当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Crvena Zvezda vs Radnicki Nis, 21h00 ngày 18/10: Khó cưỡng 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Radnicki 1923 vs OFK Beograd, 22h59 ngày 3/2: Xây chắc top 8
Tập 5 củaTường lửacó sự kết hợp lần đầu của bộ đôi Á hậu Hoàng Thùy và Bùi Phương Nga. Đây đã là lần thứ hai Bùi Phương Nga tham gia chương trình. Kinh nghiệm và sự tự tin của Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam 2018 đã giúp cho Hoàng Thùy thêm động lực giành lấy nhiều tiền thưởng để gửi tặng cho người già và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Cả hai khởi đầu khá thuận lợi khi liên tục đưa ra những câu trả lời đúng kèm ô tiền thưởng giá trị lớn và mang về hơn 60 triệu đồng chỉ sau 4 câu hỏi. Cặp đôi thất bại ở câu cuối cùng: “Quả ô môi được trồng nhiều ở miền nào nước ta?”(đáp án: miền Nam) và bị trừ đi 15 triệu đồng.
![]() |
Bộ đôi Á hậu Hoàng Thùy – Bùi Phương Nga kết hợp ăn ý tại Tường lửa. |
Ở lần tham gia này, Bùi Phương Nga muốn trải nghiệm cảm giác phòng băng nên đã nhường quyền thả bóng cho đàn chị. Tại sân khấu, Hoàng Thùy liên tục gặp may mắn. Khi Bùi Phương Nga trả lời sai câu hỏi về các hiện tượng thiên nhiên, Hoàng Thùy chỉ thả bóng vào ô trị giá 1.000 đồng. Đến khi đàn em trả lời đúng liên tiếp 2 câu về văn hóa và võ thuật, bên ngoài sân khấu, cô cũng xuất sắc mang về hơn 125 triệu đồng.
![]() |
Hoàng Thùy liên tục gặp may mắn khi đối diện với những màn thả bóng đầy rủi ro. |
Bước vào vòng 3, Á hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 may mắn cược được 450 triệu, nâng tổng giá trị tiền thưởng của cặp đôi lên 640 triệu đồng. Tuy nhiên, ngay sau đó, Bùi Phương Nga lại trả lời sai 2 câu liên tiếp khiến số tiền hiện có của cả hai giảm đi rõ rệt.
Đến câu hỏi cuối cùng:“Đèo Ô Quy Hồ - vua đèo vùng Tây Bắc là ranh giới giữa tỉnh Lào Cai và tỉnh nào?”, nhờ tìm hiểu cặn kẽ về các tỉnh khó khăn ở vùng cao trong 2 năm nhiệm kỳ, Bùi Phương Nga nhanh chóng đưa ra đáp án chính xác là Lai Châu. Bên ngoài sân khấu, với khả năng tính toán kỹ lưỡng và lường trước những rủi ro, Hoàng Thùy vẫn giữ được 390.032.000 đồng sau 4 quả bóng hoàn tiền.
![]() |
Bùi Phương Nga tiếc nuối vì lựa chọn an toàn của mình. |
Với kết quả sau 3 vòng chơi, Hoàng Thùy – Bùi Phương Nga có được 112,5 triệu đồng nếu ký hợp đồng đàm phán. Ngược lại, nếu xé hợp đồng, cả hai sẽ mang về số tiền kỷ lục 390 triệu đồng.
Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ lần trắng tay ở mùa 1, Á hậu Bùi Phương Nga không muốn liều lĩnh thêm lần nữa nên đã quyết định ký hợp đồng. Đối diện với Hoàng Thùy, người đẹp day dứt bày tỏ về lựa chọn an toàn của mình:“Điều khiến em băn khoăn nhất trước khi bước vào phòng băng chị Thùy bảo em là đừng ký. Nhưng kiếm được tiền và đưa đến những người cần nó là sứ mệnh của hai chúng mình. Nghĩ thế nên em ký mất rồi”.
Dù tiếc nuối vì đã bỏ lỡ gần 400 triệu đồng, Hoàng Thùy vẫn vỗ về, an ủi đàn em. Bùi Phương Nga cũng suy nghĩ tích cực và mong muốn sử dụng hợp lý số tiền hơn 100 triệu đồng mà cả hai đạt được.
Thanh Uyên
Liên tiếp bị trừ đi hàng trăm triệu đồng, BB Trần – Khả Như ra về tay trắng tại “Tường lửa” tập 4.
