您现在的位置是:Thời sự >>正文
Soi kèo phạt góc Como vs Juventus, 2h45 ngày 8/2
Thời sự7154人已围观
简介 Chiểu Sương - 06/02/2025 22:42 Kèo phạt góc ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Hà Tĩnh vs Công an Hà Nội, 18h00 ngày 10/2: 3 điểm nhọc nhằn
Thời sựHồng Quân - 09/02/2025 19:29 Việt Nam ...
【Thời sự】
阅读更多Đại học Văn Lang được đào tạo Y khoa, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 22 điểm
Thời sựĐiều kiện nhận hồ sơ xét tuyển vào ngành Y khoa của Trường ĐH Văn Lang. Trong khi đó, học phí các trường ngoài công lập có đào tạo ngành Y khoa như sau:
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
Học phí năm 2022 áp dụng cho chương trình tiếng Việt ngành Răng-Hàm-Mặt là210 triệu đồng.Ngành Y Học cổ truyền là 100 triệu đồng.
Ngành Dược học là 60 triệu đồng.
Các ngành khác là 55 triệu đồng.
Học phí năm 2022 áp dụng cho chương trình Tiếng Anh các ngành Răng-Hàm-Mặt, và Y khoa 250 triệu đồng.
Các ngành khác 93 triệu đồng.
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cam kết sẽ được giữ ổn định học phí trong suốt toàn khóa học của sinh viên.
Trường ĐH Tân Tạo
Năm 2022, học phí ngành Y khoa là 150 triệu đồng.Ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học bình quân 40 triệu đồng.
Nhà trường cam kết học phí không tăng trong 6 năm của khóa học với ngành Y khoa và 4 năm học với các ngành khác.
Trường ĐH Phan Châu Trinh
Năm 2022, học phí ngành Y khoa là 80 triệu đồng.Ngành Răng-Hàm-Mặt là 85 triệu đồng.
Ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm là 24 triệu đồng.
Quản trị bệnh viện 26 triệu đồng.
Đối với sinh viên là người nước ngoài thì học phí phải đóng gấp 2 lần mức học phí trên.
Bộ GD-ĐT nói gì việc các trường tư thục đua nhau mở ngành y?
Trước thực trạng nhiều trường đại học tư thục công bố mở hàng loạt ngành thuộc khối sức khỏe, Bộ GD-ĐT cho biết, bên cạnh việc thẩm định các điều kiện cho phép mở ngành, các trường phải công khai hồ sơ chứng minh đủ điều kiện theo quy định.
">...
【Thời sự】
阅读更多Hoa hậu Kỳ Duyên lên tiếng trước những chê bai
Thời sựHoa hậu Kỳ Duyên đi thi hoa hậu đúng hay sai?
Tuy nhiên, sau những gì đang diễn ra tại các vòng thi Miss Universe Vietnam(Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2024), nhiều khán giả bày tỏ sự tiếc nuối cùng nhiều lo ngại cho Kỳ Duyên. Mới đây nhất, nhiều khán giả nhận định "không thích Kỳ Duyên bởi nụ cười công nghiệp".
Cụ thể, khi cái tên Nguyễn Cao Kỳ Duyên xuất hiện tại Miss Universe Vietnam 2024, fan nhan sắc cho rằng cô đang nắm trong tay cơ hội trở thành người đẹp Việt tại cuộc thi "Miss Universe 2024" sắp tới.
Dù đã chuẩn bị khá kỹ với hình ảnh được trau chuốt như "tượng tạc" nhưng Kỳ Duyên liên tục bị thị phi về biểu hiện của mình từ kiến thức đến kỹ năng. Không ít ý kiến cho rằng Kỳ Duyên chưa bắt kịp tốc độ mùa giải năm nay. Đặc biệt, biểu cảm gương mặt của người đẹp sinh năm 1996 còn hạn chế, nhất là nụ cười.
Theo lập luận từ khán giả, gương mặt có phần thiếu cảm xúc khi so sánh Kỳ Duyên thời điểm đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2014 và hiện tại. Một khán giả bình luận: "Sao cứ thấy gượng gạo, mặt bị cứng chắc do tiêm nhiều ạ?". Trước bình luận của khán giả, hoa hậu Kỳ Duyên thẳng thắn đáp lời: "Vì đọc được những comment vô duyên đấy".
