Giải trí

Trung Quốc thiết lập ba tiêu chuẩn toàn cầu cho công nghệ 6G

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-02-12 07:01:55 我要评论(0)

Ba tiêu chuẩn công nghệ 6G mới liên quan đến các kịch bản được nêu trong khuôn khổ viễn thông di độntrực tiếp giá vàngtrực tiếp giá vàng、、

Ba tiêu chuẩn công nghệ 6G mới liên quan đến các kịch bản được nêu trong khuôn khổ viễn thông di động 2030: truyền thông nhập vai,ốcthiếtlậpbatiêuchuẩntoàncầuchocôngnghệtrực tiếp giá vàng truyền thông thời gian trễ cực thấp với độ tin cậy cực cao (URLLC) và tích hợp AI.

we8bmdsi.png
Các nước và doanh nghiệp nỗ lực tham gia phát triển tiêu chuẩn 6G để bảo đảm lợi thế cạnh tranh. Ảnh: SCMP

Phó Giám đốc nghiên cứu Cui Kai của hãng tư vấn IDC đề cao tầm quan trọng của các tiêu chuẩn mới. Chẳng hạn, truyền thông nhập vai "vượt ra ngoài màn hình VR hoặc đa phương tiện. Bất kỳ dịch vụ nào yêu cầu băng thông cao, độ trễ thấp và độ tin cậy cao đều có thể được hưởng lợi từ các kiến trúc và mô-đun này", ông nói.

Các tiêu chuẩn trên được nhóm nghiên cứu Tiêu chuẩn hóa viễn thông 13 của ITU công nhận trong cuộc họp ngày 26/7. Đây là nhóm làm việc chuyên về các mạng tương lai và công nghệ mới nổi.

Việc thiết lập các tiêu chuẩn có sự góp sức của Hu Honglin (Viện Nghiên cứu Tiên tiến Thượng Hải), Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và China Telecom. Ông Hu đã nghiên cứu lĩnh vực công nghệ truyền thông trong 20 năm.

Việc phát triển các thế hệ mạng không dây như 4G, 5G hay 6G đều cần thiết lập tiêu chuẩn để hướng dẫn và tham khảo. Các chuyên gia trong ngành và các công ty đều cố gắng tham gia vào việc phát triển các tiêu chuẩn này, nhằm đảm bảo vị trí cạnh tranh trên thị trường càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, theo Liu Guangyi, Giám đốc công nghệ bộ phận không dây tại Viện Nghiên cứu Di động Trung Quốc, vẫn còn các quan điểm trái ngược liên quan đến con đường phát triển 6G. Một báo cáo được công bố hồi tháng 3 của ông Liu chỉ ra các nhà mạng ở châu Âu và Mỹ - nơi triển khai 5G tương đối chậm – dường như không nhiệt tình với phát triển 6G so với China Mobile, Docomo, SKT tại khu vực Đông Á.

Các tiêu chuẩn được đề xuất nhằm hỗ trợ các yêu cầu 6G khác nhau, như nhu cầu gửi nội dung an toàn, cập nhật dữ liệu và kiểm tra xem hệ thống đang hoạt động ra sao. Chúng xác định các chức năng cho các dịch vụ nhập vai và AI.

(Theo SCMP)

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

网友点评
精彩导读
image002.jpg
Cần xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, các mũi đột phá để tạo động lực cho quá trình chuyển đổi số. Ảnh: Bình Minh

UBND tỉnh nhấn mạnh, các sở, ban, ngành, địa phương “cần quán triệt chuyển đổi số là công việc khó, phải có quyết tâm cao, hành động quyết liệt và cần xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, các mũi đột phá để tạo động lực cho quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số”.

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) do Bộ Công an chủ trì xây dựng là đề án quan trọng, đột phá trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, tạo ra nhiều tiện ích, dịch vụ, mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn. 

Thành công từ Đề án 06 giúp rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cần được các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục học tập, phát huy và mở rộng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình chuyển đổi số quốc gia nói chung và các ngành, địa phương thuộc tỉnh nói riêng.

