Suzuki Việt Nam thông báo đã bán hết mẫu sedan Ciaz 2019.. Ảnh: Đại lý Suzuki
Suzuki Việt Nam thông báo đã bán hết mẫu sedan Ciaz 2019. Thông tin đã được Suzuki Việt Nam đăng tải chính thức. Tổng Giám đốc Việt Nam Suzuki cũng xác nhận mẫu xe Sedan Ciaz 2019 đã hết hàng và cho hay hiện tại, chỉ còn một số chiếc Ciaz tại hệ thống đại lý của hãng. Những chiếc xe này sẽ là những mẫu Ciaz cuối cùng đến tay khách hàng trong năm 2019 này.
Hãn xe này cũng cho biết sẽ sớm nhập mẫu xe này về Việt Nam trong năm 2020 đồng thời tiết lộ kế hoạch kinh doanh xe cũ chính hàng tại thị trường Việt Nam.
Lần đầu tiên ra mắt thị trường Việt Nam vào cuối năm 2016 với nhiều kỳ vọng, Ciaz dù được đánh giá khá tốt và chất lượng nhưng lại không tạo được ấn tượng.
Đề thi minh họa môn Toán kỳ thi THPT quốc gia 2017.
Đề thi gồm 8 trang, 50 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu bao gồm 4 đáp án (A, B, C, D) trong đó có 1 đáp án đúng.
Theo phương án thi đã được công bố, bài thi môn Toán sẽ có thời gian làm bài là 90 phút. Mỗi học sinh trong phòng thi sẽ có một mã đề riêng. Bài thi được làm ra giấy và được chấm bằng máy.
Trước đó, đã có nhiều tranh luận liên quan tới việc thi môn Toán bằng hình thức trắc nghiệm. Hội Toán học Việt Nam cũng đã có công văn gửi Bộ GD đề nghị hoãn áp dụng thi trắc nghiệm môn Toán trong năm 2017.
Sau đó, Bộ GD-ĐT cũng đã có buổi làm việc với Hội Toán học. Tuy nhiên, theo thông tin từ Hội Toán học thì cuộc đối thoại kết thúc mà không có kết luận.
Xem đề thi minh họa các bài thi khác TẠI ĐÂY.
Lê Văn
" alt="Đề thi minh họa môn Toán kỳ thi THPT quốc gia 2017"/>
Bà Lan đáp: "Tôi thấy bữa ăn này cũng đủ chất dinh dưỡng đó chứ".
Thấy vậy, ông Sa tiếp tục: "Đủ chất với những người thừa chất như bà thôi". Bà Lan tiếp tục trấn an: "Bác cứ bình tĩnh, tôi cũng đang đến đây để nắm rõ tình hình".
Mặt khác, bà Lan cũng mượn nhân viên nấu bếp tại viện dưỡng lão chìa khóa để kiểm tra kho nguyên liệu, tìm hiểu về sự việc.
Cũng trong tập này, Gia An phát hiện ông Kình (NSƯT Đỗ Kỷ) đang hốt hoảng tìm tài liệu bí mật gì đó trong phòng.
Liệu trong lúc tìm hiểu sự việc ở trung tâm dưỡng lão bà Lan đã gặp phải chuyện gì? Diễn biến chi tiết tập 12 phim Nơi giấc mơ tìm vềsẽ lên sóng tối 7/6, trên VTV1.
'Nơi giấc mơ tìm về' tập 11: Bất ngờ của Gia An tại lễ kỷ niệm công tyTrong "Nơi giấc mơ tìm về" tập 11, ông Kình sửng sốt với bất ngờ mà Gia An tạo ra ngày lễ kỷ niệm thành lập công ty." alt="Nơi giấc mơ tìm về tập 12: Bà Lan mất tích"/>
Đặng Thị Huyền nhận bằng khen tại Lễ tuyên dương học sinh DTTS học giỏi 2016. Ảnh: Lê Văn.
Gặp chúng tôi tại Lễ tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) học giỏi năm 2016 vừa diễn ra chiều 5/11, Huyền cho biết, năm học 205-2016, em thi và đạt giải 3 môn Địa lý trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia.
Trong kỳ thi THPT quốc gia 2016, Huyền đạt 7,5 điểm Ngữ văn, 7 điểm môn Lịch sử và 9 điểm môn Địa lý. Tính thêm cả điểm cộng, Huyền đạt 27,5 điểm.
Huyền làm hồ sơ vào Trường ĐH Luật Hà Nội (nguyện vọng (NV 1 vào ngành Luật kinh tế, NV 2 vào ngành Luật) và ĐH Sư phạm Hà Nội khoa Việt Nam học.
Đến khi biết điểm chuẩn, Huyền không đủ điểm vào NV1 trường Luật (lấy 28 điểm) nhưng thừa điểm NV2 ( lấy 26,25 điểm), lại thừa điểm vào Khoa Việt Nam học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nên Huyền đinh ninh là mình đã đỗ.
"Sau khi biết điểm chuẩn, nghĩ rằng mình đã đỗ cả 2 trường nên em ở nhà chờ giấy báo nhập học của trường để chuẩn bị xuống Hà Nội nhập học. Nhưng chờ mãi không thấy giấy báo nhập học gửi về" - Huyền buồn rầu nói.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Văn Sài, bố Huyền cũng buồn rầu nói rằng, ông cũng không biết việc thi cử của Huyền, chỉ biết, Huyền nói đã đậu đại học nhưng mãi không thấy giấy báo về. "Tôi ra bưu điện hỏi nhưng họ cũng nói là không có" - ông Sài nói.
