Ngôi trường giữa lòng thành phố chỉ hơn 50% học sinh được dự lễ khai giảng
Năm học 2019-2020,ôitrườnggiữalòngthànhphốchỉhơnhọcsinhđượcdựlễkhaigiảbóng đá Trường tiểu học Lê Văn Thọ có tổng số 4653 học sinh (HS), bao gồm 90 lớp (19 lớp 1; 17 lớp 2; 18 lớp 3; 16 lớp 4 và 20 lớp 5).
Sĩ số trung bình của các lớp là 52 học sinh, trong đó có những lớp, sĩ số lên tới 58-59 em. |
Để kê thêm vài bộ bàn ghế, thêm vài em nhỏ được đến trường, bục giảng của thầy cô cũng phải thu hẹp lại. |
Năm nay, riêng lớp 1, trường được giao chỉ tiêu tuyển 638 HS, tuy nhiên, lượng HS nhận vào thực tế lên tới 1030 em, vượt chỉ tiêu tuyển sinh 392 em. Chưa kể, vào năm học mới, khối nào cũng có HS từ trường khác, địa phương khác chuyển đến.
Chia sẻ với VietNamNet, bà Huỳnh Thị Tuyết Hoa, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Văn Thọ cho biết, vốn dĩ trường được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn của một trường tiểu học hiện đại, với mô hình bán trú, các lớp học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, do thực tế tăng dân số cơ học quá cao, nhà trường phải tiếp nhận tất cả HS của phường Tân Thới Hiệp, cùng với HS tạm trú. Tổng số HS quá đông, dù đã chia thành 90 lớp, nhưng sĩ số trung bình vẫn lên tới 52 em, có lớp lên tới 58 – 59 em.
Những năm này, cánh cửa kính đã cũ là tấm vách, ngăn nhà ăn bán trú thành phòng học tạm cho các em. |
Lâu nay, trường chỉ có 40 phòng học được xây dựng đúng tiêu chuẩn, trong khi 90 lớp chia thành 2 ca, trường cần số lượng 45 phòng học. Vậy là, trong “cái khó ló cái khôn”, nhà trường đành phải bỏ đi mục tiêu cho trẻ học bán trú, sử dụng nhà ăn, ngăn vách tạm để làm thành 4 phòng học, đồng thời “trưng dụng” phòng học chức năng (vốn để giành riêng cho các môn nghệ thuật, Tin học). Như vậy, trường tạm thời đủ phòng cho 90 lớp học.
“Đa số phụ huynh có con em học trong trường là công nhân ở các khu công nghiệp, hoặc những gia đình buôn bán nhỏ lẻ, đời sống còn nhiều khó khăn. Vì vậy, nhà trường chỉ có thể giải quyết vấn đề trước mắt là đủ số lượng phòng học cho HS, để phụ huynh ổn định tâm lý, an tâm làm việc”, bà Hoa chia sẻ.
Phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn ban đầu với số lượng 35 em/lớp, vì vậy, khi phải tăng thêm khoảng 15 học sinh, kê thêm bàn ghế, căn phòng chỉ còn chừa lại lối đi rất hẹp cho giáo viên. Điều này dẫn đến thiệt thòi lớn cho học sinh khi không được tiếp cận với các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại.
Trong một lượt giáo viên gọi HS lên kiểm tra bài, các em phải đứng sát cạnh nhau, để kịp giờ những bạn học khác cũng được cô chỉ dạy. |
Thậm chí, do lớp quá đông, nhiều giáo viên bị mất thời gian vào việc quản lý, ổn định trật tự, khiến thời gian dạy học giảm xuống. Hết giờ mà bài giảng vẫn đang dang dở, giáo viên chỉ còn cách giao bài cho HS về làm, hoặc trao đổi với phụ huynh để kèm cặp thêm cho con. Việc phổ cập tiếng Anh và dạy kỹ năng sống, các giáo viên cũng chỉ biết cố gắng làm hết sức mình.
