Nhận định Alaves vs Levante, 03h00 12/02 (VĐQG Tây Ban Nha)
ậnđịnhAlavesvsLevantehVĐQGTâbang xep hang Thanh Diệp - 11/02/2019 02:50 bang xep hangbang xep hang、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。
![](http://member.tour-time.com/template/news/lvse/skin/html/images/symbol-23.png)
-
Nhận định, soi kèo Everton vs Bournemouth, 22h00 ngày 8/2: Chiến thắng thứ tư
2025-02-11 05:45
-
Đoàn Thiên Ân đăng quang Hoa hậu Hoà bình Việt Nam 2022. Sau hơn 4 tiếng tổ chức, đêm chung kết Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 đã có được kết quả chung cuộc. Với màn ứng xử khéo léo và những màn thể hiện tự tin, Đoàn Thiên Ân với gương mặt khả ái, chiều cao 1,75 m, hình thể 88,5 - 66 - 98 cm chính thức trở thành Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022. Á hậu 1 được trao cho Chế Nguyễn Quỳnh Châu và Á hậu 2 là Trần Tuyết Như. Người đẹp Trần Nguyên Minh Thư là thí sinh được xướng tên cho ngôi vị á hậu 3. Cô gái có má lúm duyên Ngô Thị Quỳnh Mai dừng chân ngôi vị á hậu 4.
Ngô Thị Quỳnh Mai, Trần Tuyết Như, Đoàn Thiên Ân, Chế Nguyễn Quỳnh Châu, Trần Nguyên Minh Thư (Từ trái sang). Ở phần thi ứng xử, Minh Thư nhận được câu hỏi đến từ diễn viên Minh Tiệp:"Nếu đêm nay đăng quang ngôi vị hoa hậu, bên cạnh những lời chúc mừng, ngợi khen, ủng hộ sẽ có những lời chê bai, bạn đối diện như thế nào?".Người đẹp trả lời: "Theo tôi, làm gì cũng có nhiều luồng ý kiến, việc đăng quang ngôi vị cao nhất chắc chắn sẽ có. Khán giả chỉ nhìn thấy một đêm trình diễn mà không nhìn thấy cả quá trình họ đã cố gắng hết sức. Tôi nghĩ rằng, một hoa hậu cần phải chịu được sức nặng của vương miện và dùng trí tuệ, lòng nhân ái để cảm hóa được mọi người".
Trần Tuyết Như nhận câu hỏi từ Anh Thư: "Theo bạn, tiền có mang lại hạnh phúc hay không?". Tuyết Như trả lời: "Tôi nghĩ tiền có mang lại hạnh phúc nhưng tiền không mua được hạnh phúc. Đó là công cụ giúp tôi có một môi trường học hành tốt hơn, chăm lo cho bản thân và gia đình tốt hơn. Tiền không phải là tất cả, hạnh phúc là những điều nhỏ nhoi xung quanh cuộc sống mỗi ngày, có thể là đọc sách, đi du lịch".
Quỳnh Châu nhận được câu hỏi từ giám khảo Minh Tú: "Có quan điểm cho rằng giới trẻ ngày nay mải chạy theo trào lưu quốc tế mà quên đi truyền thống văn hóa của Việt Nam, bạn có suy nghĩ gì?". Quỳnh Châu trả lời: "Là một người thuộc thế hệ trẻ tôi được tiếp xúc với nhiều nền văn hoá, giới trẻ hiện nay rất cởi mở để tiếp nhận nhiều nền văn hoá khác nhau nhưng tôi tin rằng giới trẻ của chúng ta hoà nhập chứ không hoà tan.
Khi tôi có cơ hội diễn trang phục văn hoá dân tộc trong Miss Grand Vietnam, lúc tôi bước ra được hô reo rất nhiều nhưng tôi biết không phải vì tên Quỳnh Châu mà vì lá cờ Việt Nam trên sân khấu. Niềm tự hào về Việt Nam đã nằm trong máu người dân Việt Nam nên các bạn trẻ có hội nhập đến đâu cũng chỉ mang thứ tiếng các bạn ấy học được để quảng bá bản sắc Việt Nam mà thôi. Các bạn hãy tin rằng người trẻ sẽ làm như vậy".
