Từ những vai thuộc hàng kinh điển của tuồng chuẩn mực với trình thức nghiêm ngặt cho đến vai diễn đòi hỏi người diễn phải lột tả được hết nội tâm nhân vật. Nhắc tới bà là nhắc tới những vai diễn xuất thần như Hồ Nguyệt Cô hóa cáo, Bà huyện trong Nghêu, sò, ốc, hến; Bà Trưng Trắc trong Trưng nữ vương… và đỉnh cao là Ông già cõng vợ đi xem hội.
![]() |
NSND Đàm Liên trong vở Ông già cõng vợ đi xem hội. |
Trọn một tình yêu cho tuồng
NSND Đàm Liên sinh ra trong một gia đình nghệ thuật tại tỉnh Phú Yên, mẹ bà, cố nghệ nhân Trần Thị Bẩy, cũng từng là một nghệ nhân tuồng nổi tiếng trong gánh hát của ông Bầu Leo.
Ngay từ nhỏ cô bé Đàm Liên đã đam mê nghệ thuật, nhưng bà đến với Tuồng là một sự tình cờ. Năm 1958, bà cùng thi vào ba chuyên ngành là múa, điện ảnh, và tuồng để thử sức, kết quả thật không ngờ Đàm Liên đã trúng tuyển cả ba chuyên ngành với số điểm khá cao. Nhà hát tuồng đã giữ được bà bởi có giấy gọi trước.
Nhưng NSND Đàm Liên sau này tâm sự, thật tâm khi tới với tuồng bà không thích, gần như cả tuổi thanh xuân tập tuồng bà đều bị 'kiểm điểm' bởi làm cái gì cũng sai, múa sai, vẽ mặt 'đen xì, trắng bệch'. Bà luôn nghĩ trong đầu hay mình chọn nhầm nghề, nên lúc nào bà cũng đứng núi này trông núi nọ, tập tuồng nhưng thấy các bạn học hát học múa ở phòng khác là lại rộn ràng.
Nhưng bà bảo, có lẽ tuồng có duyên từ kiếp trước nên buộc bà phải gắn bó. Cho tới khi không thể chuyển sang lĩnh vực nghệ thuật nào khác, bà mới bắt đầu chấp nhận số phận. Đàm Liên bảo, tính của mình không muốn chịu thua ai, khi đã chấp nhận theo đuổi nghệ thuật tuồng, bà bắt đâu lao vào tập luyện. Hết giờ tập cùng các bạn, bà tự mày mò tập thêm.
Mới học bà cảm thấy rất khó bởi hát được một câu hát tuồng cho hay phải khổ tận can tràng, vắt gan vắt ruột, nhiều khi hát xong cảm giác đứt hơi muốn sỉu. Nhưng lạ thay, càng học, càng ngấm, càng say, bà bắt đầu yêu những điệu Hát Nam, hát khách, bắt đầu yêu những vai diễn với những tính cách dữ dội. Tuồng đã ngấm vào máu thịt của Đàm Liên không sao dứt ra được mà ngày đêm lăn lộn, quên ăn, quên ngủ, say mê tập hát, tập diễn.
Nhờ năng khiếu vốn có cùng với sự say mê học hỏi bà đã diễn rất thành công nhiều vai diễn, đặc biệt là vai Trưng trắc trong vở Tuồng Trưng nữ Vương. Nhờ vai diễn thành công này Đàm Liên may mắn được gặp Bác Hồ và diễn cho Người xem. Nhớ lại những ngày đó bà không khỏi xúc động: ''Bác khen lắm, đến nỗi sau này gặp tôi chú Vũ Kỳ thường gọi đùa cô Trưng Trắc của Bác Hồ''.
Hơn 60 năm hoạt động nghệ thuật NSND Đàm Liên đã nhận được 7 huy chương vàng, 2 huy chương bạc trong các hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. 10 năm liền bà là chiến sĩ thi đua cấp ngành, và cấp quốc gia.
Năm 1996, bà vinh dự được tham gia báo cáo điển hình Phụ nữ ba giỏi toàn quốc. Được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhì, Huân chương kháng chiến hạng hai, Huân chương Đào Tấn do tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bình Định trao tặng, Huy chương vì sự nghiệp sân khấu do Hội nghệ sĩ sân khấu trao tặng đợt đầu tiên.
Đặc biệt, bà là một trong số ít các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu cao quý NSƯT đợt đầu tiên (năm 1984) và năm 1992 bà lại được phong tặng danh hiệu NSND. Năm 1992, một vinh dự lớn đến với Đàm Liên là Viện sân khấu công bố kết quả điều tra xã hội học, NSND Đàm Liên là một trong những nghệ sĩ được khán giả yêu thích nhất.
