当前位置:首页 > Thể thao > Lịch thi đấu bóng đá quốc tế hôm nay 27 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Al Jandal vs Neom SC, 19h50 ngày 29/1: Cửa trên thất thế
Trong báo cáo nội bộ do hãng dịch vụ phần mềm Sprinklr chuẩn bị cho Microsoft, các tác giả yêu cầu chatbot của OpenAI viết “bài thơ 5 câu hài hước về việc Microsoft đánh bại Google nhờ tích hợp ChatGPT vào Bing”.
Dưới đây là câu trả lời của ChatGPT:
"There once was a search engine named Bing
Which was struggling, not doing much thing
But with ChatGPT on its side
It finally got its pride
And left Google searching for its next fling"
(Tạm dịch:
Có một công cụ tìm kiếm tên Bing,
Vốn đang vật vã, khó đủ đường
Nhưng ChatGPT về phe nó
Cuối cùng cũng lấy được hào quang
Để lại Google trong hoang mang.)
Bing ra đời năm 2009 và vẫn đang kém xa Google về số người sử dụng. Google chiếm gần 90% thị trường tìm kiếm. Sự nổi tiếng bất ngờ của ChatGPT và quan hệ của nó với Microsoft giúp nhiều người tỏ ra hứng thú với Bing và xem Bing như một mối đe dọa với Google.
Ngày 8/2, Microsoft giới thiệu một loạt tính năng mới trên Bing, được hỗ trợ bằng công nghệ AI đứng sau ChatGPT như trò chuyện, tóm tắt nội dung, soạn thảo. Trước đó một ngày, Google cho biết sẽ ra mắt chatbot Bard để cạnh tranh với ChatGPT.
Trong blog công bố những thay đổi, CEO Microsoft Satya Nadella nhận định:“AI sẽ thay đổi căn bản mọi danh mục phần mềm, bắt đầu từ danh mục lớn nhất: tìm kiếm”.
(Theo BI)
Điều bất ngờ là trước khi trở thành sinh viên ĐH Melbourne, nam sinh 24 tuổi vốn là một sinh viên xuất sắc với khả năng tiếng Anh tốt. Thế nhưng, trong lớp học cậu vẫn không thể hiểu hết những gì thầy cô, bạn bè trao đổi.
Câu nói cuối cùng trước khi cậu kết liễu cuộc đời mình là “Tại sao cuộc sống lại khó khăn đến thế!”.
Mới đây, cộng đồng du học cũng chuyền tay nhau những dòng chia sẻ của một nữ sinh đang du học Mỹ bị trầm cảm và bị trường đuổi về nước. Phạm vi bài viết này không bàn về việc đúng sai trong hành xử của nhà trường, mà chỉ muốn đưa ra ví dụ về một thực tế: Áp lực của du học sinh là câu chuyện phổ biến.
IELTS cao, nghe vẫn không hiểu
Chị Phương Thủy - du học sinh đang theo học ngành Truyền thông ở Mỹ - chia sẻ, chị cũng có một người bạn từng trải qua trầm cảm nặng nề, và có ý định tự tử. “Nguyên nhân bệnh của bạn bao gồm cả việc cô đơn ở môi trường văn hóa khác, và cả việc thất vọng với chương trình học không như bạn hình dung”.
Chị Thủy cũng từng nghe nhiều về chuyện du học sinh phải đi làm thêm để có tiền trang trải cuộc sống. Hầu hết là đi làm chui, có người bị phát hiện, bị cắt visa và buộc phải về nước, khiến việc học tập bị lỡ dở.
“Ngay cả chính mình, khi đi học cũng đã khá lớn tuổi, có học bổng toàn phần, lại kết hôn với một người Mỹ, thế mà có những lúc mình cũng cảm thấy việc hòa nhập với cuộc sống ở đây không dễ dàng. Mình có vốn tiếng Anh tốt, nhưng ở mặt trình bày nghiên cứu vẫn không thể tránh được cảm giác thua kém khi so với những người bạn Mỹ trong lớp. Kể ra vậy để thấy du học sinh có rất nhiều áp lực, từ mặt tài chính, tình cảm, văn hóa đến học tập” – chị Thuỷ cho biết.