Điều may mắn cho đến hiện tại theo bà Hoa là, nhà trường đã nhận được sự quan tâm của Phòng GD - ĐT quận 12, của chính quyền địa phương, cũng như sự hỗ trợ của phụ huynh. “Các phụ huynh đều thấu hiểu sự khó khăn của nhà trường nên không có ai trách móc về sĩ số lớp, chỉ mong giáo viên dạy tốt nhất cho các con”, bà Hoa nói.
Tôi từng chứng kiến một lớp học thể dục thú vị. Hết giờ, các em nối thành hàng dài như con tàu, đi mãi chưa thấy toa cuối, uốn lượn mà chẳng ngắt đuôi nhau, cùng trở về lớp học. |
Do có số HS quá đông, năm học mới này, Phòng GD - ĐT quận 12 đã có chỉ đạo riêng với Trường tiểu học Lê Văn Thọ, tăng cường dạy và học ngày thứ 7. Tuy nhiên, bà Hoa khá băn khoăn. Bởi vì, khi dạy và học thêm thứ 7, nhà trường sẽ phải cân nhắc, sắp xếp thời khóa biểu cho hợp lý, để phụ huynh có điều kiện đưa đón con đi học. Đồng thời, nhà trường cũng phải huy động giáo viên đi dạy, mà đáng lý, đó là ngày họ được phép nghỉ theo Luật Lao động.
Bà Hoa tiết lộ, hiện nay, Phòng GD – ĐT quận 12 và lãnh đạo địa phương đã kiến nghị lên UBND Quận 12, xây dựng thêm một trường tiểu học ở phương Tân Thới Hiệp. Nếu được chấp thuận, trong tương lai, trường Lê Văn Thọ có thể giảm tải lượng học sinh, nhà trường có thể đảm bảo điều kiện để đưa tiếng Anh và Tin học thành môn bắt buộc theo chương trình mới.
Giờ tan lớp, học sinh đứng chờ ba mẹ chật kín cổng trường. Có nhiều hôm, đoạn đường Nguyễn Thị Kiểu trước cổng Trường tiểu học Lê Văn Thọ ùn tắc rất lâu vì phụ huynh đỗ xe chờ con. |
Lễ khai giảng năm học 2019-2020, Trường tiểu học Lê Văn Thọ chỉ tổ chức ngắn gọn trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Bởi vì sân trường khá nhỏ, vì vậy, ngoài sự tham gia của tất cả các thầy cô giáo, các lớp học buổi sáng (bao gồm HS khối 1, HS khối 5 và 7 lớp của HS khối 2), thì với các lớp học buổi chiều, mỗi lớp chỉ cử đại diện 5 em tham dự. Tổng số học sinh tham dự khai giảng khoảng 2.500 em (hơn 50% số HS toàn trường).
Khánh Hòa - Thanh Tùng
5 bé sinh 5 đầu tiên của VN háo hức vào lớp 1
Những ngày cuối tháng 8, căn nhà nhỏ của gia đình chị Lê Huỳnh Anh Thư trong con hẻm 320, Trần Bình Trọng luôn rộn ràng. 5 đứa trẻ (ca sinh 5 đầu tiên của Việt Nam) đã chính thức vào lớp một.
相关文章
Soi kèo góc Juventus vs Empoli, 18h30 ngày 2/2
Hư Vân - 02/02/2025 04:35 Kèo phạt góc2025-02-07Ông Hoàng nhớ lại một lần trước đây con trai ông có đánh nhau với một học sinh lớp 5. Ông bị nhà trường gọi lên và nói rằng con trai ông đã đánh người. Khi đó, không để con trai giải thích, ông đã la mắng cậu bé thậm tệ. Sau sự việc đó, 10 ngày liên tục Hoàng Mạnh đã không đến lớp học. Đó là đầu tiên cậu bé bỏ học. Bố của cậu cho rằng có thể chính việc đó đã tạo áp lực cho con trai mình suốt một thời gian dài. Sau khi học xong lớp 5, cậu nhất quyết không chịu học lên lớp 6 và dành cả năm ở nhà chỉ để chơi game.
