Nhận định, soi kèo Viettel vs SLNA, 19h15 ngày 1/6

Thế giới 2025-02-07 19:51:37 93
ậnđịnhsoikèoViettelvsSLNAhngàbi a   Pha lê - 01/06/2023 04:35  Việt Nam
本文地址:http://member.tour-time.com/html/675f698739.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Al Masry vs Wadi Degla, 19h30 ngày 4/2: Cửa trên đáng tin

{keywords}Họp báo giới thiệu chương trình nghệ thuật "Thủ đô Hà Nội trong lòng người xa xứ"

Ông Phạm Gia Hậu, Chủ tịch Hội Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Cộng hòa Séc – một trong những người khởi xướng và là Trưởng ban Tổ chức của chương trình cho biết, với những kiều bào và văn nghệ sĩ sống xa Tổ quốc, được trở về và cất tiếng hát giữa lòng Thủ đô không chỉ là niềm hạnh phúc mà còn là dịp thể hiện tình yêu của những người con xa xứ luôn hướng về Hà Nội.

Chương trình do Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Sở Văn hóa Thể thao HN, Liên hiệp hội người Việt tại châu Âu và Hội người VN tại CH Séc bảo trợ.

Ông Phạm Gia Hậu cho biết, có những giọng hát hay trong cộng đồng thông qua chương trình “Tôi yêu tiếng nước tôi” – và những người này sẽ về tham gia trong chương trình nghệ thuật “Thủ đô Hà Nội trong lòng người xa xứ”. Trong nước, ban tổ chức chương trình đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiều về mặt tổ chức, đặc biệt là ABBA – Hiệp hội bảo vệ quyền nghệ sĩ biểu diễn, NSND Thanh Hoa, NSND Đặng Hùng, NSƯT Hà Thủy…

{keywords}
Trình diễn một số mẫu áo dài của nhà thiết kế Lan Hương trong cuộc họp báo

Chương trình quy tụ 30 nghệ sĩ kiều bào và các Phu nhân Áo dài từ 7 quốc gia, gồm CH Séc, CHLB Đức, Slovakia, CH Áo, Hà Lan, Ba Lan và Hungary cùng với 40 nghệ sĩ trong nước với 3 phần gồm: Phần 1 “Hà Nội-Niềm tin yêu và nỗi nhớ”, phần 2 “Thủ đô Hà Nội trong lòng người xa xứ” và phần 3 “Thủ đô Hà Nội đẹp mãi muôn đời”.

Với các tiết mục ca nhạc và trình diễn áo dài do các nghệ sĩ kiều bào, phu nhân áo dài và nghệ sĩ trong nước biểu diễn, chương trình hứa hẹn sẽ tạo ra một không gian văn hóa nghệ thuật đặc sắc và lắng đọng với tình yêu Hà Nội và quê hương Việt Nam.

{keywords}
Ở tuổi 69, NSND Thanh Hoa vẫn miệt mài làm nghệ thuật. 

Mời xem clip tự tạo của bài viết:

Thái An

Thông tin chính thức về thời gian phát sóng 'Về nhà đi con' ngoại truyện

Thông tin chính thức về thời gian phát sóng 'Về nhà đi con' ngoại truyện

4 tập phim ngoại truyện, mỗi tập có thời lượng gần 30 phút sẽ được phát liên tục trên VTV Giải trí từ 13/8. 

">

NSND Thanh Hoa tái xuất ở tuổi U70

Soi kèo góc Juventus vs Empoli, 18h30 ngày 2/2

Triển lãm giới thiệu tới người xem hơn 300 tác phẩm ảnh và gần 60 phim phóng sự - tài liệu đạt giải và vào vòng chung khảo của Liên hoan Quốc tế Ảnh và Phim Phóng sự - Tài liệu về Đất nước con người trong Cộng đồng ASEAN.

Ngọc Sơn quỳ gối khi được mẹ tặng xe 3 tỷ mừng sinh nhật tuổi 50

Kim Tae Hee tiếp tục thu hút ánh nhìn trong sự kiện từ thiện tại Hà Nội

Angela Baby khoe hình với con giữa tin đồn ly hôn Huỳnh Hiểu Minh

Chiều 23/11, tại Cung văn hóa tỉnh Hòa Bình đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm Ảnh và Phim Phóng sự - Tài liệu về Đất nước con người - Bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu - Các Dân tộc trong cộng đồng ASEAN tại Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức. 

