- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển theo học bạ. Mức điểm dao động từ 18 - 24.
ĐiểmchuẩnvàoHọcviệnNôngnghiệpViệtNamcaonhấtđiểmtheoxéttuyểnhọcbạam lich hom nayCác trường đại học sẽ công bố điểm chuẩn từ ngày 5/8Điểm chuẩn vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam cao nhất 24 điểm theo xét tuyển học bạ
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Kocaelispor vs Sivasspor, 17h00 ngày 4/2: Không hề ngon ăn -
Kế hoạch đóng 1.000 tàu vũ trụ đưa 1 triệu người lên sao Hoả của Elon Musk gây tranh cãiElon Musk và giấc mơ đưa người lên sao Hoả Tuy nhiên, tuyên bố mới nhất của ông Musk được chia sẻ trên Twitter hôm 2/6, cùng với bài thuyết trình gây đây tại SpaceX, có thể sẽ gây tranh cãi và hoài nghi.
Kế hoạch là “chế tạo 1.000+ tàu Starship để vận chuyển sự sống lên sao Hỏa. Về cơ bản, đó là những con tàu Nô-ê thời hiện đại”, ông Musk viết, nhắc lại tuyên bố từng đưa ra trong cuộc phỏng vấn với người phụ trách chương trình TED, Chris Anderson. Trong cuộc phỏng vấn đó, ông Musk nhấn mạnh SpaceX sẽ đạt được mục tiêu trên vào năm 2050.
Cho đến nay SpaceX vẫn chưa phóng được tàu vũ trụ sao Hỏa nào lên quỹ đạo, nhưng họ đang hy vọng sẽ thực hiện được chuyến bay đầu tiên trong mùa hè này, bất chấp NASA vẫn tiếp tục trì hoãn đánh giá yếu tố môi trường của tàu Starship.
Tàu vũ trụ khổng lồ Starship có thể tái sử dụng. Ảnh: Insider Starship sẽ gồm hai phần. Phần thứ nhất là bộ tên lửa đẩy giai đoạn đầu, cao 70 mét, được cung cấp lực bởi 32 động cơ Raptor 2. Phần thứ hai là tàu Starship, cao 50 mét, sẽ được đặt lên mũi của phần đầu. Trong bài thuyết trình tại SpaceX, ông Musk cũng hé lộ phương pháp triển khai của tàu Starship 2.0.
Lý do chính khiến các kế hoạch của Elon Musk có thể gây chia rẽ là, ngay cả với các tiêu chuẩn cao của SpaceX, chúng vẫn không mang tính thực tế. Một chỉ dấu chính cho điều này là tuyên bố của ông Musk không liên quan đến chương trình sao Hỏa của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
Trong khi Musk tuyên bố SpaceX sẽ đưa 1 triệu người lên sao Hỏa vào năm 2050, NASA chỉ đặt mục tiêu đưa những người đầu tiên lên “hành tinh Đỏ” – nhiều khả năng với sự hỗ trợ của SpaceX- vào những năm 2030 và 2040. NASA cũng đã khởi động một chiến dịch nghiên cứu khoa học kéo dài nhiều năm để chuẩn bị cho chương trình tham vọng này.
NASA gần đây công bố 50 mục tiêu then chốt mà họ mong muốn đạt được trước và trong sứ mạng sao Hỏa đầu tiên. Kế hoạch này phác thảo và nêu bật những trở ngại khắc nghiệt mà họ sẽ đối mặt, đơn cử như hệ cơ bắp của các phi hành gia sẽ suy thoái đến mức họ có thể khó đi lại ở ngay lần đầu tiên đến sao Hỏa.
“Thuộc địa hóa” sao Hỏa sẽ là một quá trình cực kỳ chậm, đẩy thử thách và không thiếu những sai lầm. Do đó, những người đầu tiên mà NASA dự định gửi đến “hành tinh Đỏ” sẽ là các nhà khoa học và chuyên gia được đào tạo.
Ngược lại, Musk gần đây đã tuyên bố rằng "hầu như bất kỳ ai" sẵn sàng chi tới 100.000 USD để mua vé Starship sẽ có thể lên sao Hỏa.
Đồ hoạ mô phỏng tàu Starship trên bệ phóng tại thành phố sao Hoả. Ảnh: SpaceX/Twitter Một lý do nữa là vấn đề chi phí. Musk đã dự tính chi phí để xây dựng thành phố sao Hoả lên tới 10 ngàn tỉ USD. Các tính toán dựa trên giả định rằng một thành phố sẽ cần một triệu tấn hàng hóa từ Trái đất để hoạt động ở mức tối thiểu – theo lời Elon Musk trong cuộc phỏng vấn với CBS News vào tháng 7/2019.