Nhan sắc Kỷ Duyên khi không cần son phấn
Hoa hậu Kỳ Duyên từng bộc bạch rằng sẽ lắng nghe ý kiến từ khán giả để ngày một hoàn thiện hơn trong hành trình chinh phục ngôi vị Miss Universe Vietnam.
"Duyên cảm nhận được tình cảm to lớn mà mọi người dành cho Duyên từ 2 năm trước khi Duyên đặt bút ký vào tờ đơn đăng ký ghi danh thí sinh Miss Universe Vietnam 2024. Suốt chặng đường này Duyên luôn nhìn vào điều đó để gò ép bản thân mình trở thành một bản thể hoàn hảo, cứ đi tìm cách lấp đầy những khuyết điểm mà vô tình quên đi mất bản thân mình có những ưu điểm nổi trội như thế nào.
Duyên đã phải làm việc với bản thân rất nhiều để cân bằng lại năng lượng và giải toả được hết những áp lực vô hình ấy, chấp nhận những khuyết điểm và cho thời gian trau dồi mỗi ngày. Phát huy hết mức những ưu điểm mình đang có. Cho tới tập này, Duyên đã dần hòa nhịp với cuộc đua khốc liệt ấy" - cô chia sẻ.
(Theo NLĐ)
">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Siêu máy tính dự đoán Empoli vs AC Milan, 0h00 ngày 9/2
- Bảng xếp hạng 200 đại học hàng đầu thế giới
- Du học sinh: Đi đi, đừng về!
- “Siêu dự án” chống ngập khiến hàng trăm nhà dân biến dạng
- Siêu máy tính dự đoán Empoli vs AC Milan, 0h00 ngày 9/2
- Phê bình hiệu trưởng vụ 'bán' bộ sách lớp 1 giá 800.000 đồng
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Farense vs Nacional, 22h30 ngày 9/2: Tận dụng lợi thế
-
- Là học sinh đạt giải nhì quốc gia môn Tiếng Anh, nữ sinh Kiều Anh Phương được 7 trường đại học tuyển thẳng, tuy nhiên em lại chọn Học viện Khoa học quân sự để theo học với mong ước trở thành nữ quân nhân. Nữ sinh Kiều Anh Phương, học sinh lớp 12 Anh, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh vừa được 7 trường đại học tuyển thẳng vì em có thành tích nổi bật trong kì thi học sinh giỏi quốc gia.
Anh Phương cho biết, từ nhỏ em ước mơ được khoác lên mình quân phục bộ đội, lớn lên mơ ước được đứng trong hàng ngũ quân đội nên em sẽ chọn Học viện Khoa học quân sự để theo học suốt những năm trên giảng đường.
Ngay từ nhỏ, Anh Phương đã bộc lộ tố chất thông minh, thừa hưởng từ người mẹ là giáo viên, sự thông minh, sáng tạo từ người bố.
Suốt 12 năm học, thí sinh này luôn có nhiều thành tích nổi bật, đặc biệt là môn tiếng Anh.
Năm lớp 10 và 11, em đạt giải nhì học sinh giỏi môn tiếng Anh, năm lớp 12 giành giải nhì học sinh giỏi quốc gia.
Với thành tích nổi trội này, Phương đã làm hồ sơ đăng ký xét thuyển thẳng vào nhiều đại học.
Mùa tuyển sinh năm nay, em được xét và tuyển thẳng vào 7 trường đại học gồm: Học viện Khoa học quân sự, Đại học Y Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngoại giao, Đại học Sư phạm I Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Anh Phương tâm sự:
“Em rất vui vì nhận được nhiều thông báo tuyển thẳng của nhiều trường đại học nổi tiếng ở Hà Nội. Tuy nhiên, trường mà em thích nhất là Học viện Khoa học quân sự mãi vẫn chưa có thông báo, em hồi hộp chờ đợi cứ ngỡ là mình bị trượt”.
Em kể tiếp: “Cách đây mấy hôm, có một thầy giáo ở trường quân sự gọi về thông báo em đã trúng tuyển, chuẩn bị làm hồ sơ nhập học, cảm giác lúc đó em thấy sung sướng đến nghẹt thở. Ngành ngôn ngữ Anh của trường này lại tuyển duy nhất một chỉ tiêu, em không nghĩ mình lại có vinh dự này. Em thật sự rất hạnh phúc”.