Thiên Ân nhận được câu hỏi từ hoa hậu Hà Kiều Anh:"Có ý kiến cho rằng, đa số các bạn trẻ ngày nay sống thờ ơ, ích kỷ, vô cảm, bạn nghĩ gì về điều này?". Thiên Ân trả lời: "Vô cảm, thờ ơ hay ích kỷ là một loại cảm xúc. Nó tồn tại trong tất cả mọi người không chỉ giới trẻ. Thay vì chỉ trích, chúng ta hãy đặt câu hỏi tại sao họ lại như vậy. Hãy giáo dục cho giới trẻ để họ thấy gia đình là nơi dạy cho họ những ứng xử tốt đẹp".
Giám khảo Kiều Loan đặt câu hỏi cho Quỳnh Mai: "Hiện nay có nhiều sinh viên ra trường không xin được việc làm trong khi đó nhiều doanh nghiệp lại khó tuyển nhân sự, theo bạn hiện tượng này là như thế nào?". Người đẹp trả lời: "Vấn đề này nằm ở việc chúng ta nhận định sẽ làm gì trong tương lai hơn là đổ lỗi cho cá nhân, tổ chức nào. Bởi vì, khi chúng ta biết được những gì mình làm từ nhỏ, hiểu được chúng sẽ quyết định được sự đam mê, nhiệt huyết. Khi chúng ta làm những gì mình yêu thích sẽ có được thành công. Về hiện tượng các công ty thiếu nhân sự nằm ở việc mọi người đặt quá cao cách tuyển dụng. Để hợp lý hơn, chúng ta cần đưa ra những chính sách, tìm hiểu về những cách cơ sở giáo dục hiện đang làm, cùng nhau phối hợp đưa ra phương pháp. Tôi tin mọi vấn đề sẽ được giải quyết khi chúng ta cùng nhau làm việc".
Đêm chung kết Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 (Miss Grand Vietnam) diễn ra tại TP.HCM với 50 thí sinh. Các thí sinh trải qua phần thi trang phục áo tắm, dạ hội, thuyết trình và ứng xử. Đương kim Hoa hậu Hòa bình Thế giới Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên có mặt tham dự và là giám khảo của cuộc thi.
Trong đêm chung khảo ngày 28/9, nhiều khán giả chê phần hô tên của một vài thí sinh lố bịch, không hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam. Vì vậy tại đêm chung kết, Top 50 tiết chế hơn và nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt từ người hâm mộ.
Các giải phụ được trao gồm: Best Introduction(Hô tên hay nhất) thuộc về thí sinh Đinh Thị Mỹ Ái (SBD 426) đến từ Cần Thơ. GiảiTrang phục và trình diễn ấn tượnggọi tên thí sinh Huỳnh Thới Ngọc Thảo với thiết kế “Đèn khuya”. Giải Trang phục được yêu thích nhấtthuộc về“Đan lưới”. Giải Trang phục dân tộc đẹp nhấtthuộc về Trúc chỉ. Giải Best in swimsuit (Trình diễn áo tắm đẹp nhất) thuộc về thí sinh Bùi Lý Thiên Hương.
Phần thi trang phục áo tắm diễn ra trên nền nhạc mashup Summer -We got itvới sự xuất hiện của á hậu Kiều Loan, Ngọc Thảo cùng top 50 thí sinh. Ngoài những bước catwalk điêu luyện, thí sinh còn có thể sáng tạo khi kết hợp các động tác tay và hình thể.
