Ngày 29/4, anh Lụm 38 tuổi và con hiện đang ở trọ tại phường Phước Long A, Quận 9, TP.HCM đi bán vé số sau gần một tháng ‘thất nghiệp’. Xe buýt chưa hoạt động, 5 giờ sáng, anh được con gái 12 tuổi dẫn đi bán gần chỗ ở. 11 giờ trưa, số vé được bán hết, hai cha con nắm tay nhau đi bộ về giữa trời nắng mà mồ hôi nhễ nhại, quần áo bám đầy bụi đất. |
Anh Lụm. |
Vừa bước vào căn phòng rộng 10m2, trong con hẻm nhỏ đường Đỗ Xuân Hợp, anh Lụm khoe: ‘Hôm nay, cha con tôi bán được 100 tờ vé số. Tôi định chiều đi bán nữa, nhưng con bé đang bị cảm nên phải nghỉ’, ông bố quê ở xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận nói.
Anh Lụm bị mù từ năm 12 tuổi, sau một tai nạn. 16 năm trước, anh lấy vợ, sinh lần lượt ba con gái 15 tuổi, 13 tuổi và 12 tuổi. ‘Con gái út của tôi được 2 tuổi, cô ấy bỏ đi, để tôi với ba con nhỏ. May mắn, tôi có bố mẹ, anh chị em trong nhà hỗ trợ mới vượt qua được những ngày khó khăn’, giọng buồn, ông bố ba con kể về hoàn cảnh gia đình mình.
Ông bố sinh năm 1982 cho biết, những ngày cả ba con gái còn nhỏ, có chút năng khiếu về đàn, hát, anh đăng ký học một khóa chơi đàn ghi ta rồi đi đàn, hát trong đám cưới. ‘Công việc đó có thu nhập không cao, nhưng nó giúp tôi nuôi được ba con gái’, anh Lụm nói.
|
Cây đàn và giỏ sách giúp anh Lụm và con gái đi bán vé số. |
Ba năm trước, công việc hát đám cưới thất thu, anh để hai con gái lớn ở quê đi học, tự chăm sóc cho nhau, còn mình đưa con gái út – bé Lan 12 tuổi vào Sài Gòn mưu sinh bằng nghề bán vé số. Hằng ngày, anh được con gái nắm tay dẫn ra đường bắt xe buýt đến phà Cát Lái, Quận 2. Tại đây, cha vừa đàn vừa hát, con cầm xấp vé số đi mời khách.
‘Hai con gái lớn của tôi xa mẹ từ nhỏ nên biết tự lập. Từ khi bố và em đi làm xa, hai đứa đi học về là chăm gà vịt, vườn cây, nấu cơm ăn. Hôm nào rảnh, con bé lớn đi cắt rễ, bóc vỏ hành cho cơ sở gần nhà nên cũng thêm chút tiền ăn cá.
|
Hai bao gạo anh Lụm được đoàn từ thiện, mạnh thường quân đến tặng trong những ngày sống giãn cách xã hội. |
Ở trong này, hai cha con tôi được nhiều người thương nên ngày nào bán cũng hết. Mỗi tháng, tôi có thu nhập hơn 6 triệu đồng. Tiền nhà trọ thì có hai đứa em vào làm bảo vệ, làm vệ sinh phụ thêm nên cũng dư một ít gửi về cho hai con ở quê’, anh Lụm kể về cuộc sống của mình.
Khi dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, cùng quyết định cách ly xã hội được thực thi, hai cha con anh Lụm phải tạm nghỉ việc từ ngày 31/3. Ban đầu, anh định bắt xe về quê để bốn cha con có rau ăn rau, cháo ăn cháo, nhưng xe khách đã ngưng hoạt động.
|
Con gái út anh Lụm mỗi ngày nắm tay cha đi bán vé số. Vì không có hộ khẩu Sài Gòn và kinh tế của cha khó khăn, hiện em đang theo học ở một lớp học tình thương gần chỗ ở. |
‘Thất nghiệp mấy ngày dịch, thu nhập không có, tiền dự trữ cũng không nhưng cuộc sống của cha con tôi không đói. Các đoàn từ thiện tặng cho tôi 20 kg gạo, hai thùng mì tôm, dầu ăn, nước mắm, nước rửa tay, khẩu trang. Hôm nào đi chợ được, bữa ăn của cha con tôi cải thiện một chút. Còn không, hai cha con cắm nồi cơm, pha gói mì rồi trộn vào nhau ăn. Ăn vậy, nhưng tôi thấy rất ngon miệng’, đưa tay chỉ vào những món quà được các mạnh thường quân, đoàn từ thiện tặng, anh Lụm nói bằng giọng biết ơn.