" alt="Tường lửa mùa 2 tập 5: Á hậu Hoàng Thùy, Phương Nga tiếc nuối vì mất gần 400 triệu đồng"/>Tường lửa mùa 2 tập 5: Á hậu Hoàng Thùy, Phương Nga tiếc nuối vì mất gần 400 triệu đồng
Ngôi sao mạng xã hội Jessy Bunny đến từ nước Đức. Mới đây, câu chuyện của Jessy Bunny đã thu hút sự quan tâm của công chúng khi cô tiết lộ rằng bản thân đã bị gia đình từ mặt vì diện mạo hiện tại của mình.
Jessy Bunny đã trải qua nhiều can thiệp thẩm mỹ với mong muốn giúp bản thân trở nên xinh đẹp, gợi cảm hơn. Nhưng sau khi được thỏa mãn nhu cầu cá nhân, cô lại phải chấp nhận rằng kể từ nay, ông bà, cha mẹ và anh trai sẽ không liên hệ với cô nữa.
Sau khi Jessy Bunny thay đổi diện mạo bản thân một cách quá "quyết liệt", người thân của cô cảm thấy sốc và hiện tại, họ chưa thể chấp nhận được sự thay đổi này.
Jessy Bunny cho biết cô rất yêu thích hình ảnh búp bê Barbie và việc cô can thiệp thẩm mỹ cũng chỉ là để được giống với búp bê Barbie. Trong tương lai, Jessy Bunny có thể sẽ trải qua những can thiệp thẩm mỹ khác nữa để thêm thỏa mãn về diện mạo bản thân.
Trong vòng 3 năm trở lại đây, khi Jessy Bunny bắt đầu thực hiện các can thiệp thẩm mỹ, cô đã không thể liên lạc với người thân.
Đối với cô, đây là một điều đáng buồn, nhưng cô chấp nhận để được sống đúng là mình: "Tôi đã luôn tỏ ra vui vẻ và vững vàng, nhưng sự thật là tôi không bao giờ cảm thấy yêu thích bản thân mình với diện mạo nguyên bản. Gia đình tôi có những quan điểm rất truyền thống và cứng nhắc, chỉ cần tôi mặc những món đồ hơi gợi cảm một chút, mọi người đã ngay lập tức cảm thấy khó chấp nhận".
Jessy Bunny cho biết hiện tại, cô đã trải qua phẫu thuật ở mũi, môi, vòng một, vòng ba... Giờ đây, Jessy Bunny đã trở thành ngôi sao mạng xã hội tại Đức, cô thu hút nhiều sự quan tâm chú ý.
Cũng có nhiều cư dân mạng bày tỏ sự đồng tình với những người thân đã cắt đứt liên hệ với Jessy Bunny. Họ cho rằng Jessy Bunny đã đi quá đà. Dù vậy, Jessy Bunny cho biết cô cảm thấy hạnh phúc với con người mình hiện tại: "Cảm giác mỗi sáng thức dậy và thấy hạnh phúc, thoải mái với chính mình là một cảm giác tuyệt vời mà tới bây giờ tôi mới có được".
Theo Dân trí
" alt="Cô gái bị gia đình từ mặt sau khi chi 1,6 tỷ đồng phẫu thuật thẩm mỹ"/>
Cô gái bị gia đình từ mặt sau khi chi 1,6 tỷ đồng phẫu thuật thẩm mỹ
Tôi giật mình vì chính bản thân cũng chưa từng có khái niệm “đo áp suất lốp xe máy”. Tôi cũng như nhiều chị em bạn bè của mình thường chạy xe đến một khoảng thời gian nhất định - hoặc vô tình, hoặc thực sự gặp sự cố buộc phải vào quán sửa xe thì sẽ nhờ thợ sửa xe “tiện thì kiểm tra, bơm hai bánh xe một thể”.
Quãng đường di chuyển chủ yếu của tôi là từ nhà đến chỗ làm và ngược lại. Ngoài ra, tôi còn chạy xe do yêu cầu công việc hoặc đi chơi quanh Hà Nội, cuối tháng về quê. Tính trung bình, tôi sẽ chạy xe khoảng 19 km/ngày (570 km/tháng).
Tôi chạy xe tay ga Lead. Với quãng đường di chuyển như tôi thì tối thiểu bao lâu nên đo áp suất lốp xe một lần?
Nhờ anh chị em có kinh nghiệm đưa ra lời khuyên, hướng dẫn giúp. Tôi nên bắt đầu từ đâu để tạo thói quen đo áp suất lốp xe? Cần trang bị thiết bị gì hoặc những lưu ý trong và sau khi đo áp suất lốp?
Tôi xin cảm ơn!
