当前位置:首页 > Kinh doanh > Soi kèo góc Barcelona vs Alaves, 20h00 ngày 2/2 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Erbil vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 4/2: Khách rơi tự do
Bác sĩ Nguyễn Phú Hữu (giữa) hướng dẫn phẫu thuật cho các bác sĩ Philippines (Ảnh: BV).
Với những can thiệp từ trước, trong ổ bụng người bệnh bị dính nhiều. Nhưng bằng kinh nghiệm phẫu thuật dưới sự hỗ trợ của robot cho hơn 260 trường hợp tại Bệnh viện Bình Dân, bác sĩ Phú giúp ca phẫu thuật đã diễn ra tốt đẹp.
Sau ca mổ, các bác sĩ Philippines rất ấn tượng với kỹ thuật single docking (vị trí robot không thay đổi so với bệnh nhân trong suốt cuộc mổ, chỉ với một lần sắp đặt các cánh tay robot) và kỹ thuật bóc tách hạn chế xâm lấn của bác sĩ Việt. Trước đây, một trường hợp phẫu thuật robot trong ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện CGHMC có thể lên đến 6 giờ. Qua hướng dẫn của các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân, ca phẫu thuật chỉ cần 2,5 giờ để hoàn thành.
Dự kiến, bác sĩ Nguyễn Phú Hữu sẽ hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện 3 trường hợp phẫu thuật robot tại Philippines, bao gồm 2 trường hợp ung thư trực tràng và 1 trường hợp thoát vị thành bụng. Ngoài ra, đại diện bệnh viện ở TPHCM sẽ có những buổi thuyết trình để phân tích chuyên sâu về phẫu thuật robot trong ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, giúp các đồng nghiệp nước bạn nắm bắt kiến thức và kỹ năng để phẫu thuật hoàn thiện hơn.
Đây là lần thứ hai Bệnh viện Bình Dân nhận lời mời chuyển giao phẫu thuật robot cho một bệnh viện tại Philippines. Trước đó vào tháng 10/2019, Bệnh viện Bình Dân hợp tác chuyển giao với Bệnh viện Philippine General Hospital, một đơn vị được quản lý và điều hành bởi Đại học Philippines.
Là nơi đầu tiên triển khai phẫu thuật robot cho người lớn tại Việt Nam, sau 6 năm bắt đầu, đến nay Bệnh viện Bình Dân đã thực hiện thành công cho gần 2.000 người bệnh, chủ yếu là các trường hợp ung thư đường tiết niệu và ung thư tiêu hóa.
Hợp tác quốc tế để chuyển giao kỹ thuật được xác định là một trong những mũi nhọn của Bệnh viện Bình Dân, để phát triển thành Trung tâm đào tạo phẫu thuật robot trong nước và khu vực.
" alt="Bác sĩ Việt Nam sang Philippines hướng dẫn điều trị ung thư bằng robot"/>Bác sĩ Việt Nam sang Philippines hướng dẫn điều trị ung thư bằng robot
Đây là một kỹ thuật siêu âm không xâm lấn sử dụng sóng âm thanh tần số cao, nhanh chóng, an toàn và không có bất kỳ nguy cơ gây hại tức thời nào. Nó đặc biệt có ý nghĩa đối với những người đang bị choáng váng, mất trí nhớ hoặc có các dấu hiệu cảnh báo về một cơn đột quỵ nhỏ.
Việc siêu âm động mạch cảnh cũng có ý nghĩa đối với bất kỳ ai được bác sĩ nghe thấy âm thanh bất thường như tiếng vù vù gọi là có tiếng thổi khi nghe qua ống nghe được áp vào động mạch cảnh.
Đây cũng là một kỹ thuật được chỉ định khi một người có các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, chẳng hạn như từng có cơn đột quỵ nhỏ, huyết áp cao, cholesterol cao hoặc tiểu đường. Nhưng siêu âm động mạch cảnh không phải là ý tưởng hay đối với những người khỏe mạnh có nguy cơ đột quỵ ở mức trung bình.
