|
Theo một nghiên cứu của ĐH Cambridge (Anh), thói quen tài chính của đứa trẻ bắt đầu hình thành khi 7 tuổi. |
Bài học 1: Quan sát, so sánh giá cả
Hàng ngày, mỗi lần đi mua sắm ở chợ hay siêu thị, tôi đều dẫn cháu đi cùng và chỉ cho con cách so sánh từng mặt hàng, giá cả mà con yêu thích như các loại táo, sữa, cánh gà, cá chiên, xúc xích, bánh kẹo, snack…
Dần dần, con đã biết phân biệt sự khác nhau giữa kích thước, hình dạng, chủng loại của từng loại hoa quả hay thực phẩm cũng như giá cả của những mặt hàng mà gia đình tôi hay tiêu dùng.
Đặc biệt, cháu nhận biết rất nhanh những chương trình giảm giá hay khuyến mại của siêu thị để từ đó sẽ đưa ra những lời khuyên cho mẹ là nên lựa chọn loại thực phẩm nào cho thời điểm đó.
Bài học 2: Cấp khoản tiêu dùng cá nhân
Một bài học về tài chính mà tôi học được từ các bà mẹ Hong Kong, đó chính là việc cấp cho con một khoản tiêu dùng hàng tuần dựa theo lứa tuổi.
Để có được khoản tiền này, đứa trẻ phải làm một số công việc nhà theo yêu cầu của bố mẹ như hút bụi, đổ rác, dọn giường, cho vật nuôi đi vệ sinh, xếp đồ chơi, rửa bát, dọn bàn ăn… Con gái tôi năm nay 6 tuổi, cháu có thể làm được những công việc như hút bụi, đổ rác, gấp chăn màn, dọn đồ chơi, trông em… và mỗi khi cháu hoàn thành công việc, tôi sẽ tích một dấu sao vào danh sách công việc cháu phải làm hàng ngày.
Sau một tuần, khi cháu đã sưu tập đủ các dấu sao thì sẽ được mẹ cấp cho một khoản là 20 đô la Hong Kong (tương đương 60 nghìn VND) và cháu sẽ được tự quyết định chi tiêu số tiền này theo nhu cầu bản thân.
Tôi dạy cháu cách chia khoản tiền này thành bốn lọ: 1, lọ tiêu dùng hàng ngày để mua bánh, kẹo hay sữa đem đến trường; 2, lọ tiết kiệm ngắn hạn; 3, lọ tiết kiệm dài hạn dành để mua những thứ đắt tiền hơn như sách vở, đồ chơi, quần áo…; 4, lọ từ thiện: một khoản để quyên góp cho các cá nhân hoặc tổ chức từ thiện.
|
Một bài học về tài chính mà tôi học được từ các bà mẹ Hong Kong, đó chính là việc cấp cho con một khoản tiêu dùng hàng tuần dựa theo lứa tuổi. |
Từ khi có được khoản tiêu dùng này, cháu rất hứng thú khi được làm việc nhà và tự tay lựa chọn, mua những đồ vật mình yêu thích.
Sau một thời gian áp dụng 'gói tiêu dùng' này, tôi nhận thấy con đã học được cách so sánh giá cả, cách đưa ra quyết định khi buộc phải lựa chọn, 'đánh đổi' giữa các mặt hàng.
Ví dụ, với 20 đô la, cháu chỉ được lựa chọn mua hai gói kẹo dẻo hoặc là một gói bánh quy sô-cô-la thay vì mua một hộp bánh mô-chi có giá thành cao hơn. Nếu muốn ăn bánh mô-chi, cháu sẽ phải tiết kiệm nhiều hơn để có thể mua loại bánh này vào thời điểm khác khi cháu đã có đủ số tiền.
Cũng như vậy, khi chỉ được lựa chọn mua loại sách vở hay dụng cụ học tập trong hạn ngạch tài chính cho phép, cháu đã phải suy nghĩ rất nhiều trước khi đưa ra một quyết định phù hợp. Để mua được cuốn sách yêu thích, cháu phải học cách gạt bỏ những nhu cầu khác của mình và tích luỹ thêm nhiều dấu sao nữa. Đó là động lực để cháu ham muốn hoàn thành nhiều việc nhà hơn và tiết kiệm nhiều hơn.