Đọc giả Lê Thị Linh (Cầu Giấy, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhiều chuyên gia và độc giả cho rằng, trong thời gian các phương tiện buộc phải “nằm im” bởi lệnh giãn cách xã hội thì việc chủ xe vẫn phải đóng phí sử dụng đường bộ là không hợp lý.
" alt="Phụ nữ có nên tập thói quen đo áp suất lốp xe máy?"/>Độc giả Xuân Tình cho rằng: "Xe mới vẫn phải đi đăng kiểm như hiện nay thì với khoảng 300-400 nghìn xe mới được bán ra mỗi năm, chúng ta tốn kém cả trăm tỷ đồng, chưa kể mất thời gian, công sức của hàng trăm nghìn người".
Đồng tình với ý kiến trên, độc giả Minh Tùng đặt câu hỏi: "Xe mới xuất xưởng hoặc mới nhập khẩu về, các hãng phải chịu trách nhiệm về chất lượng, thế nhưng chủ xe vẫn phải mất tiền đi đăng kiểm mà không hiểu kiểm tra để làm gì nữa? Điều này có ‘thừa’ và gây lãng phí thời gian, tiền bạc của người dân và doanh nghiệp không?".
Trao đổi với VietNamNet về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Hải - Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 29-03S (đường Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng, việc kiểm định lần đầu đối với các phương tiện mới bắt đầu đưa vào sử dụng có 2 mục đích.
Thứ nhất,đây là thủ tục cần thiết để lập hồ sơ phương tiện (giống như giấy khai sinh của phương tiện). Việc này nhằm quản lý, theo dõi kỹ thuật phương tiện trong suốt quá trình sử dụng.
Thứ hai, đó là kiểm soát kỹ thuật đối với các phương tiện lỗi (nếu có).
“Không một nhà sản xuất nào dám khẳng định 100% sản phẩm họ sản xuất ra không có lỗi, vì vậy việc kiểm định kỹ thuật ban đầu nhằm sàng lọc các phương tiện có lỗi kỹ thuật trong quá trình sản xuất lắp ráp trước khi đưa ra sử dụng", ông Hải phân tích.
![]() |
Chu kỳ kiểm định hiện hành đối với các phương tiện ô tô. |
Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 29-03S cũng cho biết, trong quá trình đăng kiểm trên thực tế chưa phát hiện ra trường hợp phương tiện mới nào có lỗi. Thế nhưng, đây là công việc cần thiết bởi không ai dám khẳng định trong tương lai không có.
Về chu kỳ đăng kiểm cho xe mới, ông Nguyễn Minh Hải cho rằng, thời gian giữa các kỳ kiểm định đối các phương tiện mới đưa vào sử dụng như hiện nay là phù hợp.
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2021, các trung tâm đăng kiểm trên cả nước đã tiếp nhận khoảng 1,8 triệu lượt ô tô đăng kiểm định kỳ. Trong đó, có hơn 171.000 xe (chiếm khoảng 9,4%) không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, buộc phải sửa chữa, điều chỉnh và trước khi đăng kiểm lại." alt="Vì sao ô tô mới 100% vẫn phải đưa đi kiểm định chất lượng?"/>Theo nội dung đoạn video, khi nhân viên đường sắt bắt đầu kéo rào chắn và ra hiệu cho các phương tiện đang di chuyển tới dừng lại nhưng rất nhiều người điều khiển xe máy vẫn cố tình lách lên, băng qua đường sắt. Đặc biệt, một tài xế xe taxi cũng cố làm liều phi xe qua và không may bị mắc kẹt trên đường ray.
Những người có mặt tại hiện trường thời điểm đó vô cùng căng thẳng vì tàu sắp đến mà chiếc xe taxi vẫn không thể di chuyển. Trước tình huống cấp bách đó, nhân viên đường sắt cùng người dân nhanh chóng chạy ra, hỗ trợ tài xế đẩy chiếc xe ra khỏi vị trí nguy hiểm ngay trước khi tàu đi tới.
Hay mới đây nhất, vào ngày 23/2, đoạn video ghi lại tình huống một nam thanh niên điều khiển xe máy đã không để ý, đâm phải barie đường ngang khi đã hạ xuống,sau đó ngã sõng soài ra đường ray khiến nhiều người phải thót tim.
