Theo đó, nội dung đơn tố cáo ông Trịnh Hữu Tuấn – Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa ký giấy phép xây dựng (GPXD) số 170097 (ngày 13/2/2017) và GPXD số 190060 (ngày 15/1/2019) trái quy định của pháp luật. Đồng thời tố cáo ông Nguyễn Hoàng Giáp – Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa ký văn bản kết luận sai về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) tại số 27A Đê La Thành.
Bất chấp lệnh ngừng thi công của quận Đống Đa và phường Ô Chợ Dừa chủ đầu tư công trình số 27A Đê La Thành vẫn cho thi công, hiện đã thi công xong 5 tầng. |
Công an TP Hà Nội cho biết đã chuyển đơn trên đến các đơn vị nghiệp vụ để tham mưu cho Chủ tịch UBND TP Hà Nội xem xét, giải quyết theo quy định.
Tố cáo sai phạm của quận, quận lại thụ lý đơn tố cáo
Liên quan đến những tranh chấp tại số 27A Đê La Thành đã kéo dài suốt 3 năm từ năm 2016 đến nay. Như VietNamNet thông tin, vừa qua, UBND quận Đống Đa đã ban hành kết luận 1555KL-UBND (ngày 29/8/2019) Kết luận nội dung tố cáo đối với ông Phạm Văn Viên – Chủ tịch UBND phường Ô Chợ Dừa và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cấp sổ đỏ tại số 27A Đê La Thành thời điểm năm 2006.
Đây là kết luận được ban hành trên cơ sở Quyết định số 1157/QĐ-UBND (ngày 9/5/2019) về việc thụ lý đơn tố cáo của 12 hộ dân; Quyết định số 1483/QĐ-UBND ngày 18/6/2019 điều chỉnh Quyết định số 1157/QĐ-UBND và Quyết định số 1484/QĐ-UBND ngày 19/6/2019 gia hạn thời gian giải quyết tố cáo của UBND Quận Đống Đa.
Nhưng theo người dân ngay từ việc ra Quyết định số 1157/QĐ-UBND để thụ lý giải quyết đơn tố cáo của 12 hộ dân đã sai thẩm quyền, trái quy định của luật Tố cáo.
Đơn khiến nại của người dân dẫn ra rằng: Ngày 6/5/2019, 12 hộ dân đã gửi đơn tố cáo về các sai phạm của UBND quận Đống Đa trong việc cấp sổ đỏ và GPXD cho số nhà 27A Đê La Thành. Trong đó tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của ông Phạm Văn Viên - Chủ tịch UBND Phường Ô Chợ Dừa, ông Võ Nguyên Phong - Chủ tịch UBND Quận Đống Đa, ông Đinh Tiến Hoàng – Phó Giám đốc Xí nghiệp Thoát nước số 4 (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) và các cán bộ, phòng ban chức năng của UBND Quận Đống Đa trong các sai phạm liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy phép xây dựng cho số 27A Đê La Thành…
Đến ngày 9/5/2019, UBND Quận Đống Đa ra Quyết định số 1157/QĐ-UBND thụ lý và giao Chánh Thanh tra quận xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp xử lý đối với nội dung tố cáo của các hộ dân.
UBND quận Đống Đa khẳng định việc lập, xét duyệt hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, sở hữu nhà đối với trường hợp xét cấp sổ đỏ tại số 27A Đê La Thành với diện tích đất 112,6m2 không đảm bảo tính pháp lý. |
Nhưng theo Mục 1 Điều 12 Khoản 1 Luật Tố cáo năm 2018 quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo và nguyên tắc xác định thẩm quyền nêu rõ: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
“Do đó, thẩm quyền thụ lý, giải quyết đơn tố cáo của các hộ dân chúng tôi thuộc Chủ tịch UBND TP Hà Nội” – đơn khiếu nại của các hộ dân nêu.
Trên cơ sở đó, các hộ dân yêu cầu UBND quận Đống Đa phải thu hồi, huỷ bỏ quyết định sai trái nói trên.
Từ việc thụ lý giải quyết Đơn Tố cáo của 12 hộ dân là sai thẩm quyền, trái quy định của luật Tố cáo, các hộ dân cũng cho rằng kết luận của UBND quận Đống Đa không giải quyết vụ việc một cách khách quan, trung thực, đúng đắn mà tiếp tục cố tình lấp liếm các sai phạm nghiêm trọng rõ rệt, đánh tráo khái niệm… Vì vậy các hộ tiếp tục có đơn kêu cứu khẩn cấp gửi nhiều cơ quan, ban ngành TW.
