
- Đây là kết quả được công bố của các tỉnh đã hoàn thành việc chấm thi tốt nghiệp tính đến ngày 15.6.
Tây Ninh: 97,75%
Hệ phổ thông tỉ lệ đỗ đạt 97,75%, tăng 1,6% so với năm trước. Hệ giáo dục thường xuyên, tỷ lệ đỗ là 55,65%, tăng hơn 9% so với năm 2013. Có 3 thủ khoa thi tốt nghiệp THPT đạt 38 điểm, cùng là học sinh Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha.
Toàn tỉnh có 5 trường THPT đạt tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 100%.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014, Tây Ninh có 8.165 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó, hệ Giáo dục phổ thông có 7.133 thí sinh, hệ Giáo dục thường xuyên 1.032 thí sinh.
Quảng Trị: trên 98%
Sở GD-ĐT Quảng Trị cho biết sẽ công bố điểm thi vào ngày 16/6.
Theo thông tin ban đầu, tỉ lệ thí sinh Quảng Trị đỗ tốt nghiệp THPT năm nay trên 98%. Trong đó, có nhiều thí sinh đạt điểm tối đa ở các môn thi như: Toán, Vật Lý, Hóa học… Năm nay, toàn tỉnh Quảng Trị có 9.048 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, có 8.317 thí sinh thuộc khối THPT và 731 thí sinh khối GDTX.
An Giang: 99,64%
Sở GD-ĐT An Giang cho biết tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT ở hệ THPT là 99,64%, hệ GDTX là 56,53% - đều cao hơn các năm trước. Kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh đã được công bố trên trang web của sở.
Lâm Đồng: 98,83%
Theo Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT năm 2014 của tỉnh là 98,83%, hệ GDTX 90,54%. Tỉ lệ này tương đương với năm trước.
Hệ THPT có ba thủ khoa cùng đạt 38 điểm. Thủ khoa hệ GDTX đạt 34,5 điểm. Có tổng số 241 thí sinh xếp loại giỏi và 2.388 thí sinh xếp loại khá. Có 107 thí sinh có bài thi bị điểm liệt (từ điểm 1 trở xuống). Trong đó, môn toán 102 bài, ngữ văn 3 bài và lịch sử 2.
Toàn tỉnh có 20 trường có tỉ lệ tốt nghiệp 100% (tăng 2 trường so với năm trước). Trường có tỷ lệ tốt nghiệp thấp nhất là THPT Lộc Bắc với tỷ lệ 80%.
Quảng Bình: 99,32%
Trước đó, Quảng Bình là địa phương đầu tiên trong cả nước công bố kết quả tốt nghiệp THPT 2014 với tỉ lệ tốt nghiệp hệ THPT là 99,32%.
Tỉ lệ này thấp hơn năm trước 0,3%. Trong khi đó hệ GDTX lại có tỉ lệ tốt nghiệp cao hơn khoảng hơn 20% so với năm ngoái, lên đến 96,93%.
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT Quảng Bình, toàn tỉnh có khoảng 1/3 số trường THPT đỗ tốt nghiệp 100%. Có 12 học sinh đạt điểm 9 môn Văn, 113 học sinh đạt điểm 9,5 môn Lịch sử và 100 em đạt điểm 10 môn Ngoại ngữ…
Ngân Anh(tổng hợp)
" alt=""/>Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp trên 97%
Ngày hội Open Day Vinschool 2014 vào 1/6/2014 sẽ cùng các em học sinh khám pháthế giới qua 5 cánh cửa: Văn hoá, Tiếng Anh, Thể thao, Nghệ thuật và Kỹ năngsống.
5 cánh cửa này gắn kết và tương tác với nhau như 5 ngón tay trên một bàn tay,làm nên “Thế giới trong tay bạn”. Đây là chủ đề của Ngày hội Open Day, đồng thờiphản ánh tư duy giáo dục xuyên suốt của hệ thống giáo dục Vinschool với chươngtrình giảng dạy toàn diện kết cấu “5 trong 1”. Theo đó, mỗi “ngón tay” sẽ dẫnđến một lĩnh vực để học sinh và phụ huynh tìm hiểu và trải nghiệm.