Có 14 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực du học, chị Đỗ Hương cũng đồng ý rằng, kể cả những du học sinh đã chuẩn bị tốt về tinh thần, kiến thức, tiếng Anh cũng có thể gặp áp lực.
“Măc dù ở Việt Nam, các bạn có điểm IELTS, TOEFL rất cao nhưng trên thực tế khi nghe người bản xứ nói không phải lúc nào bạn cũng hiểu được hết. Thứ 2 là những khác biệt về văn hoá. Thứ 3 là các bạn thấy ‘stress’ khi phải xa gia đình, không có người hỗ trợ những lúc khó khăn, không biết chia sẻ cùng ai”.
Chị Hương nói, khác với nhiều người vẫn nghĩ du học chỉ có màu hồng, được sống trong phồn hoa, tráng lệ, nhưng thực tế du học là phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Chỉ nói đơn giản chuyện mua sắm: ở Việt Nam, bước ra cửa là có ngay, sang nước ngoài đôi khi muốn mua cái gì phải đi rất xa…
Chị Phương Thuỷ cho rằng, thực tế này không phải do học sinh Việt Nam thiếu kỹ năng hay kiến thức, mà đó là vấn đề chung của nhiều du học sinh tại đây, đặc biệt là những du học sinh đến từ các nền văn hóa khác biệt với văn hóa Mỹ.
“Cái trở ngại ban đầu, nếu không quyết để vượt qua sẽ dễ trở thành một vấn đề kéo dài, khiến cho nhiều sinh viên thấy mình bị cô lập và bất mãn. Sự khác biệt trong hệ thống giáo dục cũng có thể là trở ngại lớn, đặc biệt là với những bạn học phổ thông ở trường công tại Việt Nam. Các bạn sẽ cần một giai đoạn để điều chỉnh cách học tập của mình và chủ động hơn trong giao tiếp tại lớp học”.
“Và đó là chưa kể những vấn đề khác vẫn tồn tại ở nước Mỹ như phân biệt chủng tộc, tôn giáo. Thường thì nhà trường sẽ tìm cách ngăn chặn việc này, nhưng ai đã từng trải qua cảm giác bị phân biệt sẽ ít nhiều cảm thấy tổn thương”.
Một hội thảo tư vấn du học. Ảnh minh hoạ |
Phụ huynh hãy xem con có đủ bản lĩnh hay không
Theo chị Phương Thuỷ, với các phụ huynh, “đừng so sánh con mình với con người ta, và cũng đừng so sánh con mình với sinh viên Mỹ. Họ lớn lên trong môi trường quen thuộc, được pháp luật bảo hộ, họ có thể làm nhiều thứ mà du học sinh không được làm”. “Đã xác định cho con du học thì cần dạy con quản lý thời gian, tài chính và các kĩ năng ứng xử xã hội từ khi còn bé, cho con tự chủ và độc lập càng sớm càng tốt. Khi con đã đi học, thì cũng nên thấu hiểu những gì con sẽ phải đối mặt, nên biết rằng đến cả người lớn qua định cư còn có lúc muốn từ bỏ và quay về”.
“Đừng nghĩ rằng vì bố mẹ đầu tư tiền bạc cho con, con sẽ phải bằng mọi cách đứng đầu khoa. Nếu con than phiền về cuộc sống, hãy lắng nghe và động viên và cho con quyền tự quyết chứ đừng vội phán xét hay trách mắng con. Gia đình nên làm điểm tựa cuối cùng của con cái, chứ không nên chỉ là nguồn áp lực khiến con càng thấy lạc lối”.
Còn theo chị Đỗ Hương, những phụ huynh muốn cho con đi du học, ngoài các yếu tố khả năng học tập của con và tài chính gia đình, cũng cần phải xem xét mong muốn đi du học của con ở mức độ nào, tính cách, kỹ năng của con có đủ để sống tự lập được hay không.