Không những vậy, từ khi chăm chỉ hoàn thành các công việc nhà, cháu đã học thêm được nhiều kỹ năng sắp xếp góc học tập hay giường ngủ gọn gàng, hiểu thêm về trách nhiệm của mình trong việc cùng bố mẹ xây đắp một mái ấm gia đình. Quan trọng nhất trong quá trình này, tôi nhận thấy cháu đã học được những kỹ năng ra quyết định và kỹ năng lập ngân sách tiêu dùng, từ đó cháu có trách nhiệm và độc lập hơn với những nhu cầu của cá nhân, chứ không bị động và hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ như trước.
Bài học 3: Phân biệt nhu cầu 'CẦN' và 'MUỐN'
Một trong những bí quyết tôi thấy rất hiệu quả là áp dụng ý tưởng của nhà báo Ron Lieber của tờ The New York Times trong cuốn sách 'Làm thế nào để nuôi dạy những đứa trẻ thông minh tài chính'.
Trong đó, ông đưa ra lời khuyên là kẻ hai cột, một cột ghi 'Những thứ con muốn' - cột kia là 'Những thứ con cần' và viết ra sự khác biệt giữa hai cột này. Khi đứa trẻ có một nhu cầu cần mua gì, chúng sẽ quan sát những nhu cầu đó thuộc về cột nào để từ đó đưa ra quyết định.
Đây cũng là câu thần chú tôi thường áp dụng những khi bỗng dưng thèm muốn hoặc khát khao mãnh liệt về việc 'MUỐN' mua một thứ gì đó nhưng thực sự 'KHÔNG CẦN THIẾT' cho đời sống của tôi. Ví dụ, tôi đã từng rất muốn mua một chiếc điện thoại Iphone X max trong khi đó chiếc điện thoại dòng Iphone 7 của tôi hiện tại đang còn hoạt động rất tốt.
Cũng như vậy, con gái tôi phân biệt được dù cháu đang 'thèm khát mãnh liệt' mua một con búp bê mới nhưng thực sự cháu đang có một tủ búp bê trong đó có nhiều con chưa sử dụng tới. Việc phân biệt nhu cầu 'CẦN' và 'MUỐN' này thực sự là một kỹ năng rất quan trọng giúp đứa trẻ xây dựng được sự ổn định và an toàn về tài chính cho tương lai sau này.
Bài học 4: Cho con tham gia vào những cuộc trao đổi hoặc quyết định tài chính của gia đình
Một trong những chủ đề tôi và chồng thường hay thảo luận vào đầu tháng hoặc mỗi cuối tuần là ngân sách tiêu dùng của gia đình cho từng khoản từ thực phẩm, đi lại, giải trí đến y tế, giáo dục… Chúng tôi cũng thường xuyên trao đổi về những thông tin giảm giá, khuyến mãi hay những khu vui chơi, những chương trình giải trí miễn phí ở Hong Kong.
Trong sinh hoạt, chúng tôi luôn đề cao việc cháu ăn uống tiết kiệm theo cách không được bỏ sót thức ăn thừa hoặc không ăn uống rơi vãi, ăn theo nhu cầu chứ không nhồi nhét. Một điều tôi thường nhấn mạnh cho con mỗi khi đưa cháu ra ngoài mua sắm hoặc vui chơi là 'Gia đình mình cần phải tiết kiệm vì cuộc sống ở Hong Kong rất đắt đỏ' hoặc là 'Mẹ không thể mua cho con đồ chơi hay sách này vì không có đủ tiền'.
Cháu đã quan sát rất nhiều về những hành vi mua sắm của tôi như so sánh giá cả, mặt hàng hoặc tìm những gói deal giảm giá, khuyến mãi. 'Mưa dầm thấm lâu', cháu dần dần hiểu ra bố mẹ mình đang phải sống tiết kiệm để có thể lo cho những việc lớn trong tương lai.
Từ đó, cháu cũng rất cẩn trọng trong mua sắm, ví dụ, khi mua đồ ăn vặt đem đến trường, cháu chọn số lượng rất vừa phải và chỉ mang một loại cần thiết theo nhu cầu. Khi thực sự thích một đồ chơi hay sách vở đắt tiền, cháu đã cố gắng dành dụm từng đồng trong 'ngân sách tiêu dùng' của mình để mua vào thời điểm phù hợp.
Kỳ 2: Mẹ Việt cuồng mua sắm thành người hà tiện ở TP đắt đỏ nhất thế giới
Hầu hết các hoạt động giải trí, tinh thần của gia đình người Việt ở Hong Kong (Trung Quốc) đều tuân thủ theo nguyên tắc 'miễn phí hoặc không tốn nhiều tiền'.
