- Học viên các chương trình đào tạo thạc sĩ tại Trường ĐH Việt Nhật – ĐHQG Hà Nội sẽ có cơ hội nhận được nhiều suất học bổng toàn phần và bán phần do Chính phủ và doanh nghiệp Nhật Bản cấp.Đào tạo con người có tầm nhìn rộng, thích ứng thực tiễn cao
Một trong những điểm nhấn của giáo dục đại học thời gian qua là sự ra đời của trường Đại học Việt Nhật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, trường đại học được định hướng theo mô hình đại học xuất sắc, đạt tiêu chuẩn giáo dục đại học quốc tế. Ngay từ những bước đi đầu tiên, tính chất năng động đã thể hiện rõ khi trường tổ chức xúc tiến đầu tư với các trường đại học và doanh nghiệp ở Nhật Bản.
Giáo sư Furuta Motoo, một nhà Việt Nam học, hiện là Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu cũng như tầm nhìn rộng của khoa học bền vững để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội .Dựa trên khảo sát của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), các chương trình thạc sĩ của Trường ĐH Việt Nhật được thiết kế bám sát vào các lĩnh vực đang có nhu cầu nhân lực cao tại các doanh nghiệp/ tổ chức tại Việt Nam, Nhật Bản và thế giới. Đó là các chương trình Công nghệ Nano, Kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật hạ tầng, Khu vực học, Chính sách Công và Quản trị Kinh doanh.
 |
Trường ĐH Việt Nhật nhận được sự quan tâm lớn của hai phía Chính phủ, Bộ, Ban, Ngành cùng các Giáo sư hàng đầu của Việt Nam và Nhật Bản |
Các chương trình này được xây dựng dựa trên các chương trình đang được triển khai tại các ĐH hàng đầu Nhật Bản như ĐH Tokyo, ĐH Osaka, ĐHTsukuba, ĐH Ritsumeikanvà ĐH Yokohama. Trong đó, ĐH Tokyo thường xuyên dẫn đầu Châu Á trong các bảng xếp hạng đại học thường niên như bảng xếp hạng THE (Times Higher Education) hoặc bảng xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds).
Học viên sẽ được học tập trong môi trường theo chuẩn quốc tế cùng cơ hội thực tập tại Nhật Bản và các doanh nghiệp Nhật Bản ngay trong quá trình học.Các chương trình đào tạo thạc sĩ trên sẽ được khai giảng vào tháng 9/2016.
 |
Thí sinh tham dự phỏng vấn trong kỳ xét tuyển đợt 1 các chương trình thạc sĩ 2016 |
Nhiều học bổng toàn phần đón đợi học viên khóa đầu tiên, 2016 - 2018
Chi phí đào tạo thực tế cho 1 học viên thạc sĩ tại Trường ĐH Việt Nhật khoảng 15.000 USD, nhưng với sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam, tất cả học viên khóa thạc sĩ đầu tiên sẽ chỉ phải đóng mức học phí 3.300USD (tương đương 75 triệu đồng) bằng khoảng 1/5 so với chi phí đào tạo thực tế. Ngoài ra, ít nhất 50% học viên trong các chương trình thạc sĩ sẽ được nhận học bổng thực tập 3 tháng tại Nhật Bản với tổng chi phí khoảng 5.000USD cùng cơ hội tham gia dự án nghiên cứu với các giáo sư uy tín.
Đặc biệt, Chính phủ Nhật đã quyết định cấp Quỹ học bổng trị giá 396.000 USD (khoảng hơn 8,8 tỷ đồng)cho các học viên thạc sĩ tại trường ĐH Việt Nhật. Các học viên khóa đầu tiên sẽ nhận được 30 suất học bổng hỗ trợ học phí toàn phần và 20 suất học bổng bán phần cho cả 6 chương trình thạc sĩ.
Cùng với học bổng từ Chính phủ Nhật Bản, một tập đoàn về lĩnh vực kinh doanh thực phẩm cũng đã đồng ý cấp 5 suất học bổng toàn phần bao gồm học phí và sinh hoạt phí (trị giá 1.440.000 Yen tương đương khoảng 294 triệu đồng/ 1 suất/ 2 năm) cho học viên định hướng Nhật Bản thuộc chương trình thạc sĩ Khu vực học.
Thêm vào đó Trường ĐH Việt Nhật cũng dự kiến dành một số suất học bổng hỗ trợ học phí toàn phần hoặc bán phần cho học viên thạc sĩ của trường.