Người dân đề nghị UBND TP Hà Nội trực tiếp giải quyết đơn tố cáo ngày 6/5/2019 và các đơn thư có liên quan khác theo đúng thẩm quyền, để đảm bảo tính khách quan, trung thực, đúng pháp luật.
Lãnh đạo quận Đống Đa ký văn bản báo cáo chính mình
Ngày 28/1/2019, UBND quận Đống Đa có văn bản số 146 về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa chỉ số 27A Đê La Thành. Đáng chú ý, trong văn bản này, phần cuối văn bản đề Phó Chủ tịch Nguyễn Hoàng Giáp ký thay Chủ tịch nhưng ngay đầu lại kính gửi Chủ tịch UBND quận Đống Đa.
Theo một cán bộ Ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) văn bản trên sai về thể thức văn bản. “Vì như vậy chính Chủ tịch quận ký văn bản này gửi cho bản thân mình" – vị cán bộ Ban tiếp công dân nói.
Văn bản số 146/UBND-TTr của Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa ký thay Chủ tịch nhưng lại gửi chính Chủ tịch UBND quận về việc cấp sổ đỏ gây khiếu kiện kéo dài tại số 27A Đê La Thành. |
Cũng phải nói thêm rằng, nêu tại văn bản 146 này, về quá trình cấp giấy chứng nhận, trên cơ sở căn cứ biên bản xét duyệt hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của UBND phường Ô Chợ Dừa (ngày 22/2/2006). Đến ngày 26/6/2006, UBND quận Đống Đa đã ban hành quyết định cấp sổ đỏ cho 34 hộ gia đình cá nhân tại phường Ô Chợ Dừa trong đó có gia đình ông Lê Hữu Tiến và bà Nguyễn Thị Nhạc.
Văn bản số 146 khẳng định: “Việc UBND quận Đống Đa xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Nguyễn Thị Nhạc và ông Lê Hữu Tiến tại địa chỉ số 27A Đê La Thành là đúng theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật Đất đai”.
Trong khi đó, kết luận 1555 vừa được UBND quận Đống Đa ban hành lại chỉ rõ: UBND phường Ô Chợ Dừa, cán bộ địa chính phường thời điểm năm 2006 đã thực hiện việc lập, xét duyệt hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, sở hữu nhà đối với trường hợp xét cấp sổ đỏ tại số 27A Đê La Thành với diện tích đất 112,6m2 không đảm bảo tính pháp lý và không thực hiện đúng trình tự, thủ tục cấp sổ đỏ.
Như VietNamNet thông tin đại diện 12 hộ gia đình đang cư trú tại Tổ 18 (cụm dân cư số 5, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội) đã “tố” những sai phạm trong việc cấp sổ đỏ tại số 27A Đê La Thành. Theo người dân nguồn gốc đất mà gia đình ông Lê Hữu Tiến, bà Nguyễn Thị Nhạc (bố mẹ đẻ của ông Lê Hữu Hùng và các đồng sở hữu hiện nay-PV) tại số 27A Đê La Thành chỉ có diện tích là 86m2 đất, kê khai đóng thuế ổn định từ năm 1962 cho đến thời điểm được cấp sổ đỏ năm 2006. Nhưng đến năm 2006, trong sổ đỏ cấp cho thửa đất số 27A Đê La Thành lại có tổng diện tích đất là 112,6 m2, gồm phần đất tăng thêm so với diện tích kê khai ban đầu là 26,6m2 thuộc đất lưu không liền kề. Đây cũng là hệ thống cống thoát nước thải và nước mưa của khu dân cư có từ hàng chục năm trước. |
Hồng Khanh
- Theo UBND quận Đống Đa, việc sử dụng biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất xác lập năm 1998 do Trung tâm trắc địa bản đồ cung cấp photo ký xác nhận trình ký làm tài liệu khi không kiểm tra và rà soát là tuỳ tiện…
" alt=""/>Công an Hà Nội vào cuộc vụ người chết vẫn ký xác nhận đấtNếu có dịp đi phượt Điện Biên, Sơn La, Yên Bái… những ngày đầu tháng 5 này, nhiều người sẽ thích thú khi nhìn thấy vườn mận sai trĩu quả, quả xanh, quả chín lẩn khuất sau những lớp lá, chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy thèm thuồng.