Một số bài học cụ thể đã được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhận diện.

Một là quyết tâm chính trị cao. Phải có nỗ lực lớn, hành động quyết liệt với tầm nhìn chiến lược và lộ trình cụ thể; phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu.

Hai là phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, nhất là đối với các đề án quy mô lớn, liên ngành. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc cho địa phương, cơ sở.

Ba là lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, hướng tới mục tiêu phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh. Minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia, nhất là các dịch vụ công trực tuyến, xây dựng niềm tin của người dân về cải cách hành chính nhà nước.

Bốn là xác định và tháo gỡ "điểm nghẽn". Tập trung giải quyết các vướng mắc về hạ tầng công nghệ, nhân lực, dữ liệu, bảo mật an toàn. Pháp luật cần đi trước một bước; dữ liệu gốc cần được chia sẻ, kết nối để tạo giá trị, tiết kiệm, tránh lãng phí.

Năm là bảo đảm nguồn lực. Bố trí kinh phí, tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ chuyển đổi số. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số.

“Khi xây dựng Đề án Chuyển đổi số của tỉnh cần phải nêu rõ nhiệm vụ triển khai, phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả. Bảo đảm kết nối với Đề án 06 và phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia, các chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, Chiến lược dữ liệu quốc gia và các chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh. Lựa chọn, xác định rõ các mũi đột phá và có tính khả thi để tập trung thực hiện giai đoạn 2024 - 2025, bảo đảm Đề án mang tính đột phá trong thực hiện chuyển đổi số trong ngành, lĩnh vực, địa phương của tỉnh”, UBND tỉnh lưu ý thêm.

Bình Minh

" alt="Bà Rịa Vũng Tàu xây dựng Đề án Chuyển đổi số tương tự Đề án 06" width="90" height="59"/>

Bà Rịa Vũng Tàu xây dựng Đề án Chuyển đổi số tương tự Đề án 06

Du, sống ở Thành Đô, là một trong hàng chục nghìn nhân viên Trung Quốc đã rời bỏ công việc của họ tại các công ty Big Tech của đất nước trong những năm gần đây, khi ngành công nghiệp này mất đà tăng trưởng. Dù việc làm công nghệ vẫn là những vị trí được trả lương cao nhất trên thị trường việc làm nội địa, chúng không còn được coi là con đường tắt dẫn đến sự giàu có trong bối cảnh sa thải và giá trị quyền chọn cổ phiếu bị thu hẹp.

Những gã khổng lồ Internet của Trung Quốc liên tục sa thải nhân sự thời gian qua, ảnh hưởng đến hàng chục nghìn người. Tính đến cuối năm 2023, nhóm BAT – bao gồm Baidu, Alibaba và Tencent – tuyển dụng 364.477 nhân viên, giảm gần 25.000 so với một năm trước đó, theo báo cáo tài chính. Dù vậy, tổng số nhân viên sụt giảm không hoàn toàn là kết quả của việc cắt giảm chi phí vì các công ty cũng trải qua những thay đổi kinh doanh đáng kể.

kzsuae0o.png
Phía trước trụ sở Tencent tại Thâm Quyến, Trung Quốc ngày 17/1. Ảnh: Bloomberg

Du, người có nickname Danna trên mạng, nhận xét Big Tech Trung Quốc "kém phát triển hơn so với vài năm trước", đồng thời tiết lộ ít nhất 70% đồng nghiệp cũ của cô đã từ chức để theo đuổi các dự án kinh doanh của riêng họ, giống như cô đã làm.

Vào năm 2021, Du thành lập Ziranliu để giúp những người có ảnh hưởng trên web (KOL) tăng cường và kiếm tiền từ người theo dõi của họ. Chỉ với 8 nhân viên, công ty đã đạt được thu nhập 10 triệu nhân dân tệ (1,4 triệu USD) vào năm 2023 và giúp hơn 150 khách hàng nổi tiếng trên các nền tảng video ngắn.