Phương Anh nói mình thích môi trường quân sự bởi nhờ đó sẽ tạo cho em tính kỷ luật, tự giác cao trong công việc và cuộc sống.
“Bố mẹ định hướng cho em theo ngành sư phạm, để tiếp nối truyền thống của gia đình. Nhưng sau đó, bố mẹ hoàn toàn ủng hộ sự lựa chọn của em”, Anh Phương nói.
Được biết, trong suốt thời gian học cấp 3, Phương tham gia nhiều khóa học ngoại khóa, câu lạc bộ tình nguyện của trường.
Chia sẻ về bí quyết để “độc chiếm” môn tiếng Anh, nữ sinh này bật mí:
“Em xem môn tiếng Anh là một sở thích, mỗi ngày em không đụng đến nó là em thấy buồn. Em tự học mọi lúc mọi nơi, đọc báo, nghe đài bằng tiếng Anh để trau dồi các kỹ năng cần thiết”.
Thầy Trần Văn Trung, chủ nhiệm lớp 12 Anh, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh đánh giá cao về khả năng tiếng Anh của cô học trò nhỏ nhắn.
“Anh Phương có niềm đam mê lớn về tiếng Anh, em cũng nỗ lực không ngừng nghỉ mới có thành tích như ngày hôm nay. Tôi tin Phương chọn trở thành nữ quân nhân để theo đuổi niềm đam mê, và em sẽ thành công ở môi trường này nếu như học Đại học em không ngừng cố gắng như thời gian qua”, thầy Trung nói.
Thiện Lương
" alt="Nữ sinh được 7 trường đại học tuyển thẳng muốn trở thành quân nhân">Nữ sinh được 7 trường đại học tuyển thẳng muốn trở thành quân nhân
-
- 25 nữ sinh xinh đẹp của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã cùng tranh tài trong đêm thi tài năng Miss VNAM 2018.>> Thầy cô trường Ams quậy hết mình với học trò cuối cấp" alt="Nữ sinh Nhạc viện khoe tài năng, duyên dáng"> Nữ sinh Nhạc viện khoe tài năng, duyên dáng
-
Ban lãnh đạo Vietnam Post luôn ứng trực điều hành hoạt động phòng chống bão Yagi. Ảnh: T.A Thông tin với phóng viên VietNamNetchiều 7/9, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post và Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel - Viettel Post đều khẳng định đã và đang khẩn trương ứng phó với bão số 3, đồng thời cho biết đến thời điểm hiện tại 2 doanh nghiệp bưu chính lớn này chưa ghi nhận thiệt hại nào và sẵn sàng khôi phục toàn bộ các dịch vụ cung cấp tới người dân ngay khi điều kiện cho phép.
Theo đại diện Vietnam Post, bên cạnh việc luôn ứng trực, theo dõi sát diễn biến của bão số 3, hai ngày gần đây, bưu điện các tỉnh, thành phố miền Bắc và các tỉnh miền Trung đến Thừa Thiên Huế, Trung tâm Vận chuyển kho vận miền Bắc cùng Tổng công ty chuyển phát nhanh Bưu điện – EMS đã khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của tổng công ty.
Cụ thể là, kích hoạt phương án ứng phó với cấp độ rủi ro cao nhất, sát thực với đặc điểm của địa phương theo phương châm “4 tại chỗ”, đa tình huống; gia cố, chằng chống nhà xưởng, biển hiệu; kê kích tài liệu, bưu gửi đề phòng mưa bão gây ngập lụt, cây đổ…; sẵn sàng các đội xung kích để phục vụ phòng tránh, khắc phục tại chỗ và ứng cứu khi có tình huống thiên tai xảy ra...
Trước khi bão Yagi tràn tới, các điểm phục vụ của Bưu điện Hải Phòng, Hà Nội và các tỉnh ảnh hưởng bão đã hạ biển hiệu có nguy cơ rơi, kê cao hàng hóa, tạm ngừng hoạt động. Ảnh: Vietnam Post Thông báo tạm dừng hoạt động tại một số khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão Yagi cũng đã được Vietnam Post truyền thông rộng rãi tới các khách hàng. Theo đó, các bưu cục tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Hà Nội hiện đã tạm đóng cửa, không tổ chức giao phát trong thời điểm bão đổ bộ.