Các chương trình học bổng cùng các hỗ trợ này nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho những học viên xuất sắc, đạt thành tích cao trong học tập và nghiên cứu, có cơ hội được tham gia học tập trong môi trường giáo dục Đại học chất lượng quốc tế. Đây cũng là cơ hội tiếp cận với các công nghệ, công trình nghiên cứu mới nhất của Nhật Bản và thế giới. Những tích lũy từ quá trìnhrèn luyện này có thể giúp học viên sớm tham gia vào đội ngũ các nhà khoa học trẻ, có đủ khả năng và trình độ để đón đầu công nghệ, phát triển các kết quảnghiên cứu khoa học và áp dụng chúng vào thực tiễn.
Bên cạnh các chương trình học bổng và hỗ trợ, Trường ĐH Việt Nhật cũng đang tích cực xúc tiến các hoạt động kết nối, hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản, qua đó tạo lợi thế cũng như đảm bảo đầu ra cho học viên sau khi tốt nghiệp.
Hiện tại, Trường ĐH Việt Nhật đã tuyển sinh xong đợt 1 theo hình thức xét tuyển cạnh tranh và tiếp tục nhận hồ sơ dự tuyển đợt 2 cho đến ngày 10/6/2016.
Trường ĐH Việt Nhật sẽ tổ chức Chuỗi hội thảo giới thiệu các chương trình thạc sĩ và học bổng 2016 vào các ngày: 25/5, 27/5 và 31/5/2016. Đăng ký tham dự hội thảo và liên hệ thông tin tại bộ phận tuyển sinh các chương trình thạc sĩ trường Đại học Việt Nhật, Tầng 9, Tòa nhà điều hành, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. |
" alt=""/>Chính phủ, doanh nghiệp Nhật cấp học bổng thạc sĩ cho học viên Việt Nam
Ngày 5/9/2019, tại trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGT QG) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Công ty Honda Việt Nam (HVN) tổ chức Lễ phát động chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một toàn quốc năm học 2019-2020 với chủ đề “Giữ trọn Ước mơ”. |
Niềm vui của các em nhỏ nhân khi nhận được mũ bảo hiểm nhân ngày khai giảng |
Sau năm đầu tiên triển khai thực hiện, chương trình “Giữ trọn ước mơ” đã trở thành cuộc vận động lớn trong toàn xã hội về việc thực hiện quy định pháp luật về đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; phấn đấu thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đạt trên 80% trẻ em được đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện.
Trong năm học 2018 - 2019, đã có 1.990.982 chiếc mũ bảo hiểm Honda đạt chuẩn được trao đến tận tay các em học sinh lớp 1 tại các trường Tiểu học trên phạm vi toàn quốc. Đây là hoạt động trao mũ bảo hiểm có quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam và trên thế giới có ý nghĩa to lớn, được Chính phủ và toàn xã hội quan tâm và đánh giá cao, đồng thời được các em học sinh và các bậc phụ huynh đón nhận.
 |
Hoa hậu thế giới VN Lương Thùy Linh hướng dẫn các em đội mũ bảo hiểm đúng cách |
Nối tiếp những thành công của năm đầu tiên, chương trình “Giữ trọn Ước mơ” tiếp tục triển khai trong năm học 2019 - 2020. Ngay sau khi Lễ công bố chương trình Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 năm học 2019 - 2020 được tổ chức vào ngày 12/6/2019, Ủy ban ATGT QG, Bộ GD&ĐT cùng với công ty HVN thực hiện khảo sát, thu thập số liệu, tiến hành sản xuất và vận chuyển mũ bảo hiểm về từng trường tiểu học với số lượng tương ứng theo báo cáo của Bộ GD&ĐT là 1.963.498 học sinh lớp 1. Toàn bộ số mũ đã được chuyển tới các điểm trường để trao tặng đồng loạt cho các em học sinh vào ngày 5/9/2019 trong dịp Lễ Khai giảng năm học 2019-2020 trên toàn quốc.
 |
|
Tại buổi lễ, ông Trương Hòa Bình - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các cơ quan Trung ương và lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã trao tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh lớp 1 tại trường Tiểu học Hoàng Hoàng Hoa Thám và khởi động chương trình Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ” trên toàn quốc.
 |
Đại diện Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ GDDT, công ty HVN và lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trao tặng mũ đại diện |
Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT QG mong muốn các em tích cực học tập , tìm hiểu, thực hành để nắm vững và tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn giao thông, xây dựng cho mình những giá trị văn hóa giao thông an toàn, đồng thời đánh giá cao những nỗ lực và đóng góp của Công ty HVN trong việc tuyên truyền, nâng cao ý thức giao thông an toàn giao thông cho học sinh và cộng đồng.