“Có những trường hợp bố mẹ muốn ‘đẩy’ con đi. Bố mẹ thấy ở Việt Nam học chán quá, kém quá, cho đi vì nghĩ là môi trường bên đó tốt. Nhiều trường hợp con không muốn đi nhưng bố mẹ cứ muốn cho đi, có thể vì uy tín gia đình, vì muốn đi du học cho oai… nhưng nếu chính các bạn chưa sẵn sàng thì việc đi du học không có ý nghĩa và không có hiệu quả”.
Việc có nên cho con đi du học hay không phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của con, con có phải là người mạnh dạn, dám xông pha, tự lập được hay không – chị Hương nói.
“Học sinh và phụ huynh phải cùng nhau chuẩn bị những kỹ năng đó, vì đi du học giống như con dao 2 lưỡi”.
Sinh viên hãy chuẩn bị mọi kỹ năng
Với các bạn sinh viên, chị Thuỷ khuyên: cần phải chuẩn bị mọi kỹ năng sống, từ cách quản lý tiền bạc, thời gian, chăm sóc đề phòng bất trắc cho bản thân, hiểu biết về pháp luật, cởi mở trong học hỏi, tìm hiểu văn hóa nước mà mình sắp đến học. Nhưng kỹ năng này học càng sớm càng tốt, đừng để tới khi đi học mới lo”.
Trong khi đó, chị Đỗ Hương chia sẻ: “Ngoại ngữ rất quan trọng, nếu ngôn ngữ của bạn không tốt thì bạn sẽ ngại giao tiếp. Ngoài ra, hãy tìm một vài người bạn để chia sẻ. Dĩ nhiên để tìm được một người bạn thân ở một đất nước xa lạ là điều không dễ nhưng ít nhất phải tìm được nguồn vui, có người chia sẻ” – chị Đỗ Hương đưa lời khuyên.
Nguyễn Thảo
Ngày mới sang Úc học, khi đi chợ hoặc mua sắm tôi thường có thói quen quy đổi từ tiền đô la sang tiền Việt Nam. Ví như: “Mớ rau 3$, trời ơi, tận gần 60 ngàn đồng cơ á?”.
" alt="Du học: Áp lực không chừa sinh viên giỏi"/>Từ những người thầy truyền cảm hứng
Tưởng là một đề tài khô khan và thậm chí khiến nhiều người nghĩ là hơi giáo điều, nhưng nhiều bộ phim về đề tài giáo dục lại đem đến cho khán giả những bộ phim truyền cảm hứng và nhiều trong số đó trở thành những tác phẩm điện ảnh kinh điển.
Phần lớn những bộ phim giáo dục của Hollywood thường thích khai thác hình ảnh người thầy khi bị đặt vào những thử thách khó khăn nhưng cuối cùng, bằng lòng đam mê, nhiệt huyết và cách truyền dạy đầy cảm hứng, họ đã phá vỡ những rào cản thử thách đó và trở thành những người thầy mẫu mực.
“Cô giáo quân nhân” đã dần dần thay đổi những đứa học trò ngỗ ngược và khiến chúng… quay đầu |
Trong Dangerous Minds (Những trí óc nguy hiểm - 1995), bộ phim dựa theo câu chuyện có thật, nữ diễn viên kỳ cựu Michelle Pfeiffer vào vai LouAnne Johnson, một nữ quân nhân sau khi rời lực lượng hải quân Mỹ đã trở thành giáo viên của một trường trung học ở khu vực nhiều bất ổn tại California. Bản thân LouAnne cũng vừa li dị chồng và đang đối mặt với những vấn đề của cá nhân. Và ngay trong những buổi giảng đầu tiên, cô liên tiếp chịu những thử thách khi đối mặt với những đứa học trò cá biệt, thậm chí còn nghiện ma túy.
