Nhận định, soi kèo Nữ Pachuca vs Nữ Club America, 8h00 ngày 4/2: Khẳng định đẳng cấp
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Lille vs Saint -
Make in Việt Nam: Sản phẩm số hóa nét chữ Việt đạt giải Sản phẩm công nghệ số tiềm năng 2021Đại diện Công ty Cyber Eye nhận giải thưởng “Sản phẩm số tiềm năng”. Trong khuôn khổ giải thưởng gồm 5 hạng mục chính: Nền tảng số xuất sắc; Sản phẩm số xuất sắc; Giải pháp số xuất sắc; Thu hẹp khoảng cách số; Sản phẩm số tiềm năng. Mỗi hạng mục bao gồm: giải Vàng; giải Bạc; giải Đồng; Top 10.
AXT - Công nghệ nhận dạng và bóc tách chữ viết tay tiếng Việt
Thấy được nguy cơ rủi ro cao trong việc lưu trữ tài liệu chữ viết tay, đồng thời nhận ra tiềm năng phát triển công nghệ số hóa tài liệu. Công ty Cổ phần Công nghệ Cyber Eye đã cho ra đời Công nghệ nhận dạng và bóc tách chữ viết tay tiếng Việt – AXT. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu hơn 10 năm với các đội ngũ chuyên gia về các công nghệ như AI, Deep learning, NLP.
AXT ra đời sẽ giúp cho các tổ chức doanh nghiệp, cơ quan nhà nước đơn giản hóa được quá trình xử lý và quản trị cơ sở dữ liệu. Công nghệ này cho phép nhận dạng và chuyển đổi văn bản hành chính thông dụng một cách nhanh chóng và độ chính xác cao lên đến 95%. AXT sẽ tạo ra file PDF 2 lớp bao gồm tài liệu viết tay và tài liệu có cả chữ in và chữ viết tay, sau khi nhận dạng và bóc tách biểu mẫu viết tay.
AXT – Công nghệ nhận dạng chữ viết tay tiếng Việt hàng đầu tại Việt Nam AXT là sản phẩm công nghệ số mang lại giá trị thiết thực vô cùng to lớn cho các tổ chức doanh nghiệp, đơn vị hành chính. Với tốc độ nhận dạng và bóc tách trung bình 3s/ trang A4, AXT có thể hoàn toàn giải phóng sức người. Qua đó, giúp doanh nghiệp, cơ quan nhà nước thay thế được công việc nhập liệu trước đây, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.
AXT – Sản phẩm Công nghệ số hóa hàng đầu tại Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay, AXT được đánh giá là sản phẩm hàng đầu trong việc áp dụng công nghệ hiện đại để chuyển hóa các tài liệu viết tay thành dữ liệu số một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.
Với những ưu điểm vượt trội của mình, AXT vinh dự được nhận giải thưởng “Sản phẩm số tiềm năng” do Ban tổ chức cuộc thi “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” trao tặng. Đây sẽ là bước ngoặt vô cùng lớn đánh dấu sự phát triển và bao phủ thị trường Việt Nam của AXT trong thời gian tới.
Với sản phẩm công nghệ số AXT, Công ty Cổ phần Công nghệ Cyber Eye đã giải được bài toán khó về chữ viết tay tiếng Việt tồn tại ở các doanh nghiệp, đơn vị hành chính bấy lâu nay. Mang lại một tương lai phát triển hiệu quả và vượt bậc, giúp các doanh nghiệp hội nhập nhanh với thế giới, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia. Ngoài AXT, Công ty Cyber Eye còn hướng đến sự sáng tạo những sản phẩm mang giải pháp công nghệ cao. Qua đó, cung cấp cho thị trường hệ sinh thái các sản phẩm công nghệ số, hệ thống số hóa của người Việt mang chất lượng quốc tế.
Phương Dung
"> -
Nhà nhỏ hơn 15m2 không được xây mới Quy định chồng chéo, đề xuất bỏ quy định về kiến trúc nhà liên kế ở TP.HCMKiến trúc nhà liên kế trong đô thị hiện hữu tại TP.HCM được quy định bởi Quyết định 135/2007/QĐ-UBND ngày 8/12/2007 và được sửa đổi, bổ sung một số điều bằng Quyết định 45/2009/QĐ-UBND ngày 3/7/2009 (quy định về kiến trúc nhà liên kế).
