Phút cuối đời, câu nói của mẹ chồng khiến nàng dâu nghẹn lòng
Bỏ cơ nghiệp theo nữ bác sĩ, nam giám đốc nhận kết đắng
Cô gái trẻ đẹp đến nhà, chồng tái mặt khi bí mật bị lộ
Tôi làm công nhân xây dựng ở một công ty. Tháng nào tôi cũng theo công trình nên hay vắng nhà. Vợ tôi tên Huyền làm giáo viên mầm non.
Thu nhập hai vợ chồng cũng đủ trang trải cuộc sống và tích lũy cho tương lai các con.
Chồng đi vắng nên việc nhà cửa, con cái một tay Huyền chăm sóc. 5 năm hôn nhân tôi đi biền biệt, mỗi tháng chỉ về thăm vợ con vài ngày nhưng cô ấy chưa bao giờ nề hà, kêu ca lấy nửa lời.
Biết chồng vất vả, Huyền lúc nào cũng động viên nhắc nhở tôi giữ sức khỏe. Lên thăm chồng, thấy tôi ăn uống đạm bạc, kham khổ, ở trong khu lán tạm, Huyền đều khóc vì xót xa. Cô ấy còn làm ruốc, lạc và đồ ăn khô gửi lên.
Huyền thuộc mẫu phụ nữ gia đình, sống hết lòng vì chồng con. Ngày còn là sinh viên, cô ấy từ chối những lời tán tỉnh của các chàng trai con nhà khá giả để đến với anh công nhân như tôi.
Nhìn người phụ nữ mình yêu thương vất vả, nhan sắc phôi pha, tôi thường hay trách chính bản thân mình kém cỏi vì vậy tôi lao vào làm như con thiêu thân.
Trên công trình, tôi cố gắng tránh xa rượu chè, bài bạc, tích góp từng đồng gửi về cho Huyền. Giám đốc công ty thấy tôi chịu khó, làm năng suất nên tạo điều kiện, công trình này gần xong là bố trí tôi sang các dự án khác.
Xa cách là vậy nhưng tình cảm hai vợ chồng vẫn luôn đong đầy. Tối đến Huyền nhắn tin cho chồng với bao lời lẽ nhung nhớ, yêu thương.
Cuối tuần vừa rồi, sinh nhật vợ, tôi xin nghỉ phép 5 ngày về quê, tổ chức tiệc kỷ niệm cùng vợ con. Thứ Bảy vợ vẫn đi làm, tôi gọi hai con dậy sớm, dọn dẹp nhà cửa rồi bố con ra chợ mua đồ về chuẩn bị cho bữa tối, tạo bất ngờ cho cô ấy.
Hai đứa trẻ thích thú, ríu rít nói chuyện, cười đùa. Bên các con, lòng tôi thấy ấm áp, hạnh phúc vô ngần.
Trong lúc bố lúi húi trong bếp, cu Đức - con trai lên 4 tuổi của tôi, bất ngờ chạy vào hỏi: “Tối chú Hùng có sang không bố? Hôm qua, chú mua bánh ga tô tặng mẹ”.
Hùng là hàng xóm nhà tôi. Anh ta còn độc thân, nổi tiếng là kẻ trăng hoa. Thời gian trước, Hùng yêu một vài cô, dẫn về nhà sinh hoạt như vợ chồng nhưng dăm bữa, nửa tháng lại chia tay.
Tôi có lối sống lành mạnh, ít va chạm nên không thích giao lưu với Hùng. Thỉnh thoảng gặp ngoài đường cũng chỉ gật đầu chào xã giao cho phải phép.
Dạo gần đây, tôi về nhà, không còn nghe bà con xì xào chuyện anh ta yêu đương lăng nhăng nữa, thay vào đó sau giờ làm là ở nhà, ít khi ra ngoài chơi bời.
Tôi hỏi các con Hùng hay sang nhà giúp vợ tôi việc gì. Cu Đức nhanh nhẩu: “Chú sang sửa máy giặt, vòi nước, còn ăn cơm với ba mẹ con. Buổi tối mẹ hay sang đó…”.
