Trung Quốc đang thiết kế hệ thống tàu cao tốc có thể chở hành khách với tốc độ tối đa là 500 km/h và vận chuyển hàng hóa 250 km/h. Các bánh xe của tàu hỏa có thể điều chỉnh để phù hợp với các khổ đường ray khác nhau tại các quốc gia trên thế giới.“Kế hoạch đầy tham vọng này của chính phủ bắt đầu từ năm nay với mong muốn phát triển các đoàn tàu có thể hoạt động với động cơ đẩy hybird, cho tốc độ nhanh hơn”, Giáo sư Jia Limin – Đaị học Giao thông Bắc Kinh cho biết.
Hệ thống tàu cao tốc của Trung Quốc được thiết kế để hoạt động trong mùa đông khắc nghiệt ở các tỉnh vùng đông bắc nước này, nơi nhiệt độ mùa đông có thể giảm dưới âm 40 độ C. Ngoài ra, hệ thống này cũng sẽ chạy được ở vùng cao nhất thế giới như Tây Tạng và các sa mạc biên giới phía tây Trung Quốc.
Nước này đang muốn sử dụng đường sắt tốc độ cao như mũi nhọn tiếp theo để cạnh tranh công nghệ với Mỹ, Nhật Bản, châu Âu.
“Tại Trung Quốc, hiện đang có 20.000 km đường sắt, chiếm 60% tổng mạng lưới đường sắt hiện có trên thế giới. Dự kiến, nó sẽ mở rộng đến 30.000 km vào năm 2010 và 45.000 km vào năm 2030”, Jia- người đứng đầu dự án đường sắt cao tốc tại Trung Quốc phát biểu.
 |
Trung Quốc đang thiết kế tàu cao tốc với vận tốc tối đa 500 km/h. Đây có thể là dự án giúp Trung Quốc dẫn đầu ngành đường sắt thế giới. Ảnh: SCPM. |
Tàu hỏa cao tốc Shinkansen của Nhật Bản có tốc độ nhanh nhất thế giới đã mở rộng từ năm 1964 với quãng đường 2.765 km với tốc độ 320 km/h, 284 km đường sắt Shinkansen mini với tốc độ tối đa 130 km/h.
Dự án đường sắt cao tốc của Trung Quốc bắt đầu từ 2004 khi Bộ Đường sắt gọi thầu để xây dựng một tàu có thể chạy 200 km/h với tốc độ tối đa 350 km/h.
Các công ty Nhật Bản, Canada, Đức, Pháp đã đấu thầu dự án và thành lập liên doanh với đối tác Trung Quốc để chia sẻ công nghệ của họ. Ba năm sau đó, chuyến tàu cao tốc đầu tiên CRH1A đã lăn khỏi dây chuyền rắp ráp với tốc độ tối đa 250 km/h.
Sau nhiều năm tiếp thu và tinh lọc công nghệ của nước ngoài, các công ty Trung Quốc đã có khoảng 3.000 km đường sắt tốc độ cao trong đơn đặt hàng của họ.
Việc sử dụng hệ thống đẩy hybrid có thể dụng bằng dòng điện, hỗ trợ được pin và động cơ diesel là một trong những cải tiếng đáng lưu ý được Trung Quốc sử dụng. Nước này còn đang có kế hoạch thử nghiệm một hệ thống tàu hỏa cao tốc có khả năng chạy với vận tốc 600 km/h.
Theo Zing
" alt=""/>Trung Quốc thiết kế tàu cao tốc 500 km/giờ
Những con ấu trùng, sán, giun có nguồn gốc từ phân, thịt động vật đó đã chui vào cơ thể người khi ăn các loại thực phẩm như rau sống, tiết canh, gỏi cá…Sán lá gan làm tổ trong "của quý"
Bác sĩ của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư không tin vào mắt mình khi phát hiện trên "của quý" của một bệnh nhân nam, 42 tuổi ở Hà Nội có một con sán lá gan. Người đàn ông này bỗng xuất hiện khối u nhỏ ở “của quý”, vợ tưởng chồng bị lậu đã đến Bệnh viện Phụ sản T.Ư khám và điều trị thuốc nhưng không khỏi.
Sau đó, đi khám tại phòng khám tư thì bệnh nhân được chẩn đoán u nang và chỉ định cắt đốt điện. Sau điều trị vẫn thấy ngứa, vướng, thành dương vật nổi cộm cứng dưới da. Một người bạn mách nên đến khám tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư vì nghi có con gì ký sinh trong đó.
