Mẫu tàu điện vận tốc được trưng bày tại Thành Đô hôm 13/1. Ảnh: SCOL
Giáo sư Hà Xuyên, Hiệu phó trường Đại học Giao thông Tây Nam ở Thành Đô, nơi thiết kế hình mẫu của loại tàu cao tốc này, nói trước báo giới rằng đoàn tàu có thể "đi vào hoạt động" trong vòng 3 đến 10 năm tới.
"Tứ Xuyên có tài nguyên đất hiếm phong phú, rất thuận lợi cho việc xây dựng tuyến đường ray chạy bằng nam châm vĩnh cửu của chúng tôi. Điều này giúp các cuộc thử nghiệm được tiến triển nhanh hơn", ông Hà Xuyên cho biết.
Trung Quốc là nước sở hữu mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới, với tổng chiều dài lên tới hơn 37.000km. Nước này cũng sở hữu đoàn tàu vận tài thương mại có vận tốc nhanh nhất thế giới là tuyến tàu cao tốc đệm từ Thượng Hải, với vận tốc lên tới 431 km/giờ.
Đầu tháng này, Trung Quốc cũng đã trình làng mẫu tàu điện cao tốc CR400AF-G, loại tàu có khả năng di chuyển với tốc độ 350 km/giờ trong điều kiện nhiệt độ thấp tới -40 độ C. Loại tàu cao tốc này dự kiến sẽ được đưa vào khai thác trên các tuyến đường ray giữa Bắc Kinh, Thẩm Dương và Cáp Nhĩ Tân.
Việt Anh
Xem nghệ nhân biến lốp xe thành tác phẩm nghệ thuật
Một số nghệ nhân tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã cho những chiếc lốp xe bỏ đi một ‘cơ hội đổi đời’, khi biến chúng thành các tác phẩm nghệ thuật.
" alt="Trung Quốc trình làng mẫu tàu siêu tốc 620km/giờ"/>
Samuel Columbus (ngoài cùng bên trái) và Chine Agwu (ngoài cùng bên phải) cùng bạn bè Việt Nam tại ĐH FPT trong một sự kiện của trường
“Nhiều hôm chúng tôi chỉ có 2 – 4h để ngủ, thậm chí là thức trắng vì bận rộn. Đôi lúc cũng buồn, nhớ nhà, nhưng chúng tôi tự nhủ, phải mạnh mẽ hơn” – Chinedu tâm sự.
Đang là thực tập sinh ở Trung tâm tính toán Hiệu năng cao – Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội), họ có một núi công việc chuyên môn.
Bên cạnh đó, họ vẫn phải duy trì việc học tại trường, và còn đi làm thêm: Vừa làm gia sư tiếng Anh tại nhà, vừa dạy thêm ở trung tâm Anh ngữ; đồng thời còn làm phục vụ ở một tiệm bánh. Họ luôn đặt việc học, việc nghiên cứu là ưu tiên hàng đầu, nhưng không muốn lãng phí cơ hội kiếm thêm thu nhập. Bởi thế, hai người chấp nhận di chuyển 60 – 70km bằng xe máy mỗi ngày từ trung tâm Hà Nội lên Hòa Lạc để đảm bảo mọi việc đều ổn thỏa.
“Tôi cũng mệt mỏi, đôi lúc còn cảm thấy kiệt sức. Nhưng để đạt được những hoài bão và mơ ước mà bạn khao khát, bạn sẽ luôn tìm kiếm những phương tiện để biến nó thành sự thực. Việt Nam là lựa chọn của tôi vì ở đây có môi trường, nền tảng tốt để tôi thực hiện tất cả” – Samuel Columbus giải thích.
Nỗ lực vươn lên
Samuel và Chinedu nhẩm tính, mùa hè năm 2016 họ sẽ ra trường, nên đã chủ động rủ nhau đi tìm việc trước cả khi kì thực tập chính thức bắt đầu. Không đợi nhà trường giới thiệu, hai người bạn đã tự tìm kiếm và ứng tuyển internship (thực tập sinh – PV) ở Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) và được nhận.
Sau 4 tháng làm việc, nhờ những nỗ lực trong công việc, Samuel và Chinedu đã được mời trình bày kết quả nghiên cứu của mình trong hội thảo “Ứng dụng GIS toàn quốc 2015”. Đây là hội thảo tầm cỡ quốc gia, với mục tiêu trao đổi các kết quả nghiên cứu ứng dụng hệ thông tin địa lý (GIS), GPS, Viễn thám… thu hút khoảng 50 nhà khoa học trong nước và quốc tế, đồng thời có khoảng hơn 250 người tham dự.
Chinedu (đứng) và Samuel (ngồi) trình bày tại Hội thảo GIS toàn quốc 2015 ngày 9/10/2015
Theo Tiến sĩ Lê Hoàng Sơn – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, người trực tiếp hướng dẫn hai bạn thực tập, đề tài nghiên cứu xoay quanh phát triển ứng dụng tái tạo ảnh ba chiều trên điện thoại di động, có thể ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực đời sống. Đây là đề tài hay và khó, liên quan cả về công nghệ và lý thuyết tái tạo ảnh 3D, thuật toán truy vấn nhanh, tính toán tốc độ cao.. .
Với những kết quả như vậy, cả hai sinh viên Nigeria đã được chuyển đổi từ chế độ thực tập sinh sang chế độ làm việc bán thời gian (được trả lương) để tiếp tục cộng tác trong dự án của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Tiến sĩ Lê Hoàng Sơn – người hướng dẫn cho hai bạn cho hay, Trung tâm tính toán Hiệu năng cao sẵn sàng mời các bạn làm việc với chế độ toàn thời gian. Tuy nhiên, ở hiện tại, do các bạn vẫn bận việc học ở trường nên chưa thể thực hiện lời mời này.
Hạnh phúc với những thành công bước đầu, song cả Samuel và Chinedu đều nhìn nhận đó như một “tin vui”, để họ phấn đấu.
“Chúng tôi muốn tạo ra cơ hội cho chính mình, va chạm nhiều hơn với thực tế. Dù biết sẽ khó khăn, áp lực, nhưng chúng tôi đã vượt qua được, và sẽ còn tiếp tục vươn lên” – Chinedu khẳng định.
Trong mắt nhiều sinh viên Việt Nam, hai người bạn nước ngoài này có nghị lực thật phi thường. Và dù vất vả, họ luôn tươi cười, thân thiện, vui hết mình khi giao lưu, chia sẻ với bạn bè” – một người bạn Việt Nam của Samuel và Chinedu tại ĐH FPT nhận xét.
Nguyễn Quỳnh
" alt="Hai sinh viên Nigeria được ĐH Việt Nam trả lương"/>