Triển lãm Ảnh và Phim Phóng sự - Tài liệu về Đất nước con người - Bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu - Các Dân tộc trong cộng đồng ASEAN tại Việt Nam được tổ chức tại tỉnh Hòa Bình là hoạt động trong Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá ASEAN và các lợi ích do cộng đồng mang lại.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng trao tặng bộ tư liệu cho tỉnh Hòa Bình.

Triển lãm giới thiệu tới người xem hơn 300 tác phẩm ảnh và gần 60 phim phóng sự - tài liệu đạt giải và vào vòng chung khảo của Liên hoan Quốc tế Ảnh và Phim Phóng sự - Tài liệu về Đất nước con người trong Cộng đồng ASEAN năm 2010 (là năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN), Liên hoan Ảnh và Phim Phóng sự - Tài liệu về Bảo vệ môi trường và Biến đổi khí hậu trong Cộng đồng ASEAN năm 2013, Liên hoan Ảnh - Phóng sự và phim Tài liệu về các Dân tộc trong Cộng đồng ASEAN năm 2015 do Bộ TT&TT tổ chức.

Phát biểu khai mạc triển lãm, ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh: Các tác phẩm tại triển lãm phản ánh nhiều chủ đề phong phú như vẻ đẹp đất nước, con người các quốc gia ASEAN, văn hóa truyền thống các nước ASEAN, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, các dân tộc trong cộng đồng các nước ASEAN.

Triển lãm góp phần kêu gọi nhân dân Việt Nam cùng chung tay xây dựng cộng đồng ASEAN - một cộng đồng vì mục tiêu hòa bình, ổn định, phát triển và hướng tới người dân; nâng cao nhận thức của các dân tộc về sự phát triển của Cộng đồng.

Đây là thành quả của 50 năm nỗ lực hợp tác của tất cả các nước thành viên, ghi dấu mốc quan trọng của tiến trình liên kết ASEAN, trong đó Việt Nam được đánh giá là nhân tố quan trọng đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất trong Cộng đồng.

{keywords}
Các đại biểu chiêm ngưỡng các tác phẩm trong triển lãm.


Ông Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Hòa Bình là vùng đất cổ, có bề dày lịch sử văn hóa, gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Triển lãm Ảnh và Phim Phóng sự - Tài liệu về Đất nước con người - Bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu - Các Dân tộc trong cộng đồng ASEAN năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình là một cơ hội lớn trong công tác tuyên truyền quảng bá, tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và cộng đồng các nước ASEAN; là dịp để nhân dân các dân tộc Hòa Bình tìm hiểu thêm về giá trị văn hóa, đất nước, con người, các dân tộc trong cộng đồng ASEAN, môi trường sống của cộng đồng ASEAN.

Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ, các tầng lớp nhân dân về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Đồng thời, đây là cơ hội để tỉnh Hòa Bình giới thiệu, quảng bá về văn hóa, con người cũng như tiềm năng, cơ hội đầu tư, phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch của Hòa Bình trong khu vực, trong nước và các nước ASEAN.

{keywords}
Sau triển lãm, toàn bộ ảnh, phim phóng sự - tài liệu sẽ được trao tặng UBND tỉnh để tiếp tục tuyên truyền, quảng bá về cộng đồng ASEAN. 


Tại lễ khai mạc, lãnh đạo Bộ TT&TT đã trao tặng cho tỉnh Hòa Bình nhiều tư liệu ảnh, phim tư liệu ý nghĩa. Theo kế hoạch, Triển lãm Ảnh và Phim Phóng sự - Tài liệu về Đất nước con người - Bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu - Các Dân tộc trong cộng đồng ASEAN tại Việt Nam diễn ra trong 5 ngày (từ 23-28/11) tại Cung văn hóa tỉnh Hòa Bình.

Sau triển lãm, toàn bộ ảnh, phim phóng sự - tài liệu sẽ được trao tặng UBND tỉnh để tiếp tục tuyên truyền, quảng bá về cộng đồng ASEAN.