Top 20 gồm: Bùi Lý Thiên Hương, Nguyễn Thị Hồng Tuyết, Đinh Thị Mỹ Ái, Võ Thị Thương, Chu Lê Vi Anh, Lê Thị Hồng Hạnh, Trần Thị Thuỳ Trâm, Trần Nguyên Minh Thư, Nguyễn Thị Diễm, Phạm Thuỳ Dương, Trần Tuyết Như, Ngô Thị Quỳnh Mai, Nguyễn Tiểu Hồng, Đỗ Trần Tuệ Anh, Vũ Thị Thảo Ly, Đỗ Trịnh Quỳnh Như, Chế Nguyễn Quỳnh Châu, Lê Thị Kim Huyền, Đoàn Thiên Ân, Nguyễn Anh Thư. Thí sinh Huỳnh Thới Ngọc Thảo nổi tiếng là diễn viên trước đó bất ngờ dừng chân dù được khán giả ủng hộ nhiệt tình.
Top 20 thí sinh bước vào phần thi áo tắm trong trang phục bikini một mảnh màu cam. Dàn người đẹp khoe hình thể quyến rũ và những bước đi tự tin sau quá trình tập luyện. Hầu hết các thí sinh đều kết hợp các động tác nhún nhảy và múa để tạo thêm điểm nhấn cho phần trình diễn. Những ứng viên sáng giá: Mai Ngô, Thiên Hương, Tuyết Như, Quỳnh Như, Vi Anh,... giữ phong độ và tiếp tục tỏa sáng trong phần thi nóng bỏng này.
Sau phần diễn áo tắm, top 15 Miss Grand Vietnam 2022 lộ diện gồm: Vũ Thị Thảo Ly, Nguyễn Thị Hồng Tuyết, Trần Thị Thuỳ Trâm, Võ Thị Thương, Chu Lê Vi Anh, Lê Thị Hồng Hạnh, Trần Nguyên Minh Thư, Trần Tuyết Như, Ngô Thị Quỳnh Mai, Nguyễn Tiểu Hồng, Đỗ Trần Tuệ Anh, Bùi Lý Thiên Hương, Đỗ Trịnh Quỳnh Như, Chế Nguyễn Quỳnh Châu, Đoàn Thiên Ân.
Top 15 thí sinh bước vào vòng trình diễn trang phục dạ hội với những thiết kế lộng lẫy, cắt xẻ táo bạo theo đúng tinh thần giải trí của cuộc thi. Võ Thị Thương, Vũ Thị Thảo Ly, Chu Lê Vi Anh, Trần Tuyết Như… là các thí sinh chuộng thiết kế xẻ tà cao, trong khi đó, Phạm Thùy Dương, Ngô Thị Quỳnh Mai, Đỗ Trần Tuệ Anh... lựa chọn trang phục có phần cắt xẻ nhấn nhá tại eo. Những cái tên quen thuộc như Mai Ngô, Thiên Hương, Quỳnh Châu,... tiếp tục nhận được sự ủng hộ của khán giả tại khán phòng qua các bước catwalk tự tin.
Đỗ Trần Tuệ Anh là thí sinh chiến thắng giải thưởng “Người đẹp truyền cảm hứng”. Qua đó, người đẹp là thí sinh đầu tiên được gọi tên vào top 10 chung cuộc. Xuất hiện trong thiết kế đính đá tỉ mỉ, kết hợp cùng phần tay tua rua, thí sinh Đỗ Trịnh Quỳnh Như nhận giải“Trang phục dạ hội đẹp nhất”. Giải “Video giới thiệu bản thân hay nhất”thuộc về thí sinh Nguyễn Tâm Như, thí sinh Võ Thị Thương giành giải “Best catwalk”.
Top 10 gồm những cái tên: Đỗ Trần Tuệ Anh, Trần Tuyết Như, Ngô Thị Quỳnh Mai, Nguyễn Thị Hồng Tuyết, Trần Nguyên Minh Thư, Bùi Lý Thiên Hương, Chu Lê Vi Anh, Chế Nguyễn Quỳnh Châu, Đoàn Thiên Ân, Lê Minh Phượng giải “Popular Vote - Khán giả bình chọn”. Thí sinh Quỳnh Như đạt giải Trình diễn dạ hội đẹp nhấtnhưng lại không lọt Top 10. Top 10 thí sinh trải qua màn thuyết trình về hòa bình trong trang phục áo dài của 2 nhà thiết kế Lê Long Dũng và Thân Nguyễn An Kha.