Nhóm chuyên trách các dịch vụ dự phòng Mỹ không khuyến khích siêu âm định kỳ động mạch cảnh. Chỉ có khoảng 1% dân số nói chung bị hẹp đáng kể các động mạch này. Và ít hơn 10% số ca đột quỵ lần đầu có liên quan đến những điểm thu hẹp như vậy.
Ngoài ra, cứ 100 lần siêu âm thì có khoảng 8 trường hợp cho kết quả dương tính giả, kết quả cho thấy có sự thu hẹp đáng kể nhưng thực tế không có. Kết quả dương tính giả dẫn đến các xét nghiệm không cần thiết và có thể là điều trị không cần thiết.
Bất cứ ai cũng có thể bị đột quỵ, một số người có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những người khác. Điều quan trọng là phải biết liệu bạn có thuộc nhóm nguy cơ cao hơn hay không để nhận thức sớm các dấu hiệu cảnh báo.
Theo bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), các dấu hiệu giúp nhận biết đột quỵ não gồm:
- Tê, yếu hoặc liệt hoàn toàn tay chân một bên cơ thể, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác nặng, mỏi…
- Liệt một bên mặt, méo miệng.
- Xuất hiện những thay đổi về tri giác như lừ đừ, lơ mơ hay thậm chí hôn mê.
- Thay đổi dáng đi, mất đồng bộ và khả năng phối hợp vận động.
- Rối loạn giọng nói, nói khó hoặc nặng hơn là không thể nói chuyện được.
- Chóng mặt, choáng váng, xây xẩm hoặc có thể ngất xỉu.
- Một số trường hợp có thể bị đau đầu nhẹ.
- Rối loạn trí nhớ, quên thoáng qua.
- Co giật.
Càng sớm nhận ra dấu hiệu đột quỵ và điều trị kịp thời càng tăng tỷ lệ sống sót của người bệnh cũng như hạn chế được các biến chứng nặng.
Các dấu hiệu của đột quỵ thường xuất hiện đột ngột nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không có thời gian để hành động. Một số người sẽ gặp các triệu chứng như đau đầu, tê hoặc ngứa ran vài ngày trước khi bị đột quỵ nghiêm trọng.
Một nghiên cứu cho thấy 43% bệnh nhân đột quỵ trải qua các triệu chứng đột quỵ nhẹ khoảng một tuần trước khi họ bị đột quỵ nặng. Nếu bạn lưu ý đến những triệu chứng này và tìm kiếm sự giúp đỡ ngay cả khi chúng biến mất thì cơ hội phục hồi của bạn sẽ cao hơn nhiều. Đừng bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm.
Bạn sẽ không phản ứng thái quá nếu có sự thay đổi khi bạn bị cơn đột quỵ nhẹ. Bạn hãy đến bệnh viện ngay lập tức vì cơn đột quỵ nghiêm trọng hơn có thể xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày.
Bên cạnh đó, để dự phòng bệnh chúng ta cần xây dựng lối sống lành mạnh: Hạn chế bia rượu, không hút thuốc, hạn chế chất béo bão hòa, tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, kiểm tra sức khỏe định kỳ, điều trị các bệnh là yếu tố nguy cơ của đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch…
" alt="Có xét nghiệm nào giúp phát hiện sớm đột quỵ không?"/>Nhận định, soi kèo Belgrano vs Independiente, 7h30 ngày 4/2: Chủ nhà gặp khó
PGS.TS.BS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Ảnh: N.P).
Kết quả từ các nghiên cứu có giá trị cho thấy sử dụng đồ uống có đường không hợp lý là nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì. Việc tăng hoặc giảm tiêu thụ đường tự do (bất kể lượng đường là bao nhiêu) liên quan thuận chiều với thay đổi cân nặng.