Ông Keisuke Tsuruzono – Tổng Giám đốc Công ty Honda Việt Nam chia sẻ hy vọng những chiếc mũ bảo hiểm sẽ không chỉ đơn thuần là vật dụng cần thiết bảo vệ các em, mà đó sẽ trở thành người bạn thân thiết mà các em luôn luôn mang theo cũng như nhắc nhở người lớn về sự an toàn trước mỗi hành trình. Từ đó, chiếc mũ sẽ nâng niu, che chở, giúp các em “Giữ trọn Ước mơ” của mình.
Song song với hoạt động trao tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh, các hoạt động đồng hành nhằm tuyên truyền kiến thức an toàn giao thông và nâng cao nhận thức của người dân đặc biệt là các bậc cha mẹ, phụ huynh học sinh về việc chấp hành đội mũ bảo hiểm và quan tâm đội mũ bảo hiểm cho con em mình cũng sẽ được triển khai rộng khắp các tỉnh thành.
Minh Ngọc
" alt=""/>Gần 2 triệu mũ bảo hiểm tặng học sinh lớp 1 trên toàn quốc

- Ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) trao đổi về chủ trương phân luồng trong cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân vừa trình Chính phủ xem xét. Ông Hoàng Ngọc Vinh cho biết: Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Bộ GD-ĐT vừa trình Chính phủ không phải là điều kiện cần và đủ để giải quyết bài toán phân luồng mà chúng ta đặt ra lâu nay nhưng chưa giải quyết hiệu quả.
Có thể xem cơ cấu hệ thống là một trong các điều kiện cần thiết, quan trọng để hình thành các “luồng" cho học sinh (HS) theo nhu cầu học tập suốt đời, năng lực, điều kiện bản thân để hoàn thiện trình độ học vấn, tay nghề với hy vọng cải thiện cơ hội việc làm và có thu nhập.
 |
Ông Hoàng Ngọc Vinh |
Nếu nói phân luồng theo thị trường lao động thì theo UNESCO trong tài liệu phân loại các tiêu chuẩn quốc tế về giáo dục (ISCED 2011) thì chỉ có một nhánh phân luồng sớm ra thị trường lao động mà không rõ là phân luồng theo nhóm kỹ năng nào thị trường lao động cần, do không thể dự báo được nhu cầu chính xác và do bản chất thay đổi, biến động của thị trường lao động.
Vì thế đòi hỏi cơ cấu hệ thống giáo dục vốn ổn định giúp phân luồng theo thị trường lao động luôn biến động sẽ không làm được.
Kinh nghiệm cho hay, ở địa phương nào cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội vào cuộc cùng với sự năng động của cán bộ lãnh đạo nhà trường và đội ngũ giáo viên, có sự hỗ trợ tích cực của doanh nghiệp, phối hợp giữa cơ sở giáo dục phổ thông và đào tạo nghề...thì ở đó sự phân luồng diễn ra khá tốt.
Việt Nam đã tham khảo kinh nghiệm của thế giới như thế nào trong thiết kế thời gian đào tạo đối với học sinh từ tiểu học lên THPT?
- Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam cũng tham khảo nhiều quốc gia trên thế giới có nền giáo dục tiên tiến và đã thể hiện ở cơ cấu hệ thống.
Nhưng chúng ta cần nhìn rõ hơn yếu tố thị trường lao động cũng như cấu trúc, điều kiện của nền kinh tế, mối quan hệ giữa ngành kinh tế với GD-ĐT, cũng như các chính sách phát triển bền vững đất nước ảnh hưởng đến chính sách GD-ĐT.
Chúng ta muốn làm như các nước tiên tiến nhưng chịu ràng buộc ở điều kiện văn hóa, tài chính cho giáo dục.
Lấy ví dụ ở 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, chi phí trung bình một năm cho một người học nghề ban đầu năm 2006 lên đến 6.985 EUR. Đến năm 2009 con số này là 8.098 EUR, liệu chúng ta có thể theo được các quốc gia đó không với điều kiện tài chính cho giáo dục như hiện nay?
Chính một số chuyên gia Ngân hàng thế giới khuyến cáo các quốc gia đông dân khi việc làm thiếu và chưa dự báo tốt nhu cầu thị trường lao động, thì các chính phủ nên tập trung giáo dục phổ thông có chất lượng để tạo nền tảng cho người lao động tương lai có năng lực học tập suốt đời, dễ đào tạo khi thị trường lao động thay đổi.
