- Mùa bóng 2016/17 có thể chấm dứt với tiền đạo Sadio Mane,óngđáAnhLiverpoolmấtkhẩuđạipháoSadioManehếtmùthoi trang sau khi anh dính chấn thương đầu gối nghiêm trọng ở trận derby vùng Merseyside.
Mourinho "đánh bạc" với MU: Phóng lao và cầu nguyện
Cũng như số đông sinh viên ngày ấy, Nhật Cường và các bạn đều đói. Hết bơm rồi vá xe, cả bọn kì cạch cũng chẳng được mấy đồng. Đã nghèo còn gặp cái eo, mượn xe của người ta còn làm mất, làm quần quật cũng chẳng đủ tiền đền.
“Cơm thì ăn theo tem phiếu, cứ hai thằng ăn chung một phần cơm, phần còn lại để dành mua cafe uống. Mỗi tháng được một ký thịt, một ký đường thì dùng chung, còn lại mang bán để dành tiền.
Thêm vào đó, lịch học bên trường kéo dài từ sáng tới chiều. Trưa đã ở lại trường, không ăn cơm được, tối lại về muộn chẳng còn cơm mà ăn. Nguyên tháng thèm cơm mà mấy thằng cũng chỉ ăn được vài lần.
Bế tắc quá, bốn thằng chơi chung quyết định bốc thăm xem đứa nào trúng thì cua nhỏ phát cơm để có về muộn thì nhỏ vẫn dành phần cơm cho. Ba thằng còn lại theo đó mà được hưởng. Đó là câu chuyện bi hài”, anh cười.
Cái đói hoành hành nhưng ước mơ được bước chân lên sân khấu còn rần rật hơn bao giờ hết. Thế là liều. Anh cùng mấy người bạn nữa lập nhóm tấu hài.
Nhưng ngày xưa đi diễn phải trốn vì nhà trường biết được sẽ đuổi học và trả về địa phương ngay lập tức.
Vất vả là vậy nhưng được làm công việc mình thích, ai cũng khoái. Có lần diễn cảnh đạp xích lô, Nhật Cường lấy hai cái ghế ghép lại, đang diễn say sưa thì ghế gãy, anh ngã nhào xuống sân khấu.
Mặt sượng trân, người thì đau nhưng danh hài vẫn cố vớt vát: “Xe bể bánh rồi, phải thay thôi”. Chính những câu chuyện dở khóc dở cười ngày ấy đã mang lại cho anh nhiều trải nghiệm và bản lĩnh sân khấu để có một Nhật Cường như ngày hôm nay.
Có lúc tưởng chừng hết đường theo nghề
Hết 4 năm Đại học, danh hài Nhật Cường về đoàn kịch nói Nha Trang. Được một năm tha thiết thì vì một vài lý do nội bộ, đoàn giải tán. Đang có tổ chức bỗng nhiên bơ vơ, anh cứ nghĩ đường nghề của mình vậy là xong, chấm hết.
Nhật Cường về lại nhà, phụ ba mẹ bán bánh. Thỉnh thoảng có mấy chương trình văn nghệ khóm, người ta kêu thì đi. Khoảng thời gian đó được danh hài gọi là “coi như bế tắc”.
Nhưng một ngày cũng như mọi ngày, anh nhận được được tín của Phước Sang với nội dung: “Vào Sài Gòn gấp, có công việc”, thế là khăn gói lên đường dù chẳng biết điều gì đang chờ đợi ở phía trước.
Vào lại Sài Gòn, anh ở nhà Phước Sang rồi viết đề cương thành lập sân khấu hài gồm những người anh em từng một thời sống chết trong trường Sân khấu.
Ban đầu, cả nhóm định đặt tên là Đời mới nhưng sau đó, nhờ sự gợi ý của đạo diễn Huỳnh Phúc Điền, họ quyết định đổi sang Tuổi đôi mươi.
Nhớ lại khoảng thời gian ấy, Nhật Cường kể: “Cả nhóm ăn khoai lang, khoai mì, uống trà đá để tập. Những gì được học ở trường, nhóm mang ra thể hiện hết. May mắn là được khán giả yêu thương rồi Tuổi đôi mươi kéo nhau đi thi hội diễn.
Sau đó, nhóm mới bắt đầu làm những vở kịch dài và tiếp tục thành công, mình cũng theo nghề luôn từ đó.
Thời điểm ấy, bên cạnh sân khấu, mình còn làm trợ lý và phó đạo diễn của một số phim như Lệnh truy nã, Mênh mông tình buồn... Mình như Thiên Lôi, ai kêu đâu đánh đó. Cuộc sống bấp bênh thật nhưng mê lắm, làm không biết ngày mai luôn.
Lúc ấy chỉ quan trọng khi bước lên sân khấu, được mọi người thấy công việc mình làm là sung sướng, còn chuyện có được treo tên, treo hình trên băng-rôn không quan trọng. Đến giờ mình vẫn nghĩ như thế”.