Nghiên cứu cũng cho thấy việc giảm lượng đường ăn vào có liên quan đến việc giảm 0,8kg trọng lượng và lượng đường tăng lên có liên quan tới gia tăng 0,75kg. Đồ uống có đường làm tăng phản ứng kích hoạt của não với các tín hiệu về sự ngon miệng, từ đó kích thích ăn.
TS Angela Pratt, Trưởng đại điện Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho biết, để góp phần xây dựng một Việt Nam an toàn và khỏe mạnh, một biện pháp y tế cần thực hiện trong thời gian tới là cần bắt đầu các biện pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường.
"Bằng chứng trên toàn cầu cho thấy tăng tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường túyp 2, sâu răng, thừa cân béo phì. Riêng 3 vấn đề này đã nghiêm trọng, trong đó tình trạng thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và các bệnh khác bao gồm ung thư", TS Angela nói.
WHO khuyến cáo rằng việc tiêu thụ đường tự do - bất kỳ loại đường nào được thêm vào thực phẩm hoặc đồ uống - nên được giới hạn ở mức dưới 10% tổng năng lượng, lý tưởng là dưới 5%. Vì vậy, đó là khoảng 25 gram mỗi ngày cho một người trưởng thành trung bình.
Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng đồ uống có đường tăng nhanh trong 10 năm qua. Ước tính, trung bình một người dân Việt tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Đây là con số rất nhiều.
"Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên, chúng ta đã thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Ở các thành phố, cứ 4 thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-19 thì có hơn 1 người bị thừa cân hoặc béo phì. Chúng ta cần có hành động kịp thời quyết đoán để đảo ngược xu hướng tiêu cực này", chuyên gia WHO nhấn mạnh.
Theo bà, trên thế giới, một biện pháp phổ biến để giảm tác hại từ đồ uống có đường là tăng giá của chúng bằng thuế. Tín hiệu giá - chi phí cao hơn - rất có tác dụng để giúp giảm tiêu thụ đồ uống có đường. Hơn 100 quốc gia hiện đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm này.
Bằng chứng, kinh nghiệm hiện tại cho thấy nếu thuế làm tăng giá đồ uống lên 10%, mọi người sẽ uống ít hơn khoảng 11%. Họ chuyển sang đồ uống lành mạnh hơn như nước suối.
Ngoài thuế, WHO cũng khuyến nghị đưa ra các biện pháp bao gồm ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước đồ uống, hạn chế quảng cáo, hạn chế đồ uống có đường trong trường học và giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Gánh nặng bệnh tật vì tiêu thụ đồ uống có đường
Theo WHO, gánh nặng sức khỏe ngày càng tăng do tiêu thụ đồ uống có đường. Hiện có bằng chứng mạnh mẽ liên quan giữa việc tiêu thụ đồ uống có đường với sự gia tăng toàn cầu về thừa cân béo phì, tăng nguy cơ sâu răng, đái tháo đường túyp 2, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, các rối loạn chuyển hóa khác và một số bệnh ung thư.
Nó cũng gây ra gánh nặng cho cá nhân và xã hội do tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, giảm năng suất lao động do bệnh tật, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa đồ uống có đường và bệnh tim, nhất là đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Một nghiên cứu trên thế giới với sự tham gia của 40.000 nam giới trong hai thập kỷ cho thấy những người uống trung bình 1 lon đồ uống có đường/ngày có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc chết vì nhồi máu cơ tim cao hơn 20% so với những người hiếm khi uống đồ uống có đường.
Theo PGS Mai, để hạn chế tiêu thụ đường, chúng ta cần có ý thức hạn chế cho thêm đường, sử dụng các sản phẩm ít đường hoặc không đường để đảm bảo cơ thể có sự cân đối lành mạnh giữa các dinh dưỡng. Lượng đường tự do tiêu thụ một ngày không nên quá 25gr, đồng thời chúng ta nên có thói quen đọc nhãn sản phẩm để lượng đường ăn vào là bao nhiêu…
Trẻ em dưới 2 tuổi không nên tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thêm đường.