Tháng 9 năm ngoái, Hoàng Mạnh đã lớn tiếng cãi nhau với bố mẹ, sau đó phải nhận một trận đòn nhừ tử. Sau sự việc này, cậu không chịu nói chuyện với bố mẹ, thậm chí không chịu bước xuống lầu, suốt ngày đóng cửa phòng chơi game, không cho một ai bước vào phòng của mình. Mỗi ngày 3 bữa, người nhà đều đặt cơm trước cửa phòng. Suốt 8 tháng, game thủ này không chịu ra khỏi nhà, bố mẹ cậu tỏ ra vô cùng lo lắng nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của cậu. Vì vậy mà họ đã cưỡng chế và đưa con trai đến bệnh viện, khoa thần kinh để kiểm tra. Tuy nhiên, bác sĩ nói rằng tâm lý của cậu bé hoàn toàn bình thường, không có vấn đề gì phải lo ngại.
Phóng viên của một tờ báo địa phương đã đến nhà và tiến hành một cuộc phỏng vấn nhỏ. Theo lời thuật lại, trước mắt họ chỉ là một cậu nhóc 13 tuổi với mái tóc dài, mắt dán vào màn hình vi tính, tay không ngừng gõ bàn phím.
- Nghe nói em là game thủ có thâm niên, vậy hiện nay cấp bậc trong game là bao nhiêu?
- Em chơi game đã được hai năm, lúc đầu chỉ là chơi cho vui. Nhưng một năm gần mới thật sự yêu thích những trò game đấu trí cần vận dụng đầu óc. Em thích chơi trò "Đế Vương Trở Lại"’, đã chơi đến cấp 30. Thật ra chơi game vừa có thể giải trí cũng có thể kiếm được tiền, mỗi ngày kiếm được khoảng 80 tệ (khoảng 280 ngàn). Em chơi trò này được khoảng 2 tháng, đến tháng gần đây nhà bị cắt mạng, vì vậy mà thứ hạng cũng bị tụt xuống.
- Em nhất định phải đi theo con đường này sao?
- Con đường này là do bản thân em chọn, cho dù có gặp phải khó khăn cũng phải tiến về phía trước.
- Nhưng cha mẹ lại mong muốn em quay lại trường học, để tiếp tục con đường học còn dang dở của mình?
- Học không phải là con đường duy nhất đẫn đến thành công . Em còn trẻ, kinh nghiệm sống không nhiều, không có cách nào để chọn giữa học tập và chơi game cả. Cũng như ăn và ngủ là việc cần thiết của cuộc sống, cho dù không đi học, nhưng em có thể thông qua internet để làm phong phú thêm kinh nghiệm sống của bản thân.
- Vì bây giờ em còn trẻ nên còn ham chơi, nhưng sau khi trưởng thành em có nghĩ mình đủ khả năng để chăm lo cho gia đình con cái, cũng như phụng dưỡng ba mẹ mình hay không?
- Em không biết sau này có đủ khả năng đó hay không. Nhưng em sẽ luôn cố gắng và không hối hận với lựa chọn của mình.
- Em sắp xếp thời gian của mình như thế nào?
- Mỗi ngày em chơi game khoảng 8 tiếng, 4 tiếng để ngủ. Thời gian còn lại lên mạng đọc tin tức, xem phim.
- Mỗi ngày đi học cũng chỉ cần 5, 6 tiếng đồng hồ. Tại sao em lại không dành thời gian để đi học lại. Dù gì cũng không ảnh hưởng đến thời gian chơi game của em?