Cũng trong đêm chung kết, BTC cuộc thi công bố ủng hộ người dân 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nghệ An, giúp đỡ bà con vượt qua thiệt hại bởi bão Noru với số tiền hơn 1,7 tỷ đồng. Đây là hành động nhân văn, nhận được sự ủng hộ lớn từ cộng đồng khán giả. Hoa hậu Thuỳ Tiên và Top 50 xuất hiện, đồng diễn trên nền nhạc mashup Bounce Addicts - Girl Power.
Ban Giải trí
Clip: Đức Yên
" width="175" height="115" alt="Đoàn Thiên Ân đăng quang Hoa hậu Hoà Bình Việt Nam 2022" />
Ảnh: BTCĐoàn Thiên Ân đăng quang Hoa hậu Hoà Bình Việt Nam 2022
2025-02-11 05:10
-
Bình Phước sẵn sàng hòa nhịp cuộc sống số
2025-02-11 04:21
-
Sao Việt 21/11/2023: NSND Minh Hằng nghỉ dưỡng, Lan Phương cùng chồng sang Úc
2025-02-11 04:05
![](http://member.tour-time.com/template/news/lvse/skin/html/images/symbol-23.png)
![](http://member.tour-time.com/template/news/lvse/skin/html/images/symbol-3.png)
Chiết khấu phát hành SGK thấp hơn các sách khác
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối nay, 1/10, báo chí đặt câu hỏi: Quan điểm của Chính phủ và Bộ GD-ĐT như nào về việc mới đây UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng có báo cáo chỉ ra việc độc quyền SGK nhiều năm qua đã gây nhiều hệ lụy. Trong khi đó, NXB Giáo dục thông báo mỗi năm lỗ 40 tỷ đồng nhưng lại giữ mức chiết khấu 25%.
Trả lời câu hỏi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, nghị quyết 40 của Quốc hội giao cho Bộ GD-ĐT tổ chức thay SGK và biên soạn một bộ tài liệu SGK mới.
![]() |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ |
Bộ đã thành lập nhóm biên soạn, tổ chức biên soạn, thành lập hội đồng thẩm định quốc gia, sau đó chuyển NXB Giáo dục để tổ chức biên tập, thiết kế minh họa, in ấn... Quá trình thực hiện, NXB Giáo dục đã tổ chức đấu thầu in ấn ở tất cả các khu vực.
Ông Độ cho biết, vì SGK phải vận chuyển đến các nhà trường nên NXB đã chia thành 4 khu vực để trực tiếp tổ chức đấu thầu in ấn, để giảm chi phí vận chuyển sách từ các nhà in đến các trường.
Theo Thứ trưởng GD-ĐT, vừa qua, Bộ TT-TT đã có quyết định giao quyền, nhiệm vụ cho 5 NXB có chức năng xuất bản SGK.
“Sắp tới, việc xóa độc quyền sẽ được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 88, đó là việc tổ chức một chương trình có nhiều SGK, theo đó huy động các nguồn lực xã hội hóa để xuất bản SGK”, ông Độ nói.
Về chiết khấu, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho hay, theo báo cáo của NXB, ban đầu chiết khấu có thể từ 20 đến 25%, đến giờ con số chính thức là từ 18 đến 20%.
Ông Độ giải thích, chiết khấu này chính là để thực hiện việc vận chuyển, phát hành sách từ nhà in thông qua các công ty sách, thiết bị trường học, từ đó vận chuyển đến cho các em học sinh.
Báo cáo của Bộ GD-ĐT gửi Chính phủ cho hay, việc phát hành SGK thông qua hệ thống các Công ty Sách-Thiết bị trường học, các đối tác phát hành thuộc các tỉnh, thành trong cả nước. Toàn bộ các chi phí in ấn và phát hành SGK, NXB GDVN phải tự hạch toán, tự cân đối; hoàn toàn không có trợ giá hoặc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Ngoài ra, còn phải vay vốn ngân hàng để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh này.