" alt="Trung bình một người Việt tiêu thụ 1 lít nước ngọt mỗi tuần"/>Bayer Việt Nam và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam mong muốn cải thiện sức khỏe và cuộc sống cho người dân trên mọi vùng miền (Ảnh: Minh Mẫn).
Chương trình tài trợ thuốc đồng thời đánh dấu cột mốc 30 năm Bayer Việt Nam
Hôm 22/3, tại "Lễ phát động chiến dịch khám chữa bệnh miễn phí kết hợp chuyển giao kỹ thuật y tế cho các bệnh viện cùng đồng bào dân tộc thiểu số" tại xã Cảm Ân, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, Bayer Việt Nam trao tặng 500.000 hộp viên sủi bổ sung vitamin và khoáng chất đến Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam.
Chương trình có sự tham dự của GS.TS. Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, lãnh đạo tỉnh Yên Bái và đội ngũ y bác sĩ thuộc mạng lưới Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam.
Tại sự kiện, gần 1.000 người dân địa phương đã được khám sàng lọc bệnh, tư vấn sức khỏe và nhận thuốc miễn phí. Theo đó, phần quyên tặng 500.000 hộp viên sủi bổ sung vitamin và khoáng chất của Bayer Việt Nam không chỉ phục vụ cho gần 1.000 người dân Yên Bái mà sẽ theo chân Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đến với 49 tỉnh thành thông qua hoạt động khám chữa bệnh của tổ chức này.
Đây là hoạt động mở đầu cho hành trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Việt Nam trong năm 2024, năm đánh dấu 3 thập kỷ Tập đoàn Bayer có mặt ở Việt Nam.
Bà Trần Thị Lan Hương, Giám đốc Y khoa, Bayer Việt Nam chia sẻ:"Chúng tôi rất vinh dự được đồng hành cùng Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam trong chương trình ý nghĩa này. Đây là một cách tuyệt vời để kỷ niệm cột mốc quan trọng của Bayer Việt Nam. Trong suốt ba thập kỷ qua, Bayer luôn giữ vững cam kết hợp tác với các đối tác nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng, không ngừng mang đến các giải pháp tiến bộ và hiệu quả với phương châm đặt người bệnh làm trọng tâm. Điều này gắn liền với sứ mệnh toàn cầu của Bayer - hướng đến một tương lai - nơi người người khỏe mạnh, nhà nhà ấm no".
TS. BS. Hà Anh Đức, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác và đóng góp từ chương trình hỗ trợ thuốc của Bayer Việt Nam. Việc đảm bảo sức khỏe cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số luôn được ngành y tế quan tâm. Sự đồng hành và tiếp sức từ những đơn vị như Bayer Việt Nam giúp các chương trình khám chữa bệnh nhân đạo hội có thêm nguồn lực để phát triển và tăng cường phạm vi cũng như hiệu quả.
Việc tăng cường hợp tác giữa Bayer Việt Nam và hội góp phần giúp người dân không chỉ phát hiện và điều trị sớm bệnh lý mà còn nâng cao nhận thức về tình trạng sức khỏe, ý thức duy trì lối sống lành mạnh và tự chăm sóc sức khỏe hàng ngày.
2 triệu hộp viên sủi đến với bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh cả nước
Mục tiêu đặt ra của Bayer Việt Nam trong chương trình tài trợ thuốc là dành tặng 2 triệu hộp viên sủi vitamin và khoáng chất cho các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh tại nhiều tỉnh thành Việt Nam. Chương trình được Bộ Y tế chấp thuận và chỉ đạo thực hiện theo quy định của nhà nước. Từ tháng 12/2023 đến nay, gần 1,8 triệu hộp đã được phân phối đến các bệnh viện và đơn vị y tế tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc, trong đó bao gồm 500.000 sản phẩm trao tặng Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam.