Sự việc được ghi nhận tại Km 679+027 trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, thuộc khu gian Huế - Văn Xá (phường Hương Xuân, TX. Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Thời điểm trên, cần chắn tự động 2 bên đã hạ xuống đóng đường ngang để đoàn tàu SE4 chạy qua. Tuy vậy, do chủ quan, thiếu quan sát nên một người đàn ông điều khiển xe máy vẫn băng qua va vào barie rồi ngã nhào giữa đường ray. Rất may, người này đã kịp đứng dậy nhảy ra ngoài, thoát chết trong tích tắc.
Một vụ tai nạn thương tâm do nạn nhân đã cố tình vượt qua barie (Nguồn: Oto+)
Mỗi năm, tại Việt Nam vẫn ghi nhận hàng trăm vụ tai nạn đường sắt, khiến hàng chục người chết mà nguyên nhân chính là do nhiều người vẫn cố băng qua đường ngang theo kiểu "điếc không sợ súng".
Đa số vụ tai nạn đường sắt thương tâm xảy ra do sự bất cẩn, coi thường sinh mạng của bản thân. Không những vậy, hành vi trên còn có thể bị xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật:
Theo điều 25, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về quy tắc giao thông “Đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt”:
1. Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.
2. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
3. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
4. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.
5. Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt hoặc trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện phải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
6. Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển phương tiện đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
Hành vi "Cố tình vượt qua barie khi đang dịch chuyển hoặc đã đóng; vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, khi đi qua đường ngang sẽ bị phạt nặng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.Thế rồi cột mốc thay đổi đến vào một ngày đầu đông năm 2010. Khi ấy tôi đã lập gia đình gần 2 năm và có một cô con gái 1 tuổi rưỡi. Tình cờ đến chơi nhà anh bạn cũng là gara ô tô, tôi thoáng nhìn chiếc xe màu xanh cốm đang đỗ trên cầu sửa trông thật bắt mắt. “Chiếc xe này bao nhiêu tiền vậy anh?”, tôi buột miệng hỏi khi vừa bước chân vào nhà, và bạn tôi cho biết nó chưa đến 40 triệu đồng. Chính xác là 36 triệu đồng! Chiếc ô tô mang nhãn hiệu Lada Niva của Liên Xô cũ, sản xuất năm 1986. Vậy là chỉ đắt hơn chiếc xe tay ga mình mơ ước một chút, nhưng đủ điều hòa, che mưa nắng gió rét, Tết này sẽ không còn cảnh vợ con thu mình nép phía sau vì gió lạnh khi về nhà ngoại.
Tôi ra về với suy nghĩ miên man về chiếc ô tô cũ có giá chỉ đắt hơn chút so với cái xe máy mình thích. Lại sẵn bằng lái B2 đã học trước đó 2 năm trong lúc chờ bảo vệ đồ án tốt nghiệp khiến sự ham thích cầm vô lăng trỗi dậy, ngày hôm sau, tôi đã mang tiền đến và nhờ anh bạn liên lạc chủ xe xin mua. Số tiền ấy là nhiều tháng tích cóp từ đồng lương ít ỏi, cộng với một chút mượn của bạn bè. Nhưng tôi vẫn không đắn đo.
Có được chiếc ô tô đầu đời, việc đầu tiên là chở vợ con đến nhà ông bà ngoài. Chiếc Lada Niva sản xuất chỉ 1 năm sau khi tôi ra đời, vậy mà sau hàng chục năm, nó vẫn nổ giòn giã sau cú vặn xoay khóa điện. Côn và số xe khá nặng, phải mồi thêm ga khi mới khởi động, tiếng xe át tiếng người vì bầu ống xả phía sau đã lủng chưa khắc phục, nhưng mọi thứ chẳng hề đáng bận tâm bởi niềm vui cầm lái chiếc xe của mình quá lớn. Không còn cảm giác ái ngại, dò xét thái độ người bạn khi ngỏ ý mượn ô tô đưa vợ con về quê ngoại nữa. Chiếc xe đưa gia đình bé nhỏ ấy đi đến nơi, về đến chốn, và tất nhiên mưa không đến mặt, nắng không tới đầu, gió rét cũng chẳng có cơ hội tấp mặt nữa. Tết năm đó, chúng tôi đi chơi nhiều hơn mọi năm.
Việc có ô tô tất nhiên sẽ tốn thêm một khoản hàng tháng đối với hai vợ chồng làm công ăn lương, nhưng không quá lớn, khoảng hơn 1 triệu đồng/tháng. Vì xe cũ, rẻ tiền nên tôi chỉ mất công tìm chỗ đỗ miễn phí lúc thì ở gần nhà, khi thì gần cơ quan, nhà ông bà ngoại. Điều ái ngại nhất là chiếc Lada Niva khá tốn xăng, “đốt” trung bình khoảng 15-16 lít/100km, khiến tôi chỉ dùng khi cần, có tuần nó cũng nằm chơi dài. Trong một năm đầu dùng chiếc xe này, số tiền lớn nhất tôi bỏ ra để phục vụ nó chính là tiền mua ắc quy và bu-gi mới. Đổi lại, tay lái tôi lên rất nhanh và tự mình biến thành… chuyên gia ô tô từ lúc nào.