Ngày 20/4, anh Lụm được UBND phường Phước Long A gửi giấy mời lên nhận 750 ngàn đồng tiền hỗ trợ cho người bán vé số trong những ngày nghỉ việc vì giãn cách xã hội.
Anh cho biết, số tiền này dù không lớn, nhưng đã giúp cuộc sống của bốn cha con anh đỡ hơn. 'Hôm nghe thông báo đến nhận tiền, tôi vui lắm. Cảm ơn Nhà nước, cảm ơn các mạnh thường quân, các đoàn từ thiện đã giúp cha con tôi đi qua mùa dịch nhẹ nhàng hơn.
Giờ, tôi mong mình sẽ có sức khỏe, được nhiều người thương để có thể bán được nhiều vé số kiếm tiền nuôi con', ông bố ba con bày tỏ.
Bà chủ tiệm tóc khiến người trong 'xóm giang hồ' Sài Gòn phải gật đầu chào
Khi thấy khẩu trang y tế khan hiếm, giá bị đẩy lên cao, bà Mì đi mua vải, học may rồi tự may khẩu trang mang tặng cho người nghèo.
" alt="Anh vé số mù: Được nhiều người quan tâm, ăn cơm chan mì tôm cũng thấy ngon"/>
Anh vé số mù: Được nhiều người quan tâm, ăn cơm chan mì tôm cũng thấy ngon
Những chuyến xe với thông điệp “Vì sức khỏe và sự an toàn của trẻ em - Chung tay đẩy lùi Covid-19” đã đồng loạt xuất phát từ các đơn vị thành viên của Vinamilk tại nhiều địa phương trên cả nước với nhiệm vụ đem những ly sữa đến với gần 19.000 trẻ em khó khăn, có hoàn cảnh đặc biệt, góp phần giúp các em nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng để đẩy lùi dịch bệnh. |
Xe chở sữa của Vinamilk với thông điệp “Vì sức khỏe và sự an toàn của trẻ em – Chung tay đẩy lùi Covid-19” rong ruổi trên những con đường vắng người qua lại do dịch bệnh, mang sữa đến với các trung tâm, mái ấm nuôi dạy trẻ tại Hà Nội, Nghệ An và TpHCM trong ngày đầu tiên khởi động chương trình. |
Năm đầu tiên của thập kỷ mới đang chứng kiến nhiều biến cố của tự nhiên, từ vấn đề hạn hán, ngập mặn trầm trọng ở miền Tây cho đến đại dịch Covid-19 với những ảnh hưởng rõ nét đến mọi đối tượng trong xã hội, đặc biệt là đối tượng trẻ em khó khăn, có hoàn cảnh đặc biệt. Trong bối cảnh đó, sứ mệnh “Để mọi trẻ em đều được uống sữa” của Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam chính là động lực để Vinamilk cùng Quỹ sữa thêm quyết tâm đem những ly sữa, nguồn dinh dưỡng quý giá đến với các “công dân tí hon”, những mầm non tương lai của đất nước.
|
Đại diện công ty Vinamilk tặng sữa cho trẻ em tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Hà Cầu, HÀ Nội. |
Sữa được biết đến như một thực phẩm thiết yếu có mặt trong mọi tháp dinh dưỡng, giàu các vitamin như vitamin A, vitamin D, vitamin B cùng các nguyên tố vi lượng như Canxi, Magie, Phốt pho, Selen. Vì vậy việc uống sữa đều đặn sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch, gia tăng sức đề kháng, phát triển hệ thần kinh và duy trì quá trình trao đổi chất. Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam hy vọng đây sẽ là những yếu tố quan trọng giúp tăng cường sức khỏe, đặc biệt là sức đề kháng để góp phần bảo vệ các em trước đại dịch.