Chương trình đặt mục tiêu mở rộng khả năng tiếp cận các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao cho người dân Việt Nam, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn; góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng; hỗ trợ và đồng hành cùng Bộ Y tế trong mục tiêu thu hẹp khoảng cách về chất lượng chăm sóc sức khỏe giữa các địa phương.
" alt="Bayer đồng hành cùng Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam nâng cao sức khỏe cộng đồng"/>Bayer đồng hành cùng Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam nâng cao sức khỏe cộng đồng
Bé trai bị đứt lìa 3 ngón tay khi dùng dao cắt quả mít (Ảnh: BV).
Phát hiện sự việc, người nhà bé Đ. cố tìm kiếm nhưng chỉ thấy được một ngón tay bị cắt đứt, sau đó nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện địa phương để sơ cứu, cầm máu rồi tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 trong đêm muộn.
Nhận tin báo từ khoa, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Ngà vội vã vào bệnh viện. Qua thăm khám, ekip điều trị ghi nhận bệnh nhi đứt rời hoàn toàn 3 ngón tay, người nhà chỉ mang đến ngón số 4 của bàn tay trái.
Các bác sĩ đã phẫu thuật khâu nối vi phẫu ngón tay xuyên đêm cho bệnh nhi. Vì bệnh nhi là trẻ lớn, mặt cắt của chi đứt rời không bị dập nát, cũng như phần ngón tay đứt được bảo quản cẩn thận và đúng cách, nên ca phẫu thuật kết thúc thuận lợi sau 3 giờ đồng hồ.
Tuy nhiên, đến ngày thứ 2 hậu phẫu, các bác sĩ phát hiện vị trí nối của bệnh nhi có huyết khối. Do đó, ekip điều trị đã phải mở vết thương bơm rửa, phẫu thuật xử lý huyết khối và làm lại miệng nối.
Hiện tại, bệnh nhi tiếp tục được dùng kháng đông và theo dõi sát, dự kiến ít nhất phải 15-20 ngày nữa mới biết được ngón tay nối có phục hồi được hay không.
Theo bác sĩ Ngà, trong năm nay Bệnh viện Nhi đồng 2 đã tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho khoảng 20 trường hợp bị đứt lìa hoặc gần lìa ngón tay. Nguyên nhân hầu hết đến từ tai nạn sinh hoạt, như bị dây curoa xe cuốn tay, bị mảnh kính cắt hoặc do chơi pháo tự chế gây nổ.
Có những trường hợp vết thương vị trí đứt lìa bị dập nát nặng, nên không thể nối lại chi, phải làm mỏm cụt. Đáng chú ý, đối tượng gặp nạn hầu hết là trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
Khi gặp các vết thương đứt lìa ở vị trí tay, chân, trẻ sẽ ảnh hưởng chức năng cầm nắm, cử động thường xuyên. Do đó, việc khâu nối thành công có ý nghĩa quan trọng, giúp trẻ phục hồi chức năng, tránh co rút, nhiễm trùng cùng các di chứng khác.
Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tình trạng của vết thương và cách xử lý ban đầu. Bác sĩ Ngà khuyến cáo, khi có người gặp sự cố đứt lìa, cần ưu tiên cầm máu cho bệnh nhân bằng băng gạt hay dùng khăn, vải sạch quấn lại. Các bộ phận bị đứt lìa cần bảo quản đúng cách (bỏ vào túi nilon, buộc kín và ướp đá) để tránh gây nhiễm trùng.
Nếu có nghi ngờ tai nạn ảnh hưởng đến xương, cần dùng nẹp cố định vết thương trong quá trình di chuyển, sau đó đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
" alt="Bé trai cắt mít bị đứt lìa 3 ngón tay, phải mổ 2 lần"/>