Trong cuốn "Phía sau ánh hào quang”, nhà thơ Trần Đăng Khoa nói về NSND Đàm Liên: "Nói đến nghệ thuật tuồng, không thể không nhắc đến Đàm Liên. Hình như không phải chị đến với tuồng mà chính loại hình nghệ thuật này đã tự tìm đến với chị, rồi qua chị mà bừng sáng hết những vẻ đẹp quyến rũ mà nó vốn từng có. Mặc dù trước Đàm Liên, chúng ta đã có những tên tuổi lớn với những đóng góp đặc sắc cho sự phát triển của loại hình nghệ thuật dân tộc này. Nhưng với Đàm Liên vẫn có một vị trí rất đặc biệt. Có lẽ vì thế mà bạn bè quốc tế, báo chí trong nước gọi chị là "Nữ hoàng của nghệ thuật tuồng”, "Bà chúa của xứ sở tuồng”.
![]() |
Đến với nghệ thuật tuồng không bắt đầu từ tình yêu và cả cuộc hôn nhân với nhạc sĩ Vĩnh An cũng vậy nhưng cuối cùng, NSND Đàm Liên đã nhận được hạnh phúc ngọt ngào. |
Tình yêu thầm lặng
NSND Đàm Liên từng chia sẻ với VietNamNet rằng để có được thành công trong nghệ thuật, bà luôn thầm cảm ơn người chồng đã đồng hành đi qua ngọt bùi, cay đắng gần 30 năm. Với Đàm Liên, nhạc sĩ Vĩnh An không chỉ là người chồng, người anh mà còn là người bắc từng nấc thang cho bà bước tới đỉnh vinh quang của nghệ thuật. Nhưng lúc đến với ông, bà không ấn tượng và phải một năm sau khi chung sống, bà mới cảm nhận và yêu ông.
Ông dạy bà làm thơ, viết văn, làm khán giả đóng góp những ý kiến chân tình cho từng vai diễn. Ông còn phổ bài thơ Cô gái sông Hương của Tố Hữu theo điệu hát tuồng để Đàm Liên diễn mà khi nghe xong tác giả bài thơ phải rưng rưng nước mắt thốt lên: "Hay quá! Tôi cảm ơn Đàm Liên". Rồi nhiều bài thơ khác cũng được nhạc sĩ Vĩnh An phổ để Đàm Liên diễn theo điệu hát tuồng.
Nhắc đến chồng, Đàm Liên tự nhận mình nợ ông quá nhiều. Bà từng kể, ông hơn bà 20 tuổi, quen nhau từ những ngày bà đi lưu diễn ở miền Trung, lúc đó ông là Trưởng đoàn Văn công Quân khu IV. Trong những ngày lưu diễn ấy, ông là người luôn đứng sau cổ vũ, đợi bà diễn xong tặng những đóa hoa rừng. Không mấy ấn tượng nhưng bỗng một ngày bà thấy ông xuất hiện và thông báo chuyển về Hà Nội làm, khiến bà quá đỗi bất ngờ. Đương thời người đời vẫn truyền nhau câu hát: "Nực cười nhạc sĩ Vĩnh An, bỏ ra Hà Nội vì nàng Đàm Liên” là như thế.
Ông đã chinh phục được "sầu nữ tình yêu” bởi chính sự chân thành, mộc mạc đó. Sau này, ông vẫn luôn là người đứng bên cạnh động viên vợ trên con đường hoạt động nghệ thuật. Một điều làm bà thấy ân hận là lúc biết trân trọng và dành hết tình yêu thì ông lại ra đi.
Ngân An
NSND Đàm Liên qua đời ngày 25/4 tại Hà Nội hưởng thọ 78 tuổi.
" alt=""/>NSND Đàm Liên: Hạnh phúc không bắt đầu từ tình yêu"Mức này chỉ đủ lời chút ít nên tôi quyết định neo hàng chờ giá tốt hơn mới bán," ông nói.
Tương tự, ông Hoàng ở Tiền Giang cho hay giá sầu riêng Thái loại A (2,7 hộc, 2-5 kg) tại kho giảm từ 180.000-200.000 đồng xuống còn 140.000-144.000 đồng một kg, trong khi loại Ri 6 chỉ còn 132.000 đồng. "Giá giảm sâu, chúng tôi đang lo bị thua lỗ," ông nói.
Ngoài thịt gà thì thịt bò là món ăn được lựa chọn rất nhiều vào dịp Tết vì có thể chế biến thành các món như thịt bò rim, thịt bò kho, thịt bò sốt vang, thịt bò ngâm mắm...
Trong mấy ngày Tết, dù gia đình khá giả hay kinh tế eo hẹp đều luôn cố gắng để có được một ít thịt bò để có mâm cơm sung túc hơn ngày thường. Tuy nhiên, hiện nay việc chọn thịt bò không hề dễ dàng do tiểu thương vẫn thường trà trộn thịt bò giả. Nếu không tinh mắt có thể sập bẫy loại bò già, thớ to không ngon về chất lượng.