Đã có nhiều lần chiếc Lada Niva “nằm đường” hoặc buổi sáng đẹp trời vặn khóa mà không thấy tiếng nổ rung rinh cả xe quen thuộc. Như “con khóc đòi bú”, tôi phải vận dụng mọi khả năng, gọi điện hỏi han cho đến tự mày mò đọc tài liệu, tư vấn trên mạng để hiểu hơn về chiếc xe cũ này. Với chiếc xe hàng chục tuổi và công nghệ không có gì ngoài phần cơ khí, điện như trong sách vỡ lòng về ô tô, chịu khó một chút tôi cũng khắc phục được. Thậm chí những va vấp gặp phải trên đường càng khiến tôi tự tin hơn khi chạy xe cũ. Như lần tắc đường ở Phạm Hùng xe đứng im vì vào số mà xe không chạy, hóa ra vì rà chân côn nhiều khiến bộ côn quá tải, tôi nhờ người đẩy xe lên vỉa hè đợi 40 phút thì xe mới tiếp tục hoạt động trở lại. Hay một lần toát mồ hôi hột sau chuyến đi Hải Phòng, về đến cửa ngõ Hà Nội thì xe chết máy, điện đóm tắt ngóm. Gọi điện cầu cứu người bạn gần đó, sau nửa tiếng loay hoay thì phát hiện chốt cực dương của ắc quy bị lỏng do con ốc văng đâu mất, siết lại là mọi thứ trở về bình thường.
Đến nay, chiếc xe thứ hai mà tôi sử dụng cũng vẫn là xe cũ, chỉ khác là đời cao hơn. Đó là chiếc Mazda Premacy sản xuất 2004. Trước đây, tôi nhận thấy áp lực lớn từ dư luận xã hội khi chọn mua xe cũ. Nào là như nuôi nghiện trong nhà, hở tý là tốn tiền “thuốc thang”. Thế nhưng khi đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc với xe cũ, tự tìm tòi những kiến thức căn bản về ô tô, tôi thấy đó chỉ là nỗi sợ mơ hồ.
![]() |
Với chiếc ô tô thứ hai vẫn là xe cũ có chi phí mua thấp, tôi không tốn tiền mua bảo hiểm hàng năm, không lo trộm phụ tùng và nếu phải sửa chữa thì rẻ hơn so với xe đời mới. |
Với những thương hiệu xe quá phổ biến như Toyota, Honda, Kia, Hyundai, Mazda… gần như khắp Việt Nam đều có gara sửa được, mà phụ tùng cho đời cũ khá rẻ. Hỏng cái gì sửa cái đó, đến thời kỳ phải thay thì thay. Tôi vẫn có thể giảm tiền chi phí sửa chữa bằng cách mua “đồ bãi” hoặc dùng một số phụ tùng đơn giản của Trung Quốc (bóng đèn, van, ống dẫn, bình nước..v.v).
Tính ra số tiền tôi đã bỏ ra để khắc phục lỗi hoặc sửa chữa thay thế cho chiếc ô tô thứ 2 đã lên tới 50 triệu đồng, nhưng tự tin đi ổn định tới vài năm sau. So với mua xe mới phải đầu tư gấp 4, đến 5 lần thì tôi thấy bài toán dùng xe cũ vẫn hợp lý với người không dư dả tài chính. Chưa kể việc đi xe cũ có thể khiến bạn quan tâm và biết hơn về sửa chữa ô tô, thậm chí có thể tư vấn ngược lại cho bạn bè và xắn tay vào giúp đỡ người khác khi cần.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn nào về bài toán mua và sử dụng ô tô như trên? Hãy bình luận dưới bài viết. Mọi tin bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Giá ô tô đang có nhiều ưu đãi hấp dẫn. Sống ở Hà Nội với tổng thu nhập khoảng 22 triệu, sắp đón con đầu lòng, vợ chồng tôi có nên vay ngân hàng mua ô tô trả góp?
" alt="Mua ô tô chưa đến 50 triệu, sau một năm tôi thành chuyên gia"/>Mua ô tô chưa đến 50 triệu, sau một năm tôi thành chuyên gia