Nhận định Hoàng Anh Gia Lai vs Nam Định FC, 17h00 ngày 12/6
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Ipswich vs Tottenham, 22h00 ngày 22/2: Bất ngờ hợp lý -
Nếu trời lạnh kéo dài nhiều ngày, học sinh có tiếp tục được nghỉ?- Con đã nghỉ 2 ngày vì trời lạnh, nhiều phụ huynh Hà Nội bắt đầu băn khoăn nếu thời tiết dưới 10 độ C kéo dài trong nhiều ngày tới, đồng nghĩa học sinh tiếp tục được nghỉ, liệu việc học tập liệu có bị ảnh hưởng?
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. Nhiều phụ huynh cũng như các nhà trường băn khoăn việc nếu thời tiết tiếp tục dưới 10 độ C kéo dài những ngày tới, đồng nghĩa với việc học sinh sẽ tiếp tục nghỉ dài. Họ lo ngại sẽ ảnh hưởng đến chương trình học của con và hỗn loạn kế hoạch của các gia đình.
Chia sẻ với VietNamNet, hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa cho biết, nếu không có chỉ đạo mới, tất cả vẫn phải theo sự hướng dẫn của Sở GD-ĐT Hà Nội đã công bố.
“Tôi nghĩ nếu đo nhiệt độ lúc 1-2 giờ sáng thì nó sẽ khác với lúc 7h sáng. Hiện, nếu chiếu theo hướng dẫn của Sở thì dự báo thời tiết cứ dưới 10 độ C, trường sẽ phát thông báo và học sinh được nghỉ học. Như thế là rất khó khăn cho các gia đình không có điều kiện cũng như nhà trường.
Theo vị này, nếu thời tiết tiếp tục ở ngưỡng này đồng nghĩa với việc các học sinh tiếp tục được nghỉ học kéo dài, có ảnh hưởng đến chương trình dạy học của nhà trường. Chưa kể, đối với các gia đình, con nghỉ thì cả nhà loạn nhịp sinh hoạt và rất vất vả tổ chức trông nom.
“Tôi nghĩ như thời tiết từ đầu tuần đến nay chỉ cần các gia đình ủ ấm cho các con trên đường tới trường thôi, còn đến lớp thì đóng hết cửa lớp cũng ấm và đến khoảng 8-9h sáng là trời tan lạnh. Các bản tin phát lúc 6h nhưng đến 7h nhiệt độ đã khác rồi”, vị này nói.
Liên quan đến sự chênh lệch nhiệt độ ở các thời điểm, vị này cũng chỉ ra những bất cập trong việc đưa ra quyết định cho học sinh nghỉ học của trường.
“Sở GD-ĐT thống nhất với Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội về việc thông báo nhiệt độ ngoài trời khu vực Hà Nội trong những ngày trời rét đậm, rét hại. Căn cứ vào thông tin này, các phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã và các trường được phép quyết định cho học sinh nghỉ học. Phụ huynh cũng bám vào thông tin về nhiệt độ ngoài trời của Hà Nội được phát tại các bản tin dự báo thời tiết để chủ động cho con nghỉ hay không.
Nhưng ví dụ như sáng nay 31/1, bản tin thời tiết của Đài Truyền hình Việt Nam báo nhiệt độ ở Hà Nội là 9,7 độ C. Trong khi đó, nếu theo bản tin dự báo thời tiết của Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội lại là 10 độ.
Như vậy nếu theo Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội thì học sinh tiểu học và mầm non vẫn phải đi học, nhưng nếu theo Đài Truyền hình Việt Nam thì lại được nghỉ học. Sự không thống nhất này gây nên sự tranh cãi và khiến không chỉ các phụ huynh mà các nhà trường như chúng tôi cũng rất lúng túng. Do đó tôi nghĩ cần phải có một sự thống nhất trong các bản tin này”
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Hoàn Kiếm cũng đồng quan điểm:
“Công văn của Sở quy định là dưới 10 độ C, học sinh được nghỉ học, thì chúng tôi phải chấp hành. Nhưng nhiều phụ huynh kêu khổ vì không ai trông con, nhà trường cũng khổ vì rất bị động mỗi ngày. Rồi lại phải lo kế hoạch dạy bù kiến thức cho học sinh. Theo hướng dẫn của Sở, nhà trường và phụ huynh xem bản tin dự báo thời tiết lúc 6h, nhưng đến giờ học sinh đi học thì nhiệt độ cũng đã nhích lên. Như hôm nay, lúc 7h15, nhiệt độ ngoài trời trên điện thoại tôi đã báo là trên 10 độ rồi. Nhưng cho nghỉ hay đi học các trường đều bám theo quy định của Sở ở dự báo thời tiết lúc 6h sáng”.