Huyền cho biết, em hoàn toàn không biết năm nay có quy định thí sinh phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho trường để xác nhận nhập học mà nghĩ rằng phải có giấy báo nhập học của trường gửi về nhà rồi mang hồ sơ xuống trường để nhâp học luôn.
Huyền cũng cho biết, cả trường em năm nay chỉ có 9 bạn thi đại học, điện thoại của em thời gian đó lại hỏng nên em không liên lạc với các bạn để biết thông tin này.
"Nhà em lại ở xa. Muốn tới được chỗ có thể truy cập mạng để đọc thông tin cũng phải đi tới 15km đường núi nên em không biết được thông tin này" - Huyền ngân ngấn nước mắt khi kể về điều này.
Huyền kể, mãi tới vài hôm trước đây khi chuẩn bị xuống Hà Nội để tham dự Lễ tuyên dương học sinh DTTS học giỏi năm 2016, em mới được một nhà báo nói cho mình biết về quy định phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi để xác nhận nhập học.
"Em biết đây là lỗi của em do không nắm được thông tin nhưng em rất mong có thể được tạo điều kiện để em có thể theo đuổi việc học đại học" - Huyền nói. Em cũng cho biết, nếu không thể đi học trong năm nay, em cũng không biết có thể thi tiếp vào năm tới hay không vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà kiến thức cũng rơi rụng nhiều.
Ông Đặng Văn Sài cũng cho biết, gia đình ông chỉ làm nông nghiệp để duy trì cuộc sống. Cả gia đình có 5 người, Huyền là con thứ 2 trong gia đình. Người con cả của ông năm nay 20 tuổi, bị suy dinh dưỡng nên năm nay mới học lớp 10. Người con út, em gái của Huyền năm nay cũng đang học lớp 12.
Trường hợp hy hữu ở Hà Giang
Trao đổi với VietNamNet,ông Vũ Văn Sử, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang cho biết, sau khi nhận được thông tin về trường hợp của em Đặng Thị Huyền, ông đã trao đổi thông tin huyện và nhà trường nơi em học và khẳng định, các học sinh trong tỉnh đã được tư vấn rất kỹ càng trước khi kỳ thi diễn ra.
Theo ông Sử, trước khi kỳ thi diễn ra, Sở GD-ĐT đã tổ chức hẳn một hội nghị trực tuyến cho toàn bộ học sinh và phụ huynh học sinh lớp 12 có nhu cầu để cung cấp thông tin cũng như giải đáp các thắc mắc về kỳ thi.
"Em Huyền và gia đình cũng tham dự hội nghị trực tuyến do chính tôi trực tiếp tham gia" - ông Sử khẳng định. Do đó, ông Sử cho rằng, trường hợp em Huyền không nắm được thông tin quy chế thi là trường hợp hy hữu ở của cả tỉnh Hà Giang nhiều năm qua.
Cũng theo ông Sử, do Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú cấp 2-3 Yên Minh là trường dành cho địa bàn cả 4 huyện của tỉnh Hà Giang. Trong khi đó, sau khi thi xong thì các em học sinh lớp 12 của trường về nhà ở cách trường khá xa, việc liên lạc trong công tác sau kỳ thi THPT lại chủ yếu liên lạc cá nhân nên trường và các cơ quan Sở cũng khó nắm được.
"Theo như báo cáo của nhà trường thì thời gian đó đã liên lạc với em Huyền bằng điện thoại nhưng không được" - ông Sử nói.
Cho rằng trường hợp của em Huyền là một sự rủi ro vì chủ quan, ông Sử cũng vẫn mong muốn các trường ĐH nơi em có nguyện vọng vào học sẽ tạo điều kiện để em theo đuổi việc học đại học của mình.
"Em Huyền là một học sinh có tư duy tốt, thi học sinh giỏi quốc gia đoạt giải 3. Tôi không hiểu sao em lại chủ quan để xảy ra sự việc hy hữu như vậy" - ông Sử nói.
Sẽ trao đổi với trường để giải quyết
Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ GD-ĐT cũng đã nhận được thông tin về trường hợp của em Đặng Thị Huyền.
Sau khi kiểm tra, Bộ GD-ĐT xác nhận đúng là em Đặng Thị Huyền đủ điểm đậu cả 2 trường ĐH Luật HN và Trường ĐH Sư phạm Hà Nội song chưa xác nhận nhập học ở bất cứ trường nào.
"Sai sót này chủ yếu do em Huyền không nắm được quy định của kỳ thi năm nay. Tuy nhiên, phần lớn là do điều kiện hoàn cảnh của em. Do vậy, Bộ GD-ĐT đang tiến hành trao đổi với các trường mà em có đăng ký xét tuyển để giải quyết trường hợp của em" - ông Nghĩa nói.
Ông Nghĩa cũng cho biết, Cục Khảo thí cũng đã chủ động liên lạc với Huyền để nắm bắt nguyện vọng của em sau đó sẽ tiến hành làm việc với các trường để giải quyết nguyện vọng của em.
..." alt="Thi 27,5 điểm, giải 3 HSG quốc gia, nữ sinh cầu cứu vì trượt đại học"/>