Theo Trí Thức Trẻ
Vợ NSND Tự Long lần đầu kể những tật xấu của chồng" alt="Quãng đời cơ cực của diễn viên hài Nhật Cường"/>
Tác phẩm thể hiện niềm tin, lòng tự hào của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong âm điệu “khoan hò khoan hự hò khoan”, tác giả phản ánh, mô tả tình yêu thương quê hương đất nước, với âm sắc quyến rũ của đàn bầu. Sau đó là tác phẩm “Người Hà Nội” của tác giả nhạc sỹ Nguyễn Đinh Thi.
Tiếp theo là phần âm nhạc kinh điển thế giới, mở đầu với Aria “Largo al factotum” - trích đoạn trong vở nhạc kịch nổi tiếng “Người thợ cạo thành Seviglia” của G.Rossini, nhà soạn nhạc người Italy. Tiếp đó là "Variations on a Rococo Theme Op.33" (Biến tấu trên chủ đề Rococo) của P.I.Tchaikovsky.
Kết thúc chương trình hòa nhạc đặc biệt là "Bản giao hưởng số 5 cung Đô thứ" còn được gọi là “Giao hưởng Chiến thắng” hay “Giao hưởng Định mệnh” của Ludwig van Beethoven.
Tối 31/8, Nhà hát Kịch Việt Nam biểu diễn vở kịch nói "Biệt đội báo đen" của nhà văn Chu Lai. "Biệt đội Báo đen" là câu chuyện kể về cuộc chiến đấu của những người lính trong thời chiến và thời bình. Nếu trong thời chiến, họ hy sinh xương máu để bảo vệ từng tấc đất cho quê hương, Tổ quốc, thì trong thời bình họ đấu tranh cho sự chân chính của lẽ phải.
Tối 1/9, Nhà hát Chèo Việt Nam chọn biểu diễn “Âm nhạc và các trích đoạn chèo truyền thống mẫu mực” để phục vụ công chúng tại Nhà hát Lớn. Trong đó, công chúng sẽ được thưởng thức 5 cung chèo là bức tranh đầy mầu sắc với số phận các nhân vật điển hình trong nghệ thuật chèo. Bằng các cung bậc cảm xúc hòa quyện với hình thức biểu diễn (hát-múa-diễn), nghệ sỹ Nhà hát Chèo Việt Nam giới thiệu nét đẹp nghệ thuật dân gian truyền thống có từ lâu đời của người Việt.
Hòa nhạc Điều còn mãi 2015
2h chiều ngày 2/9, Báo VietNamNet tổ chức hòa nhạc "Điều còn mãi". Đây được xem là chương trình hòa nhạc đánh thức trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người tình yêu Tổ quốc thông qua các tác phẩm khí nhạc, thanh nhạc của các nhạc sĩ Việt Nam.
Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam cùng với sự đồng hành của Tổng đạo diễn, NSƯT Nguyễn Trí Dũng, nhạc trưởng Lê Phi Phi, Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam và Dàn hợp xướng ĐH Sư phạm nghệ thuật trung ương.
Các tác phẩm được lựa chọn biểu diễn trong chương trình bao gồm: Quốc ca Việt Nam (Tác giả: Văn Cao); Chào mừng (Tác giả Trọng Bằng); Người là niềm tin tất thắng (Tác giả Chu Minh); Cảm xúc Tháng Mười (Tác giả Nguyễn Thành & Tạ Hữu Yên); Bốn bức tranh (Tác giả Đặng Hữu Phúc); Tình ca Tây Bắc (Tác giả Bùi Đức Hạnh); Hồ trên núi (Tác giả Phó Đức Phương); Bạch Đằng Giang (Tác giả Trần Mạnh Hùng); Chào sông Mã anh hùng (Tác giả Xuân Giao); Quảng Bình quê ta ơi ( Tác giả Hoàng Vân); Tình yêu của Biển (Tác giả Phú Quang); Dáng đứng Việt Nam ( Tác giả Nguyễn Chí Vũ).
Kết thúc chương trình sẽ là tác phẩm Đất nước trọn niềm vui (tác giả Hoàng Hà), Dàn hợp xướng ĐHSPNT TW – các Ca sỹ và Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, Lĩnh xướng: Đăng Dương.
Chương trình hòa nhạc quốc gia "Điều còn mãi" 2016 sẽ trở lại với công chúng yêu nhạc vào 14 giờ, ngày Quốc khánh 2/9, tại Nhà hát lớn Hà Nội, tường thuật trực tiếp trên VTV3. "Điều còn mãi 2016" dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn do báo VietNamNet tổ chức với sự đồng hành của Tổng đạo diễn, NSƯT Nguyễn Trí Dũng, Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam và dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Lê Phi Phi. Các ca sĩ Đăng Dương, Tùng Dương, Hồng Vy, Lê Anh Dũng, Thành Lê, Dàn hợp xướng ĐHSPNT Trung ương sẽ đồng hành cùng "Điều còn mãi 2016".