“Những khu vực có nguy cơ lũ lụt, sạt lở hoặc không đảm bảo an toàn cũng sẽ tạm dừng mọi hoạt động. Thời gian hoạt động trở lại sẽ được chúng tôi thông báo dựa trên tình hình thực tế sau khi bão tan”, thông báo của Vietnam Post cho hay.
Túi công văn KT1 được bổ sung thêm lớp nilon để đảm bảo an toàn, ngoài túi đỏ và thùng thư riêng để nhận diện. Ảnh: T.A Song song đó, là đơn vị đảm trách cung ứng dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng và Nhà nước (dịch vụ KT1), cùng với việc gia cố mái nhà, tạm tháo hạ biển hiệu có nguy cơ rơi tại các điểm phục vụ, chuyển hàng hóa chưa kịp phát tới người dân lên các vị trí cao để tránh lũ..., Vietnam Post cũng đã bổ sung lớp túi nilon ngoài túi KT1 để bảo vệ các công văn hỏa tốc phục vụ chỉ đạo ứng phó theo yêu cầu của các cấp chính quyền.
Tương tự, đối với Viettel Post, đại diện truyền thông của doanh nghiệp bưu chính này cho biết: Ngay khi có tin có bão mạnh đổ vào vịnh Bắc Bộ, Ban chỉ đạo điều hành phòng chống bão của Tổng công ty đã được thành lập để theo dõi sát sao và điều phối mọi công tác phòng chống bão. Các bưu cục, cửa hàng và kho bãi được gia cố chắc chắn, bao gồm hạ biển hiệu, gia cố mái tôn, cửa ra vào và kiểm tra hệ thống điện đảm bảo an toàn.
Hàng rào bằng xe container đã được dựng lên để bảo vệ cửa và tài sản tại các trung tâm khai thác của Viettel Post. Ảnh: VTP Tất cả hàng hóa tại các điểm phục vụ, trung tâm khai thác của Viettel Post đều đã được kê cao, di chuyển đến nơi an toàn, đặc biệt tại những khu vực có khả năng bị ngập lụt.
"Chúng tôi cũng đã linh hoạt tạm dừng các tuyến kết nối tại những khu vực có nguy cơ cao để bảo vệ an toàn cho người và hàng hóa, đồng thời đảm bảo các hoạt động sẽ nối lại ngay sau khi bão tan. Tính đến thời điểm hiện tại, Viettel Post chưa ghi nhận bất kỳ thiệt hại nào và sẵn sàng khôi phục hoạt động tại những địa bàn bị ảnh hưởng ngay khi điều kiện thời tiết cho phép”, đại diện truyền thông Viettel Post chia sẻ thêm.
Nhà mạng hạ tải trọng cột anten, sẵn sàng kết nối vệ tinh để ứng phó siêu bão YagiVới sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt của các nhà mạng, thông tin liên lạc sẽ được đảm bảo thông suốt, an toàn trước, trong và sau bão Yagi." alt="Chống bão Yagi: Doanh nghiệp bưu chính kê cao hàng, dùng xe container bảo vệ cửa">Chống bão Yagi: Doanh nghiệp bưu chính kê cao hàng, dùng xe container bảo vệ cửa
-
Nhận định, soi kèo Juarez vs Monterrey, 10h00 ngày 9/2 : Thiên đường thứ 7
-
Chiều ngày 21/8, buổi toạ đàm “Thi đấu Toán học, ích gì?” trong khuôn khổ Ngày hội Toán học mở đã diễn ra tại thư viện Tạ Quang Bửu (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội).
Mở đầu buổi thảo luận, bà Nguyễn Thị Lê Hương, Viện phó Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán liệt kê khoảng 20 cuộc thi Toán học trong nước và quốc tế mà rất nhiều học sinh Việt Nam có tham gia. Các kỳ thi này tốt hay nhảm nhí, có mang tính thương mại, đánh bóng tên tuổi hay không, làm thế nào để phụ huynh phân biệt được…là những vấn đề cần được nhìn nhận thấu đáo.