Cũng như vậy, toàn bộ các Công ty Sách-Thiết bị trương học, các đối tác phát hành, các đại lí, cửa hàng bán lẻ... trong kênh phân phối SGK đều hoạt động theo luật doanh nghiệp và chịu tác động của các quy luật của thị trường. Các cấp đại lí (bán hàng) phải tự hạch toán, tự cân đối... không được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong việc phát hành loại sách này.
SGK cũng như mọi hàng hóa khác, để tới được tay học sinh trải qua một quá trình lưu thông trên thị trường. Chiết khấu ở đây được hiểu là phần phí phát hành mà các cấp đại lí trong kênh phân phối dùng để chi trả cho các chi phí trong toàn bộ quá trình bán hàng.
Mức chiết khấu (phí phát hành) đối SGK hiện nay (18-20%) là ở mức rất thấp so với mặt bằng chiết khấu đối với mặt hàng sách nói chung của các nhà xuất bản (35% - 40%). Hơn nữa, giá SGK hiện ở mức thấp, chỉ bằng (30 - 40%) đối với giá của các loại sách khác (có cùng số trang) nên giá trị thu được sau khi phát hành càng nhỏ nên các đối tác phát hành không mặn mà với việc phát hành do phần hoa hồng thu được không đảm bảo bù đắp đủ các chi phí lưu thông, bán hàng.
Nỗ lực giảm chiết khấu
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, để kìm giữ được giá sách giáo khoa như hiện nay đồng thời giảm bớt việc phải bù đắp khoản lỗ trong việc in và phát hành SGK trong 16 năm qua, NXB GDVN đã nỗ lực tìm phương án thuyết phục các công ty Sách thiết bị trường học đồng thuận, cùng chi sẻ trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành để giảm dần chiết khấu đối với SGK.
Chẳng hạn, trước năm 2008, mức chiết khấu được áp dụng từ 21% đến 34% tùy theo địa bàn có khó khăn về điều kiện đường xá (đồng bằng - biên giới, hải đảo), phương tiện vận chuyển (Ôtô - xe thồ, xe ngựa) cũng như mức độ phát triển kinh tế.
Năm 2008, ngoài việc đề nghị các nhà in giữ không tăng giá công in SGKđã đề nghị các công ty Sách TBTH chia sẻ với NXBGDVN một phần khó khăn bằng việc điều chỉnh chiếu khấu phát hành SGK xuống từ 20% đến 27%.
Năm 2010, áp dụng chung mức chiết khấu chung (20%) đối với tất cả các đối tác.
Mức chiết khấu phát hành SGK (18-20%) như hiện nay là một khó khăn rất lớn đối với các Công ty Sách TBTH đặc biệt đối với các tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo. Các đối tác phát hành, các Câu lạc bộ Công ty Sách TBTH ở các miền đã nhiều lần kiến nghị hoặc gửi văn bản đề nghị tăng phí phát hành hoặc hỗ trợ chi phí vận chuyển.
![]() |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng thông tin, tại phiên họp Chính phủ hôm nay, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ trưởng GD-ĐT giải trình, báo cáo với Chính phủ và yêu cầu có giải pháp khắc phục ngay liên quan đến vấn đề người dân, xã hội và ĐBQH quan tâm. Đồng thời, Thủ tướng cũng chỉ đạo việc in ấn, xuất bản SGK phải minh bạch, công khai, làm tốt công tác xã hội hóa, tránh độc quyền, tránh lợi ích nhóm.. “Thủ tướng chỉ đạo rất rõ ràng, liên quan đến trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Bộ phải làm tốt việc này, chuẩn bị trả lời chất vấn nếu QH quan tâm”, ông Dũng nói. |
Thanh Hùng - Hương Quỳnh - Thu Hằng
" alt="Chiết khấu phát hành sách giáo khoa thấp hơn thông thường" width="90" height="59"/>![](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/logo.gif)
Theo ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD-ĐT), huy động xã hội hóa kiểu cào bằng sẽ gây ra bức xúc cho người nộp, dù tinh thần thu là tự nguyện.
