Cụ thể, Khánh Hòa lên phương án tổ chức đấu giá 61 cơ sở nhà, đất ở địa phương. Trong đó, 12 cơ sở đã có quyết định bán đấu giá, gồm 11 cơ sở của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh 1 cơ sở của Liên hiệp Hợp tác xã Ninh Hòa.
UBND tỉnh yêu cầu những đơn vị này hoàn thành các hồ sơ liên quan gửi Sở Tài chính để thẩm định, trình phê duyệt giá khởi điểm đấu giá trước ngày 10/8.
Tỉnh Khánh Hòa chia 2 nhóm đối với 49 cơ sở nhà, đất chưa có quyết định bán đấu giá. Đối với các cơ sở đã có sự đồng bộ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng với mục đích sử dụng đất khi chuyển nhượng, các cơ quan liên quan phải hoàn thiện hồ sơ gửi Sở Tài chính trước ngày 30/7. Từ đó, cơ quan chuyên môn thẩm định, trình UBND tỉnh ban hành quyền định bán tài sản trước ngày 15/8.
UBND tỉnh cũng giao các cơ quan, đơn vị và địa phương cập nhật điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng phù hợp với mục đích sử dụng đất khi chuyển nhượng. Đó là những trường hợp cơ sở nhà, đất chưa đồng bộ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng với mục đích sử dụng khi chuyển nhượng.
Sau khi có sự đồng bộ, các cơ quan và đơn vị liên quan lập hồ sơ bán đấu giá tài sản gửi Sở Tài chính thẩm định, sau đó trình UBND tỉnh ban hành quyết định bán tài sản.
Xóm Khe Cốc hiện có 142 hộ, chủ yếu là sản xuất chè với tổng diện tích gần 80ha. Từ năm 2022, Khe Cốc được UBND xã Tức Tranh lựa chọn xây dựng xóm NTM thông minh. Từ nguồn xã hội hóa, đến nay hạ tầng Internet cáp quang và di động 4G đã bao phủ đến 100% hộ dân. Nhà văn hóa được lắp đặt wifi miễn phí phục vụ bà con học tập, tra cứu thông tin. Các tuyến đường giao thông trục chính của xóm đã lắp đặt trên 100 bóng đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời và các camera để đảm bảo an ninh.
Đến nay, trên 80% người dân trong độ tuổi lao động có điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy vi tính kết nối Internet. Nhiều mặt hàng nông sản, nhất là sản phẩm tiềm năng OCOP đã được giới thiệu, quảng bá, giao dịch mua, bán qua Internet…
Ông Tô Văn Khiêm, Trưởng xóm, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Chè an toàn Khe Cốc, cho biết: Chúng tôi nhận thấy rõ hiệu quả từ công tác chuyển đổi số mang lại. Hiện trong xóm đã thành lập các nhóm Zalo nhằm trao đổi công việc, hỗ trợ nhau sản xuất chè và triển khai mọi công việc. Người dân cũng được tập huấn sử dụng các phần mềm, nền tảng số như: C-ThaiNguyen, Thái Nguyên ID, VssID…, mở tài khoản thanh toán trực tuyến các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, dịch vụ viễn thông, học phí...
Bên cạnh thí điểm xây dựng xóm thông minh, UBND xã Tức Tranh còn tập trung hướng dẫn, khuyến khích người dân tiếp cận các nền tảng công nghệ số, phát triển mô hình nông nghiệp thông minh; kinh doanh, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng điện tử. Đơn cử như tại HTX Sản xuất trà an toàn Thái Ninh (thuộc cụm Khe Cốc) đang bán 70% tổng sản lượng chè nhờ vào các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội. HTX xuất bán trên 1 tấn chè búp khô mỗi tháng, với giá trung bình 300-500 nghìn đồng/kg, cao hơn so với bán trực tiếp cho thương lái trong khu vực khoảng 10-20%.
Anh Nguyễn Thái Ninh, Giám đốc HTX Sản xuất trà an toàn Thái Ninh, cho biết: Mạng xã hội giúp chúng tôi kết nối rộng hơn, qua đó tìm được hàng nghìn khách hàng tiềm năng, tỷ lệ khách quay lại mua lần 2 cũng đạt tới 70-80%. Bên cạnh đó, HTX cũng đẩy mạnh bán hàng thông qua website riêng HTX, chợ thương mại điện tử và mạng xã hội khác như: Shoppee, Lazada, Tiktok…
Theo kết quả rà soát đối chiếu với hướng dẫn tạm thời của Bộ Nông nghiệp và PTNT về xây dựng xã NTM thông minh, Tức Tranh đã đạt chủ đề về Chính quyền điện tử định hướng chính quyền số trong tổng số 6 nhóm chủ đề, đạt 10/18 mục tiêu và 30/39 chỉ tiêu. Các nhóm chủ đề chưa đạt gồm: Hạ tầng số; Dịch vụ nông thôn; Kinh tế nông thôn; Quản lý môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; Đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
Để hoàn thành các nhóm chủ đề này, UBND xã đã đề xuất 7 mô hình thí điểm với kinh phí thực hiện là 6,5 tỷ đồng (ngân sách nhà nước hỗ trợ 6 tỷ đồng, huy động ngoài ngân sách là 500 triệu đồng), gồm: Số hóa dữ liệu hồ sơ thuộc quản lý của UBND xã, dữ liệu dân cư, chủ thể sản xuất, kinh doanh, ngành nghề trên địa bàn; Quản lý số, truy xuất nguồn gốc dành cho vùng trồng chè; Ứng dụng công nghệ cao quản lý chất lượng cho chủ thể OCOP; Quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm du lịch, ẩm thực và sản phẩm OCOP; Xây dựng chợ thông minh; Hệ thống hạ tầng phục vụ các hoạt động trong xây dựng xã NTM; Tuyên truyền đào tạo và nâng cao năng lực về các hoạt động thực hiện các tiêu chí xã NTM thông minh.