Văn hóa - nền tảng tương lai
Ngón cái trụ cột tượng trưng cho Văn hóa - nền tảng tương lai với chương trìnhtham quan lớp học, phòng chức năng và cơ hội học thử mang tinh thần Vinschool:sáng tạo, thực tiễn, tích hợp nhiều phương pháp theo quan điểm đa trí tuệ.  |
|
Các giáo viên Vinschool sẽ giúp học sinh khơi dậy hứng thú học tập khi trảinghiệm phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Và với những thiết bị dạy họctiên tiến, hiện đại, thể hiện qua các thí nghiệm Hóa học, Vật lý, Khoa học tựnhiên... trí tò mò và óc sáng tạo của học sinh sẽ được thỏa mãn tối đa. Các emcũng sẽ có cơ hội chinh phục bài kiểm tra định vị năng lực đầu vào tại Vinschoolhay thi giải đáp các câu hỏi kiến thức, trắc nghiệm thông minh.
Tiếng Anh - tấm hộ chiếu toàn cầu
Bên cạnh ngón cái Văn hóa trụ cột, bàn tay mở ra thế giới của Vinschool khôngthể thiếu ngón trỏ quan trọng - tiếng Anh, tấm hộ chiếu toàn cầu để bước ra quốctế.
Tiếng Anh trong Ngày hội Open Day được lồng ghép trong nhiều hoạt động để trởthành “ngôn ngữ có đời sống”.
Dưới sự hướng dẫn của các giáo viên Việt Nam và nước ngoài, học sinh sẽ đượctham gia nhiều hoạt động Học mà chơi - Chơi mà học sôi nổi, tạo điều kiện để cảmnhận sự hiện diện của Tiếng Anh trong cuộc sống như giao lưu quốc tế, chươngtrình từ thiện… cùng nhiều hoạt động ngoại khóa hấp dẫn.
Thể thao - nâng tầm sức vóc
Với những học sinh có niềm đam mê vận động, “ngón giữa” Thể thao sẽ mang tới“chương trình thi đấu và trải nghiệm hấp dẫn” cùng các tuyển thủ quốc gia tạicác khu thể thao ngoài trời và nhà thi đấu trong nhà.
 |
|
Festival bóng đá Vinschool dành cho các fan hâm mộ của môn thể thao vua; Giảiđấu bóng rổ học sinh cấp Tiểu học và Trung học... và đặc biệt là cuộc đấu trí 1chọi 30 với Đại Kiện tướng cờ vua quốc tế Từ Hoàng Thông, với Bàn cờ khổng lồrộng tới 50m2 ngay tại sân trường.
Nghệ thuật - sáng tạo không biên giới
“Ngón tay” thứ tư tượng trưng cho Nghệ thuật - Sáng tạo không biên giới. Với tưduy sáng tạo không giới hạn, sân khấu chính của chương trình sẽ là nơi diễn ravở nhạc kịch học sinh “Những bàn tay kỳ diệu” đầy màu sắc, rộn ràng âm nhạc.
Các em cũng sẽ có một trải nghiệm mới mẻ khi cùng hòa âm trong Dàn hợp xướng1001 người hay tham gia chương trình Vinschool’s Got Talent, nơi các em đượcthỏa sức khoe giọng ca tiếng hát, khả năng biểu diễn trước ban giám khảo nổitiếng như ca sĩ Thùy Chi, MC Lê Anh, đạo diễn Ninh Quang Trường.
Kỹ năng sống - chìa khóa thành công
Và cuối cùng Kỹ năng sống - chìa khóa thành công là ngón út, bổ sung toàn diện“Thế giới trong tay bạn” với những trò chơi giải trí, vận động, qua đó giúp cácem hình thành những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như kỹ năng làm việc nhóm;khả năng lãnh đạo; cùng giải quyết vấn đề để đạt được kết quả tốt nhất... Họcqua trải nghiệm với nhiều hoạt động trực quan sinh động dưới sự hướng dẫn củacác giáo viên cũng là một phương pháp được được Vinschool đặc biệt chú trọng ápdụng.