|
Nhân viên Vinamilk tại nhà máy sữa Nghệ An và các đơn vị, chi nhánh của Vinamilk trên cả nước mong rằng những ly sữa bổ dưỡng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, góp phần bảo vệ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch một cách hữu hiệu. |
Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc Điều hành Nhân sự, Hành chính & Đối ngoại của Vinamilk, chia sẻ: “Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, gây tác động đến nhiều thành phần trong xã hội và đây cũng chính là lúc mà trẻ em khó khăn, thiệt thòi, không có khả năng tự vệ và sức đề kháng còn yếu đang cần chúng ta nhất. Chính vì vậy, tuy phải triển khai chương trình trong điều kiện cách ly xã hội và đảm bảo tuân thủ các quy định phòng chống dịch của Chính phủ nhưng Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam vẫn quyết tâm để kịp thời bổ sung những ly sữa dinh dưỡng cho các em.”
|
Các em nhỏ được nuôi dưỡng tại các trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm, nhà mở vui mừng khi được nhận sữa từ chương trình. |
Từ khi dịch Covid-19 mới bùng phát đến nay, Vinamilk đã liên tiếp thực hiện các chương trình ủng hộ sản phẩm dinh dưỡng để tiếp sức cho các cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch, từ các chiến sỹ nơi biên giới cho đến các y bác sỹ, bệnh nhân tại các điểm nóng về dịch… Và nay, 1,7 triệu ly sữa nữa sẽ đến với các trẻ em khó khăn trên cả nước. Để thực hiện được những chương trình này, không thể không kể đến sự đồng lòng và nỗ lực của tập thể nhân viên Vinamilk. Trong điều kiện dịch bệnh khó khăn, nhưng những ly sữa vẫn đều đặn tỏa đi khắp mọi miền, đến với các trung tâm bảo trợ xã hội để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, giúp tăng sức đề kháng cho các em trong thời gian dịch bệnh.
|
Nhân viên Vinamilk luôn nỗ lực để từng hộp sữa được kịp thời trao đến tay các em nhỏ khó khăn, có hoàn cảnh đặc biệt trong mùa dịch. |
Không chỉ góp sức, tập thể nhân viên công ty cũng tự nguyện ủng hộ ngày lương và đi bộ nâng cao sức khỏe để gây quỹ hơn 2 tỷ đồng mua khẩu trang, nước rửa tay và các nhu yếu phẩm cần thiết khác cho trẻ em khó khăn. Như vậy, với chương trình trao tặng 1,7 triệu ly sữa cho trẻ em thông qua Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam lần này, tính đến nay, Vinamilk đã dành ra hơn 27,5 tỷ đồng để hỗ trợ cộng đồng phòng chống đại dịch Covid-19.
Quỹ sữa Vươn Cao Việt Nam được thành lập từ năm 2008 với sự chủ trì của Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng sự đồng hành xuyên suốt của công ty Vinamilk với sứ mệnh là đảm bảo quyền được uống sữa mỗi ngày của trẻ em Việt Nam, để các em có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí tuệ. Chương trình đã mang hàng triệu ly sữa ấm áp tình thương đến khắp các tỉnh thành trên cả nước, từ Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc đến điểm cực Nam đất mũi Cà Mau. Chặng đường 13 năm của Quỹ sữa Vươn Cao Việt Nam đã mang hơn 36 triệu ly sữa đến gần 460 ngàn trẻ em khó khăn trên khắp Việt Nam. Riêng năm 2019, Vinamilk đã dành tặng 1.631.000 ly sữa tương đương 10,5 tỷ đồng cho gần 18.000 trẻ em của 25 tỉnh thành trên cả nước. |
Tuyết Nhung
" alt="Vinamilk tặng trẻ em khó khăn 1,7 triệu ly sữa trong dịch Covid"/>
Vinamilk tặng trẻ em khó khăn 1,7 triệu ly sữa trong dịch Covid
Em với Tuấn - bạn trai em đã quen biết nhau được 2 năm. Em năm nay 27 tuổi, bạn trai hơn em 2 tuổi. Anh ấy làm chủ một tiệm hớt tóc khá đông khách, thu nhập cao. Tuấn cao lớn, điển trai lại có tài. Chúng em quen biết đã lâu nên cũng đã đưa nhau về ra mắt 2 bên gia đình, dự tính cuối tháng 4 này sẽ tổ chức đám cưới.Khi yêu nhau, em với Tuấn cũng trải qua nhiều chuyện. Sau cùng, vì tình yêu dành cho Tuấn quá lớn nên em đều tha thứ hết để cả hai vẫn được ở bên nhau. Trước đó, em đang làm việc thì bỗng dưng nhận được một tấm ảnh Tuấn ôm hôn một người đàn ông khác. Người gửi ảnh tự xưng là người yêu cũ của Tuấn. Lúc đó em sốc lắm và khóc rất nhiều.