Thằng bé nói xong bỗng giật mình, im bặt. Mặt sợ sệt, cu Đức thì thầm tai bố: “Bố đừng cho mẹ biết là con nói nhé. Mẹ cấm con kể”.
Nghe con nói mà cổ họng tôi đắng ngắt. Tối đó, lúc tôi dọn thùng rác, quả thực có hộp bánh ga tô cũ từ hôm trước, đúng như con trai vô tình tiết lộ. Trong lòng có linh tính khác lạ. 4 giờ sáng hôm sau, khi trời còn tờ mờ sáng, tôi đánh thức vợ dậy, vội vã thông báo sếp điều động, mình phải lên công trình gấp.
Huyền nhanh chóng chuẩn bị đồ đạc cho chồng. Ôm hôn vợ, tôi khoác balô lên đường. Đến nửa đường, tôi tạt vào một nhà nghỉ, thuê phòng lưu trú 2 ngày. Sau đó tôi bí mật thuê xe ôm, chở mình đến gần nhà, quan sát.
Thời điểm đó mới 5 giờ sáng, tôi choáng váng phát hiện vợ mình vẫn mặc bộ đồ ngủ, nhẹ nhàng đẩy cửa bước ra, rồi vội chui tọt vào nhà anh hàng xóm.
Để kiểm chứng chắc chắn, tôi lấy điện thoại gọi vào số vợ. Chuông reo, Huyền nhấc máy. Cô ấy nói mình vẫn ngủ, sẽ gọi lai sau rồi vội tắt máy.
Thất vọng vì bị vợ phản bội, tôi bật khóc. Có nằm mơ tôi cũng không dám nghĩ đến một ngày Huyền lại lừa dối chồng.
Tôi quyết định đứng chờ vợ ở cửa nhà Hùng. Một tiếng sau, vợ quần áo xộc xệch bước từ nhà anh ta ra. Nhìn thấy tôi, Huyền tái mét mặt…
Cả ngày hôm đó, giữa hai vợ chồng tôi là khoảng lặng đáng sợ. Tôi muốn biết vì sao cô ấy lại ngoại tình nhưng Huyền không trả lời.
Cú sốc khiến tôi rơi vào trầm cảm. Tôi bỏ lên công trình. Giờ tôi phải làm gì đây? Cứu vãn hôn nhân hay buông tay? Mong độc giả cho tôi lời khuyên.
Người hâm mộ bất ngờ về cuộc sống của Johnny Trí Nguyễn sau 10 năm gây chấn động màn ảnh.
" alt=""/>Ngoại tình: Con trai vô tình tiết lộ chuyện mẹ ngoại tình với chú hàng xómBạn gái tin đồn của Lâm 'tây' đăng Facebook ẩn ý chúc mừng bạn trai
Sau chiến thắng, hành động của Duy Mạnh khiến khán giả xôn xao
Video: Em gái Đặng Văn Lâm bật khóc khi đón anh trai ở sân bay
Điển trai, bắt bóng giỏi, sống tình cảm là những cụm từ mà người hâm mộ dành cho chàng thủ thành mang hai dòng máu Việt - Nga.
Sau chiến thắng của đội tuyển Việt Nam ở trận chung kết AFF Cup 2018, Đặng Văn Lâm trở thành cái tên được tìm kiếm nhiều trên các trang mạng và diễn đàn.
![]() |
Thủ thành bên chiếc cúp vô địch. |
Mới đây, bức tâm thư của bà Olga Jukova - mẹ ruột Văn Lâm gửi con trai và chúc mừng đội tuyển Việt Nam đã gây bão:
“Chúc con thành công, Lev!
Mẹ là người mẹ hạnh phúc nhất. Mẹ muốn con chuyển lời chào tới đất nước Việt Nam tuyệt vời, tràn ngập ánh nắng của con!