Quy định nói trên đưa ra các yêu cầu về kiến trúc, diện tích và kích thước lô đất xây dựng, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao, cầu thang lên sân thượng, tầng hầm, ban công… của loại hình nhà liên kế trong đô thị hiện hữu.
Lô đất đủ chuẩn áp dụng quy định này có diện tích không nhỏ hơn 36m2, chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng không nhỏ hơn 3m.
Quy định còn áp dụng cho những lô đất có mặt tiền đường, nếu có diện tích dưới 15m2 hoặc chiều rộng mặt tiền đường nhỏ hơn 3m thì chỉ được cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng, không được xây mới;
Nếu lô đất diện tích từ 15m2 đến dưới 36m2, có chiều rộng mặt tiền đường và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên thì được cải tạo, sửa chữa theo quy mô số tầng hiện hữu hoặc xây dựng tối đa 2 tầng, chiều cao toàn công trình không quá 13,4m với đường có lộ giới từ 20m trở lên và không quá 12,2m với đường có lộ giới từ 12m đến dưới 20m.
Hơn 10 năm triển khai, việc áp dụng các quy định về kiến trúc nhà liên kế ở TP.HCM bộc lộ nhiều hạn chế. Với những lô đất nằm trong hẻm, nếu có diện tích dưới 15m2, chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 3m chỉ được cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng, không được xây mới; nếu chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên thì được cải tạo, sửa chữa hoặc xây mới quy mô 1 tầng, chiều cao không quá 8,8m…
Với đặc điểm đô thị hoá trên nền đô thị hiện hữu, dân số nhập cư đặc biệt cao và không gian dự trữ cho phát triển trong khu vực nội đô khá hạn chế, hình thái đô thị TP.HCM dần chuyển đổi với đặc trưng các lô đất xây dựng nhà liên kế trở nên phổ biến.
Kể từ khi được ban hành đến năm 2012, quy định về kiến trúc nhà liên kế trong đô thị hiện hữu giúp người dân TP.HCM nắm bắt thông tin quy hoạch kiến trúc trong quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng. Hỗ trợ cơ quan chuyên môn trong việc quản lý cấp phép xây dựng loại hình nhà liên kế, nhất là tại các khu vực chưa được phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000.
Giai đoạn 2012 – 2019, công tác phủ kín quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn TP.HCM cơ bản hoàn thiện, quy định về kiến trúc nhà liên kế được lồng ghép trong nội dung phê duyệt của các đồ án quy hoạch phân khu.
Quy định chồng chéo
Qua rà soát, Sở Quy hoạch – Kiến trúc (QH-KT) Thành phố nhận thấy việc áp dụng quy định về kiến trúc nhà liên kế có một số hạn chế, dẫn đến thông tin hướng dẫn, cấp phép không phù hợp thông số quy hoạch được duyệt; các căn cứ để ban hành quy định đã hết hiệu lực, bị bãi bỏ, thay đổi nội dung.
Từ đầu năm 2019 đến nay, một số văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch, xây dựng, kiến trúc mới ban hành đã cập nhật, điều chỉnh nội dung cụ thể liên quan đến công tác quản lý, thiết kế xây dựng loại hình nhà liên kế.
Theo ông Nguyễn Thanh Nhã – Giám đốc Sở QH-KT Thành phố, ở góc độ kiến trúc, quy định về kiến trúc nhà liên kế là cơ sở để xử lý các trường hợp lô đất có hình dạng đặc biệt, kích thước nhỏ không đủ chuẩn và điều kiện tiếp cận giao thông hạn chế. Còn dưới góc độ quản lý quy hoạch, quy định này là cơ sở tham khảo trong công tác lập, thẩm định quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị trong giai đoạn sắp tới.
Hướng rà soát để ban hành quy định mới thay thế cho quyết định về kiến trúc nhà liên kế là không phù hợp với quy định hiện hành, đặc biệt là Luật Kiến trúc và Nghị định 85/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết nội dung Luật Kiến trúc.