Du cho biết kinh nghiệm làm việc của cô với các công ty, bao gồm ByteDance, đã phát huy giá trị, cho phép cô hiểu được dữ liệu, lưu lượng truy cập web và quản lý.

Wang Sijing, cựu Giám đốc sản phẩm của gã khổng lồ tìm kiếm Baidu và startup cho thuê xe đạp Ofo (đã giải thể), cũng kể một câu chuyện tương tự. Wang cho biết 5 năm làm việc cho các “ông lớn” đã giúp cô có một phong cách làm việc "có hệ thống hơn", đặt dữ liệu lên hàng đầu. Cô cũng phản biện tốt hơn, sau khi liên tục được thử thách trong môi trường làm việc Big Tech.

Wang rời Ofo vào năm 2017, giữa lúc các startup và ngành công nghiệp Internet phát triển nhanh chóng. Tháng 4 cùng năm, Ofo thu hút 40 triệu người dùng tại hơn 70 thành phố trên toàn thế giới, theo đồng sáng lập Zhang Siding, nhưng trong vòng vài tháng, họ trải qua một cuộc khủng hoảng vốn và vẫn nợ tiền hàng triệu người dùng.

Wang quyết định nghỉ việc vì cảm thấy chỉ đóng góp hạn chế vào bức tranh chung. "Là người quản lý sản phẩm, tôi chỉ có thể quyết định trang chiến dịch trông như thế nào trên ứng dụng", cô nói.

Việc đầu tiên của cô sau khi nghỉ là đào tạo quản lý sản phẩm. Doanh nghiệp của Wang đạt doanh thu 20 triệu NDT trong năm đầu tiên nhờ sức hấp dẫn của lĩnh vực Internet. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh đã thay đổi sau năm 2020, khi đại dịch đóng cửa tất cả các lớp học trực tiếp, đồng thời, nhu cầu đào tạo quản lý sản phẩm giảm.

"Những người tham gia vào lĩnh vực Internet (sau năm 2020) không được hưởng lợi từ sự bùng nổ trước đó", cô nói. Số học viên của các lớp quản lý sản phẩm giảm xuống còn 1/5 so với trước đó, khiến cô phải chuyển hướng.

Năm 2021, Wang tái xuất với tư cách là một chuyên gia trực tuyến về đào tạo sản phẩm, mẹo nghề nghiệp và tự kinh doanh, sử dụng bút danh PMWang trên các nền tảng như Douyin và Xiaohongshu.

Việc các nhân viên công nghệ tận dụng kinh nghiệm làm việc tại Big Tech để giúp đỡ các KOL ngày nay đã trở thành xu hướng. Tìm kiếm từ khóa "rời Big Tech" trên Douyin trả về vô số kết quả, trong đó có các tài khoản cung cấp lời khuyên về tìm kiếm việc làm, thương mại điện tử, thay đổi nghề nghiệp và quản lý.

So với những ngày còn ở ByteDance, Du cho biết cuộc sống bây giờ "tự do hơn nhiều". "Khi mệt mỏi, tôi sẽ cho mình một kỳ nghỉ trong một hoặc hai ngày, đi du lịch, gần gũi hơn với thiên nhiên hoặc chỉ thiền định",cô nói.

Ngành Internet của Trung Quốc khét tiếng với lịch trình 996 - 9 giờ sáng đến 9 giờ tối mỗi ngày, 6 ngày một tuần. Dù tình trạng này đã giảm bớt sau khi bị chỉ trích rộng rãi, một số nhân viên tại ByteDance và Tencent chia sẻ họ vẫn cần phải làm việc muộn vào buổi tối và đôi khi vào cuối tuần để đáp ứng hạn chót dự án.

Là một người tự kinh doanh, Du thỉnh thoảng làm việc đến 9 giờ tối nhưng điều đó không còn làm phiền cô "vì đây là những gì tôi sở hữu và đam mê". Theo cựu nhân viên ByteDance, phần khó nhất trong việc điều hành doanh nghiệp riêng là trước khi nó bắt đầu.