Tới tất cả những người ruột thịt của chồng tôi, tới tất cả các cổ động viên, tới ông Chủ tịch và ban huấn luyện CLB Hải Phòng, nơi Liova đang thi đấu. Tới huấn luyện viên và các thành viên của đội tuyển Việt Nam. Tới tất cả những người ở Việt Nam đã giúp đỡ con trai tôi bằng lời nói và việc làm, thành tâm mong muốn thành công và những điều tốt lành cho con trai tôi.
Xin cảm ơn tất cả. Tôi xin được ôm các bạn thật chặt, chung vui chiến thắng cùng các bạn!
Con cảm ơn Chúa đã cho trái tim con hoà nhịp và yêu hai đất nước. Con cảm ơn Chúa vì Việt Nam đã sinh ra chồng con là Đặng Văn Sơn. Cảm ơn vì con trai đã biết nghe lời Cha và trở về Tổ quốc làm việc.
Xin cảm ơn vì con trai tôi đã ở Việt Nam từ năm 17 tuổi, đã khôn lớn nên người, trở thành cầu thủ chuyên nghiệp và có thể cống hiến tài năng của mình…”.
![]() |
Văn Lâm lớn lên trong tình yêu bền bỉ và mãnh liệt của bố mẹ. |
Bà Olga gặp gỡ và nảy sinh tình cảm với ông Đặng Văn Sơn khi ông sang Nga học tập và làm việc.
Mối tình giữa cô gái Nga và chàng trai Việt Nam khi ấy tưởng chừng như khó khăn, không thể đến với nhau.
![]() |
Vợ chồng bà Olga và ông Đặng Văn Sơn. |
Thế nhưng nhờ tình yêu mãnh liệt và lòng tin dành cho đối phương, hai người đã có cuộc hôn nhân viên mãn.
Ba người con Văn Lâm, Văn Mạnh, Thanh Giang lần lượt ra đời như hun đúc thêm hạnh phúc của gia đình nhỏ. Anh em Văn Lâm đều thừa hưởng những nét đẹp của bố mẹ.
![]() |
Khoảnh khắc đoàn viên của gia đình bà Olga. |
Hiện hai vợ chồng bà Olga sống cùng con trai thứ 2 và con gái út trong căn nhà nhỏ thanh bình ở thủ đô Moscow.
![]() |
Gia đình chào đón Văn Lâm khi từ Việt Nam về thăm nhà. |
Thời điểm Văn Lâm quyết định về Việt Nam xây dựng sự nghiệp, bà Olga và chồng đã động viên, ủng hộ con trai.
Bà Olga có lối sống kín đáo và giản dị. Người phụ nữ này ít khi chia sẻ cuộc sống riêng tư lên trang cá nhân Facebook.
Thủ môn Đặng Văn Lâm từng chia sẻ, mẹ là người đã truyền tình yêu bóng đá và động viên anh theo nghiệp quần đùi áo số.
![]() |
Mẹ là người phụ nữ quan trọng phía sau thủ môn Đặng Văn Lâm. |
Mỗi lần con trai bước vào trận đấu căng thẳng bà Jukova Olga thường đến nhà thờ cầu nguyện.
![]() |
Ông Đặng Văn Sơn luôn dành cho vợ tình cảm lãng mạn, chân thành. |
Điều khiến người hâm mộ càng thêm ngưỡng mộ gia đình thủ môn Đặng Văn Lâm chính là tình cảm ngọt ngào của bố mẹ anh dành cho nhau sau gần 30 năm hôn nhân.
Thông qua các bức ảnh được ông Đặng Văn Sơn đăng tải, người ta dễ dàng nhận ra tình yêu ông dành cho vợ con. Hai vợ chồng không ngần ngại bày tỏ cử chỉ ân cần, lãng mạn khi bên nhau.