Trong cuộc trò chuyện với tỷ phú Trung Quốc Jack Ma vào tháng 8 năm đó, Musk tuyên bố rằng dự án này sẽ có chi phí từ 0,5 đến 1% tổng sản phẩm của cả thế giới (GDP của thế giới). Con số này nằm ở khoảng giữa số tiền nhân loại chi tiêu cho mỹ phẩm và chi cho chăm sóc sức khỏe.
Không rõ SpaceX sẽ chi trả như thế nào cho dự án, vì các tên lửa của họ được phóng vào năm 2018 chỉ mang lại doanh thu 2 tỷ USD. Starlink, chum vệ tinh kết nối internet của công ty, được kỳ vọng có thể lấp đầy khoảng cách khi một ước tính nội bộ của công ty cho thấy nó có thể mang lại doanh thu 20 tỷ USD vào năm 2025.
Theo trang I.E, có thể hiểu rằng Giám đốc điều hành của SpaceX đang bận rộn lan toả ước mơ của nhân loại về một nền văn minh du hành vũ trụ, nhưng tuyên bố “sao Hoả 2050” có nguy cơ đưa Musk vào tình trạng tương tự như ông đã làm với Tesla về năng lực tự lái Cấp độ 5. Ông càng đưa ra những tuyên bố thiếu bền vững, thì mọi người sẽ càng quên mất SpaceX đã đi được bao xa trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.
Theo Báo Tin tức">
-
Sân chơi trực tuyến “Đấu trường Toán học” phủ tới hơn 60 địa phươngTrong năm học 2021 - 2022, “Đấu trường Toán học” đã thu hút sự tham gia của hơn 5 triệu học sinh. Với lộ trình thi đấu thường kéo tài từ 12 - 15 tuần, nội dung thi bám sát chương trình sách giáo khoa, sân chơi tạo cơ hội cho học sinh củng cố hệ thống kiến thức, khơi nguồn cảm hứng học môn Toán, duy trì nề nếp học.
Học sinh Nguyễn Thế Nam, trường THCS Thanh Đa (Hà Nội) chia sẻ, thông qua “Đấu trường Toán học”, em có cơ hội tiếp cận, luyện tập nhiều dạng bài, rèn luyện được khả năng tư duy nhanh và phản xạ.
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc, Giám đốc Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu, điểm thu hút của sân chơi là lồng ghép kiến thức trong mô hình game, có bảng xếp hạng và phần thưởng, kích thích tâm lý cạnh tranh của học sinh. Sau mỗi trận đấu, AI của hệ thống chỉ ra các chủ điểm kiến thức mạnh, yếu giúp các em thuận lợi trong việc bổ sung kiến thức.
Nhìn lại đợt cao điểm giãn cách cuối năm học 2020 - 2021, khi lần đầu tiên việc kiểm tra, đánh giá học kỳ 2 diễn ra trực tuyến, những lợi ích mà sân chơi này mang lại cho các nhà trường được bộc lộ. Việc toàn bộ học sinh đã có tài khoản định danh và quen thuộc với cách thi đấu, học tập trên nền tảng VioEdu giúp các nhà trường chủ động và nhanh chóng ổn định trước sự thay đổi phương thức dạy học, kiểm tra.
Thống kê của Ban tổ chức cho thấy, trong năm học 2021 - 2022, hầu hết các đơn vị triển khai sân chơi ở mùa 1 đã tiếp tục phát động cuộc thi mùa 2, ghi nhận số lượng học sinh tham gia tăng từ 30 - 50% so với năm đầu tiên tổ chức, như Sở GD&ĐT TP.HCM (22 quận/huyện/thành phố Thủ Đức), Hà Nội (25/29 quận/huyện), Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc…
Đại diện các trường Tiểu học tại TP.HCM nhận giải Trường học VioEdu xuất sắc năm học 2021 - 2022. Sức hút của sân chơi trực tuyến này còn lan tỏa tới các những học sinh ở các tỉnh, thành xa xôi như: Lạng Sơn, Lào Cai, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Long An, Lâm Đồng, Đắk Lắk… Đáng chú ý, Nghệ An và TP.HCM là những địa phương có số lượng học sinh tham gia đông nhất, với gần 200.000 em mỗi tuần.
Trong trạng thái bình thường mới, vai trò của sân chơi “Đấu trường Toán học” không chỉ giúp duy trì hứng thú khám phá kiến thức, trang bị cho học sinh các kỹ năng cần thiết của thời đại số, mà còn góp phần giúp nhà trường đẩy mạnh ứng dụng CNTT, nâng cao chất lượng dạy, học.