Bên cạnh đó, triển lãm sách uy tín, triển lãm nghệ thuật của thầy trò Vinschool,khu vui chơi sáng tạo VinKE, giao lưu với những tổ chức, câu lạc bộ uy tín nhưHội đồng Anh - British Council, IDC Việt Nam, CLB Kịch Xuân Bắc, CLB EMBI - Nhảycùng BiBi; CLB làm phim trẻ của Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên; Trung tâm nghệ thuậtSolart; Trung tâm Little Gym… sẽ tạo nên một không khí giáo dục đầy hứng khởi.Đây cũng là món quà ý nghĩa Vinschool dành tặng cho các em học sinh nhân ngàyQuốc tế thiếu nhi 1/6.
Ngày hội Open Day Vinschool 2014 - “Thế giới trong tay bạn”
Thời gian: 8h00 - 12h30 ngày 1/6/2014
Địa điểm: Trường Phổ thông Liên cấp Vinschool, T35-36, khu đô thị Times City, 458 Minh Khai, Hà Nội
Thông tin chi tiết và Đăng ký tham dự chương trình tại http://openday.vinschool.com |
Minh Tuấn" alt=""/>1/6, ngày hội Open Day Vinschool 2014


1. Cho trẻ những lựa chọn
Bắt ép trẻ chia sẻ thì càng khó khiến trẻ tự làm điều đó sau này. Nếu bạn cho trẻ một lựa chọn, chúng sẽ nhập tâm hơn và cảm thấy cảm xúc của mình đang bị dò xét. Hãy hỏi con bạn rằng chúng có muốn chơi chung với bạn, hay chia snack với em không. Nếu trẻ nói không, hãy giải thích vì sao trẻ nên sẵn sàng chia sẻ. Nếu trẻ nói có, hãy khen chúng vì đã có một quyết định đúng.
2. Nắm rõ thời điểm trẻ sẵn sàng chia sẻ
Đừng lúc nào cũng mong đợi con mình sẵn sàng chia sẻ mọi thứ! Mong đợi trẻ chia sẻ những đồ chơi trẻ có nhiều như xếp hình, búp bê là hợp lý. Phải chắc chắn rằng bạn mong đợi điều gì ở trẻ. Hãy có lý một chút khi bắt chúng chia sẻ một món đồ chơi mới hay món đồ yêu thích. Bạn có muốn chia sẻ những thứ có giá trị với bạn không? Tất nhiên là không rồi. Chỉ là cảm giác tự nhiên ngay cả khi bạn đã trưởng thành hay còn là một đứa trẻ
3. Dạy trẻ sự từ bỏ không phải là vĩnh viễn
Hãy chắc chắn rằng trẻ hiểu chia sẻ chỉ là tạm thời. Chia sẻ là cho phép một người bạn mượn đồ của mình. Nó chỉ kéo dài trong lúc chơi, và sau đó món đồ chơi sẽ quay trở lại thuộc sở hữu của con bạn. Chia sẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu trẻ hiểu là chúng không hề từ bỏ những gì thuộc về chúng vĩnh viễn
4. Thử dùng cách diễn đạt khác
Nếu trẻ luôn từ chối chia sẻ với người khác, hãy thử sử dụng cách diễn đạt khác. Gọi hành động đó là “mượn”, “đổi lượt” thay vì “chia sẻ”. Hãy giải thích rằng cho mượn chỉ là tạm thời, hay đổi lượt có nghĩa là sau khi người bạn chơi, sẽ tới lượt trẻ chơi món đồ chơi đó. Đôi khi, sự ác cảm với chia sẻ đơn giản là trẻ không thật sự hiểu được phạm vi, ý nghĩa của từ đó.
5. Sử dụng đồng hồ hoặc máy đếm giờ
Sử dụng máy đếm giờ khi thay lượt để chứng minh với trẻ rằng mọi người đều có thời gian như nhau. Chúng sẽ biết chúng có bao nhiêu thời gian với món đồ chơi đó, và khi hết giờ phải đổi cho người kế tiếp. Thay vì coi giới hạn thời gian như một hạn chế, hãy biến nó thành một trò chơi. Ví dụ, hãy cho trẻ thi xếp đồ trong khoảng thời gian cho phép
6. Gần gũi với trẻ
Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ gần gũi với cha mẹ của mình có xu hướng chia sẻ nhiều hơn. Trẻ cảm giác có đủ tình cảm và sự chú ý từ gia đình do đó ít tập trung vào đồ vật, và trẻ cũng hiểu rằng chúng cần cho đi nhiều như những gì chúng nhận được. Trẻ em được an toàn trong vòng tay của gia đình có nhiều khả năng tiếp cận và rộng lượng với những đứa trẻ khác.