Sau khi rời công ty, cô đã dành 6 tháng để suy nghĩ về ý tưởng trở thành một doanh nhân. "Tôi liên tục tự vấn bản thân và cảm thấy tội lỗi khi không còn lương", cô hồi tưởng. Song, cô biết rằng "nghỉ ngơi là điều cần thiết đối với một người đã chạy không ngừng nghỉ trong nhiều năm".

(Theo SCMP)

" alt="Tháo chạy khỏi Big Tech sau nhiều năm ‘bán mạng’ cho công việc" width="90" height="59"/>

Tháo chạy khỏi Big Tech sau nhiều năm ‘bán mạng’ cho công việc

Trương Quang Thái, (Bến Tre), cựu sinh viên chuyên ngành Tổ chức và dàn dựng sự kiện thuộc khoa Quản lý Văn hóa - nghệ thuật (Trường ĐH Văn hóa TP HCM.)

{keywords}
Trương Quang Thái

Hiện tại, Thái  là nhân viên tổ chức sự kiện, Công ty du lịch TransViet ở TP.HCM.

“Ngoài ra em còn làm “thợ đụng” nữa, nghĩa là đụng gì làm đó. Thời gian rảnh, em cùng một người bạn điều hành một dự án nhỏ về kinh doanh thực phẩm. Cuối tuần, nếu có chương trình thì em cũng nhận lời đi hát ở những quán cà phê cho vui” – Thái vui vẻ tiết lộ.

Không luyện thi vẫn đậu thủ khoa ĐH

Cấp ba Thái học Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre), theo ban chuyên Khoa học tự nhiên. Thế nhưng lần đầu thi ĐH vào năm 2010, Thái lại chọn khối D, đậu thủ khoa ngành Xuất bản của Trường ĐH Văn hóa.

Nhớ lại quãng thời gian thi ĐH, Thái cho biết “Mục tiêu của em lúc đó là chỉ cần đậu thôi là được rồi, không nghĩ là sẽ được cao điểm hay gì hết, nên em cũng không đi học thêm suốt ba năm cấp ba hay luyện thi đại học ở bất cứ “lò” nào hết. Em tự học hoàn toàn ở nhà, cái nào không biết thì đọc thêm sách hoặc hỏi bạn”.

{keywords}
Trương Quang Thái đi hát

“Nhưng sau khi học xong một năm thì bản thân em cảm thấy mình phù hợp với ngành Tổ chức sự kiện hơn nên em đã quyết định bỏ học và thi lại”…

So sánh hai thời điểm – khi nhận tin đỗ thủ khoa đại học và tin trở thành thủ khoa đầu ra, Thái cho biết “Thật ra thì lúc đậu đại học em vui hơn vì em biết tin rất bất ngờ. Với lại, vì thi có một trường thôi, nên em cũng hơi lo. Thành ra khi đọc điểm và xem so sánh thấy điểm mình cao nhất, em cũng không tin vào mắt mình.

Hôm trường tổ chức lễ tốt nghiệp, em có lên phát biểu thay mặt sinh viên trường vì là sinh viên tốt nghiệp loại Xuất sắc duy nhất, em thấy bà ngoại và mẹ rất vui”.

Có thể nói “bí quyết” giữ ổn định phong độ học tập của Thái là việc tự học.

“Từ hồi cấp ba em đã thích tự học rồi, nên lên đại học không bỡ ngỡ lắm. Môi trường đại học cũng có cái thú vị riêng của nó, nếu bạn không muốn học thì sẽ thấy rất dễ dàng vì thầy cô không kiểm tra bài vở như hồi cấp ba. Nhưng, nếu muốn học tốt, thực sự phải bỏ ra khá nhiều thời gian để nghiên cứu sách vở, nhiều khi em đọc cả cuốn sách rồi chỉ để viết được hai câu trong bài tiểu luận”.