Do được trui rèn trong quân đội và không dễ dàng đầu hàng trước khó khăn, LouAnne bắt đầu thay đổi phương pháp giáo dục một cách trực quan sinh động hơn, thậm chí ngay cả vẻ bề ngoài của mình để dần dần chinh phục những đứa học trò hư hỏng. Bằng cách truyền dạy chúng những bài võ karate, những ca từ đầy cảm hứng và giàu chất thơ của Bob Dylan…, “cô giáo quân nhân” đã dần dần thay đổi những đứa học trò ngỗ ngược và khiến chúng… quay đầu bằng sự từ tâm và nhẫn nại của mình.
Cô giáo Erin quyết định tạo ra những “trò chơi” để bọn trẻ thấu hiểu chính mình và những bạn học trong lớp |
Năm 2007, nữ diễn viên hai lần đoạt giải Oscar là Hilary Swank cũng chinh phục nhiều người xem trong bộ phim có tên Freedom Writers (Những cây viết tự do). Freedom Writers cũng dựa theo một câu chuyện có thật, được lấy cảm hứng từ những cuốn nhật ký của học sinh lớp 203 ở Long Beach vào năm 1996.
Erin Gruwell (Hilary Swank đóng) là một giáo viên mới ra trường, theo đuổi “chủ nghĩa lý tưởng” được phân công dạy Anh văn tại một trường trung học gồm nhiều học trò nghèo đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đó là giai đoạn mà thành phố Los Angeles đang đối mặt với tình trạng bạo lực học đường, kì thị chủng tộc khá nặng nề. Các học sinh trong lớp học của Erin đón nhận cô giáo mới với một thái độ thù địch vì cô là người da trắng duy nhất trong lớp học toàn da màu. Từ những tổn thương mà bọn trẻ phải chịu đựng từ trường học, gia đình đến xã hội bên ngoài, đám học trò sẵn sàng xù lông và lao vào đánh nhau bất chấp lý lẽ.
Với một lớp học phức tạp như vậy, Erin quyết định tạo ra những “trò chơi” để bọn trẻ thấu hiểu chính mình và những bạn học trong lớp. Từ những phương pháp giáo dục mới mẻ nhưng chạm được vào trái tim, từng đứa học trò chống đối trước đó dần dần thay đổi, chúng chia sẻ những nỗi đau, những vết thương và mất mát và bọn chúng phải chịu đựng. Và từ những bài học cảm hứng của cô Erin, bọn trẻ bắt đầu viết những suy nghĩ của chúng vào một cuốn sổ có tên là “Freedom Writers” – những chất liệu tuyệt vời để các nhà giáo dục và sau này là các nhà làm phim hiểu được những vấn đề của xã hội Mỹ được thu nhỏ trong một lớp học “đa chủng tộc” và cách thực hành phương pháp giáo dục hiệu quả của một cô giáo theo đuổi chủ nghĩa lý tưởng đến tận cùng để cảm hóa học sinh.
Khi Katherine từ giã ngôi trường nghệ thuật để đến châu Âu, những cô sinh viên xinh đẹp đã đạp xe đuổi theo cô giáo để tiễn cô trong nụ cười và nước mắt |
Trong Mona Lisa Smile (Nụ cười Mona Lisa - 2003) của đạo diễn Mike Newell, ngôi sao Julia Roberts vào vai một nữ giáo sư giảng dạy về lịch sử nghệ thuật và cũng có những phương pháp tiếp cận tinh tế để thay đổi tư duy và tầm nhìn của những cô sinh viên con nhà gia thế luôn chống đối lại giáo viên của mình trong giai đoạn những năm 1950s tại nước Mỹ.
Phương pháp của Katherine Ann Watson (Roberts) là giúp cho những nữ sinh viên thông minh trong ngôi trường nghệ thuật này trở thành những người phụ nữ cấp tiến, xây dựng sự nghiệp riêng mà không phải chịu những ràng buộc hay phải hi sinh cho những khuôn mẫu cứng nhắc của xã hội lúc bấy giờ như phụ nữ dù có giỏi đến mấy thì cũng làm vợ và làm mẹ mà thôi.