Ông Lê Minh Thảo, Chủ tịch UBND xã Tức tranh, cho biết: Xây dựng nông thôn mới thông minh là nhiệm vụ mới, chưa có tiền lệ nên trong quá trình triển khai còn nhiều lúng túng, vướng mắc. Chúng tôi đã và đang tích cực tham mưu với cấp trên, các ngành chức năng các giải pháp.
Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng NTM cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư. Qua đó nhận được sự ủng hộ của nhân dân cùng chung tay hoàn thiện các chủ đề, mục tiêu, chỉ tiêu.
TheoViệt Dũng(Báo Thái Nguyên)
" alt=""/>Tức Tranh xây dựng nông thôn mới thông minhVậy đâu là ranh giới giữa lợi ích của một tách cà phê buổi sáng và tác hại do uống quá mức?
NBC News đã xem xét một số nghiên cứu và nói chuyện với các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Họ thống nhất rằng cà phê an toàn và tốt cho sức khỏe nhưng những người mắc bệnh nề có thể nhận nhiều tác dụng phụ tiêu cực hơn.
Số tách cà phê tối đa mỗi ngày
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến nghị mọi người nên hạn chế lượng caffeine hằng ngày ở mức 400mg (khoảng 4-5 tách cà phê). Theo FDA, hầu hết mọi người không gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng của caffeine - như nhịp tim thất thường, nôn mửa, co giật, tiêu chảy trừ khi họ tiêu thụ 1,2g hoặc khoảng 12 cốc mỗi ngày.
Dù vậy, theo chuyên gia Tricia Psota, thành viên Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, tiêu thụ mức tối đa 400mg caffeine mỗi ngày đôi khi cũng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như bồn chồn, lo lắng và khó ngủ.
Một số người có thể dễ dàng uống 4-5 cốc mỗi ngày nhưng những người khác có khả năng dung nạp caffeine thấp hơn và dễ bị tác dụng phụ. Psota cho biết cơ thể cô không thể chịu đựng được nhiều hơn một hoặc hai tách cà phê mỗi ngày.
Đối với những người đang mang thai hoặc cho con bú, Psota khuyến cáo không nên uống quá 200mg/ngày (khoảng 2 tách), vì caffeine có thể truyền sang trẻ sơ sinh qua sữa mẹ. Nghiên cứu ghi nhận tiêu thụ caffeine khi mang thai có thể dẫn đến trẻ sơ sinh bị nhẹ cân.
Nikki Cota, chuyên gia dinh dưỡng tại Mayo Clinic ở Arizona (Mỹ), thông tin, uống cà phê hằng ngày cũng có thể gây rủi ro cho bệnh nhân tim mạch hoặc tiểu đường nếu họ thêm đường hoặc kem. Cota biết những ly đồ uống chứa tới 50g đường - đây là lượng đường bổ sung mà FDA khuyến nghị cho cả ngày.
Khi nào nên dừng uống cà phê?
Jessica Sylvester, người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng, chia sẻ, một số người có thể cảm thấy tác dụng phụ tiêu cực rõ hơn của cà phê khi họ lớn tuổi, vì khả năng dung nạp một số hóa chất và thực phẩm nhất định của cơ thể thay đổi theo thời gian.
“Nếu bạn bắt đầu cảm thấy quá mệt mỏi, tim bắt đầu đập cực nhanh, bạn phải dừng lại”, Sylvester khuyên.
Sylvester hình thành thói quen bắt đầu buổi sáng của mình bằng một tách espresso với sữa hạnh nhân. Nhưng theo thời gian, cô không uống hết được một lúc, thường để thừa tới chiều. “Tôi từng có thể uống nhiều hơn thế nhưng bây giờ thì không. Tôi bị đau đầu”, cô nói.
Cà phê có thể gây rủi ro cho những người trẻ tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên. Tiến sĩ David Buchholz, bác sĩ nhi khoa tại Trung tâm Y tế Irving thuộc Đại học Columbia, khuyến nghị, người trong độ tuổi này không nên uống quá 100mg caffeine (1 tách cà phê) mỗi ngày.
Vị tiến sĩ giải thích: “Nếu một thiếu niên uống một tách cà phê và thấy vẫn ổn, không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào thì đồ uống này không có tác hại gì với họ. Nhưng mỗi người có độ nhạy cảm khác nhau, vì vậy nếu ai đó phàn nàn không thể ngủ vào ban đêm, điều đầu tiên tôi khuyên là tránh caffeine”.