![]() |
Tình yêu đẹp của cặp đôi khiến nhiều người ngưỡng mộ. |
![]() |
Giây phút tình cảm của mẹ con thủ thành điển trai. |
Bà Olga luôn toát lên sự dịu dàng, phúc hậu, luôn hết lòng vì chồng con. Có thể nói bà là người phụ nữ đóng vai trò quan trọng, là điểm tựa lớn trong cuộc đời Văn Lâm.
![]() |
Hành trình 8 năm trở về Việt Nam lập nghiệp của Văn Lâm có bóng dáng gia đình bên cạnh. |
![]() |
Sau trận chung kết, mẹ Văn Lâm đã bật khóc vì xúc động. |
Trong trận đấu chung kết AFF Cup 2018, hai vợ chồng bà Olga không không dám theo dõi mà vào một nhà thờ ở Moscow cầu nguyện cho đội tuyển Việt Nam và con trai thi đấu.
Khi nghe tin Việt Nam chiến thắng, họ đã ôm nhau bật khóc vì xúc động.
Không chỉ thành công trên sân cỏ, Anh Đức còn là doanh nhân thành đạt, sở hữu khối tài sản lớn.
" alt=""/>Chuyện chưa biết về người mẹ Nga của thủ môn Lâm 'tây'Để tiết kiệm, anh cùng vợ là chị Nguyễn Thị Thu Đào, 27 tuổi, cùng có chiều cao 1,1 mét, cho hai người bạn ở ghép. Họ chia nhau, vợ chồng anh ngủ trên gác, hai người bạn ngủ bên dưới, các đồ dùng, ăn uống thì dùng chung.
“Chúng tôi đều bán vé số, cả ngày đi ngoài đường nên ở chung cho rẻ, tiết kiệm được tiền thuê”, người vợ quê Bình Định nói.
![]() |
Vợ chồng chị Đào - anh Lượng trong lễ cưới tập thể ngày 20/10/2015. Ảnh: Điều ước thứ bảy/VTV. |
Chị Đào là người duy nhất trong gia đình có bốn người con bị khuyết tật chiều cao. Học xong lớp 12, Đào vào TP.HCM mưu sinh với nghề công nhân may.
Chiều cao chỉ bằng nửa người bình thường, sức khỏe không cho phép, làm được mấy tháng chị xin nghỉ, đi bán vé số ở quận Bình Tân.
Lượng cũng là người con duy nhất bị bệnh lùn bẩm sinh. 15 tuổi, Lượng rời quê Đồng Tháp đến quận 11 thuê phòng trọ ở đi bán vé số kiếm sống.
Thời gian đầu, anh đi bán ở các ngả đường, bến xe, quán xá gần nơi ở. Mùa xuân năm 2014, “địa bàn” có nhiều người hành nghề hơn, anh đi xe buýt đến quận Bình Tân mời gọi thì gặp Đào cũng cầm xấp vé số rao bán.
“Nhìn cô ấy tay chân ngắn tũn, mồ hôi thấm ướt chiếc áo đang mặc, lăng xăng mời khách mua giữa trưa nắng, tôi buồn cười, hỏi sao có người giống mình vậy”, anh chồng năm nay 29 tuổi nhớ lại, đồng thời bắt chuyện làm quen.
Ban đầu, những câu chuyện của họ chỉ xoay quanh ngày bán được bao nhiêu tờ vé, đi những đâu, có khách nào trúng số không. Lâu dần, gặp nhau họ chia nhau chai nước uống, bịch bánh tráng trộn rồi kể câu chuyện của mình cho nhau nghe.
“Tôi xin số điện thoại, cô ấy nhất định không cho nhưng tôi không bỏ cuộc”, anh Lượng cười phá lên khi bị vợ đấm yêu vào lưng.
Chị Đào cho biết, vốn không cho số là vì chị không muốn yêu và lấy một người cùng chiều cao với mình. “Tôi đã thấp rồi, lấy chồng thấp nữa, sinh con ra cũng thấp thì sao”, chị Đào bẽn lẽn nhìn chồng nói. Anh Lượng chen vào: “Thua keo này tôi bày keo khác”.