Các khách mời trong buổi toạ đàm “Thi đấu Toán học, ích gì?” thuộc khuôn khổ Ngày hội Toán học mở diễn ra tại thư viện Tạ Quang Bửu, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Trả lời câu hỏi chủ đề của buổi toạ đàm “Thi đấu Toán học, ích gì?”, TS Trần Nam Dũng – thành viên Titan Education và Spunik Education cho rằng, các kỳ thi nhìn vào mặt tích cực đang tạo không khí học tập cho học sinh. “Đây là một trong những cái gốc của sự học. Học phải có thi. Thi trước hết là để kiểm tra, đánh giá. Thi cũng tạo ra những hiệu ứng tâm lý tốt. Thi là để thi đua, nếu đạt được thì trẻ rất là phấn khởi để tiếp tục học tiếp”.
Tuy nhiên, TS Dũng cũng đưa ra một số khuyến nghị. Ông cho rằng thi là để khuyến học, mà khuyến học thì nên dành cho tất cả các lớp, tất cả các đối tượng, chứ không chỉ cho một vài đối tượng như hiện nay.
Ông Dũng cũng chia sẻ về cách thức tổ chức kỳ thi ở một số nước. “Các kỳ thi của họ không gắn liền với cơ quan Chính phủ, mà là các tổ chức có chuyên môn, các tổ chức phi Chính phủ. Họ không lấy tiền của Nhà nước để tổ chức các kỳ thi, mà thu lệ phí của học sinh. Kinh phí được xã hội hoá, tạo điều kiện cho tất cả mọi người, học sinh tất cả các khối lớp đều được thi”.
Đồng tình với quan điểm của TS Trần Nam Dũng, PGS Nguyễn Vũ Lương khẳng định, “ngay như ở trường của tôi, nếu như trường chuyên mà bỏ các kỳ thi thì trường chuyên mất ý nghĩa”.
“Các kỳ thi một mặt là để đánh giá trình độ của học sinh, một mặt quan trọng hơn là chăm sóc cho từng học sinh. Nếu như chỉ có các kỳ thi quốc tế, quốc gia thôi thì không đủ để đáp ứng mong muốn, nguyện vọng của học sinh”.
Theo ông, “phần lớn các kỳ thi là cần thiết và có ích, chỉ có điều người lớn phải tổ chức như thế nào cho hiệu quả”.
Ngoài ra, ông cũng đề xuất, các kỳ thi nên được chuyển giao cho các nhà khoa học nắm chuyên môn vững, trình độ công nghệ thông tin tốt để tối ưu hoá, đảm bảo chất lượng các kỳ thi. Nếu như chất lượng kỳ thi được đảm bảo, Việt Nam hoàn toàn có thể tổ chức các kỳ thi mà học sinh nước ngoài có thể tham gia.
Nói tiếp ý kiến “kỳ thi dành cho tất cả mọi người” của TS Dũng, PGS Lê Anh Vinh – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Khoa học Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, phần lớn các kỳ thi là dành cho học sinh giỏi, khiến nó xa rời với đại đa số học sinh. Ông Vinh chia sẻ, ông rất tâm đắc với ý “ngày hội Toán học mở” của GS Ngô Bảo Châu trong bài phát biểu khai mạc, nghĩa là nó không quá xa vời, mà phải gần gũi để trẻ con thấy rằng có rất nhiều cách để yêu thích Toán. PGS Lê Anh Vinh cũng đưa ý kiến, không cần cứ phải là học sinh giỏi mới được tham gia các kỳ thi, để phong trào học tập được lan rộng, chứ không phải chỉ ở một nhóm nhất định.
GS Ngô Bảo Châu đưa ra thắc mắc, liệu có phải là bất thường hay không khi Việt Nam có tất cả các kỳ thi của thế giới?
Phát biểu tại buổi toạ đàm, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ câu chuyện riêng của mình với các kỳ thi: “Hồi tôi còn bé, tôi rất thích đi thi, chưa bao giờ tôi sợ thi cả. Đỗ cũng thích mà trượt cũng thích. Có lẽ do một số yếu tố về mặt di truyền, người Việt Nam thích đi thi, thì tôi cũng không phải là trường hợp cá biệt”.