Cách giảng dạy nghệ thuật đầy tinh tế và cảm hứng của Katherine đã dần dần thay đổi những nữ sinh viên ưu tú trong ngôi trường bảo thủ. Và đoạn kết của bộ phim đã để lại một khoảnh khắc thực sự cảm động. Khi Katherine từ giã ngôi trường nghệ thuật để đến châu Âu tiếp tục công việc của mình, những cô sinh viên xinh đẹp đã đạp xe đuổi theo cô giáo để tiễn cô trong nụ cười và nước mắt. Và ta biết rằng, chỉ với khoảnh khắc đó, họ đã thực sự được “đốn ngộ” để nhận ra rằng họ nhận ra đâu là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người.
John Keating truyền dạy cho học trò cách coi thường điểm số và thành tích |
Ngôi sao hài Robin Williams cũng có một vai diễn xuất sắc trong bộ phim về đề tài giáo dục có tên Dead Poets Society (1989). Bối cảnh của bộ phim là ngôi trường Welton Vermont, trường trung học nổi tiếng dành cho học sinh nam con nhà giàu với những nguyên tắc vàng như truyền thống, danh dự, kỷ luật và chất lượng. Có điều, những truyền thống khắc kỷ này biến những cậu học trò mới lớn sống trong khuôn phép và hiếm khi dám thể hiện bản thân mình. Nhưng kể từ khi John Keating (Williams đóng), một giáo viên tiếng Anh có tư tưởng tiến bộ, thích tự do và đam mê thơ ca cổ điển, những nam sinh trong ngôi trường này đã được truyền cảm hứng để thay đổi.
John Keating truyền dạy cho họ cách coi thường điểm số và thành tích, thay vào đó là cách “nắm bắt khoảnh khắc” giúp họ thăng hoa và có cái nhìn mới mẻ về cuộc sống, dám theo đuổi đam mê của mình, đấu tranh cho lẽ phải và chống lại những khuôn mẫu cổ hủ.
Câu tagline (chủ đề) nổi bật của bộ phim là: “Một vài người có thể không bao giờ dám tin vào bản thân họ, cho đến khi một ai đó tin họ” đã thể hiện rất rõ chủ đề của bộ phim này.
Hãy theo đuổi đam mê
Bộ phim Good Will Hunting (1997) cũng là một trong những bộ phim xuất sắc về đề tài giáo dục. Kịch bản của bộ phim này do hai chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp trường Đại học Harvard là Matt Damon và Ben Affleck chấp bút. Không chỉ thế, họ còn đóng hai vai chính trong bộ phim kể về một thiên tài toán học vốn xuất thân là một anh chàng quét dọn vệ sinh trong trường đại học.
Good Will Hunting do Gus Van Sant đạo diễn, nhận tới 9 đề cử Oscar năm 1998 và mang về giải Oscar đầu tiên cho đôi bạn Matt Damon-Ben Affleck ở hạng mục Kịch bản gốc xuất sắc nhất và biến họ trở thành hai ngôi sao điện ảnh nổi tiếng đến bây giờ.
Trong bộ phim này, câu chuyện của chàng trai Will Hunting (Matt Damon đóng) có đầu óc thông thái nhưng xuất phát điểm thấp, được một giáo sư đại học (cũng do Robin Williams đóng) phát hiện và truyền dạy kinh nghiệm để cậu trở thành một thiên tài toán học thực sự đã đem lại những khoảnh khắc và bài học thực sự có giá trị trên con đường mỗi người tự tìm ra giá trị đích thực cho bản thân mình.
Và nói về những kẻ theo đuổi sự ưu tú, theo đuổi đam mê cũng như chống lại sự thủ cựu, các nguyên tắc giáo dục khô cứng trong một xã hội trọng bằng cấp, bảng điểm… không thể không kể tới Three Idiots (Ba gã ngốc) – bộ phim xuất sắc của điện ảnh Ấn Độ mà người viết đã nhắc ở đầu bài.
