Intel và Qualcomm không thể vá những 'vết thương' của bán dẫn Mỹ
Intel từng là công ty số một thế giới về đúc chip trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên,àQualcommkhôngthểvánhữngvếtthươngcủabándẫnMỹlich c2 từ khoảng năm 2018, vị trí dẫn đầu của Intel dần sụp đổ sau hàng loạt sai lầm. TSMC – công ty mới nổi đến từ Đài Loan (Trung Quốc) – không ngừng vươn lên và thế chân Intel.
Intel hiện có giá trị dưới 100 tỷ USD, trong khi TSMC đạt vốn hóa gần 1.000 tỷ USD, nằm trong top 10 công ty lớn nhất toàn cầu.
Cú rơi của Intel trở thành thách thức chiến lược và địa chính trị khổng lồ đối với Mỹ. Nếu muốn có những con chip tốt nhất, Mỹ cần đến Đài Loan (Trung Quốc) hoặc Hàn Quốc, nơi Samsung thiết lập đế chế đúc chip hùng mạnh.
Nhiều "nhà sản xuất chip" nổi tiếng mà chúng ta nghĩ đến ở Mỹ ngày nay không thực sự làm ra chip. Nvidia, Qualcomm, AMD và tất cả các công ty khác thiết kế chip, sau đó thuê TSMC sản xuất. Apple và một loạt các “gã khổng lồ” công nghệ khác cũng tương tự.
Việc sản xuất các sản phẩm phức tạp như chip ở quy mô lớn, không có khuyết điểm, là vô cùng khó khăn. Vì vậy, nếu có vấn đề trong sản xuất tại Đài Loan (Trung Quốc), đó sẽ là thảm họa đối với cả Mỹ và châu Âu. Đây là lý do vì sao các nước ngày nay chạy đua để xây dựng các nhà máy chip trên lãnh thổ của mình.
Qualcomm không thể cứu Intel
Đây cũng là lý do tại sao sự sụt giảm của Intel rất đáng lo ngại. Intel là công ty Mỹ duy nhất biết cách sản xuất chip mạnh mẽ ở quy mô lớn. Cuối tuần trước,Thời báo Phố Wallđưa tin Qualcomm đã tiếp cận Intel về một vụ thâu tóm.
Tuy nhiên, Insider nhận định, ngay cả khi thương vụ thành công, cũng không giải quyết được vấn đề sản xuất chip của Mỹ. Qualcomm có lẽ không quan tâm đến hoạt động sản xuất của Intel. Theo truyền thông, họ quan tâm đến một số hoạt động thiết kế chip.
Intel có hai mảng kinh doanh chính: Một là thiết kế chip cho PC, máy chủ trung tâm dữ liệu và các mục đích sử dụng khác; hai là sản xuất chip.
Trong nhiều thập kỷ, các hoạt động thiết kế và sản xuất của Intel được tích hợp chặt chẽ. Do đó, công ty có thể thiết lập các nhà máy theo các thông số kỹ thuật chính xác của các nhà thiết kế chip nội bộ.
Song, thế giới chuyển sang một cách tiếp cận khác, tiên phong là TSMC. Thay vì vừa thiết kế vừa chế tạo chip, tại sao không chỉ vận hành các nhà máy và sản xuất chip cho các công ty khác?
Vào cuối những năm 1980, khi TSMC ra đời, ý tưởng này đã bị cười nhạo. Nhưng cách tiếp cận của TSMC đã chứng minh tính đúng đắn của nó.
Bước ngoặt xảy ra khi Intel bỏ lỡ cơ hội sản xuất chip cho iPhone đầu tiên. Apple cuối cùng bắt tay với TSMC. Qualcomm cũng là một hãng thiết kế chip lớn và thuê TSMC sản xuất hầu hết. Các hãng thiết kế chip khác, bao gồm AMD, bắt đầu chuyển sang công ty Đài Loan.
Nó mang đến cho TSMC những đơn hàng “khủng”, đa dạng cần thiết để học cách tạo ra chip tốt hơn bất kỳ ai khác. Trong một bài báo năm 2018, cây bút Ian King của Bloomberg mô tả như sau:
“Với hàng tỷ bóng bán dẫn trên chip, chỉ một vấn đề trên một lượng nhỏ các công tắc nhỏ bé đó có thể khiến toàn bộ thành phần trở nên vô dụng. Quá trình sản xuất có thể mất đến 6 tháng và bao gồm hàng trăm bước đòi hỏi sự chú ý điên cuồng đến từng chi tiết. Mỗi khi có sai sót, nhà máy có cơ hội tinh chỉnh và thử một cách tiếp cận mới. Nếu có hiệu quả, thông tin đó sẽ được giữ lại để thử lần sau. Càng sản xuất nhiều, càng tốt. Và TSMC có nhiều (đơn hàng) nhất hiện nay”.
Nếu như TSMC học hỏi từ rất nhiều khách hàng, hoạt động sản xuất của Intel bị mắc kẹt với một khách hàng duy nhất: chính nó.
Khi chip smartphone lên ngôi, Intel không thể theo kịp TSMC. AI làm cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.
“Chướng khí” của Intel
Việc loại bỏ “chướng khí” vây quanh Intel sẽ là một nỗ lực tốn kém, rủi ro và phức tạp. Intel thậm chí còn bắt đầu trả tiền cho TSMC để sản xuất một số chip của mình.