Bởi nghị định nói trên đã có các quy định chung và chi tiết đối với kiến trúc các loại hình công trình, trong đó có nhà liên kế trong đô thị hiện hữu với nhiều nội dung chuyên môn cụ thể.
Do vậy, việc chắt lọc các nội dung phù hợp của quy định về kiến trúc nhà liên kế để đưa vào quy chế quản lý kiến trúc đô thị của TP.HCM sắp tới là có thể thực hiện được, tránh tình trạng có nhiều quy định pháp luật cùng áp dụng cho một loại hình nhà liên kế.
Giám đốc Sở QH-KT cho rằng, việc rà soát, đánh giá quy định về kiến trúc nhà liên kế để xây dựng lộ trình bãi bỏ quy định này cũng như đề xuất hướng xử lý, quản lý về kiến trúc nhà liên kế phù hợp với tình hình thực tế là cần thiết.
Do đó, Sở QH-KT đề xuất UBND Thành phố cho dừng công tác rà soát, dự thảo quyết định thay thế quy định về kiến trúc nhà liên kế; giao Sở tổ chức tổng kết việc áp dụng quy định này trong thời gian qua, báo cáo các vướng mắc liên quan đến thực tế quản lý quy hoạch cấp phép trên địa bàn và phương hướng áp dụng trong thời gian tới;
Tiếp tục áp dụng quy định về kiến trúc nhà liên kế đến hết ngày 31/12/2021 trước khi Luật Kiến trúc có hiệu lực; giao Sở lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị TP.HCM theo quy định của Luật Kiến trúc để làm cơ sở quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng.
TP.HCM rà soát 24 dự án nhà ở có nguồn gốc đất công
Để có cơ sở bổ sung vào kế hoạch phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020, UBND TP.HCM chỉ đạo các sở ngành và UBND quận - huyện rà soát các dự án nhà ở có nguồn gốc đất do Nhà nước trực tiếp quản lý.
"> -
Châu Âu đang tụt hậu trong triển khai mạng 5G thương mạiĐại dịch Covid-19 làm chậm việc triển khai 5G ở châu Âu Số liệu của ERT cho thấy rằng, chỉ có 10 trạm gốc 5G trên một triệu dân đã được triển khai ở các quốc gia thành viên EU có mạng 5G đang hoạt động, so với 1.500 trạm gốc 5G trên mỗi triệu dân ở Hàn Quốc.
Khi nâng cấp các trạm gốc 4G lên 5G, chỉ 1% được nâng cấp ở châu Âu, so với 98% ở Hàn Quốc. Bên cạnh đó, tỷ lệ đăng ký sử dụng mạng 4G là khoảng 70% ở châu Âu vào năm 2019, thấp hơn đáng kể so với Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc, nơi đạt khoảng 90%.
Liên quan đến việc phân bổ phổ tần số cho mạng 5G, báo cáo của ERT cho thấy 2/3 trong số 27 quốc gia thuộc EU vẫn chưa phân bổ phổ tần trong băng tần trung (băng 3-5 GHz) cho 5G, trong khi Hàn Quốc đã phân bổ phổ tần này vào tháng 6/2018 và Trung Quốc đã phân bổ phổ tần này vào năm 2019.
Liên quan đến vấn đề này, ông Martin Lundstedt, Chủ tịch Ủy ban chuyển đổi số của ERT cho biết: “Sự tăng tốc của quá trình chuyển đổi số trong nửa đầu năm đã đưa ra một lời nhắc nhở kịp thời và rõ ràng về lý do tại sao châu Âu cần khẩn trương đầu tư vào việc triển khai 5G. Châu Âu có thế mạnh đáng kể trong lĩnh vực công nghiệp, có thể làm nền tảng cho việc triển khai 5G, nhưng như báo cáo đánh giá mới nhất này cho thấy, EU đang tụt hậu so với các khu vực khác cả về thương mại hóa và đầu tư cơ sở hạ tầng cho mạng 5G. Tính đến đầu năm nay, chỉ có 1/3 các quốc gia EU đã ấn định phổ tần số trong băng tần trung cho 5G - một kết quả thua xa Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước khác. Chúng tôi phải làm tốt hơn nữa”.