Tuy nhiên, ông đặt ra một câu hỏi tại buổi toạ đàm: “Chẳng hạn khi tôi ở Pháp, học sinh Pháp có thi Kangaroo. Khi sang Mỹ thì họ thi IMC. Ở Singapore có kỳ thi của Singapore, ở Trung Quốc có kỳ thi của Trung Quốc. Nhưng liệu có phải là bất thường hay không khi Việt Nam có tất cả các kỳ thi đó?”
Thắc mắc mà GS Châu đưa ra khiến câu chuyện chuyển hướng sang vấn đề chất lượng các kỳ thi. Theo PGS Lê Anh Vinh, chất lượng của một kỳ thi được đánh giá dựa trên 3 yếu tố: uy tín của ban tổ chức, chất lượng thí sinh và chất lượng đề thi.
Ở một góc nhìn khác, TS Trần Nam Dũng cho rằng một kỳ thi tốt cần đảm bảo 2 yếu tố: sự công bằng và tính chuyên môn. “Ở Việt Nam đã có những kỳ thi không công bằng” – ông khẳng định. Tình trạng này xảy ra khi người trong ban chọn đề cũng có những học sinh đi thi. Họ sẽ chọn những đề thi mà mình đưa ra, và thường là những đề lắt léo, chỉ có học sinh của mình làm được. Và khi đã có tư tưởng học sinh của mình, học sinh của người khác, khi đã nghĩ tới thành tích thì yếu tố công bằng sẽ không được đảm bảo. Ông cũng chia sẻ, ở nhiều nước, ban ra đề rất đông, khoảng 30-50 người, mỗi người góp một ít, đề thi rất đa dạng. Nhưng ở Việt Nam, có thể vì lý do bảo mật hay gì đó mà ban ra đề chỉ là một nhóm rất ít.
Trước băn khoăn của một số phụ huynh, rằng liệu các kỳ thi có đang gây sức ép, đang biến các em thành “gà công nghiệp” hay không, và liệu có thể không có các kỳ thi mà vẫn tốt hay không, các khách mời toạ đàm cũng đưa ra một số quan điểm.
TS Trần Nam Dũng cho biết, bản thân ông không ủng hộ việc luyện thi trong một thời gian dài, có chăng chỉ cần 2, 3 buổi trước kỳ thi để giải thích cho các em về cách thức, hình thức đề thi. Bản thân là một nhà giáo dục, ông cũng thường xuyên giải thích cho phụ huynh hiểu có những kỳ thi hoàn toàn giống nhau, không nhất thiết phải tham gia tất cả. “Mục đích của kỳ thi là để khuyến học, chứ không phải là huy chương. Tôi không khuyến khích luyện thi là một khoá học dài”.
PGS Lê Anh Vinh cho rằng các kỳ thi không nên chỉ dành cho đối tượng học sinh giỏi
Trong khi đó, PGS Lê Anh Vinh khẳng định, hiện nay các kỳ thi đều dựa trên tinh thần tự nguyện tham gia, không ai bắt ép các em phải tham gia cả. “Chúng ta nói về thành tích, tưởng rằng chúng ta đang nói về nhà trường nhưng đôi khi sức ép lớn nhất lại là từ phụ huynh. Nếu như cảm thấy việc học tập đang là áp lực thì chúng ta đừng nên tạo áp lực cho trẻ con nữa. Nếu như thấy con mình phải thi 4, 5 kỳ thi mệt mỏi quá, thì chúng ta đừng ép con mình phải làm như vậy”.
“Chúng ta nên đặt nhẹ thành tích xuống thì sẽ thấy mọi việc rất nhẹ nhàng, đặc biệt là về học tập, thi cử. Tôi nghĩ là đầu tiên phải từ gia đình, sau đó sẽ tác động đến nhà trường, chứ không nên cả hai bên đổ cho nhau để cuối cùng trẻ con là người thiệt thòi nhất”.
Nguyễn Thảo
" alt="Thắc mắc của GS Ngô Bảo Châu khi bàn luận ‘thi toán, ích gì?’">Thắc mắc của GS Ngô Bảo Châu khi bàn luận ‘thi toán, ích gì?’