Tại đây, các bác sĩ phát hiện có một vật dài 2cm, nhỏ mỏng dưới da ở gần bao quy đầu và chẩn đoán theo dõi ký sinh trùng dưới da. Sau đó, BN đã được phẫu thuật cắt khối u.
Phẫu tích khối u thấy có một ký sinh trùng dài khoảng 2 cm dẹt, đường kính 1mm màu vàng trong, phần đầu cắm chặt vào vật hang. Mẫu vật được xác định là con sán dẹt có hình lá, màu hồng nhạt, hơi khô cứng, kích thước 18 mm x 1 mm x 5 mm, hình thể là sán lá gan nhỏ.
 |
Giun bò loằng ngoằng dưới da ở mí mắt. |
Đây là một loài sán lá gan nhỏ gây bệnh trên người hay gặp ở những người có thói quen ăn gỏi cá sống. Bình thường, bệnh hay gây tổn thương vùng gan và có thể gây ung thư gan. Song với trường hợp người đàn ông này, sau khi ăn cá sống, sán lá gan vào cơ thể qua đường tiêu hóa và chu du xuống làm tổ ở "của quý". Đây là một ca bệnh rất hy hữu.
Giun đũa chó ẩn nấp trong não
Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư mới tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi bị viêm não do ấu trùng giun từ món nem chua. Theo người nhà bệnh nhân, sau nhiều ngày sốt, buồn nôn, đau đầu, bệnh nhân rơi vào trạng thái lơ mơ.
Bệnh viện tỉnh nghi ngờ bị viêm não nên đưa bệnh nhân ra tuyến trung ương. Sau khi tiến hành các xét nghiệm, bác sĩ cho biết bệnh nhân bị viêm não do giun đũa chó. Người nhà của bệnh nhi mới nhớ ra trước khi bị ốm, bệnh nhân có ăn nem chua với rau sống.
Bác sĩ nghi ngờ ấu trùng của giun đũa chó có trong các thức ăn chưa được nấu chín đã theo đường ăn uống chui vào cơ thể rồi di trú ở não.
Thông thường, giun đũa chó sống ký sinh và phát triển trong ruột chó, mèo. Trứng theo phân ra ngoài, người nuốt phải trứng do vuốt ve hay ôm chó, mèo hoặc chó, mèo phóng uế bừa bãi làm phát tán trứng trong môi trường.
Khi vào cơ thể người, ấu trùng giun theo đường máu chu du đến khắp nơi như não, mắt, gan, phổi… và gây bệnh. Thói quen ăn rau sống với các thực phẩm chưa nấu chín như nem chua, chạo, tiết canh… là cơ hội cho các ấu trùng tấn công vào cơ thể người.
Giun bò loằng ngoằng dưới da
Các bác sĩ bệnh viện Da liễu T.Ư gần đây cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhân vào viện khi thấy xuất hiện các đường gân lạ nổi lên ở cổ tay, cổ chân, lưng, bụng cùng với triệu chứng ngứa ngáy.
Các bệnh nhân khi đến khám bác sĩ đều rất hoảng hốt vì thấy có các hình lạ trên da và có thể thay đổi hình dáng lúc thẳng, lúc cong. Bác sĩ khám và kết luận các bệnh nhân đó bị chứng bệnh giun xoắn, một loại ấu trùng chui vào da qua vết thương hở.
Theo bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, những năm trở lại đây, nhiều bệnh nhân ở Hà Nội bị ấu trùng di chuyển dưới da. Có bệnh nhân bị ấu trùng tấn công lên môi khiến môi sưng vù với những vết gờ thay đổi hình thù liên tục.
Ấu trùng thường có trong phân chó, mèo, khi chất thải này ra ngoài môi trường, ấu trùng không chết mà lan tỏa trong đất. Nếu gặp người có da tay, da chân bị thương, chúng sẽ tự chui vào. Vùng dễ bị nhiễm ấu trùng nhất là bàn chân, bàn tay, vùng da dưới chân hoặc mông nếu có tiếp xúc trực tiếp với vùng đất ẩm.
Biểu hiện đầu tiên của bệnh là nổi mẩn, gây ngứa dưới da. Ấu trùng di chuyển đến đâu thì gây ngứa đến đó. Nếu người bệnh chú ý sẽ thấy rõ sự di chuyển của chúng. Khi phát hiện bị nhiễm ấu trùng di chuyển, người bệnh chỉ cần uống thuốc giun là ấu trùng sẽ chết. Nhiều trường hợp ấu trùng sẽ tự bị cơ thể tiêu diệt và biến mất.
(Theo Lao Động)
" alt=""/>Ấu trùng, giun, sán 'tung tăng' trong cơ thể người