Bộ phim có bối cảnh ở Học viện Cơ khí Hoàng gia ICE ở Delhi, một ngôi trường danh giá mà rất nhiều sinh viên theo học, dù đôi khi đó không phải là đam mê của họ hay bị gia đình cưỡng ép.
Ba chàng sinh viên Farhan, Raju và Rancho đã bắt đầu những ngày tháng dùi mài trên giảng đường của ngôi trường này để nhận ra đâu là niềm đam mê thực sự mà họ xứng đáng theo đuổi và dấn thân.
Nổi bật trong số đó tất nhiên là chàng sinh viên thông minh, thậm chí rất láu cá tên là Rancho (do ngôi sao Aamir Khan đóng). Cậu đã giúp những người bạn của mình phá vỡ những nguyên tắc máy móc, cứng nhắc và giáo điều để nhận ra những bài học đích thực của cuộc sống.
Bộ phim dài gần 3 tiếng đồng hồ với những câu chuyện hỉ nộ ái ố cũng như tràn ngập tiếng cười lẫn nước mắt đã đem lại cho người xem những bài học giáo dục mang tính phổ quát, ví dụ như “nếu không có ước mơ đủ lớn, cả cuộc đời bạn sẽ đi làm thuê cho ước mơ của người khác”, hay, “thái độ quyết định cuộc sống của bạn” và cuối cùng là câu thoại cảm hứng nhất, “hãy theo đuổi sự ưu tú, và sự thành công sẽ theo đuổi bạn!”.
Lâm Lê
"Bởi tự rất xa nhìn cái gần mới thật" - Từ bờ Tây của Đại Tây Dương, GS Phan Đình Diệu đã "bao lần gọi tên đất nước" và canh cánh bên lòng câu hỏi "Liệu sẽ là chiều dài nào cho đất nước?".
" alt="Những bộ phim kinh điển về giáo dục"/>Sau phim Về nhà đi con, Hương vị tình thânvà Hãy nói lời yêu, tôi lại có duyên với Dưới bóng cây hạnh phúc. Trở lại lần này, tôi được khoác "bộ cánh" sặc sỡ hơn, bớt vài phần tử tế và thêm các mánh lới cùng số phận năm lần bảy lượt "lên bờ, xuống ruộng". Vai diễn này khá thú vị với tôi.
Ở Dưới bóng cây hạnh phúc,nhân vật Danh là chàng nhà quê có học thức, biết đủ thứ nhưng lại không biết điều. Anh ta là mẫu nhân vật có nội tâm phức tạp, thuộc tuýp "đội vợ lên đầu", hay "khẩu nghiệp", vì đồng tiền mà luôn đấu tranh, vật lộn với đạo đức và lương tâm.
- Tính cách của Danh nhận nhiều ý kiến tiêu cực, anh chuẩn bị tinh thần ra sao và có sợ khán giả mắng lây?
Diễn viên bị ghét lây vì nhân vật là chuyện bình thường, đồng nghĩa với việc đã nhập vai tốt. Trước khi nhận lời tham gia phim, tôi đã nghĩ tới tình huống bị khán giả 'ném đá'.
Tôi nghĩ, một diễn viên cần chuẩn bị tinh thần để vào vai phản diện, loại vai bán phản diện như Danh chính là bước đệm. Nếu mọi người ghét Danh, hãy theo dõi hết phim để thấy nhân vật này trả giá cho những tư duy lệch lạc thế nào.
- Kỷ niệm anh nhớ nhất với đoàn phim?
Thoát khỏi vỏ bọc soái ca hào nhoáng mà khán giả ưu ái, tôi cần chuẩn bị tâm hồn "cam thường" mộc mạc hơn. Nhân vật Danh có tật xấu, tính tốt, góc khuất, tình yêu, đại diện cho tầng lớp gen Z tham vọng vùng ngoại ô. Đó là những đặc điểm tôi phải làm rõ, cụ thể là khai thác được sự tự ti dưới vỏ bọc hào nhoáng, niềm kiêu hãnh của nhân vật.