Huy động xã hội hóa kiểu cào bằng sẽ gây ra bức xúc
- Gần đây, dư luận xôn xao về thư kêu gọi do Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Văn Tố (Lê Chân, Hải Phòng) ký đưa ra kế hoạch bổ sung trang thiết bị giảng dạy, học tập, nhà trường... tổng số tiền lên đến trên 900 triệu đồng. Hay chuyện phụ huynh Trường TH Đông Vệ 2 (Thanh Hóa) kêu cứu lớp 1 cần mua cơ sở vật chất tổng giá trị khoảng 55 triệu đồng và chia đều cho mỗi phụ huynh đóng 1,3 triệu... Ông suy nghĩ sao khi năm nào việc tương tự như vậy cũng diễn ra ở đâu đó?
Lạm thu trong trường học mỗi dịp đầu năm học mới là vấn đề không phải mới, năm nào chúng ta cũng bàn đến chuyện lạm thu. Mặc dù các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng đã vào cuộc và có nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra và có hình thức kỷ luật rất thích đáng. Khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, thì việc huy động các nguồn lực xã hội một cách tự nguyện để đầu tư nâng cao điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục là chính đáng và hết sức cần thiết. Đặc biệt trong xu thế hội nhập và bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra.
![]() |
Ông Trần Tú Khánh trong một lần trả lời phỏng vấn VietNamNet. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Tuy nhiên, có vẻ như chúng ta đang gặp phải vấn đề khá nghiêm trọng, đó là chưa hiểu đúng và làm đúng pháp luật về xã hội hóa trong giáo dục. Không hiểu đúng dẫn tới cách thức triển khai không phù hợp khi kêu gọi xã hội hóa, tài trợ với cơ sở giáo dục.
Đây là lý do dẫn tới tình trạng một số nơi, một số địa phương, đặc biệt người đứng đầu các cơ sở giáo dục đã thực hiện chưa đúng quy định, dẫn đến tình trạng lợi dụng hội phụ huynh học sinh, tình trạng áp đặt, cào bằng để thu tiền như ở Hải Phòng, Thanh Hóa...
Bộ GD-ĐT năm nào cũng chủ động ban hành rất sớm các văn bản để hạn chế lạm thu, như năm nay ngay từ tháng 3 đã có văn bản hướng dẫn (văn bản 1029 ngày 29/3) gửi các địa phương hướng dẫn, chấn chỉnh lạm thu.
Trong đó nêu các vấn đề cụ thể, yêu cầu các cơ quan quản lý từ địa phương, sở/phòng GD-ĐT, đặc biệt đối với người đứng đầu các cơ sở giáo dục để chấn chỉnh tình trạng này. Tuy nhiên, vừa rồi, vẫn tái diễn tình trạng lạm thu ở đây đó trên nhiều địa phương.
Từ câu chuyện kêu gọi sửa chữa cơ sở, nhưng làm không đúng, triển khai xin phép như Hải Phòng, cho thấy tư duy, cách thức thu và quản lý tài chính, huy động từ nguồn xã hội hóa vẫn trong tình trạng nhà trường áp đặt, cào bằng với phụ huynh, các nhà tài trợ.
Thực tế là có nhiều phụ huynh có điều kiện kinh tế tốt và thực sự muốn cùng nhà trường nâng cao chất lượng dạy- học cho các con. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều những nhiều phụ huynh khó khăn về kinh tế. Huy động xã hội hóa kiểu cào bằng sẽ gây ra bức xúc cho người nộp, dù tinh thần thu là tự nguyện.
- Ông có thể chia sẻ rõ hơn về văn bản số 1029 hướng dẫn địa phương ra sao để chấn chỉnh lạm thu, cũng như Bộ đã có hướng dẫn công tác thanh/kiểm tra cụ thể như thế nào?
