Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt vừa ra thông báo tạm dừng cuộc đấu giá ngày 26/8 gồm 20 thửa đất LK01, LK02 và cuộc đấu giá ngày 9/9 đối với 32 thửa đất LK05, LK06.
Thông báo nêu, các khách hàng đăng ký tham gia đấu giá đã mua hồ sơ và nộp tiền đặt trước sẽ được bảo lưu hồ sơ hoặc được hoàn trả lại tiền theo đúng quy định. Thời gian tiếp tục tổ chức đấu giá UBND huyện Hoài Đức sẽ có thông báo sau.
Vào ngày 19/8 vừa qua, huyện Hoài Đức (Hà Nội) tổ chức đấu giá 19 lô đất tại khu LK03 và LK04 thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên. Sau 20 tiếng với 9 vòng đấu, lô đất LK03-12 có giá trúng cao nhất lên tới 133,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần so với giá khởi điểm. Lô đất này có diện tích 113m2, như vậy tổng giá trị cả lô là 15 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, lô LK03-06 và LK-4-06 cao thứ 2 đạt 127,3 triệu đồng/m2. 14 lô đất khác có giá trúng từ 97,3 đến 121,3 triệu đồng/m2. Hai lô có giá trúng thấp nhất là 91,3 triệu đồng/m2 nhưng cũng gấp 12,5 lần so với giá khởi điểm.
Ngày 21/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Công điện nêu, vừa qua, một số địa phương đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đạt kết quả, góp phần bổ sung nguồn thu cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, một số trường hợp giá trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm. Có trường hợp cao bất thường được cơ quan thông tin đại chúng phản ánh đang thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội. Điều này có thể tác động đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, kinh doanh và thị trường nhà ở, bất động sản.
Hai phiên đấu giá 52 thửa đất ngày 26/8 và 9/9 bị tạm dừng (Ảnh: Dương Tâm).
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch. Các đơn vị kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Xây dựng và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, kiểm tra hoạt động tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, xử lý theo thẩm quyền những trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất.
Các đơn vị kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, không để xảy ra trục lợi, đồng thời xử lý và đề xuất phương án xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng gây nhiễu loạn thị trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/8.
Cũng trong ngày 21/8, UBND thành phố Hà Nội có Văn bản số 2771/UBND-TNMT về chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông về việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất cao bất thường trên địa bàn Hà Nội.
Văn bản nêu rõ, thời gian qua, trên địa bàn thành phố có hiện tượng đấu giá quyền sử dụng đất với giá trúng cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, như tại huyện Thanh Oai cao gấp 7-8 lần, huyện Hoài Đức cao nhất gấp 18 lần.
Việc trúng giá cao bất thường nêu trên có thể ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, kinh doanh, thị trường nhà ở, bất động sản.
Theo nguồn tin của phóng viên Dân trí,Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân vừa ký văn bản gửi UBND TP Hà Nội thông báo việc cử đoàn kiểm tra đột xuất công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức (Hà Nội).
Ông Chu An Trường, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường), được cử làm trưởng đoàn kiểm tra. Ông Nguyễn Ngọc Tuyến, Trưởng phòng Phát triển tài nguyên đất thuộc Cục này, được giao làm phó trưởng đoàn.
Trong cả ngày mai (23/8), đoàn sẽ làm việc tại UBND huyện Thanh Oai và UBND huyện Hoài Đức để nghe báo cáo toàn bộ về cuộc đấu giá đất diễn ra tại huyện Thanh Oai vào ngày 10/8 và huyện Hoài Đức ngày 19/8 vừa qua.
Đoàn cũng có thể kiểm tra tại thực địa và làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan, nếu thấy cần thiết. Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan đơn vị có liên quan báo cáo, phối hợp với đoàn kiểm tra.
" alt=""/>Huyện Hoài Đức tạm dừng đấu giá 52 thửa đất, trả lại tiền cọcChiết khấu lên tới 18%
Trong bối cảnh thị trường thiếu hụt căn hộ chung cư giá dưới 2 tỷ đồng, Sun Group đã nhanh chóng tung ra dòng căn hộ nghệ thuật Art Residence tại đô thị nghỉ dưỡng cách trung tâm Hà Nội 45 phút lái xe, có giá từ dưới 1 tỷ đồng (không tính VAT, kinh phí bảo trì và áp dụng các ưu đãi, chiết khấu thanh toán sớm...).
"Nếu khách hàng là người Hà Nam mua căn hộ diện tích nhỏ nhất, áp dụng các chính sách ưu đãi khi thanh toán sớm 95% giá trị trong vòng 1 tháng đầu sau mở bán, thì mức giá chỉ còn dưới 1 tỷ đồng/căn, chưa tính VAT và kinh phí bảo trì", chị Minh Anh, một môi giới bất động sản giàu kinh nghiệm tại Hà Nam, phân tích.