7. Hãy để trẻ có đồ chơi riêng, hoặc cất đồ chơi đi trước ngày chơi chung
Mọi đứa trẻ đều có món đồ chơi yêu thích, và nếu con bạn không muốn chia sẻ, đừng ép buộc chúng! Trước ngày chơi chung, hãy để trẻ chọn ra một vài món đồ và giấu đi. Những thứ đồ này sẽ không cần phải chia sẻ, hãy đảm bảo rằng những đứa trẻ khác không được chơi với những món đồ này.
8. Tịch thu đồ chơi nếu trẻ không tiếp thu
 |
|
Nếu con bạn không chịu chia sẻ, hãy thử nhiều biện pháp tích cực như tịch thu đồ chơi. Nếu trẻ vẫn không học được cách chia sẻ, thì có lẽ chúng chưa sẵn sàng để chơi với món đồ chơi đó.
9. Cho đi và nhận lại
Rất nhiều trẻ em mong muốn được nhận nhiều thứ mặc dù chúng không hề cho đi. Hãy đảm bảo rằng trẻ hiểu rằng bạn của bé cũng sẵn sàng chia sẻ đồ chơi nếu bé chơi chung với bạn. Giải thích rằng điều này có nghĩa là mọi người có thể cùng chơi nhiều đồ chơi mới mỗi ngày
10. Giải thích sự quan trọng của chia sẻ
Con bạn có thể còn quá nhỏ để hiểu, nhưng hãy cố giải thích tại sao chia sẻ lại quan trọng như vậy trong cuộc sống. Hãy để trẻ biết chia sẻ giúp trẻ có những người bạn, khiến trẻ trở thành những người tốt bụng, hào phóng và người khác cũng sẽ tốt lại với trẻ.
11. Nêu gương về sự chia sẻ hàng ngày
Khi bạn ở nơi công cộng và thấy những người tốt bụng và chia sẻ, hãy chỉ cho trẻ thấy. Nếu bạn ra ngoài cùng gia đình và con út của bạn chia sẻ thứ gì đó, hãy lấy nó làm ví dụ. Hãy chỉ nó cho những người bạn đi cùng và khen ngợi trẻ vì đã chia sẻ một cách công khai.
12. Không chỉ chia sẻ đồ ăn và đồ chơi
Chứng minh rằng có nhiều thứ cần phải chia sẻ hơn, không chỉ mỗi đồ ăn và đồ chơi. Bạn có thể mượn quần áo, tiền bạc, thời gian! Có thể nó không được coi là chia sẻ, nhưng hãy đảm bảo rằng trẻ có thể dành tình cảm và biết thể hiện tình cảm với không chỉ một thành viên trong gia đình. Đừng để trẻ chỉ có thời gian ôm cha, hãy chắc chắn trẻ hiểu rằng chúng có thể ôm mẹ và anh chị em cùng lúc.
13. Làm theo gương tốt
Những chú khỉ nhìn thấy các hành động và bắt chước theo. Hãy để trẻ thấy bạn chia sẻ bữa tối của mình, hãy để vợ hoặc chồng của bạn mượn xe, mượn đôi giày của một người bạn. Mỗi khi bạn chia sẻ, hãy chỉ cho trẻ thấy. Hãy biến nó thành một trò chơi và yêu cầu trẻ chỉ cho bạn thấy mỗi khi chúng chia sẻ.
14. Khen ngợi trẻ
Mỗi khi trẻ chia sẻ, dù là tự nguyện hay ép buộc, hãy khen ngợi chúng. Đừng thưởng cho chúng vật chất, điều này sẽ tạo tiền lệ xấu cho tương lai. Những lời khen ngợi là hoàn hảo vì nó làm cho trẻ cảm thấy đặc biệt. Đó là những gì trẻ tiếp tục nhận được khi trưởng thành và chia sẻ với bạn cùng lớp hay đồng nghiệp.
(Theo Life Hack)" alt=""/>14 bí quyết dạy trẻ biết sẻ chia