Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu ý kiến của các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tư pháp; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính để tiếp tục làm rõ sự cần thiết, cơ sở kiến nghị cho phép áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù về giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP Hà Nội tương tự như TP.HCM tại Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 9/3/2020. |
Tiếp tục làm rõ sự cần thiết, cơ sở kiến nghị cho phép áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù về giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP Hà Nội tương tự như TP.HCM (Ảnh minh hoạ) |
Xác định rõ căn cứ pháp luật; thực tiễn tại địa bàn TP Hà Nội của việc ban hành Nghị quyết; phối hợp với UBND TPHCM tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện. Trên cơ sở kết quả thực hiện, phân tích những ưu điểm, nhược điểm, tính hiệu quả khi áp dụng quy định của Nghị quyết số 27NQ-CP trong thực tế.
Nghị quyết số 27/NQ-CP cho phép UBND TP.HCM áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù để rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn thành phố.
Cũng theo Nghị quyết này, UBND TP.HCM ban hành hệ số điều chỉnh giá đất vào đầu kỳ hằng năm để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lấy ý kiến người dân có đất thu hồi; hệ số điều chỉnh giá đất ban hành vào đầu kỳ hằng năm chỉ có ý nghĩa để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lấy ý kiến người dân có đất thu hồi, không phải là giá đất cụ thể của loại đất thu hồi tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Cùng với đó, UBND TP.HCM quyết định giá đất cụ thể của loại đất thu hồi tại thời điểm Nhà nước quyết định thu hồi đất theo quy định tại khoản 2 Ðiều 74 của Luật Ðất đai 2013. Đồng thời có trách nhiệm ban hành quy chế phối hợp thực hiện trong việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để áp dụng trên địa bàn, bảo đảm công khai, minh bạch nhằm rút ngắn thời gian thực hiện.
Nhật Minh
Dự án hơn thập kỷ ‘nhùng nhằng’ mặt bằng, Hà Nội xem xét báo cáo Thủ tướng
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình yêu cầu UBND TP Hà Nội chỉ đạo giải quyết phản ánh liên quan đến việc giải phóng mặt bằng tại Dự án xây dựng kinh doanh hạ tầng KĐTM Dịch Vọng…theo đúng quy định, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
" alt="Kiến nghị thí điểm cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng tại Hà Nội"/>
Kiến nghị thí điểm cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng tại Hà Nội
Sau trận thua UAE, HLV Tan Cheng Hoe tìm cách khích lệ tinh thần của các cầu thủ Malaysia.Giá trị tinh thần được ông Tan Cheng Hoe xem trọng, trước khi Malaysia bước vào các cuộc chiến với Việt Nam và Thái Lan.
|
Malaysia không thắng Việt Nam suốt 5 năm nay |
Malaysia vẫn còn hy vọng giành ngôi nhì bảng và tìm chiếc vé vào giai đoạn 3 vòng loại World Cup 2022.
Vì thế, HLV Tan Cheng Hoe không ngừng khích lệ các học trò.
Trên thực tế, bản thân vị thuyền trưởng 53 tuổi này cũng gặp vấn đề tâm lý khi đối mặt tuyển Việt Nam.
Malaysia không thắng Việt Nam trong 5 cuộc chạm trán gần nhất, với 4 diễn ra dưới thời Tan Cheng Hoe.
"Dù tôi không thắng trong 4 trận gần nhất, nhưng tôi chắc rằng các cầu thủ đã biết lối chơi và chiến thuật của Việt Nam", ông Tan phát biểu.
"Chúng ta cần phải nhạy bén hơn trong việc nắm bắt cơ hội trong trận đấu tới".
Trong 4 trận đấu với tuyển Việt Nam mà ông Tan dẫn dắt, Malaysia thua 3 và hòa 1. Trong 3 trận thua, "Harimau Malaya" đều không ghi bàn.
"Trong các trận đấu với Việt Nam, chúng tôi đều có cơ hội để ghi bàn.
Vì vậy, chúng tôi cần phải sắc bén hơn nếu, muốn có được kết quả tốt nhất".
TT
Giải mã Malaysia: Á quân AFF Cup đã suy yếu
Đội tuyển Malaysia đã suy yếu rất nhiều so với lần gần nhất gặp tuyển Việt Nam, cũng như thời điểm trở thành á quân AFF Cup 2018.