Văn bản 1029 của Bộ GD-ĐT gửi tất cả các địa phương, trong đó có nhiều nội dung.
Thứ nhất là ổn định giá cả thị trường đối với ngành GD-ĐT, như giá SGK, thiết bị trường học.
Bên cạnh đó tăng học phí cũng là vấn đề cần xem xét, cân nhắc, ban hành mức học phí đầu năm học phù hợp. Đặc biệt trong đó có nội dung chấn chỉnh tình trạng lạm thu, yêu cầu các địa phương triển khai đồng bộ, từ kế hoạch năm học, kế hoạch kêu gọi, tài trợ, xã hội hóa, rồi tất cả các vấn đề liên quan đến thu chi để quán triệt trước và đầu năm học.
Văn bản này đã gửi đến các địa phương và nhiều địa phương đã triển khai, có văn bản chỉ đạo đến các cơ sở giáo dục, các cấp quản lý, huyện, sở/phòng GD-ĐT và các sở ban ngành liên quan.
Bộ cũng đã có hướng dẫn công tác thanh kiểm tra với việc triển khai các kế hoạch đào tạo trong năm. Đặc biệt thanh kiểm tra với lạm thu, giao cho các Sở GD-ĐT phải triển khai để phát hiện kịp thời những hiện tượng lợi dụng hội cha mẹ học sinh, xã hội hóa hoặc lợi dụng thông tư 29 để triển khai thu áp đặt, cào bằng, dẫn đến bất bình trong phụ huynh học sinh và người dân.
- Được biết Bộ GD-ĐT cũng đang lấy ý kiến để rà soát, sửa đổi Thông tư 55 về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và thông tư quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về việc lấy ý kiến này?
Năm học 2017-2018, Bộ GD-ĐT đã chủ động chỉ đạo các vụ cục chức năng liên quan rà soát để sửa đổi 2 thông tư, đặc biệt là thông tư 55 nhằm tránh tình trạng các cơ sở giáo dục, địa phương mượn danh nghĩa Hội cha mẹ học sinh để thu các khoản thu không đúng quy định.
Thông tư 55 quy định rõ những gì Hội cha mẹ học sinh được và không được làm. Chẳng hạn, Hội cha mẹ học sinh chỉ thu những khoản thu để phục vụ cho hoạt động chứ không thu các khoản quyên góp, tài trợ các việc để chi các chi phí quản lý, xây dựng cơ sở vật chất trong trường học. Điều này, trong Hội cha mẹ học sinh nhiều người cũng chưa nắm được, hoặc hiểu chưa rõ về trách nhiệm quyền hạn của mình.
Hiện, Bộ đang lấy ý kiến rộng rãi để bổ sung, sửa đổi thông tư 55. Bên cạnh thông tư 55, thông tư 29 để giải quyết những vấn đề kêu gọi, cho biếu, tặng, tài trợ... Bộ GD-ĐT cũng đang tiến hành sửa đổi, đã lấy ý kiến của địa phương và đặc biệt ý kiến các chuyên gia để sửa đổi nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục huy động một cách thuận lợi nguồn lực từ bên ngoài để nâng cao chất lượng, đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất trong giai đoạn hiện nay.
- Theo ông, cần có biện pháp xử lý kiên quyết, đặc biệt với người đứng đầu Sở GD-ĐT như thế nào để chấm dứt tình trạng năm nào cũng có lạm thu?
Theo phân cấp quản lý, đúng là người đứng đầu cơ sở giáo dục địa phương, đặc biệt là Sở GĐ-ĐT phải gánh một phần trách nhiệm. Tuy nhiên, năm học 2017-2018, Bộ cũng cùng với các địa phương và cơ quan thanh kiểm tra, xử lý quyết liệt; đã có những trường hợp đau lòng như kỉ luật và khởi tố người đứng đầu trường.