" alt="Dạy con quản lý tài chính"/>
Dạy con quản lý tài chính
– Dự án phim "Thiên đường" hợp tác sản xuất giữa Việt Nam và Hàn Quốc do Lý Nhã Kỳ và Han Jae Suk - diễn viên 'Giày thủy tinh' đảm nhận vai chính bị dừng vô thời hạn vì hết tiền.Đàm Thu Trang cười hết cỡ trong sinh nhật do Cường đô la tổ chức
Chồng điển trai, giàu có của những mỹ nhân Việt kết hôn năm 2018
Tiết lộ từng ngủ với gái mại dâm, Thành Long bị chỉ trích nặng nề
“Thiên đường” là dự án phim hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc có kinh phí lên đến 26 tỷ đồng, quy tụ dàn diễn viên gồm Han Jae Suk, Lý Nhã Kỳ, Lâm Vissay, Kim Tuyến, Xuân Nghị... Trước đó không lâu, phim đã tổ chức họp báo ra mắt ekip và bắt đầu khởi quay từ tháng 10 tại TP HCM và Đà Lạt. Dự án được kỳ vọng góp phần thúc đẩy điện ảnh trong nước cũng như mở ra hướng hợp tác mới giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
|
Bà Hạnh Nhân (bìa phải) tại thời điểm tổ chức họp báo ra mắt bộ phim cách đây không lâu. |
Tuy nhiên, một số thành viên trong đoàn phim mới đây bất ngờ chia sẻ thông tin toàn bộ ekip đã ngừng hoạt động mấy ngày qua dù phim quay được khoảng 70%. Nguyên nhân được người này đưa ra là bà Nguyễn Hoàng Hạnh Nhân – nhà sản xuất của phim có dấu hiệu đuối vốn, liên tục nợ tiền của các ekip thực hiện, bao gồm cát xê diễn viên, khách sạn, âm thanh ánh sáng và các chi phí khác.
Chính sự chậm trễ trong việc thanh toán các chi phí đã dẫn đến đoàn phim "Thiên đường" 5-7 lần bị rã đoàn. Nhiều nhân viên vì không đủ kinh phí cá nhân đã buộc phải bỏ về trước khi hoàn thành phim.
Không chỉ với ekip Việt Nam, một trợ lý trường quay cũng cho biết nhà sản xuất Nguyễn Hoàng Hạnh Nhân ứng xử thiếu trân trọng với ekip Hàn Quốc.
|
Hình ảnh do một thành viên trong đoàn Hàn Quốc chia sẻ tài tử Han Jae Suk đã phải rời Việt Nam khi dự án chưa hoàn thành. |
Cụ thể, sau khi hoàn thành một số cảnh quay bước đầu, nam diễn viên Han Jae Suk và ekip của mình phải trở về nước theo đúng lịch trình đã đưa ra từ ban đầu. Tuy nhiên, phía khách sạn nơi tài tử và các thành viên Hàn Quốc lưu trú đã tịch thu hộ chiếu của cả đoàn. Lý do được phía khách sạn đưa ra là: “nhà sản xuất Nguyễn Hoàng Hạnh Nhân nợ tiền một khách sạn tại Đà Lạt gần 500 triệu đồng”.
Sau khi phía ekip nam diễn viên bức xúc và phản ánh, bà Nhân đã đến thỏa thuận với khách sạn. Đến ngày 26/11, Han Jae Suk mới có thể rời khỏi Việt Nam.
|
Nam diễn viên trước đó bày tỏ sự hào hứng xen lẫn tò mò khi biết có Lý Nhã Kỳ góp mặt cùng. |
VietNamNet đã liên hệ với Lý Nhã Kỳ để hỏi về sự việc. Nữ diễn viên xác nhận thông tin nhà sản xuất gặp vấn đề về kinh tế và việc đoàn phim phải ngừng vô thời hạn là có thật. Lý Nhã Ký cũng cho biết ngay từ lúc biết chuyện, cô đã ngừng đóng bộ phim này vì sự thiếu minh bạch về tài chính cũng như không thanh toán các khoản phát sinh trong quá trình quay phim.
“Bản thân tôi cũng là nạn nhân bị tổn thất nặng nề vì ngoài là diễn viên tôi còn có phần góp vốn cho bộ phim. Chính sự nhập nhằng từ phía bà Nhân đã khiến kế hoạch bộ phim không như những gì chúng tôi tưởng tượng ban đầu.