Hiện tại, tôi cùng ê-kíp đoàn phim quay những cảnh cuối. Tôi sẽ nhớ cảnh xô đẩy với Đạt (Mạnh Hưng) khiến tôi trượt chân rơi xuống ao, ướt hết từ đầu đến chân. Tình huống éo le này khiến cả đoàn chỉ được quay một đúp vì quần áo không kịp sấy.
- Từ trước tới nay, Anh Vũ ghi dấu bằng những vai phụ. Anh có chạnh lòng vì điều đó?
Tôi chưa bao giờ chạnh lòng. Không chỉ diễn viên mà mỗi thành phần trong đoàn phim đều quan trọng như nhau. Phim thành công là nhờ sự đóng góp, nỗ lực của cả tập thể trong nhiều tháng trời.
Thêm vào đó, một điều chưa chắc ai cũng hiểu, không phải cứ vai chính là khó mà vai phụ thì đơn giản. Tôi trân trọng mọi vai trong kịch bản. Nếu đạo diễn nhắm vai đó dành cho mình, hẳn là khó có thể thay thế bằng người khác. Với suy nghĩ như vậy, tôi cống hiến hết mình. Bù lại, tôi được khán giả đón nhận, ê-kíp đoàn phim yêu thương. Đó là những gì tôi mong muốn.
Chưa nghĩ tới hôn nhân sau đổ vỡ
- Từng chia sẻ là người khép kín, anh đã thay đổi để gần hơn với khán giả?
Khép kín chỉ là một trạng thái và nó phù hợp với bản thân tại một thời điểm trong quá khứ. Hiện tại, tôi rất thoải mái. Để tới gần khán giả, yếu tố quyết định là diễn viên còn đủ sức hút để khán giả muốn tiếp cận hay không, chứ không có gì khó khăn cả.
- Trên phim anh luôn lịch thiệp, hào hoa và vui tính nhưng ngoài đời lại sống hướng nội, tại sao vậy?
Điều này không hoàn toàn chính xác. Do đặc thù công việc, mọi người thấy một phần tính cách tôi thường chỉ bộc lộ với những người quen. Trên thực tế, tôi không hạn chế, bó buộc bản thân phải là kiểu người nào mà luôn nới lỏng để học hỏi những điều mới nếu nó hay và có ích.
Tôi chưa bao giờ nghĩ tính cách có phần khép kín là trở ngại nên chậm thăng tiến trong sự nghiệp. Tôi tâm niệm, tài năng đến đâu, hưởng thành quả đến đó. Suy nghĩ đó giúp tôi thấy cần cố gắng nhiều hơn mỗi ngày.
- Trải qua đổ vỡ cũng đã lâu, anh có dự định tiến tới hôn nhân một lần nữa?
Tạm thời tôi không nghĩ tới hôn nhân. Thứ nhất, tôi đang tập trung cho sự nghiệp. Thứ hai, một mối quan hệ không nhất thiết phải xác định kết hôn mới là lành mạnh. Tôi quan niệm, điều gì đến sẽ đến, mọi thứ xảy ra vào thời điểm phù hợp. Trong một mối quan hệ, nếu cả hai cảm thấy hợp lý, hôn nhân sẽ trở thành gia vị của hạnh phúc.
- Năm 2023, mục tiêu của Anh Vũ là gì khi mọi người thấy anh lấn sân sang cả ca hát?
Năm nay đánh dấu 10 năm Vũ buông micro. Âm nhạc là tình yêu, nguồn cảm hứng lớn nhất nên tôi quyết định trở lại ca hát và sẽ làm mọi thứ để nuôi dưỡng niềm đam mê này. Dù mọi người gọi đó là nghề tay trái hay tay phải, chỉ cần được sống với nghề đã là hạnh phúc. Tôi hy vọng mọi người sẽ luôn dõi theo và ủng hộ con đường phía trước.
