Nhận định, soi kèo Damac vs Al

Nhận định 2025-04-20 15:45:17 91229
ậnđịnhsoikècup fa   Pha lê - 24/02/2025 10:45  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://member.tour-time.com/html/5f693447.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Pumas UNAM vs Santos Laguna, 10h05 ngày 17/4: Bắt vía chủ nhà

- Trao đổi với VietNamNet, GS Phạm Phụ - Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) cho rằng việc tăng thời gian đào tạo ngành Sư phạm cần phải cân nhắc kĩ…

Các tin liên quan

Nên tăng thời gian đào tạo Sư phạm lên 5 năm?

Lương thấp, chỉ ra lò những giáo viên dốt

{keywords}
GS Phạm Phụ
Chất lượng giáo viên thấp

GS Phạm Phụ:Cần phải có một quá trình khảo sát cụ thể để phân loại, phân bậc từng giáo viên sư phạm từ đó nhìn nhận khách quan hơn. Nhìn chung chất lượng giáo viên hiện nay có thể nói là thấp, chất lượng sinh viên đầu vào thấp, mô hình đào tạo chưa phù hợp, chương trình quá nặng nề mà họ không gánh vác nổi, và có thể nói cả chế độ cho giáo viên sau khi họ ra trường cũng thấp...

Không chỉ chất lượng GV thấp, mà chất lượng GD hiện nay nói chung cũng thấp nếu nhìn theo nhiều góc độ. Giáo dục không đáp ứng được nhu cầu của xã hội, chưa có được chiến lược phát triển rõ ràng, nhiều vấn đề chỉ nói cho có mà không có một kế hoạch cũng như nguồn lực để thực hiện.

Xin lấy một ví dụ, ở bậc GD đại học, phần lớn các trường đều nói là trường mình có định hướng nghiên cứu. Trong khi đó, trong điều kiện của Việt Nam đáng lẽ phải có 90% SV trở lên được học theo các chương trình định hướng nghề nghiệp.

Để có một trường ĐH định hướng nghiên cứu, chi phí đào tạo cho một SV rất lớn, có thể nói phải gấp 5 đến 7 lần con số trung bình hiện nay (khoảng 400 đến 500 USD/ sinh viên/năm) mới thực hiện được.

- Thưa GS, có ý kiến cho rằng thời gian đào tạo ngành Sư phạm 4 năm là hơi ít, cần phải tăng thời gian đào tạo sư phạm lên 5 năm để kéo dài thời gian thực tập cho sinh viên. Quan điểm của GS về vấn đề này như thế nào?

Về chất lượng của đội ngũ ngành Sư phạm hiện nay có nhiều vấn đề cần bàn luận. Việc tăng thêm thời gian đào tạo có nghĩa là có thêm thời gian để dạy dỗ đàng hoàng hơn, tất nhiên có thể tốt hơn một ít, nhưng đây không phải là giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề.

Việc giải quyết chất lượng ngành Sư phạm phải là một tập hợp những vấn đề rộng lớn hơn nhiều.

Trước hết, nói về mô hình đào tạo: mô hình đào tạo sư phạm hiện nay là “chen” nội dung sư phạm vào nội dung khoa học, nếu so với mô hình đào tạo gần giống như ở Trường ĐH tổng hợp cũ tức là SV vào học một ngành chuyên môn nào đó, sau đó nếu hoạt động trong ngành Sư phạm thì có thể học thêm một năm nghề nghiệp sư phạm.

Theo tôi, quá khứ cho thấy, sau khi ra trường 4 - 5 năm thì những sinh viên theo mô hình thứ 2 tỏ ra nổi trội hơn. Nếu tăng thời gian theo kiểu như vậy thì cũng có thể xem là hợp lý. Nhưng cần lưu ý rằng, tăng thời gian đào tạo có nghĩa là tăng chi phí đào tạo, cũng như giảm đi cơ hội một năm làm việc của người học, cần phải xem xét kĩ lương vấn đề này trước khi quyết định tăng thời gian đào tạo.

Tiếp theo, chương trình giáo dục phổ thông hiện nay quá nặng nề và hàn lâm. Đơn cử, môn Toán, giáo dục để sau này các em trở thành những nhà toán học; môn Ngữ Văn như là để các em sau này trở thành nhà ngôn ngữ học…

Trong khi trong xã hội hàng ngàn, hàng vạn em mới cần có một em như vậy. Đầu vào SV sư phạm lại thấp nên có thể nói cho dù học tăng thêm một năm nữa, phần lớn họ cũng không dạy tốt được chương trình mang tính chất hàn lâm như vậy.

Sau nữa, nhu cầu ngành sư phạm là một loại nhu cầu khá dễ dự báo chính xác, khác với các ngành nghề khác. Thế nhưng ngành GD đã không làm tốt được việc này, để xảy ra tình trạng đào tạo GV ra không có việc làm.

Tóm lại, việc tăng thời gian đào tạo ngành sư phạm lên có giải quyết được vấn đề hay không còn tùy thuộc những vấn đề như đã nêu ở trên.

Tăng thời gian học, mất cơ hội việc làm

- Theo GS, nếu tăng thời gian đào tạo sư phạm lên 5 năm thì cần phải có thêm những điều kiện gì?

Như tôi đã nêu ở trên, trước hết là phải tăng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, và nhiều chi phí khác, tất nhiên nguồn lực này phải từ ngân sách nhà nước chứ không thể bắt người học gánh chịu. Với người học, họ còn mất cơ hội làm việc thêm một năm, đó là một tổn thất cho người học cũng như xã hội nói chung.