Không trồng mận với diện tích lớn như ở Mộc Châu (Sơn La) nhưng khu vực xã Mường Phăng, xã Nà Tấu và xã Na Ư của tỉnh Điện Biên cũng đủ khiến du khách mỏi chân nếu thật sự muốn đi thăm thú vườn mận.
Mùa xuân tới, hoa mận nở trắng xóa cả 1 vùng trời và tới khi mùa hè bắt đầu gõ cửa, trái mận chín già, dần đỏ ửng, đây cũng là lúc chủ vườn thu hoạch, bán đổ cho các thương lái dưới miền xuôi.
Theo các chủ vườn, còn khoảng một tuần nữa, những vườn mận sẽ chuyển từ màu xanh sang sắc đỏ, lúc này, việc thu hoạch mới thật sự bắt đầu.
Khác với mận trồng ở các khu vực khác, mận trồng ở Điện Biên có vị đậm và ngọt hơn 1 chút. Có lẽ, khí hậu và thời tiết nơi đây đã khiến những trái mận có vị ngon đậm đà hiếm có.
Tại thời điểm này, có rất nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến du lịch tại Điện Biên cũng đã ghé thăm khu vườn trồng mận. Không chỉ là địa điểm check-in cực hay ho, mà nhiều du khách muốn tham gia vào việc thu hoạch mận cùng với chủ vườn. Sau khi công việc đã xong xuôi, họ được thưởng thức những trái ngon đầu mùa với lời khen không ngớt.
Khi thu hoạch, mỗi kg mận được bán với giá 60.000 đồng. Dù giá thành không hề rẻ nhưng những trái mận chín đỏ, giòn và có vị chua vừa phải là món khoái khẩu của nhiều người.
Thật không quá khi nói rằng, có lẽ nghĩ về thức quả của mùa hè, người ta nghĩ ngay đến quả mận. Quả mận thái lát dầm với ớt bột, đường là món ăn vặt tuyệt hảo, hoặc nếu không cầu kỳ, mận chấm với chút muối ớt cũng đủ khiến các tín đồ ăn uống phát cuồng.
Nếu có dự định du lịch ở Điện Biên, ngoài các điểm đến: Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, cánh đồng Mường Thanh, vườn anh đào Mường Phăng, A Pa Chải – cực Tây của tổ quốc, khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé… thì vườn mận trĩu quả cũng là địa chỉ mới mà các du khách nên 1 lần ghé thăm.
(Theo Em đẹp)
" alt=""/>Vườn mận đầu mùa sai trĩu quả chỉ ngắm thôi cũng đủ thèm thuồngTrong 3 kỳ xếp hạng gần đây của Liên minh Viễn thông thế giới – ITU, chỉ số GCI đã liên tục tăng, từ thứ 100 thế giới vào năm 2017 lên xếp thứ 50 vào năm 2018 và tăng tiếp 25 bậc trong năm 2020 để vươn lên xếp 25/194 quốc gia, với tổng số điểm đạt được là 94,55, trong đó có 2 trụ cột “Pháp lý” và “Hợp tác” đều đạt điểm tuyệt đối 20/20.
Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu - GCI của Việt Nam năm 2020. |
Thứ hạng 25 thế giới là bước phát triển đặc biệt của lĩnh vực an toàn, an ninh mạng Việt Nam. Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, đây là kết quả nỗ lực chung của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng Việt Nam.
“Thời gian tới, chúng ta phải duy trì và tiếp tục cải thiện năng lực đảm bảo an toàn thông tin mạng để bảo vệ sự thịnh vượng của quốc gia. Chúng ta cần tạo lập niềm tin số và triển khai an toàn thông tin mạng cho tất cả, không ai bị bỏ lại phía sau”, Thứ trưởng nói.
Nhận định việc duy trì và nâng cao hơn nữa thứ hạng về an toàn, an ninh mạng là thách thức không nhỏ trong những năm tới, Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc cho biết, 1 trong 8 mục tiêu Việt Nam hướng tới là duy trì thứ hạng 25, hướng tới thứ hạng 20 về chỉ số GCI.