Danh sách nhà tài trợ chương trình Hòa nhạc Điều còn mãi 2016: 1. Tài trợ Kim cương: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) 2. Tài trợ Đồng: Tập đoàn VINGROUP 3. Đồng tài trợ: Công ty CP Đầu tư & Phát triển BĐS An Gia 4. Đồng tài trợ: Tổng công ty Bia rượu NGK Sài Gòn (Sabeco) 5. Đồng tài trợ: Công ty Yến Sào Khánh Hòa Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội là đơn vị tài trợ chương trình.
Vương triều Trần là một Vương triều có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Thời đại Nhà Trần là thời đại phát triển rực rỡ nhất của non sông Đại Việt vào thế kỷ 13. Trải qua 175 năm phát triển và hưng thịnh, nhà Trần đã tạo lập những kỳ tích huy hoàng như chấm dứt tình trạng hỗn loạn của xã hội Đại Việt những năm cuối của vương triều Lý; xây dựng nhà nước tập quyền vững mạnh từ Trung ương đến địa phương. Lập lại trật tự chính trị, xã hội, củng cố sự thống nhất của quốc gia, chăm lo phát triển kinh tế, khoan thư sức dân; xây dựng đời sống văn hóa trên nền tảng tinh thần dân tộc sâu sắc và ý thức tự lực, tự cường mạnh mẽ, thúc đẩy văn minh Đại Việt phát triển lên tầm cao mới.
Thời Trần đã sinh ra Phật hoàng Trần Nhân Tông, một vị vua anh minh, một triết gia, một thi sỹ tài hoa; Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Người anh hùng dân tộc, vị tướng liệt xuất của thế giới, được nhân dân tôn thờ là Đức Thánh Trần.
Nhà Trần cũng đã sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt trong đó có Đức Hoằng nghị Đại Vương- một danh nhân lịch sử, người có công lao to lớn trong quá trình dựng nghiệp, khai canh lập ấp, phát triển nghề nông, xây dựng nông thôn, tạo dựng đội quân dân binh Tinh Cương giúp triều Lý dẹp loạn và mở ra thế trận toàn dân chống giặc Nguyên Mông. Trong một trận chiến chống giặc ngoại xâm, ông đã anh dũng hy sinh, và được vua Lý Cao Tông sắc phong là Hoằng nghị Đại Vương- Thượng đẳng Phúc thần.
Để tri ân công lao to lớn của Hoằng Nghị Đại Vương, nhân dân đã lập đề thờ mang tên là Đền Nhà Ông tại thôn Ứng Mão, Phủ Long Hưng, nay là thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ngôi đền cổ xưa kia cũng đã được nghệ nhân Trần Văn Sen - Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới - Chủ tịch Họ Trần Việt Nam cùng với đại gia đình, dòng họ và các cấp, các ngành tôn tạo và phục dựng lại, kết hợp giữa kiến trúc cổ truyền và hiện đại, uy nghiêm, tráng lệ, lắng sâu hồn dân tộc. Ngôi đền đã vinh dự được đón nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới thăm và dâng hương.
Với những giá trị đặc biệt, năm 2011, Đền thờ Tổ họ Trần Việt Nam được Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam cấp bằng bảo trợ Di tích lịch sử văn hóa. Đặc biệt ngày 17/8/2015 tổ chức UNESCO thế giới đã cấp bằng bảo trợ công nhận Đền Trần Hoằng Nghị Đại Vương là di sản có giá trị lịch sử văn hóa và giáo dục truyền thống của Việt Nam.
Năm nay, căn cứ vào các công trình nghiên cứu, các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế về thời Trần, Ban chấp hành họ Trần Việt Nam đã có tờ trình và được Tổng thư ký Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới cấp Bằng tôn vinh các giá trị di sản lịch sử và văn hóa thời Trần thế kỷ 13 cho họ Trần nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Đại lễ năm nay được tổ chức có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc công lao của Đức Hoằng Nghị Đại Vương và sự nghiệp vĩ đại của Vương triều Trần, đông đảo bà con họ Trần và bách gia trăm họ, quí khách thập phương trong nước, kiều bào ở nước ngoài đã về đây dâng hương, tế lễ, tri ân công đức trời biển của các vị tiền nhân và cầu cho quốc thái dân an, mọi nhà hạnh phúc.
Đại lễ cũng là dịp để bà con họ Trần và các dòng họ khác tri ân công lao của Vương triều Trần, quân dân Đại Việt và tri ân, tôn vinh công lao của Đức Hoằng Nghị Đại Vương trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, yêu nước cách mạng cho thế hệ con cháu họ Trần và các dòng họ khác; tiếp tục khẳng định và tôn vinh các giá trị di sản lịch sử văn hóa thời Trần.
Nhân dịp này, Liên hiệp các hội UNESCO thế giới đã tôn vinh Anh hùng Lao động, Nghệ nhân Trần Văn Sen, Chủ tịch họ Trần Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Hương Sen là Doanh nhân văn hóa tiêu biểu theo tiêu chí UNESCO. Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, họ Trần Việt Nam cũng tặng cờ, Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa thời Trần và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Doãn Phong" alt="Tôn vinh các giá trị di sản lịch sử văn hóa thời Trần"/>