- … (Không trả lời mà cứ dán mắt vào máy tính chơi game).
theo gamethu
'/>Đang hoàn thiện chính sách cấp phép 4G
Nhận định, soi kèo Al Najaf vs Al Karkh, 21h00 ngày 4/2: Khách thất thế
Hư Vân - 04/02/2025 04:35 Nhận định bóng đá g2025-02-07Nhà báo Tạ Bích Loan. Ảnh cắt từ clip. Nhà báo Tạ Bích Loan cũng đặt thẳng câu hỏi cho nhóm Xây trường Vùng caorằng: “Các bạn làm chương chính đó, đi lên đó và mang theo lượng thức ăn như thế vì các bạn hay vì các em nhỏ?”.
Đại diện nhóm trả lời, họ làm từ thiện một phần trong đó để thỏa mãn cái tôi, muốn mang được phần quà đến cho những người đang cần chúng.
Điều khiến người xem cảm thấy khó chịu là ý kiến từ tiến sĩ Đặng Hoàng Giang. Ông cho rằng, việc làm từ thiện với 3.600 chiếc bánh chưng của nhómXây trường Vùng caogiống như mấy nghìn cái đùi gà, bánh chưng mấy tấn dâng vua Hùng, tô hủ tiếu mấy lít…
“Một bữa đại tiệc chứng minh chúng ta là người làm to nhất, chưa bao giờ có ai làm to được hơn chúng ta!”, ông nhìn nhận, nhóm Xây trường vùng caomuốn chứng tỏ bản thân hơn là làm với mục đích từ thiện.
Sau đó, vị tiến sĩ kết luận, làm từ thiện có thể sẽ tạo ra những mối nguy cho người được nhận. Ví dụ như việc đem quần áo từ dưới xuôi lên vùng cao cho người dân mặc, về lâu dài người ta sẽ không còn mặc loại quần áo thổ cẩm nữa, dần dần làm mất đi thứ bản sắc văn hoá lâu đời của họ.
Chính khách mời - ca sĩ Thái Thùy Linh - đã phải lên tiếng, việc giữ gìn bản sắc văn hóa là của các cấp chính quyền địa phương và quốc gia. Còn các em nhỏ ở vùng sâu vùng xa chỉ quan tâm việc có quần áo mặc giữa mùa đông rét buốt, đủ ăn để không chết đói và phải nghỉ học vì nhà nghèo.
Sự cao trào của chương trình được đẩy lên khi nhà báo Tạ Bích Loan liên tục hỏi “Để làm gì ạ?”, đại diện nhóm từ thiện trả lời: "Để thể hiện được lòng yêu thương đối với mọi người".
Nhà báo Tạ Bích Loan tiếp “Nhưng mà để làm gì ạ?”, đại diện nhóm đáp lại "Để trong cuộc sống mình cảm thấy thanh thản". Lại tiếp tục câu hỏi được đưa ra “Nhưng mà để làm gì ạ?”, thì anh khẳng định, thanh thản để trong cuộc sống mình sẽ làm được nhiều điều khác tốt hơn.
Quan điểm trái chiều
Ngay khi chương trình vừa phát sóng, cộng đồng mạng bày tỏ quan điểm khác nhau trước những câu hỏi của nhà báo Tạ Bích Loan và cả cách nhìn nhận vấn đề từ tiến sĩ Đặng Hoàng Giang.
Thành viên Nguyễn Thị Thúy ủng hộ quan điểm của nhà báo Tạ Bích Loan: "Làm từ thiện không phải cho họ cái mà ta nghĩ rằng họ thiếu! Làm từ thiện mà cái 'Tôi' lớn thế chỉ vì cá nhân mà thôi. Xã hội thật kỳ lạ, luôn cho rằng mình đúng vì dám bỏ tiền và công sức, người khác sai vì họ dám nói thật!".
Cùng quan điểm, Hoa Linh Lannêu, nhiều tổ chức, người nổi tiếng dùng từ thiện để quảng cáo, đánh bóng tên tuổi và hình ảnh. "Từ thiện có nhiều kiểu, không phải ai làm từ thiện cũng vô tư. Thậm chí, nhiều bạn trẻ từ thiện để có ảnh chụp đẹp tung lên Facebook, từ thiện cho giống bạn bè, từ thiện vì chẳng hiểu từ thiện là gì".