Mặc dù vậy, nếu để kể cụ thể và rõ ràng câu chuyện thì rất khó bởi bên trong còn có nhiều nội tình. Hiện ekip của tôi đang hoàn tất giấy tờ, thủ tục và bằng chứng... Những thông tin này sẽ được chúng tôi gửi đến các bạn truyền thông trong thời gian sớm nhất”, nữ diễn viên nói.
Để sự việc được khách quan, phóng viên đã nối máy với bà Nguyễn Hoàng Hạnh Nhân – nhà sản xuất của bộ phim. Tuy nhiên, khi phóng viên đề cập đến câu chuyện thì bà tắt máy.
Tuấn Chiêu
Lý Nhã Kỳ hóa công chúa lộng lẫy với phong cách Hoàng gia
Nhân dịp 20/10, Lý Nhã Kỳ đã thực hiện một bộ ảnh lấy cảm hứng từ Hoàng gia. Lãnh sự danh dự Romania đầy kiêu sa với trang phục lộng lẫy và nổi bật.
" alt="Phim của Lý Nhã Kỳ và tài tử 'Giày thủy tinh' bị dừng vô thời hạn vì hết tiền"/>
Phim của Lý Nhã Kỳ và tài tử 'Giày thủy tinh' bị dừng vô thời hạn vì hết tiền
|
Thủ môn Văn Toản được kỳ vọng sẽ thay thế Văn Lâm, Bùi Tiền Dũng |
Sinh năm 1999, thủ môn của đội tuyển Việt Nam sinh ra ở một xóm đạo nhỏ thuộc xã Dương Quan, huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng.
Khác với những cầu thủ đã đạt nhiều thành tích, khi hỏi về nhà ‘thủ môn Văn Toản’, nhiều người trong xã không biết đến cậu. Bởi Văn Toản thực sự là một cái tên mới nổi của bóng đá Việt Nam.
Cậu bắt đầu nổi lên từ tháng 3/2019 khi được HLV Park Hang-seo triệu tập lên tuyển U23 tham dự vòng loại U23 châu Á. Đến tháng 6, Toản đã cùng với Bùi Tiến Dũng trở thành một trong 3 thủ môn tham dự giải giao hữu King’s Cup 2019 ở Thái Lan.
Văn Toản hiện đang được kỳ vọng sẽ là một Văn Lâm thứ 2 của đội tuyển Việt Nam.
Chia sẻ với PV, gia đình Toản cho biết con trai đam mê trái bóng từ nhỏ. Ban đầu, như những đứa trẻ khác, Toản chỉ chơi bóng cho vui trong phong trào của trường, của xã. Rồi cậu được chơi cho đội tuyển của huyện. Càng lớn, năng khiếu của Toản càng được bộc lộ rõ rệt. Với hình thể vượt trội so với bạn bè cùng lứa, Văn Toản được các HLV thuộc trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Hải Phòng chú ý và phát hiện.
Năm 11 tuổi, Toản đã xa bố mẹ, đi tập bóng đá ở Nhà thi đấu Cánh Diều. Tuần nào cũng như tuần nào, sáng thứ Hai, ông bố lại chở con trai lên TP. Hải Phòng tập luyện và học văn hoá. Chiều thứ Bảy, ông lại lọ mọ đón con về.
|
Ông Nguyễn Văn Sáng - bố thủ môn Văn Toản (ngoài cùng bên trái) |
Thi đấu cho CLB Hải Phòng, Văn Toản liên tục gây ấn tượng trong các giải đấu cúp quốc gia, V-League 2019.
Tài năng của Văn Toản sau đó đã lọt vào ‘mắt xanh’ của HLV Park Hang-seo. Chàng thủ môn cao 1m86 nhanh chóng được giữ vị trí dự bị cho Bùi Tiến Dũng tại vòng loại U23 châu Á.
Tại Sea Games 30, cậu được giao nhiệm vụ bảo vệ khung thành trong các trận gặp Lào, Singapore, Thái Lan và Campuchia.
Sai lầm của cậu trong trận đấu với Thái Lan khiến Việt Nam bị dẫn trước 2 bàn ngay trong những phút đầu tiên. Văn Toản đã phải nhận vô số những lời chỉ trích.
Nhưng ngay sau đó, HLV người Hàn Quốc đã cho cậu cơ hội ghi điểm trong trận bán kết với Campuchia. Không để cho người hâm mộ thất vọng, Toản lấy lại phong độ khi bảo vệ khung thành sạch bóng với tỷ số 4-0 nghiêng về đội tuyển Việt Nam. Đáng khen hơn khi cậu cũng là người cản phá thành công cú sút phạt của cầu thủ lão làng người Campuchia.