Đại diện Ban tổ chức cho biết, “Đấu trường Toán học” sẽ tiếp tục được nhân rộng, phủ khắp các tỉnh, thành cả nước trong năm học tới, giúp học sinh mọi vùng miền đều có cơ hội tiếp cận nguồn học liệu chất lượng và phương pháp học tập 4.0.
Vân Anh
Học sinh TP.HCM thể hiện ấn tượng tại sân chơi trực tuyến Đấu trường Toán học VioEdu
19 đội vào vòng chung kết Đấu trường toán học VioEdu TP.HCM đã khiến người xem ồ lên thích thú trước những phần thể hiện ấn tượng. Dự kiến, ngày 24/5, kết quả đánh giá các bài dự thi sẽ được Ban tổ chức công bố.
"> -
Diễn tập ứng phó tấn công bằng mã độc tống tiềnDiễn tập ASEAN - Nhật Bản năm 2022 nhằm mục đích nâng cao năng lực ứng cứu sự cố của các thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia. Đại diện Cục An toàn thông tin, ông Nguyễn Hữu Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm VNCERT/CC nhấn mạnh, song song với việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các nguy cơ tấn công mạng, vì thế cần phải đưa yêu cầu bảo đảm an toàn an ninh mạng ngay từ khi thiết kế và hiện diện trong mọi giai đoạn xây dựng, triển khai và vận hành.
Ông Nguyễn Hữu Nguyên cũng cho hay, tại Việt Nam, tình hình mất an toàn thông tin vẫn đang hiện hữu, thể hiện qua việc nhiều lỗ hổng đã được công bố vẫn chưa được vá triệt để, nhiều máy tính nhiễm mã độc bot và tham gia vào các mạng máy tính ma bị điều khiển từ các máy chủ nước ngoài, tấn công APT vẫn đang tiếp diễn...
Có chủ đề “Phối hợp xử lý tấn công mạng qua VPN vào các hệ thống cơ quan thuộc chính phủ và tấn công mã hoá tống tiền vào cơ quan y tế”, diễn tập ASEAN - Nhật Bản năm 2022 nhằm mục đích nâng cao năng lực ứng cứu sự cố của các thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia. Đồng thời, nâng cao khả năng phối hợp giải quyết sự cố an toàn thông tin giữa các đơn vị thành viên mạng lưới theo các tình huống thực tế, tin tặc lợi dụng lỗ hổng và điểm yếu ngay trên hệ thống bảo vệ để tấn công vào các hệ thống bên trong.
Kịch bản diễn tập quốc tế ASEAN - Nhật Bản năm 2022 dựa trên sự cố có thực đã xảy ra gần đây, tin tặc khai thác các lỗ hổng đã biết thực hiện xâm nhập bất hợp pháp vào các tổ chức, thực hiện tấn công tống tiền sau khi mã hoá dữ liệu của tổ chức y tế trong thời gian đang phải đối phó với dịch Covid-19. Qua đó, giúp nâng cao ý thức của các cơ quan tổ chức cần sẵn sàng ứng phó với các kiểu tấn công mạng, xảy ra bất kỳ lúc nào và bất cứ đâu, bất kể tình hình dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người.
Tham gia diễn tập cùng các quốc gia ASEAN và Nhật Bản, VNCERT/CC là đại diện của Việt Nam tiếp nhận và xử lý các tình huống trong diễn tập. Điểm cầu chính tại Hà Nội đảm trách việc gửi tình huống và các yêu cầu đến các điểm tham gia của các đơn vị thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia trên các hệ thống trực tuyến. Kết quả từ các điểm cầu các thành viên tham dự online sẽ được tập hợp, chấm điểm và bổ sung trong kết quả trả lời với quốc tế.
Thông qua diễn tập lần này, các đơn vị tham gia ngoài việc xác thực được các phương thức liên lạc chia sẻ thông tin về sự cố an toàn giữa các thành viên, còn tăng cường cải thiện quy trình SOP - Quy trình tiêu chuẩn về phối hợp giải quyết sự cố được thống nhất xây dựng từ 2015 giữa Nhật Bản và các nước thành viên khu vực ASEAN, để phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay; đồng thời tăng cường khả năng kết nối nhằm điều phối sự cố giữa các quốc gia, giải quyết sự cố an toàn an ninh mạng xuyên biên giới.
“Qua diễn tập, các thành viên tham gia có nhận thức rõ hơn tiến trình phối hợp xử lý sự cố, từ khi tiếp nhận thông tin, rà soát khả năng xảy ra trên các hệ thống hoặc phạm vi quản lý của mình đến việc phân tích, chia sẻ thông tin, phát hành cảnh báo và phối hợp ứng phó”, đại diện VNCERT/CC chia sẻ thêm.
Vân Anh
">