'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 17: Anh em Danh cãi nhauTrong 'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 17, vợ chồng Danh dọn về nhà ở chung khiến gia đình ông Công lục đục mâu thuẫn." alt="Anh Vũ ‘Dưới bóng cây hạnh phúc' chưa nghĩ tới hôn nhân sau đổ vỡ"/>Anh Vũ ‘Dưới bóng cây hạnh phúc' chưa nghĩ tới hôn nhân sau đổ vỡ
Cuộc thi là sân chơi để người trẻ như tôi được sống với đam mê. Tôi tin ở độ tuổi nào, giai đoạn nào của cuộc sống, tôi vẫn luôn là một người Việt yêu nước, yêu chuộng hòa bình.
Đó là động lực thôi thúc tôi không ngừng nỗ lực, giới thiệu hình ảnh người đàn ông Việt mạnh mẽ, nam tính, có phong thái, bản lĩnh và tài năng ra thế giới. Tôi luôn ấp ủ ước mơ mang hình ảnh Việt Nam tươi đẹp đến bạn bè quốc tế".
Danh Chiếu Linh cũng nhắn nhủ tân Nam vương Toàn cầu Juan Carlos Ariosa: "Đây sẽ là khoảng thời gian đẹp nhất tuổi trẻ của bạn. Hãy không ngừng nỗ lực cho điều mình ước mơ, cho mục tiêu mình đã định.
Tôi đã, đang và chắc chắn luôn trân quý sứ mệnh cao cả mà mình đã được trao trong thời gian qua. Tôi hy vọng bạn cũng sẽ cảm thấy tự hào khi trở thành Nam vương Toàn cầu".
Với Danh Chiếu Linh, năm 2022 như một giấc mơ. Từ một chàng nông dân bình thường, một người mẫu thỉnh thoảng đi diễn, anh bất ngờ đăng quang Mister Global 2021, đón nhận nhiều cơ hội trong cuộc sống.
Danh Chiếu Linh sinh năm 1996 trong gia đình dân tộc Khmer ở Lâm Đồng. Anh cao 1,85m, nặng 83kg, số đo ba vòng 107-79-100cm.
Nhà nghèo, anh từng có thời gian vào Đồng Nai làm công nhân.
Được bạn bè động viên, Danh Chiếu Linh thử sức với cuộc thi Mister Việt Nam 2019 và lọt top 30. Từ chút danh tiếng, anh được mời diễn tại một số show thời trang. Sau đó, tự thấy không phù hợp với môi trường showbiz, anh lại về quê làm vườn.
Đại diện Việt Nam thi Mister Global 2021, Danh Chiếu Linh đoạt á vương 1. Sau đó, nam vương Miguel Angel Lucas Carrasco bị thu hồi danh hiệu do không hoàn thành nhiệm vụ, Danh Chiếu Linh được trao ngôi vị Mister Global 2021.
Trong năm nhiệm kỳ, anh được mời làm giám khảo cuộc thi tìm kiếm đại diện Mister Global các quốc gia. Anh cũng nhiều lần tới Thái Lan, đam mê tìm hiểu văn hóa xứ chùa Vàng song song với các hoạt động thiện nguyện tại Việt Nam.
Mister Global là cuộc thi cho các quý ông, được tổ chức thường niên tại Thái Lan. Năm 2015, Nguyễn Văn Sơn giành ngôi cao nhất. Hữu Vi và Thuận Nguyễn cũng lần lượt là á vương 3 và 4 trong hai năm 2014, 2017.
Danh Chiếu Linh lịch lãm bên Hoa hậu Siêu quốc gia 2022Danh Chiếu Linh vui mừng hội ngộ Lalela Mswane - Hoa hậu Siêu Quốc gia 2022. Anh cũng được vinh danh hạng mục "Người mẫu nam của năm" nhờ những hoạt động nổi bật thời gian qua." alt="Danh Chiếu Linh: Từ nông dân thành nam vương như một giấc mơ!"/>Danh Chiếu Linh: Từ nông dân thành nam vương như một giấc mơ!