Có lẽ cũng chính vì sự lên bổng xuống trầm của chàng trai trẻ tuổi nhất đội mà bà Lương Thị Mơ – mẹ Toản không muốn chia sẻ nhiều về con trai trong thời điểm này. Lo lắng cho cậu con vẫn còn ‘non dại’, khi được hỏi, bà chỉ nói: ‘Người mẹ nào cũng có rất nhiều điều để nói về con mình, kể cả con có thành đạt hay không. Nhưng con mới vào nghề, mới chỉ 19-20 tuổi, tôi không muốn con tự kiêu quá sớm. Con cần phải cố gắng phấn đấu, cần trưởng thành nhiều hơn nữa để theo kịp các đàn anh. Lúc ấy dành lời khen cho con cũng chưa muộn’.
Trước trận chung kết bóng đá nam Sea Games 30 tối ngày 10/12 giữa U22 Việt Nam và U22 Indonesia, tại nhà Văn Toả ở thôn Hữu Quan, xã Dương Quan, huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng, không khí sôi động không kém gì một sân vận động thu nhỏ.
|
Không khí rộn ràng ở gia đình Văn Toản trước trận chung kết |
|
Gần 30 nồi lẩu được gia đình chuẩn bị để mời hàng xóm, người thân tới cổ vũ cho U22 Việt Nam |
Ông Nguyễn Văn Sáng và bà Lương Thị Mơ - bố mẹ Toản đã chuẩn bị 30 mâm cỗ thết đãi hàng xóm, người thân đến cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam. Không khí tưng bừng trong căn bếp nhà Toản bắt đầu từ 15 giờ chiều. Người ra người vào nhộn nhịp chúc mừng bố mẹ Toản vì cậu con trai đang cùng với các đồng đội mang về niềm vui cho cả đất nước.
Ông Sáng, bà Mơ không giấu được niềm vui và tự hào về cậu con trai sau bao ngày vất vả cho con ăn học, tập luyện xa nhà, xa bố mẹ. Sau mỗi bàn thắng của U22 Việt Nam, bà Mơ đều rớm nước mắt vì vui mừng xen lẫn xúc động. Trong giây phút hạnh phúc nhất, bà đã hôn lên bức ảnh con trai in trên tấm băng rôn.
|
Bà Mơ xúc động hôn bức ảnh con trai in trên tấm băng rôn |
|
Niềm vui, sự xúc động trên gương mặt các bậc phụ huynh |
|
Các cổ động viên ăn mừng trước mỗi bàn thắng của đội tuyển Việt Nam |
|
Hàng trăm người tụ tập ở nhà Văn Toản để cổ vũ đội tuyển Việt Nam |
Chia sẻ với niềm vui của gia đình, bà con hàng xóm, doanh nghiệp địa phương, cha xứ nhà thờ ở xóm đạo nhỏ của gia đình Toản cũng lần lượt tặng thưởng cho chàng trai nhỏ tuổi nhất đội những món quà vật chất trị giá vài triệu đồng. Những món quà tuy không thể lớn bằng những phần thưởng trị giá hàng trăm triệu hay cả tỷ đồng mà nhiều cầu thủ khác đã từng nhận được, nhưng chắc chắn đó là những tình cảm đáng trân quý nhất mà Văn Toản nhận được từ chính những người yêu quý em nhất.
Không phụ lòng mong mỏi của gia đình, Văn Toản một lần nữa khẳng định sự trưởng thành khi giữ sạch khung thành trước U22 Indonesia trong trận chung kết. Ở quê nhà, bà Lương Thị Mơ - mẹ Toản xúc động chia sẻ rất vui và tự hào về con trai cũng như cả đội tuyển. Bà cho rằng mặc dù Việt Nam 'sạch lưới' ngày hôm nay, nhưng đó là nhờ tinh thần thi đấu của cả đội, chứ không riêng gì thủ môn. 'Nếu được gặp con trai, tôi sẽ dành cho Toản một cái ôm và nói 'mẹ yêu con và tự hào về con'.
Tuổi thơ kê dép làm cầu môn, quấn lá chuối làm bóng của Văn Toản
Sinh ra và lớn lên ở một xóm đạo của xã Dương Quan, huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng, Văn Toản say mê với trái bóng từ nhỏ.
" alt="Nụ hôn của mẹ Văn Toản dành tặng con trai"/>
Nụ hôn của mẹ Văn Toản dành tặng con trai