Trao đổi với chúng tôi chuyên gia ẩm thực Nguyễn Thị Liên cho rằng, khi chọn thịt bò nên để ý tới màu sắc bên ngoài. Thịt bò ngon có màu đỏ tươi, thớ thịt nhỏ mịn, mỡ có màu vàng nhạt.
Khác với thịt lợn, thịt bò có mùi thơm riêng biệt. Chỉ cần đưa thịt bò lên mũi có thể nhận ra mùi bò này. Với loại thịt bò trà trộn sẽ không có mùi thơm như vậy.
![]() |
Ảnh minh họa |
"Với từng loại thịt đều phải dùng đôi mắt để quan sát kỹ. Thịt màu đỏ sậm, mỡ trắng, mùi tanh có thể là thịt trâu, còn thịt bò già có thể nhận ra bằng mắt với biểu hiện thớ to, đỏ sậm, mỡ có màu vàng đậm hơn thịt bò thường. Ngoài ra, đừng quên nhận ra nang sán nếu có trên thớ thịt. Nang sán đó có hình như hạt gạo", chuyên gia này nói.
Theo chuyên gia Nguyễn Thị Liên, dùng tay ấn vào miếng thịt bò tươi sẽ thấy thịt có độ đàn hồi tốt, vết nhấn không bị lõm. Còn thịt bò ôi sẽ có mùi hôi, khi nhấn trên bề mặt sẽ có vết lõm sâu, kém đàn hồi, sờ lên thịt không có độ cứng mà nhão hơn bình thường.
Quan sát bề mặt thịt tươi khô mịn, không có xơ vụn. Với thịt bò ôi, trên bề mặt sẽ có nước, nhớt, ẩm và dính tay. Chị em cũng có thể quan sát nhận biết thịt bò tươi bằng cách để ý khi thái, miếng thịt thường dính dao. Kể cả trường hợp nhờ người bán thái hộ thì dấu hiệu này cũng nhìn khá rõ.
Thịt bò bị một số bệnh có dấu hiệu mềm nhũn, bầm đen. Khi mổ bò, bên trong tim có nhiều máu không đông, dưới da có dịch vàng, lách bò to gấp nhiều lần so với bình thường. Nếu dùng tay miết vào bề mặt thịt có màu đỏ lạ dính ở trên ngón tay có thể bị nhuộm màu hoặc "phù phép" từ hóa chất. Cho nên không nên dùng những loại thịt như vậy.
Thời điểm chọn thịt bò vào buổi sáng hoặc trước 10 giờ sáng. Không nên chọn mua vào cuối giờ chiều, bởi thời điểm đó rất dễ bị trà trộn loại thịt bò chưa bán hết buổi sáng, có thể có mùi ôi, khó chịu, khi chế biến sẽ không ngon và có nguy cơ gây bệnh.
Chế biến thế nào để thịt ngon, mềm?
Chuyên gia Nguyễn Thị Liên cho rằng, vào dịp Tết, món xào và nhúng lẩu được các gia đình lựa chọn nhiều nhất. Bà nội trợ cần chú ý chọn thịt bò ở phần thăn và đùi để xào hay nhúng lẩu. Thịt thăn nội tức là phần phi lê rất hợp để nấu phở, nhúng giấm. Thăn nội trong mỗi con bò chỉ có khoảng 2-3kg, còn lại là thăn ngoại.
Còn với thịt bò hầm, nên chọn loại thịt vừa có nạc, có mỡ, có gân như nạc vai, nạc mông, nạm hay bắp. Bởi những phần thịt này cần hầm lâu, thời gian dài để ngấm gia vị và các loại rau củ.
Để khử bớt mùi hôi của thịt bò, bạn có thể nướng chín một củ gừng, sau đó cạo lớp vỏ cháy bên ngoài đem giã nhuyễn và xát lên bề mặt bên ngoài thịt. Sau đó, xả sạch bằng nước lạnh.
Nhiều người thắc mắc làm thế nào để có thể làm mềm thịt bò, cách đơn giản nhất là cho một ít muối vào nồi. Thịt bò già có thể luộc trước, sau đó vớt lớp váng nổi lên. Tiếp theo cho rượu trắng với lượng 1 kg thịt khoảng 1 thìa cà phê, đun thêm 10-15 phút để thịt mềm.
Còn để xào thịt mềm, trước khi xào có thể dùng lá đu đủ sạch, đập giập gói thịt lại để gần bếp lửa. Còn thịt bò gân, bắp đùi cần ăn liền thì bạn có thể cho một miếng dứa vào nồi.
(Theo Công luận)
" alt=""/>Cách chọn thịt bò ngon, phát hiện bò 'dởm' cho cả nhà ăn Tết