Hàng loạt chính sách ưu đãi, chiết khấu được chủ đầu tư đưa ra nhằm mang đến cơ hội sở hữu nhà cho mọi cư dân. Theo đó, khách đặt mua sớm trong vòng 1 tháng kể từ nay sẽ nhận ưu đãi ngay 3%. Khách hàng Hà Nam nhận chiết khấu thêm 2%. Đây là cách chủ đầu tư tri ân người dân vùng "núi Đọi sông Châu", cái nôi của những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống là chất liệu để thổi hồn vào đại đô thị nghỉ dưỡng 420ha này.
Tùy theo khả năng tài chính của mình, khách hàng có nhiều lựa chọn thanh toán linh hoạt. Nếu không vay và thanh toán theo tiến độ thường sẽ nhận chiết khấu thêm 2%. Nếu không vay và thanh toán sớm 95% sẽ nhận chiết khấu lên đến 13%. Bên cạnh đó, chủ đầu tư ưu đãi hỗ trợ lãi suất lên đến 24 tháng cho khách dùng đòn bẩy tài chính.
Như vậy, tổng mức chiết khấu mà một khách hàng có thể nhận được khi mua căn hộ Art Residence lên đến 18%. Đây là cơ hội hiếm hoi để chỉ với vỏn vẹn 1-2 tỷ đồng/căn tùy diện tích, khách hàng có thể sở hữu căn hộ chất lượng 5 sao nằm trong khu đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City.
Sở hữu căn hộ Sun Urban City với giá chưa tới 1 tỷ đồng.
Hiện thực hóa giấc mơ sở hữu nhà
Với chính sách giá ưu việt, người trẻ mới ra trường đi làm cũng có thể hiện thực hóa ước mơ nắm giữ trong tay món tài sản đầu đời giá trị - cuốn sổ đỏ mang tên mình. Người thành đạt có thể mua nhà báo hiếu cha mẹ, cuối tuần dễ dàng đưa gia đình về nghỉ dưỡng, sum vầy tận hưởng không khí trong lành, tránh xa không khí ô nhiễm đầy bụi mịn nơi thủ đô. Những người về hưu có thể xem Sun Urban City như nơi an dưỡng tuổi già, quây quần bên con cháu và những người bạn đồng niên…
Anh Hoàng Xuân Giang, chuyên viên tư vấn sàn Đất Xanh Miền Bắc, cho biết nhu cầu sở hữu nhà ở của cư dân đô thị ngày càng lớn, đặc biệt gia đình trẻ. Tuy nhiên giá nhà tăng phi mã là rào cản lớn, một số nhà ở xã hội thì nhanh chóng xuống cấp và không có tiện ích.
"Đây là cơ hội hiếm hoi và chính sách áp dụng giai đoạn này khó quay trở lại lần hai, cũng chỉ kéo dài 1 tháng. Mức giá bất ngờ này là do Sun Group có cách làm sáng tạo, thông minh, thiết kế tối ưu công năng và dùng công nghệ hiện đại. Đây cũng là giá chào sân của Sun Group ở thị trường mới. Chúng tôi vô cùng phấn khích khi phân phối giỏ hàng đặc biệt này tới người dân", anh Giang nói.
Với tiến độ thi công thần tốc, mua nhà thời điểm này, khách hàng có thể nhận căn hộ ngay tháng 6/2025 và thụ hưởng hệ thống tiện ích điểm nhấn gồm: trục đại lộ lễ hội, chương trình nhạc nước dự kiến ra mắt Tết âm lịch và công viên nước Sun World dự kiến ra mắt dịp 30/4/2025.
Công viên Lễ hội với nhiều điểm check-in và không gian trải nghiệm sẽ thu hút cư dân và du khách (Ảnh phối cảnh).
Đầu tư vào condotel tưởng "mỏ vàng", hóa ra là "bom nợ"
Đầu năm 2018, qua lời giới thiệu người quen về một dự án condotel tại Đà Nẵng, chị Nguyễn Yến (Hoàng Mai, Hà Nội) quyết định bỏ ra 3,5 tỷ đồng để đầu tư 2 căn hộ 60 m2 tại đây.
Sau khi nhận nhà, chị Yến bỏ thêm 530 triệu đồng, để sửa sang, trang bị thêm nội thất để cho thuê. Như vậy, tổng số vốn ban đầu, chị Yến đã chi khoảng 4 tỷ đồng.
Thời điểm đầu, hoạt động cho thuê nhà làm nơi nghỉ dưỡng khá thuận lợi, mỗi tháng tạo ra nguồn thu trên dưới 50 triệu đồng. Tuy nhiên, chưa đầy 1 năm, sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, ngành du lịch điêu đứng, các căn hộ của gia đình chị gần như bất động.