Gần đây, Intel đã tách mảng kinh doanh đúc chip (foundry) ra khỏi mảng thiết kế chip, giúp khách hàng có thể tự tin giao phó việc sản xuất cho Intel mà không lo sợ phải cạnh tranh với họ. Song, thách thức tiếp theo mới là điều quan trọng: thực sự giỏi trong chế tạo chip.
Mảng foundry của Intel sẽ không thể đấu với TSMC cho đến khi họ có vài khách hàng lớn. Để trở thành chuyên gia trong sản xuất chip, họ cần khối lượng đơn hàng lớn, đa dạng để phát hiện lỗi, thay đổi quy trình và áp dụng kiến thức đó trở lại nhà máy.
Nó là bài toán “con gà – quả trứng”. Nếu không có đơn hàng lớn, khách hàng bên ngoài không tự tin với năng lực sản xuất của Intel. Nhưng nếu không có khách hàng, Intel không thể cải thiện.
Theo CNBC, một giải pháp để phá vỡ bế tắc là đề nghị chính phủ Mỹ thuyết phục các công ty khác sử dụng xưởng đúc của Intel. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đang cố gắng kêu gọi các hãng như Nvidia và Apple nhận ra lợi ích kinh tế của việc có một xưởng đúc chip tại Mỹ.
Intel đang xây dựng các nhà máy tại 4 bang của Mỹ. Đầu năm nay, công ty được tài trợ 8,5 tỷ USD theo Đạo luật CHIPS và Khoa học và có thể được vay thêm 11 tỷ USD theo một quy định thông qua năm 2022.
Intel vừa tuyên bố hợp tác với Amazon, sản xuất chip AI cho Amazon Web Services (AWS). AWS là nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất và họ thiết kế một lượng lớn chip để sử dụng trong các trung tâm dữ liệu khổng lồ của mình. Đây là khối lượng đơn hàng mà Intel cần.
Về mặt công nghệ, Intel có một nút (node) quy trình mới mang tên 18A. Đây là một bộ quy tắc thiết kế chip và hệ thống sản xuất đi kèm. Nếu mọi thứ suôn sẻ trong những năm tới, nó có thể giúp Intel cạnh tranh hơn với các nút hàng đầu của TSMC.
Quan hệ đối tác AWS dựa trên công nghệ 18A này và Microsoft cho biết vào đầu năm nay rằng họ cũng sẽ sản xuất một chip tự thiết kế trên nút quy trình này.
Không chỉ cần khách hàng, Intel cần công nghệ 18A phải thực sự tốt. Trong khi đó, Qualcomm dường như không muốn mua lại phần này. Điều này làm dấy lên tin đồn về việc Intel bị chia tách trong những tháng gần đây.
Theo truyền thông Mỹ, Qualcomm quan tâm đến một số hoạt động thiết kế chip, trong khi Thời báo Phố Wallđưa tin Qualcomm có thể sẽ bán một số bộ phận của Intel cho những người mua khác.
Hoạt động đúc chip của Intel sẽ hoạt động như thế nào với tư cách là một công ty riêng biệt, tách ra khỏi các bộ phận thiết kế? Vấn đề một lần nữa lại nằm ở khối lượng đơn hàng. Nếu không có, họ sẽ không thể học hỏi được gì, không thể đứng vững do thiếu quy mô.
(Theo WSJ, Insider, CNBC)
(责任编辑:Kinh doanh)
- Nhận định, soi kèo Benfica vs Barcelona, 3h00 ngày 22/1: Chủ nhà có điểm
- Đầu 2012 có smartphone chạy chip Intel
- Chiêm ngưỡng smartphone siêu mỏng... không thấm
- Máy tính bảng Sony bị chê 'thiếu muối'
- Nhận định, soi kèo Pachuca vs Santos Laguna, 08h00 ngày 21/01: Bệ phóng sân nhà
- Vẽ tranh 'lạ'
- Truyện Xuyên Vào Game Bl, Tôi Trở Thành Nhân Vật Phụ Qua Đường
- Truyện Xuyên Thư Nữ Phụ Hào Môn Được Nuông Chiều
- Nhận định, soi kèo Celtic vs Young Boys, 3h00 ngày 23/1: Mệnh lệnh phải thắng
- Chọn laptop
- Intel phát động chương trình máy tính cho học sinh
- Fujitsu giới thiệu laptop Lifebook tại thị trường VN
- Nhận định, soi kèo Sparta Prague vs Inter Milan, 03h00 ngày 23/1: Tiễn chủ rời giải
- Cách xem và xóa mật khẩu đã lưu trên Chrome
- Nhận định, soi kèo Celtic vs Young Boys, 3h00 ngày 23/1: Mệnh lệnh phải thắng
- Công nghệ 3D đỉnh cao, Kungfu Panda 2 gây sốt
- iPhone 4 trắng đứng giá, iPad 2 rớt thảm
- 10 PC xấu xí nhất trong lịch sử
- Nhận định, soi kèo Al Shahaniya vs Al Khor, 20h30 ngày 22/1: Tin vào cửa dưới
- Toshiba Thrive – tablet cạnh tranh với laptop