Ảnh minh họa. Một phụ huynh ở quận Ba Đình cho rằng việc con được nghỉ học 2 hay vài ngày không phải là vấn đề quá lớn và gia đình chị hoàn toàn thu xếp được. Tuy nhiên, theo chị "lịch dạy và học như hợp đồng giữa gia đình và nhà trường và cần được tuân thủ. Vì lịch đó là “biên chế” học của con, cũng là kế hoạch của bố mẹ".
Chị cho rằng, trừ trường hợp mưa bão thiên tai nặng nề, còn khô ráo như hai hôm nay, chưa kể ở Hà Nội thì 9 độ C không phải là quá khắc nghiệt, bởi các lớp học đa số kín chứ không trống như ở các trường vùng cao thì cũng không quá cần phải nghỉ học.
Hơn nữa, các con cũng cần thích nghi với thời tiết - tất nhiên là thích nghi trong khả năng có thể. Nhà trường có thể hướng dẫn các con các bài tập vận động tại chỗ trong lớp bổ sung vào các buổi học.
Chị Vũ Ngân (quận Hà Đông) thì đưa theo con lên cơ quan. “Nhà không có người giúp việc, vợ chồng phải đi làm sớm, nếu để con ở nhà thì không yên tâm, nên sáng sớm tôi đã phải sang nhà hàng xóm gõ cửa gửi nhờ. Sáng nay, không thể gửi được nữa, tôi đành phải đưa con lên cơ quan cùng”.
Trong khi đó, chị Hân, một phụ huynh ở quận Long Biên chia sẻ, những ngày nghỉ lạnh là "những ngày sung sướng nhất trong đời học sinh" của cô con gái tiểu học nhà chị: Ăn no, ngủ kỹ và được chơi thoải mái.
Trao đổi với VietNamNet, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, trong trường hợp thời tiết tiếp tục rét kéo dài, Sở vẫn giữ quan điểm “sức khỏe của học sinh là trên hết”.
“Bởi học sinh tiểu học và mầm non còn bé, sức khỏe là điều cần ưu tiên nhất. Việc học có thể bổ sung lúc nào cũng được, có thể dạy học bù sau. Theo khung chương trình, quỹ thời gian năm học còn thoải mái, cho nên nếu trời lạnh kéo dài 1 tuần hay 10 ngày, học sinh vẫn sẽ được nghỉ học”.
Theo ông Dũng, các phụ huynh yên tâm rằng nhà trường sẽ phải đảm bảo việc học tập, chương trình của con em mình.
“Nếu để học sinh đi học, rất dễ ốm, ảnh hưởng sức khỏe do thời tiết giá rét. Bởi trên bình diện chung, không phải trường nào cũng có đầy đủ hệ thống điều hòa nhiệt độ. Nếu sức khỏe các con không đảm bảo sẽ còn ảnh hưởng đến các gia đình, bố mẹ nhiều hơn”, ông Dũng chia sẻ.
Tuy nhiên, ông Dũng cũng cho hay, mặc dù cho học sinh nghỉ học nhưng các trường vẫn sẽ bố trí nhận trẻ nếu các phụ huynh không thể sắp xếp.
Thanh Hùng
Học sinh được nghỉ lạnh, cha mẹ vẫn mang đến trường
Không có người trông trẻ, các gia đình vẫn đưa con tới trường.
"> -
Sinh viên ở Sài Gòn khốn khổ vì bị rệp hút máuRệp đẻ trứng, bám vào chiếu
Nhiều ngày nay sinh viên ở ký túc xá trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (đường Nguyễn Văn Bảo, quận Gò Vấp, TP.HCM) phản ánh tình trạng bị rệp cắn, hút máu, gây mẩn ngứa, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập.
Trong phòng, rệp bò lổm ngổm trên chiếu của sinh viên. Thậm chí trứng rệp còn bám cả vào các kẽ hở của thang giường và chiếu.
Một sinh viên tên Vương (tầng 12) cho hay bị rệp cắn hoài nên giờ em không dám nằm giường. "Hôm thì tụi em phải trải áo mưa lên giường nằm, có hôm lại xuống đất nhưng dù có nằm ở đâu thì cứ tắt điện là rệp lại bò ra cắn”, vừa nói sinh viên này vừa vạch áo cho xem những vết cắn ở lưng, 2 cánh tay và bắp chân.
“Lúc trước, học bài xong tắt điện đi ngủ là rệp bò ra cắn, hút máu rất khó chịu, nhưng bây giờ chúng bò ra cả ban ngày để tấn công tụi em”, nam sinh tên Hằng ở tầng 12 than thở. Theo bạn này, mỗi khi phân phòng mọi người đều lau chùi thang giường, giặt chiếu sạch sẽ rồi mới dọn vào ở, nhưng chỉ được vài bữa là thấy rệp xuất hiện.