Ở đây, trách nhiệm lớn nhất là của người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra lạm thu. Còn liên quan đến Ban đại diện cha mẹ học sinh thì trong thông tư 55 đã nói rất rõ: Ban đại diện cha mẹ học sinh có quyền từ chối những gợi ý, kêu gọi các khoản đóng góp không phù hợp. Nếu nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh hiểu, nắm rõ quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của mình để thực hiện đúng và có sự chia sẻ với những phụ huynh khác thì sẽ không để xảy ra tình trạng lạm thu được.
Hiện, trong điều kiện nguồn lực nhà nước cho giáo dục còn hạn hẹp, nếu không có các nguồn tài chính từ cho, biếu, tặng đặc biệt nguồn xã hội hóa để cùng gánh vác với ngành thì sẽ rất khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giáp dục. Bộ đã có văn bản hướng dẫn các khoản xã hội hóa, nguồn cho biếu tặng gửi các cơ sở giáo dục để triển khai thực hiện đúng, hiệu quả.
Để hạn chế “nở rộ” các khoản thu đầu năm, Bộ hàng năm đều cố gắng rà soát các văn bản pháp quy để hạn chế tối đa, đồng thời gắn kết với các kế hoạch thanh kiểm tra và chỉ đạo các địa phương rà soát phát hiện và xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần kêu gọi Ban đại diện cha mẹ học sinh và các phụ huynh hiểu đúng về huy động các nguồn thu từ xã hội. Bên cạnh các khoản thu kêu gọi xã hội hóa và tài trợ, nhà trường cũng rất cần sự ủng hộ của hội phụ huynh tùy mức độ khả năng của từng gia đình; nhưng tuyệt đối cấm các khoản thu áp đặt, cào bằng. Đặc biệt, nhà trường phải công khai minh bạch các khoản thu này. Đây có thể coi như một khoản ngân sách, cần thực hiện đúng theo các quy định của luật, như xây dựng, đấu thầu, mua sắm... Hy vọng với sự vào cuộc của cả xã hội, việc chấn chỉnh tình trạng lạm thu và việc thu lợi dụng hội cha mẹ học sinh sẽ được chấn chỉnh trong năm học mới, để tạo ra môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh hơn.
- Xin cảm ơn ông!
Thanh Hùng (Ghi)
![Hà Nội công bố 31 đường dây nóng tiếp nhận phản ánh lạm thu](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/08/16/17/phan-anh-lam-thu-ha-noi-ava.jpg?w=145&h=101)
Hà Nội công bố 31 đường dây nóng tiếp nhận phản ánh lạm thu
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố số điện thoại đường dây nóng để người học, phụ huynh và nhân dân phản ánh các hiện tượng thu chi không đúng quy định năm học 2018-2019 tại các trường trên địa bàn.
" alt="Năm nào cũng bàn đến chuyện lạm thu: Bộ Giáo dục nói gì?" width="90" height="59"/>![](http://member.tour-time.com/template/news/lvse/skin/html/images/symbol-13.png)
- Nhận định, soi kèo Famalicao vs Vitoria Guimaraes, 03h30 ngày 9/2: Ca khúc khải hoàn
- Vụ cư dân N05 bị trạm IBS hun: 'Việc nhỏ, không có gì ghê gớm!?'
- Nam Định chi 2,6 tỷ tặng thưởng học sinh, giáo viên có thành tích xuất sắc
- Xe hư do hầm chung cư ngập, ai chịu trách nhiệm?
- Nhận định, soi kèo Torino vs Genoa, 2h45 ngày 9/2: Điểm tựa sân nhà
- Hướng dẫn truyền thông, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản ở Thanh Hóa
- Chật vật với con đường khốn khổ nhất Hà Nội
- Diễn viên Max điên sexy cực độ khi mặc váy không nội y hở bạo trên phố
- Nhận định, soi kèo Estoril vs Boavista, 22h30 ngày 9/2: Tiếp đà hưng phấn
![](http://member.tour-time.com/template/news/lvse/skin/html/images/symbol-5.png)