Hướng tới mục tiêu này, trong các năm 2021 - 2022, Bộ TT&TT đã và sẽ triển khai nhiều việc để làm tốt hơn nữa công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng của Việt Nam trên cả 5 trụ cột gồm pháp lý, kỹ thuật, nâng cao năng lực, tổ chức và hợp tác.
Cụ thể, về kỹ thuật sẽ hoàn thiện các hệ thống bảo đảm an toàn thông tin cấp quốc gia, phát triển Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng trong 11 lĩnh vực quan trọng. Đối với trụ cột nâng cao năng lực, sẽ tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến tuyên truyền, phổ biến kỹ năng an toàn thông tin cho người dùng; ban hành chuẩn kỹ năng an toàn thông tin, đồng thời phát triển sinh thái sản phẩm an toàn thông tin.
9 bộ, ngành, địa phương xếp loại A về an toàn thông tin mạng
Báo cáo xếp hạng mức độ sẵn sàng bảo đảm an toàn thông tin mạng của các bộ, ngành, địa phương năm 2020 tiếp tục được Cục An toàn thông tin đánh giá tổng thể dựa trên 50% đánh giá thực tế và 50% khảo sát, theo 5 trụ cột phát triển an toàn không gian mạng tương tự GCI (pháp lý, kỹ thuật, nâng cao năng lực, tổ chức, hợp tác).
Trong năm thứ 3 thực hiện đánh giá và xếp hạng mức độ sẵn sàng bảo đảm an toàn thông tin mạng của các bộ, ngành, địa phương, Cục An toàn thông tin đánh giá 89 cơ quan, gồm 26 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (trừ các Bộ: Công an, Quốc phòng, TT&TT) và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong 89 cơ quan được đánh giá, so với năm 2019, có 36 cơ quan tăng hạng, 50 cơ quan giữ hạng và 4 cơ quan tụt hạng. Qua 3 kỳ đánh giá từ năm 2018 đến nay, số bộ, ngành, địa phương xếp loại A (quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức tốt) đã từ con số 0 năm 2018 lên 4 bộ, tỉnh vào năm 2019 và đạt 9 đơn vị vào năm 2020, chiếm tỷ lệ 10%.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, năm 2020, trên cả nước tổng số các cơ quan đạt loại B (quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức khá) là 64, chiếm 61%; 16 cơ quan xếp loại C (quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức trung bình), chiếm 29%. Không có bộ, địa phương xếp loại D (mới bắt đầu quan tâm triển khai an toàn thông tin) và E (chưa quan tâm triển khai an toàn thông tin).
Bộ Giao thông vận tải là 1 trong 2 cơ quan đạt loại A trong tổng số 26 bộ, ngành được đánh giá, xếp hạng. |
Trong 26 cơ quan khối bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải là 2 cơ quan xếp loại A. Với khối địa phương, 7 tỉnh, thành phố xếp loại A về mức độ sẵn sàng đảm bảo an toàn thông tin mạng gồm có: Cần Thơ, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi và Quảng Ninh.
Kết quả đánh giá xếp hạng cho thấy đa số các bộ, ngành đã quan tâm và bước đầu triển khai tốt hoạt động bảo đảm an toàn thông tin mạng, góp phần bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.
Theo Cục An toàn thông tin, bảng xếp hạng mới công bố chỉ có tính chất tương đối và quan trọng hơn cả là giúp các bộ, tỉnh thành tự đánh giá năng lực của mình. “Qua đánh giá xếp hạng, các bộ, ngành, địa phương thấy được năng lực bảo đảm an toàn thông tin mạng của chính cơ quan, đơn vị mình để dựa vào đó ban hành những quy định, chính sách còn thiếu, yếu. Đồng thời, chúng tôi cũng nắm được thực trạng đảm bảo an toàn thông tin mạng ở Việt Nam, từ đó đề xuất xây dựng chính sách, chiến lược phù hợp phục vụ cho công tác quản lý nhà nước”, đại diện Cục An toàn thông tin cho hay.
Vân Anh
Thuộc nhóm 25 quốc gia dẫn đầu về Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu - GCI 2020, song Việt Nam vẫn cần duy trì vị trí xếp hạng cao trong dài hạn để đạt mục tiêu trở thành cường quốc an ninh mạng.
" alt=""/>Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải dẫn đầu về đảm bảo an toàn thông tin mạng