm. Ngân hạnh phúc cho biết, chồng cô cũng nghỉ việc làm sơn nước để ở nhà phụ giúp vợ.
Trong khi đó, anh Thanh cho biết, chưa bao giờ quan tâm đến vấn đề cân nặng của vợ, có chăng là lo lắng cho sức khỏe của cô. Thực tế, Ngân cũng đã có nhiều lần giảm cân nhưng không thành công. Hiện tại, từ sáng sớm đến tối mịt, hai vợ chồng đều bận rộn làm hàng rồi đóng gói gửi đi các tỉnh, vì thế dù rất muốn nhưng Ngân vẫn chưa có điều kiện để giảm cân.
"Một phần là do vợ mình cứ giảm cân là người lại ốm, mệt, phần khác là chưa sắp xếp được thời gian để dành trọn cho việc giảm cân khoa học. Thời gian tới hai vợ chồng sẽ cố gắng làm lụng, tích cóp một khoản tiền. Mình cũng sẽ động viên vợ giảm cân để không ảnh hưởng đến sức khỏe", anh Thanh nói.
Theo Dân Trí
Hot girl Australia bị miệt thị vì lấy chồng béo phì
Sienna và George đã vượt nửa vòng Trái Đất để ở bên nhau. Tuy nhiên, cả hai đối mặt với nhiều lời gièm pha, chế giễu chỉ vì có ngoại hình khác biệt.
" alt="Chuyện tình gây 'sốt' của cặp đôi 'vợ 140kg, chồng 70kg'" />
- ·Nhận định, soi kèo TPHCM vs Hà Tĩnh, 19h15 ngày 25/4: Bắn hạ Chiến hạm đỏ
- ·Vietcombank hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3
- ·Hoàng Mỹ An tiết lộ về thầy giáo Đình Bảo tại Mỹ
- ·Tây Ban Nha điều 10.000 binh sĩ, cảnh sát cứu trợ khu vực lũ quét
- ·Soi kèo góc Atalanta vs Lecce, 1h45 ngày 26/4
- ·Nữ sinh 18 tuổi khơi dậy 'gen' sống xanh trong mỗi người
- ·Thu nhập ngàn đô/tháng vẫn không đủ sống ở Hà Nội
- ·Tết rẻ của một bà mẹ siêu tiết kiệm
- ·Nhận định, soi kèo PSM Makassar vs Bali United, 19h00 ngày 25/4: Kết quả hài lòng
- ·'Ai cũng nên học Đại học'