{keywords}

Cắm cổ học rồi chê cực nhọc sẽ không có việc như ý

Lý giải cho việc lựa chọn ngành học Tổ chức và dàn dựng sự kiện, Thái cho biết đây không còn là một ngành mới và đã trở thành một ngành “hái ra tiền” ở nước ngoài từ rất lâu rồi. Thế nhưng, ở Việt Nam thời điểm bốn năm năm trước thì tìm một nơi đào tạo bài bản về ngành này là không thể.

“Vậy nên khi trường em mở khóa đầu tiên, em đã không đắn đo nhiều mà quyết định thôi ngành Xuất bản đang học để thi lại ngành này”.

Ra trường và đi làm được một năm, Thái cho biết dù là thủ khoa thì sau khi ra trường cậu vẫn phải “rải” CV, đi phỏng vấn bình thường để được tuyển dụng như các bạn khác. Từ lúc phỏng vấn đến bây giờ đi làm, sếp và đồng nghiệp cũng chưa biết Thái từng tốt nghiệp thủ khoa.

“Ngoài kiến thức học ở trường, em còn đi làm thêm và tự học thêm tiếng Anh mới đủ khả năng vượt qua mấy vòng phỏng vấn và làm việc đến hôm nay đấy.

Nhà tuyển dụng cũng không quan tâm lắm đến việc bạn có phải là thủ khoa hay không, mà chỉ cần thấy bạn có phù hợp với vị trí công việc mà họ đang cần hay không thôi. Thành tích học tập sẽ là một điểm cộng rất lớn, sẽ góp phần “làm đẹp” CV của bạn trong quá trình tuyển dụng, tuy nhiên, phần còn lại phụ thuộc vào rất rất nhiều yếu tố khác nữa”.

Ngày đầu chính thức đi làm, Thái mang một “cảm giác khó tả”. “Đêm hôm trước em trằn trọc mãi mới ngủ được. Sáng hôm đó em dậy sớm mặc áo sơ mi trắng và đến công ty ngồi đợi".

{keywords}                

Lâu nay vẫn có nhận xét rằng việc học ở trường khác xa so với đòi hỏi khi đi làm. Tuy nhiên, Thái lại nghĩ giữa hai việc này không có khoảng cách gì lớn, vì nếu đã tập tành làm việc đúng ngành (dù là công việc nhỏ) trong thời gian đi học thì sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ khi đi làm.

“Em nghĩ nhận định đó chỉ đúng với những ai chỉ biết học mà không chịu ra ngoài va chạm. Mình chịu khó một chút rồi mình sẽ quen, chứ nếu chỉ biết cắm cổ ngồi học mà chê công việc cực nhọc không chịu thử làm thì khó mà tìm được việc gì đúng như ý muốn của mình được”.

“Đi học thì luôn luôn phải làm đúng, còn khi đi làm, đôi khi làm “đúng” theo sách vở thì lại không thể thành công, vì phải phụ thuộc vào mong muốn của khách hàng nữa.

Không thể vì mình không làm được việc mà mình lại đổ lỗi cho nhà trường đã không dạy. Nhà trường không thể dạy hết được, muốn đi làm, buộc phải tự học thêm. Kiến thức có bao giờ là đủ”.

Thái nhìn nhận “Vừa học vừa làm luôn tốt hơn là học xong rồi mới lọ mọ đi làm, lúc đó người ta đã chạy đến đâu rồi”.

Thủ khoa tốt nghiệp Trường ĐH Văn hóa TP.HCM khóa 2011-2015
- Tốt nghiệp loại: Xuất sắc.
- Điểm tốt nghiệp: 3.68/4
- Thủ khoa đầu vào khối D Trường ĐH Văn hóa TP.HCM năm 2010.
- Thủ khoa đầu vào khối R4 Trường ĐH Văn hóa TP.HCM năm 2011.

Lê Huyền - Ngân Anh

" alt="Thủ khoa kép đầu vào – đầu ra: “Em vẫn làm “thợ đụng””" width="90" height="59"/>

Thủ khoa kép đầu vào – đầu ra: “Em vẫn làm “thợ đụng””