Khi thấy rệp tấn công ngày càng dữ dội, sinh viên báo ban quản lý ký túc xá nhưng chỉ nhận được lời hứa. “Không thấy ban quản lý đến xử lý, tụi em tự mua thuốc diệt côn trùng về phun hết mấy chai mà cũng không hết”, cậu bạn cùng phòng của Hằng lôi 2 chai thuốc diệt côn trùng ra xịt thử để minh chứng.
Còn nam sinh tên Hòa (tầng 10) phàn nàn đang là mùa thi phải thức khuya ôn bài nhưng cứ đặt lưng xuống ngủ là bị cắn, cả đêm ngủ chập chờn, hôm sau rất mệt. Lâu dần, nhiều sinh viên bị chứng mất ngủ kinh niên, về phòng là bị ám ảnh sợ bị rệp cắn.
Nhân viên y tế của trường dùng thuốc diệt rệp
Chiều 14/1, ông Dương Văn Hiệu - Phó phòng Công tác sinh viên, Đại học Công nghiệp TP.HCM - cho biết: “Báo phản ánh thì chúng tôi ghi nhận và sẽ kiểm tra lại, khắc phục ngay. Nhưng thỉnh thoảng mới có một phòng thôi. Khi sinh viên phản ánh là chúng tôi cho quản lý của từng lầu mang thuốc lên diệt liền".
Theo ông Hiệu, Ban quản lý có người trực 24/24 nên khi sinh viên báo hư hỏng, hay bất cứ sự cố gì đều có mặt kịp thời để khắc phục. Tuy nhiên, trong trường hợp này, có thể do sinh viên không biết nên không phản ánh. "Nếu có rệp, Ban quản lý ký túc xá trực tiếp pha thuốc diệt khuẩn từng phòng. Ngoài ra chúng tôi còn phun thuốc ở các thanh giường để tiêu diệt trứng của rệp”, ông Hiệu khẳng định.
(TheoKhánh Trung/ Zing)
"> -
Người ta đội lên đầu hoa hậu đủ thứ gánh nặngTop 3 Hoa hậu Thể thao Việt Nam 2022.
Mấy hôm nay mọi người xôn xao về chuyện năm nay sẽ có hơn 20 cuộc thi hoa hậu, tức là sẽ có thêm hơn 20 cô hoa hậu, có bị “loạn” không? Tôi thì lại thấy đó là tín hiệu vui, vì dần dần thi hoa hậu đang trở về đúng bản chất của nó, là một cuộc thi nhan sắc và chỉ như vậy mà thôi! Tại sao có hàng trăm cuộc thi ca nhạc mỗi năm, mà hoa hậu lại chỉ được phép 2-3 cuộc? Trong khi vẻ đẹp vốn là thứ đa dạng, mỗi người phụ nữ như một bông hoa. Người ta có quyền khoe sắc chứ! Như thế mới là nhân bản, nhân văn.
Lâu nay mỗi năm chỉ có 2-3 cô hoa hậu, hiếm thì thành quý. Thế là người ta đội lên đầu các cô đủ thứ gánh nặng. Nào là biểu tượng sắc đẹp, nào là biểu tượng tâm hồn, trí tuệ, đạo đức… của người phụ nữ Việt Nam. Đó thực sự là điều vô lý. Tội cho hàng triệu phụ nữ Việt khác - những phụ nữ âm thầm toả vẻ đẹp tuyệt vời của mình trong khoa học, nghiên cứu, kinh doanh, lao động… Và cũng tội cho cả chính người đội vương miện. Lỡ nói tục 1 câu, lỡ hút một điếu thuốc là bị đánh giá nhân cách! Vì xã hội kỳ vọng nhiều quá, trông mong nhiều quá vào một danh hiệu mà bản chất nó không đủ sức gồng gánh! Tự dưng một cô gái mới lớn, sau vài ba tuần luyện tập catwalk, trải qua vài vòng thi thời trang, năng khiếu… lại trở thành một biểu tượng của phụ nữ Việt Nam???
Vậy hãy trả lại đúng ý nghĩa của thi hoa hậu là thi nhan sắc mà thôi, cho dù ban tổ chức có dùng nhiều từ mỹ miều để tôn vinh cuộc thi mà họ tổ chức. Một khi định vị như thế, sẽ bớt đi các giá trị ảo của hoa khôi, hoa hậu. Tự khắc những thứ trục lợi phía sau cuộc thi sẽ bớt dần. Có cầu thì mới có cung chứ.
Ai muốn thi cứ thi, ai muốn tổ chức cứ tổ chức. Có gì sai với quy định pháp luật thì cơ quan chức năng xử phạt. Quan trọng là xã hội nhìn nhận lại cho đúng mà thôi. Ngắm các cô xinh đẹp ai mà chẳng thích nhưng đừng lầm lẫn nhan sắc với các giá trị khác là được.BTV Cao Kim Ngân
Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
">