|
Yêu nhau mặn nồng nhưng bạn trai vẫn tìm gặp đàn ông vì cơn 'say nắng'. |
Em nói rõ mọi chuyện với Tuấn và định bụng sẽ chia tay. Nhưng Tuấn thú nhận tất cả, Tuấn nói trước kia anh từng hẹn hò với… đàn ông. Nhưng giờ anh không yêu đàn ông nữa, anh đã yêu phụ nữ rồi. Anh yêu em, muốn chung sống trọn đời với em.
Để tỏ lòng thành, Tuấn mua 1000 bông hồng, quỳ trước cửa nhà em xin tha thứ. Em thấy vậy cũng mủi lòng, bỏ qua mọi chuyện cũ cho anh, chấp nhận chuyện anh ấy là người lưỡng tính và từng yêu đàn ông. Em không nghĩ có nhiều người có thể vị tha và chịu đựng như em.
Sau biến cố đó, Tuấn đối xử với em tốt hơn, chiều chuộng em hơn. Chúng em ở bên nhau rất hạnh phúc và cũng đã mơ về một gia đình hạnh phúc. Chúng em cũng đã đi quá giới hạn và khá hợp nhau trong chuyện phòng the.
Tuy nhiên, gần đây em thấy anh bận việc nhiều hơn, ít dành thời gian cho em hơn. Khi ở bên nhau, anh ít gần gũi mà chỉ chăm chăm ôm điện thoại chơi game, chat chit. Nhiều lần em đòi hỏi anh cũng trốn tránh, nói đi làm mệt nên không có hứng. Em xem Facebook, Zalo của anh thì bàng hoàng khi phát hiện ra anh đang chat chit, tâm sự với một người đàn ông tên Nam, hơn anh 3 tuổi.
Tận mắt chứng kiến Tuấn dắt tay người đàn ông kia vào nhà nghỉ, em cảm giác như trái tim em đang bị ai bóp nghẹt. Em cố gắng nín nhịn chờ đợi 2 người đó đi ra và dành cho anh ta một cái tát.
Mấy ngày đó, em khóc nhiều, đau khổ, dằn vặt nhiều vì lỡ yêu nhầm người. Tình cảm của em dành cho anh ấy đã quá lớn. Tuấn lại đến nhà em tặng hoa, xin lỗi. Anh nói anh ta với anh Nam kia chỉ là tình cảm say nắng, qua đường. Anh Nam đến cửa hiệu của Tuấn cắt tóc. Hai người mau chóng phải lòng nhau. Cả hai biết chuyện tình cảm này là sai trái và chẳng đi đến đâu nên cũng dự định sớm chấm dứt.
Thấy em và Tuấn rạn nứt, bố mẹ em không biết chuyện gì nên vẫn bênh vực Tuấn, vun vào cho hai chúng em. Em không muốn kể tất cả mọi chuyện cho bố mẹ vì quá xấu hổ.
1 tuần nay, ngày nào Tuấn cũng đến nhà em quỳ gối, khóc lóc, nỉ non. Em chẳng biết phải làm thế nào. Em còn yêu Tuấn nhiều lắm nhưng bảo em chấp nhận giới tính “nửa nọ nửa kia” của anh ấy, em sợ em không làm được. Xin mọi người hãy cho em lời khuyên.
Vợ chán ngán vì chồng U70 vẫn sôi sục đi tìm 'của lạ'
Đáng lẽ ở tuổi U70, chúng tôi phải được vui vẻ, an hưởng tuổi già nhưng cảnh nhà tôi thì khác vì chồng tôi vẫn thích ra ngoài tìm 'của lạ'.
" alt="Yêu nhau mặn nồng nhưng bạn trai vẫn ngoại tình với đàn ông"/>
Yêu nhau mặn nồng nhưng bạn trai vẫn ngoại tình với đàn ông