“Để thu hẹp khoảng cách, chúng tôi cần gấp rút xây dựng một thỏa thuận chung của châu Âu trong việc triển khai 5G, mang lại cách tiếp cận hài hòa hơn đối với việc ấn định và khai thác phổ tần số dành cho 5G cũng như có các biện pháp khuyến khích tốt hơn cho đầu tư của tư nhân. 5G là trung tâm của tương lai kỹ thuật số và kỹ thuật số sẽ cho phép thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng, đổi mới sáng tạo và tạo ra một thế giới hoàn toàn mới về cơ hội việc làm. Nó rất quan trọng đối với sự thành công của kế hoạch Thỏa thuận Xanh của EU. Mọi thứ đều được kết nối - đó là lý do tại sao đây là một phần cơ bản của thỏa thuận”, ông Martin Lundstedt cho biết thêm.
ERT cũng nhấn mạnh rằng, châu Âu đã chậm hơn các khu vực khác trong các dịch vụ thương mại 5G trên quy mô lớn. Chẳng hạn như nhà mạng di động Verizon ở Mỹ đã ra mắt các dịch vụ thương mại 5G sử dụng phổ tần trong băng tần cao (băng mmWave) vào tháng 4 năm 2019. Trong khi đó, các dịch vụ thương mại 5G đầu tiên ở EU chỉ được triển khai ở 7 quốc gia châu Âu 3 tháng sau đó và đến nay một số quốc gia vẫn chưa có động thái nào để triển khai thương mại 5G.
Đứng trước vấn đề này, Ủy ban châu Âu (EC) đã thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước thành viên để đẩy nhanh việc triển khai 5G và nới lỏng các quy định liên quan đến việc triển khai 5G, bao gồm cắt giảm các quy định cứng nhắc, cải thiện khả năng tiếp cận phổ tần và phối hợp tần số vùng biên giữa các quốc gia.
Trong một tài liệu đưa ra các khuyến nghị về việc phát triển các dịch vụ cáp quang tốc độ cao và 5G trong toàn khối kinh tế, EC đã kêu gọi các nước thuộc EU làm việc trên một phương pháp chung để giải quyết các rào cản hiện đang cản trở việc triển khai mạng 5G.
Trong đó bao gồm việc giảm chi phí triển khai 5G, loại bỏ các rào cản hành chính không cần thiết và hỗ trợ các dịch vụ xuyên biên giới trong lĩnh vực giao thông và công nghiệp.
Ngoài ra, một vấn đề cần thiết là phải “tránh hoặc giảm thiểu bất kỳ sự trì hoãn nào trong việc cấp quyền truy cập vào phổ tần số để đảm bảo cho việc triển khai 5G kịp thời".
Sau khi EC công bố tài liệu mới nhất của mình, người đứng đầu chính sách công của Hiệp hội các nhà cung cấp di động toàn cầu (GSMA) ở châu Âu, ông Laszlo Toth cho rằng: “Đây là những bước đi táo bạo nhất để đưa kế hoạch hành động 5G của EC trở lại đúng hướng. Họ nhắm mục tiêu vào những điểm nghẽn khó khăn nhất đó là cần đưa các phương pháp phù hợp nhất trong các cuộc đấu giá phổ tần số và việc cấp giấy phép để việc triển khai trạm gốc được nhanh hơn”.
Theo số liệu của ERT thì đến nay chỉ có 13 quốc gia thành viên EU đã triển khai các dịch vụ 5G thương mại.
Phan Văn Hòa(theo Rcrwireless, Mobileworldlive)
Anh có thể thiệt hại 23,6 tỷ USD nếu cấm Huawei triển khai mạng 5G
Theo báo cáo của Công ty phân tích và nghiên cứu thị trường Assembly Research của Anh cho thấy, nền kinh tế của Anh sẽ có thể thiệt hại 18,2 tỷ bảng Anh (khoảng 23,6 tỷ USD) khi cấm Huawei triển khai mạng 5G.
">