" alt="Việt Nam vs Malaysia, Tan Cheng Hoe muốn vượt ám ảnh tâm lý"/>
Việt Nam vs Malaysia, Tan Cheng Hoe muốn vượt ám ảnh tâm lý
Từ ngày 3/5, Quy chế đào tạo trình độ đại học do Bộ GD-ĐT ban hành (kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT) sẽ có hiệu lực. Theo Quy chế này, một số quy định mới sẽ được áp dụng đối với các khóa tuyển sinh sau ngày thông tư có hiệu lực thi hành. Đó là:Không thực hiện liên kết đào tạo với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề
Theo Điều 5 Quy chế đào tạo trình độ đại học, liên kết đào tạo chỉ thực hiện đối với hình thức vừa làm vừa học theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và theo quy định về tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Quy chế này. Tuy nhiên, các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề không được thực hiện việc liên kết đào tạo.
Ngoài ra, cơ sở chủ trì đào tạo phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu như: Chương trình đào tạo dự kiến liên kết đào tạo đã được tổ chức thực hiện tối thiểu 3 khoá liên tục theo hình thức chính quy; từ khóa tuyển sinh năm 2024 yêu cầu chương trình đào tạo đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng theo quy định hiện hành; Bảo đảm đội ngũ giảng viên cơ hữu giảng dạy tối thiểu 70% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo…
|
|
Sinh viên hệ chính quy được học trực tuyến 30% khối lượng chương trình đào tạo
Theo Điều 7 Quy chế đào tạo trình độ đại học mới ban hành, mỗi học kỳ, sinh viên phải đảm bảo khối lượng học tập tối thiểu không ít hơn 2/3 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn; tối đa không vượt quá 3/2 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn.
Đặc biệt, đối với đào tạo theo hình thức chính quy và vừa làm vừa học, tối đa 30% tổng khối lượng của chương trình đào tạo được thực hiện bằng lớp học trực tuyến. Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh phức tạp và các trường hợp bất khả kháng khác, cơ sở đào tạo thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Giảm 1 bậc hạng tốt nghiệp đối với sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại giỏi, xuất sắc mà đã học lại quá 5% tổng số tín chỉ
Theo quy định, những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 3 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ với cơ sở đào tạo.
Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá. Trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình; Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
4 trường hợp sinh viên được bảo lưu kết quả học tập
Căn cứ Điều 15 Quy chế đào tạo trình độ đại học, sinh viên được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau: Được điều động vào lực lượng vũ trang; Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế; Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế; Vì lý do cá nhân khác nhưng đã phải học tối thiểu 1 học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.
Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tại trường
Từ ngày 16/5, Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT do Bộ GD-ĐT ban hành quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên sẽ có hiệu lực.
Thông tư này quy định người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tại trường. Tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông trong thời gian học sinh không đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng.
Thông tư quy định việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến của học sinh được thực hiện thường xuyên, trong quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá định kỳ kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông.
Trường hợp học sinh không thể đến cơ sở giáo dục phổ thông tại thời điểm kiểm tra, đánh giá định kỳ vì lý do bất khả kháng, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện bằng hình thức trực tuyến.
Đào tạo chứng chỉ sư phạm chính thức trở lại sau 7 năm tạm dừng
Theo Thông tư Ban hành chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông do Bộ GD-ĐT ban hành, bắt đầu từ ngày 22/5, các cơ sở được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lại.
|
Tỷ lệ thừa, thiếu giáo viên các cấp học năm 2020 |
Cụ thể, việc đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên tiểu học sẽ chỉ áp dụng với những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học âm nhạc, mỹ thuật, tin học, công nghệ, giáo dục thể chất, ngoại ngữ. Đây cũng là những môn học đang thiếu giáo viên ở bậc tiểu học để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Việc đào tạo chứng chỉ cho người có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông là những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong số các môn của cấp học của cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trước đó, năm 2014, Bộ GD-ĐT đã ra quyết định về việc tạm dừng cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Việc tiếp tục đào tạo bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dựa trên đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục nhằm bổ sung đội ngũ giáo viên cho ngành.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến cuối năm 2020, cả nước còn thiếu gần 90.000 giáo viên ở tất cả các bậc học, từ mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Trách nhiệm, quyền hạn của giáo viên khi thực hiện dân chủ trong hoạt động giáo dục
Chính phủ ban hành Nghị định 24/2021/NĐ-CP ngày 23/3/2021 quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Theo đó, quy định trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục như sau:
- Tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Tham gia tổ chức tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Tham gia giám sát việc tổ chức tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Nghị định 24/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/5/2021.
Phương Chi
Tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư cho giáo viên cả nước
Trên cương vị mới là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn nói, trăn trở đầu tiên của ông sau khi nhận trọng trách này là những suy nghĩ về nghề và sự nghiệp của các nhà giáo.
" alt="Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 5/2021"/>
Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 5/2021