Đỗ Thu Trà (28 tuổi, nhân viên văn phòng) cho rằng, "60 phút Mởlà chương trình hay, tìm ra những vấn đề mà ít ai đề cập tới. Không phải ai cũng từ thiện vô tư và vì người khác hoàn toàn. Khách mời đưa ra những cách nhìn và suy nghĩ mới cũng là một nét hay".
Tuy nhiên, không đồng tình những ý kiến trên, Trần Mai Trang (thành viên nhóm Từ thiện thật, Hà Nội) nêu quan điểm: "Chương trình và ý kiến được đưa ra gây ức chế cho người xem. Trong khi nhóm từ thiện đã giải thích 3.600 suất quà vì ở đó có 3.600 em nhỏ, nhưng vị tiến sĩ luôn cho rằng, các anh muốn thể hiện, muốn chứng tỏ...".
Nguyễn Quỳnh Thư (cộng tác viên Trạm cứu trợ động vật, Hải Phòng) cho rằng, chương trình 60 phút Mở cố tình nhấn mạnh việc làm từ thiện để tạo kịch tính.
Thành viên Lan Xiang nhận định, những người ngồi phòng lạnh, đi ôtô không thể cảm nhận được sự đói khổ.
Nhiều quan điểm trái chiều được thể hiện qua các dòng bình luận trên Facebook. Chủ yếu người xem cho rằng, chương trình cố tình làm xấu hình ảnh của việc từ thiện, hướng người xem suy nghĩ làm từ thiện bây giờ để thể hiện, chứ không vì mục đích giúp đỡ.
Bức hình em bé giữa mùa đông ở Đồng Văn, Hà Giang của nhiếp ảnh gia Na Sơn. Ảnh: FBNV. Trên trang cá nhân, nhiếp ảnh gia Na Sơn đăng tải bức hình do anh chụp đầu năm 2012, vào một ngày rét căm 1 độ C đến -1 độ C ở Mo Phải Phìn, Sủng Là, Đồng Văn, trong chuyến từ thiện của anh và bạn bè.
"Là người chụp ảnh, tôi thích chụp người dân tộc mặc đồ truyền thống của họ, ở trong những ngôi nhà lụp xụp cũ kỹ kia. Nhưng là người đi miền núi nhiều, sống với bà con và hiểu sự nghèo khó của họ, chúng tôi biết rằng:
Có một cái áo khoác ấm, cái ủng, bọn trẻ con không phải trốn ở nhà mỗi khi trời rét. Những cái áo, váy 'bản sắc dân tộc kia' không đủ giữ cho chúng khỏi tím tái mà vẫn đến trường được, vẫn đi nương cắt cỏ được như con bé trong cái ảnh này.
Có thêm một vài tấn gạo cho trường nội trú, mùa giáp hạt bọn trẻ con từ 5 tuổi trở lên không phải bỏ học đi nương phụ cha mẹ để kiếm ít lương thực.
Có thêm cân thịt ăn vài bữa để bọn trẻ những nơi như thế này khỏi quên mùi vị thịt như thế nào, bởi vì 'một năm cháu chỉ được ăn thịt vài lần vào ngày Tết hay khi có người chết".
60 phút Mở là chương trình trên kênh VTV6, phát sóng 9h sáng chủ nhật cách tuần. Nội dung chương trình bàn luận về các vấn đề xã hội trên nhiều góc độ, khía cạnh, kết cấu gồm 3 phần: Chủ đề mở, Trường quay mở và Khách mời mở.
Các chủ đề từng bàn luận trong chương trình như "Người ta làm từ thiện vì ai?", "Xiết chặt quyền phá thai, nên hay không?", "Quyền chê sếp công khai", "Chuyện tướng và duyên"...
Tuần trước, chủ đề của chương trình là "Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?" xoay quanh việc MC Phan Anh chia sẻ clip cá chết ở Vũng Áng gây tranh cãi trên mạng xã hội.
'/>
最新评论