Ngành sư phạm vốn dĩ đã không hấp dẫn, một khi các ngành khác học 4 năm đã ra làm việc có mức lương khá hơn, nếu ngành sư phạm học 5 năm thì chính sách lương bổng với nhà giáo phải được thay đổi. Điều đó có nghĩa toàn bộ vấn đề về ngân sách, tài chính, chế độ đều phải được tính đến trước khi ra quyết định về điều này.

- Để có được một đội ngũ sư phạm tốt, thu hút nhân tài cho sư phạm, GS có hiến kế gì cho việc đào tạo sư phạm của nước ta hiện nay?

Vấn đề chất lượng SV sư phạm đã tồn tại ba bốn mươi năm nay, chứ không phải là vấn đề gì mới mẻ. Nhưng chúng ta không có một chiến lược, được soạn thảo một cách bài bản, khoa học và có tính khả thi nên xảy ra tình trạng cứ nói mãi mà không giải quyết được vấn đề.

Tôi đã đọc hàng chục đề tài nghiên cứu về các vấn đề có liên quan nhưng thú thực chưa thấy một kết quả nào thực bài bản, khoa học và có tính khả thi.

- Xin cảm ơn Giáo sư!

  • Lê Huyền(thực hiện)
">

'Tăng thời gian học, mất cơ hội việc làm'

Nhận định, soi kèo Pyunik vs Ararat

- Những dòng trạng thái với khẩu hiểu quyết tâm học tập xuất hiện nhan nhản trong giới sinh viên. Nhưng, điều đó có phản ảnh ánh đúng cường độ và khối lượng học tập của sinh viên?

Các tin liên quan

Bí kíp của những sinh viên thành đạt?

Sinh viên sư phạm hoang mang về việc làm

Sinh viên làm thêm 'đối mặt' với tin đồn thất thiệt


{keywords}
Hình ảnh thường thấy của sinh viên trước mỗi kỳ thi. (Ảnh minh họa)

Chơi cả năm, học một tuần

Đó là thực tế của sinh viên tại hầu hết các trường ĐH, CĐ. Sinh viên vẫn lên lớp thường xuyên nhưng không phải chỉ để chuyên tâm học tập. Thay vào đó, nhiều sinh viên quan niệm “mỗi ngày đi học là một ngày… chơi”. Không còn các bài kiểm tra đều đăn như thời học sinh, sinh viên hiện giờ chỉ coi trọng các kỳ thi cuối kỳ và chỉ thực sự quan tâm chuyện sách vở trước mỗi kỳ thi đó.

Chuyện sinh viên bỏ học, trốn tiết, nhờ người đi học hộ, hoặc có đến lớp thì cũng ngủ, làm việc riêng không còn quá lạ lẫm với giới sinh viên. Một phần nguyên nhân của thực trạng này cũng xuất phát từ quy chế học tập, thi cử ở bậc học ĐH, CĐ ở nước ta.

Hồng Ngọc, sinh viên một Học viện có tiếng ở Hà Nội, chia sẻ: “Trước khi vào trường mình cũng từng lo lắng, sợ rằng việc học ở đại học sẽ vất vả hơn nhiều so với ở phổ thông. Nhưng thực tế qua những năm học vừa rồi, mình mới nhận ra thực tế không phải vậy. Bọn mình chỉ thực sự ôn tập bài vở trước mỗi kì thi mà thôi. Còn bình thường thì chẳng bao giờ động đến sách vở, giáo trình”.

Bốn năm một quyển vở

Với nhiều sinh viên, bút vở dường như là thừa thãi bởi học thì đã có giáo trình. Không còn quá câu nệ chuyện ghi chép, ngay cả khi nhiều giảng viên truyền đạt những kiến thức không có trong giáo trình, nhiều sinh viên ngày càng ỷ lại vào những cuốn sách in sẵn. Nhưng giáo trình thì không thể chỉnh sửa hàng năm nên nhiều sinh viên đang tự thỏa mãn với những kiến thức từ cách đây tới cả chục năm.

{keywords}
Học hành chỉ vì mục tiêu không bị thi lại? (Ảnh minh họa)

Q. Trung là sinh viên năm cuối của ĐH Bách khoa Hà Nội và chuẩn bị tốt nghiệp. Thế nhưng nhìn lại “gia tài” tích góp được sau bốn năm học chỉ là một quyển vở chưa viết hết và vài chục cuốn giáo trình gần như mới nguyên.

Đây không phải là chuyện hiếm gặp trong giới sinh viên các trường ĐH, CĐ ở Việt Nam hiện nay. Chuyện ghi chép nhiều không còn quá quan trọng với sinh viên Việt Nam bởi chúng không thay đổi là bao kết quả của các kỳ thi cuối kỳ.

Chạy theo kết quả điểm số và dựa dẫm vào những tài liệu in sẵn, phương pháp học tập theo kiểu “ăn xổi” đã và đang làm lười đi một thế hệ cử nhân tương lai của đất nước.

Vẫn biết rằng tấm bằng đỏ khi ra trường là vô cùng giá trị, nhưng sẽ chẳng có thứ gì ý nghĩa và bền lâu bằng chính những kiến thức mà mỗi chúng ta tự thu nhận được sau những năm tháng trên giảng đường. Bởi đó mới là thước đo chính xác chất lượng thực chất của người học chứ không phải những kiến thức góp nhặt từ sách vở.

Lê Anh Việt

">

'Nhàn' như sinh viên đại học

友情链接