Những ngày sau đó, TP.HCM bước vào mùa nắng. Thời tiết từ sáng đến tối nóng bức. Vậy mà, trưa nào Lượng cũng ghé chỗ Đào mời cô ăn trưa, uống nước, có khi đến để đưa cho chai nước lọc, bịch đồ ăn rồi đi bán tiếp.
“Có hôm, anh ấy đến mà xấp vé số còn dày cộm, nhưng thấy tôi là cười như không có gì. Hôm biết tôi ốm thì nhất quyết nghỉ bán đòi đến chăm.
Nhìn anh loay hoay nấu cháo, vắt nước cam rồi năn nỉ tôi ăn cho khỏe, tôi thấy mình thật có phước khi lấy được anh”, Đào nhớ lại.
Mỗi ngày hai vợ chồng lấy từ 150-200 tờ vé số đi bán kiếm lời. Ảnh: T.A |
Do kinh tế khó khăn, họ chỉ đi đăng ký kết hôn rồi đưa nhau về sống chung. Biết được hoàn cảnh của hai vợ chồng, một tổ chức từ thiện đã ngỏ ý mời họ tham gia lễ cưới tập thể cho người khuyết tật.
Đêm 20/10/2015, trong bộ áo cưới tí hon, vợ chồng Lượng - Đào tay trong tay bước lên sân khấu cắt bánh cưới, uống rượu giao bôi, trao nhẫn cưới.
Một năm sau, Đào mang thai. Các bác sĩ cho biết, sức đề kháng chị yếu, lại thấp nên em bé rất yếu, khuyên nên bỏ con, nếu không cả mẹ và con không giữ được.
“Tôi chỉ biết nằm khóc. Nó là giọt máu của hai vợ chồng. Tôi muốn được nhìn thấy con”, chị Đào nói, mắt rơm rớm nước.
Suốt thai kỳ, chị nghỉ bán, ở nhà dưỡng thai. Từ ăn uống, đi lại hay khám, siêu âm chị đều tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ và cầu nguyện phép màu sẽ mang con đến với mình khỏe mạnh.
Nhìn vợ mang bụng to, nằm một chỗ, thở cũng khó anh Lượng rất thương, nhưng với quyết tâm của chị, anh chỉ biết ở bên động viên, mua nhiều đồ bổ cho vợ bồi dưỡng. Thế nhưng, phép màu đã không xảy ra với gia đình họ.
“Chỉ đến với vợ chồng em có 5 giờ là con ra đi. Em chỉ được ôm con áp vào ngực mình có một lúc”, giọng chị Đào như lạc đi.
Anh Lượng cho biết, mất con, hai vợ chồng rất buồn nhưng anh luôn động viên vợ phải sống tích cực, chỉ cần khỏe mạnh thì niềm vui sẽ đến. Ảnh: T.A. |
Dù các bác sĩ khuyên không nên sinh con nữa nhưng chị vẫn khát khao được làm mẹ, được sinh cho chồng một đứa con. Hơn hai năm qua, chị gắng làm việc nhiều hơn, tiệt kiệm, ăn tiêu dè xẻn, làm việc thiện, đi chùa cầu nguyện và đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
“Anh ấy nói, con cái là duyên, chỉ cần tôi khỏe mạnh là được. Nhưng tôi nghĩ, được làm mẹ của người phụ nữ là thiên chức”, chị Đào nói.
Tết Nguyên đán vừa qua, anh chị không về quê, ở lại thành phố bán vé số kiếm thêm thu nhập.
“Tết vợ chồng tôi bán được nhiều hơn ngày thường và có khách lì xì nên thu nhập cũng kha khá. Số tiền đó, tôi tiết kiệm lo cho tương lai”, chị Đào nói.
Gần 12 năm kết hôn, ông Trọng vẫn duy trì thói quen vào bếp giúp vợ nấu ăn hoặc rửa bát mỗi khi vợ bận.
" alt=""/>Người mẹ cao 1,1 mét rơi nước mắt khi bác sỹ yêu cầu bỏ con