Chị Yến cho biết, khi quyết định đầu tư vào dự án này, chị đã phải vay ngân hàng 1,5 tỷ đồng, với lãi suất 10,5%/năm. Hoạt động cho thuê không thể gánh nổi tiền lãi ngân hàng. Do đó, chị quyết định cắt lỗ 2 căn hộ condotel để giảm bớt gánh nặng tài chính.
Dù vậy, trong suốt nửa năm rao bán, 2 căn hộ condotel tại Đà Nẵng vẫn không có người hỏi mua.
"Khi mua dự án này, chủ đầu tư cam kết năm đầu tiên sẽ có lợi nhuận 12%/năm, các năm tiếp theo lợi nhuận sẽ được cộng dồn dao động từ 2% - 3%. Tuy nhiên, do toàn bộ thị trường rơi vào cảnh khó khăn, bản thân chủ đầu tư không thực hiện được lời cam kết trước đó, nên chúng tôi phải tự cắt lỗ, rao bán trên thị trường", chị Yến nói.
Trước năm 2018, các loại hình bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, nhất là mô hình condotel từng "làm mưa, làm gió" trên thị trường bất động sản. Ảnh minh họa
Trường hợp của chị Yến không phải là cá biệt. Trước năm 2018, các loại hình bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, nhất là mô hình condotel từng "làm mưa, làm gió" trên thị trường bất động sản. Thời điểm đó, các địa phương có thế mạnh về du lịch như Phú Quốc, Nha Trang hay Đà Nẵng nở rộ các mô hình condotel, đi kèm các bản cam kết lợi nhuận từ 10% - 12%/năm.
Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2018, thị trường bất động sản du lịch đã có sự chao đảo. Cho tới năm 2019, sau sự đổ vỡ của dự án Cocobay Đà Nẵng, mô hình condotel gần như "sụp đổ".
Chưa dừng lại tại đó, năm 2020, trước ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, bất động sản du lịch rơi vào trạng thái "đóng băng", hàng vạn sản phẩm condotel nằm tồn kho nhiều năm. Ngay cả khi các dự án condotel cắt lỗ để thu hồi vốn cũng hiếm có người mua.
Hơn 30.000 sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đang tồn kho
Theo số liệu của Hội môi giới bất động sản (VARS), trong năm 2020, cả nước có 18.000 sản phẩm condotel được đưa ra thị trường, đa phần là hàng tồn kho trong những năm trước. Tuy nhiên, cả năm chỉ có 120 sản phẩm phát sinh giao dịch. Như vậy, vẫn còn tồn kho gần 18.000 sản phẩm condotel.
Trong 2 năm qua, kể từ khi dự án Cocobay "đứt gánh", các sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng có thanh khoản rất thấp. Ảnh minh họa
Tương tự, nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng, villas, shophouse trong năm 2020 đạt 15.000 sản phẩm. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ chỉ đạt 8%. Như vậy, toàn thị trường vẫn tồn kho khoảng 13.500 sản phẩm. Cộng gộp cả 2 sản phẩm trên, trên thị trường đang tồn hơn 30.000 sản phẩm bất động sản du lịch, đủ loại.
Theo GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong 2 năm qua, kể từ khi dự án Cocobay "đứt gánh", các sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng có thanh khoản rất thấp. Sau sự kiện này, một số dự án condotel khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, các nhà đầu tư dự án không trả được lợi nhuận như đã cam kết...
Ông Võ cho rằng, do thiếu khung pháp luật về đất đai, về quản lý và vận hành các bất động sản du lịch đa công năng, cộng thêm các tác động của đại dịch Covid-19, đã khiến phân khúc bất động sản du lịch mất đi sức hút với nhà đầu tư.
Để "cấp cứu" phân khúc này, mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư và thời hạn vẫn là 50-70 năm.
Tuy nhiên, đến nay, khung pháp luật vẫn chưa được hình thành. Đất đai từ cam kết miệng được sử dụng dài hạn như đất ở, nay phải chuyển sang sử dụng theo thời hạn 50-70 năm, khiến cho các nhà đầu tư thứ cấp rời bỏ sản phẩm condotel.
"Do đó, trong năm 2021 khó mong đợi sự khôi phục của phân khúc bất động sản du lịch kiểu mới, vì việc sửa Luật Đất đai 2013 bị chậm lại tới năm 2023, cùng với việc đại dịch vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới nên khách nước ngoài chưa thể tới Việt Nam được", ông Võ cho biết.
" alt=""/>Condotel hết thời, nhà đầu tư vỡ mộng ôm "bom nợ" ăn Tết