Việc tuyển dụng hàng chục ngàn lao động hầu hết tốt nghiệp THPT được đào tạo kỹ năng làm việc trong doanh nghiệp high-tech thuộc Công ty Điện tử Samsung có thể xem là ví dụ để góp phần hình thành chính sách phân luồng.
Một điểm lưu ý là công tác phân luồng nếu chỉ chú ý đến các mục tiêu bằng cấp dựa theo cơ cấu hệ thống giáo dục và coi cơ cấu hệ thống là điều kiện cần và đủ cho việc phân luồng thì chúng ta sẽ lặp lại "vết xe đổ" trước đây. Vì thế, Bộ GD-ĐT luôn quan niệm phân luồng vì việc làm (hình thành năng lực nghề nghiệp) và vì thu nhập của người lao động thì khi đó hệ thống của chúng ta sẽ mở hơn - nghĩa là phải đào tạo hướng đến trình độ bằng cấp và đào tạo kỹ năng.
Với phương án này, Bộ sẽ có bước đi tiếp theo như thế nào để đảm bảo phân luồng thành công?
- Với tư cách là cơ quan có trách nhiệm tham mưu cho Đảng và nhà nước về chính sách, chiến lược phát triển giáo dục, và qua kinh nghiệm thực tế trong, ngoài nước, Bộ đã phân tích tất cả các yếu tố, nguyên nhân và rút ra những bài học về công tác phân luồng.
Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục có một phương châm chỉ đạo xuyên suốt là hình thành năng lực cho người học, tiếp cận theo kết quả hình thành năng lực ở đầu ra của quá trình.
Vì thế giáo dục cơ bản 9 năm sẽ giúp cho người học có được kiến thức, kỹ năng nền tảng để đi theo những con đường học tập và lao động khác nhau. Tất nhiên, cá biệt vẫn có những HS năng khiếu sau tiểu học đã vào các trường năng khiếu nghệ thuật như hiện nay vừa học văn hóa vừa học các kỹ năng đáp ứng nhu cầu và phát triển tiềm năng của các em.
Nhưng, nếu chỉ mình Bộ GD-ĐT sẽ không làm nổi công tác phân luồng nếu không có sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương, các Bộ ngành, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị xã hội cũng như toàn xã hội.
Chúng ta không thể giải quyết bài toán phân luồng thành công với nhiều ẩn số bằng công cụ giản đơn được. Cơ cấu hệ thống giáo dục chỉ nên xem là một trong những điều kiện cần thiết để đóng góp vào quá trình phân luồng và học suốt đời cho người học.
Để thành công còn rất nhiều yếu tố thiết yếu khác từ điều kiện kinh tế, tài chính đến thay đổi nhận thức của xã hội với học nghề, sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống và sự tham gia của các doanh nghiệp đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và một thế giới việc làm đầy biến động.
Việc rút ngắn thời gian đào tạo đại học từ 4-6 năm xuống 3-4 năm dựa trên cơ sở nào, thưa ông?
- Việc đề xuất rút ngắn thời gian đào tạo là hợp với xu thế chung của thế giới và nâng cao hiệu quả đào tạo hiện nay ở Châu Âu theo tiến trình Bologna (sáng kiến cải cách giáo dục đại học của các nước Châu Âu bắt đầu vào năm 1999) thì thời gian đào tạo ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ theo thứ tự là 3, 5, 8 năm kể từ sau khi tốt nghiệp THPT.
Các nước đang điều chỉnh dần theo khung này. Tất nhiên phải có lộ trình. Ngay cả những nước EU đến nay vẫn chưa thực hiện đúng khung đó.
Như vậy khung thời gian này là hướng mà các chương trình đào tạo sẽ hướng tới để tạo nên sự thống nhất tương đối trình độ, chương trình đào tạo chung.
Hiện nay các trường áp dụng hệ thống đào tạo tín chỉ nên có những sinh viên đã có thể tốt nghiệp đại học trong thời gian 3 năm. Vì vậy cơ cấu hệ thống của ta đề nghị GDDH từ 3-4 năm là theo tinh thần đó.
- Cảm ơn ông!
- Văn Chung (Email: [email protected])
XEM THÊM
- >>Học đại học có thể chỉ 3 năm" alt=""/>Chỉ Bộ Giáo dục không phân luồng giáo dục được?