Tình Lê

Chống tham nhũng dưới góc nhìn biếm hoạ

Chống tham nhũng dưới góc nhìn biếm hoạ

Những vấn đề nóng nhất xã hội như làm giàu bằng chổi đót, xây nhà hát nghìn tỷ, dân chơi 4.0... đều được đưa vào triển lãm tranh biếm hoạ.

">

Khai mạc Triển lãm Ảnh và Phim Phóng sự, Tài liệu trong Cộng đồng ASEAN tại Việt Nam

Điều này cho thấy mức độ thành thạo tiếng Anh của học sinh Việt Nam đạt được sớm hơn so với thế hệ trước, nhờ sự thay đổi nhận thức, cải tiến phương pháp dạy và học, cũng như cơ hội tiếp cận tiếng Anh ngoài xã hội hay qua phương tiện truyền thông.

Trình độ tiếng Anh của người Việt sẽ có cơ hội cải thiện mạnh hơn với chủ trương "từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học". Quyết định này của Bộ Chính trị có thể dẫn tới những chính sách mới về ngôn ngữ để Việt Nam hội nhập sâu hơn và phát triển mạnh hơn.

Chính sách ngôn ngữ của một quốc gia, bao gồm chính sách ngoại ngữ, là một lựa chọn quan trọng, liên quan tới định hướng phát triển, cơ hội kinh tế, bản sắc văn hóa, cũng như sự thành công của nền giáo dục. Có các trường hợp thành công và thất bại ở mức độ khác nhau ở các quốc gia mà Việt Nam có thể tham khảo.

Nhóm quốc gia được coi là "bản ngữ tiếng Anh" như Anh, Mỹ, Australia, Canada, New Zealand, Ireland... vẫn có những cộng đồng ngôn ngữ thiểu số khác tiếng Anh, hoặc cộng đồng người nhập cư, nên cách dạy tiếng Anh của họ với đối tượng này chủ yếu chuẩn bị cho quá trình đồng hóa vào ngôn ngữ Anh như ngôn ngữ chính thức hoặc ngôn ngữ chính. Ngoại lệ là Canada, nơi chính phủ có chính sách phát triển song ngữ Anh - Pháp một cách cân bằng hơn: các bang tiếng Anh sẽ giảng dạy thêm tiếng Pháp và các bang tiếng Pháp (như Quebec) sẽ giảng dạy thêm tiếng Anh. Rất nhiều quốc gia nằm trong nhóm "song ngữ" ngày nay có lịch sử phát triển gắn liền với sức ảnh hưởng toàn cầu của đế chế Anh hoặc Mỹ trong quá khứ, bao gồm cả các thuộc địa của Anh, do vậy về mặt lịch sử, họ đã sử dụng tiếng Anh tự nhiên như một di sản ngôn ngữ của cộng đồng mình.

Các nước gần Việt Nam như Singapore, Malaysia, Philippines, Ấn Độ, lãnh thổ Hong Kong... đều là những nơi người dân thành thạo tiếng Anh ở mức cao. Mô hình này giống với thực tế Việt Nam - nằm trong cộng đồng Pháp ngữ (Francophone), từng có một thế hệ thành thạo tiếng Pháp.

Người dân ở nhiều nước châu Âu như Thụy Điển, Hà Lan... rất thành thạo tiếng Anh, có thể coi đạt trình độ song ngữ (cân bằng giữa hai ngôn ngữ).

Có nhiều cách để tiếp cận tiếng Anh trong chính sách ngôn ngữ, ngoại ngữ. Có quốc gia chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, có quốc gia chọn song ngữ, có quốc gia chọn tiếng Anh là ngôn ngữ để giảng dạy chương trình phổ thông, có quốc gia chọn tiếng Anh để dạy như một môn học (ngoại ngữ).

Singapore từ khi lập quốc đã chọn tiếng Anh như một ngôn ngữ trung gian (lingua franca) giữa các cộng đồng gốc Hoa, gốc Malaysia và gốc Ấn. Học sinh Singapore ngày nay học bằng tiếng Anh, thi O level(tương đương GCSE của Anh) và kết thúc chương trình phổ thông với kỳ thi A level giống học sinh tại Anh.

Singapore là trường hợp thành công trong việc sử dụng tiếng Anh làm công cụ vươn ra thế giới, trở thành thành phố toàn cầu, theo đó rất nhiều tập đoàn đa quốc gia chọn Singapore để đặt văn phòng tại khu vực châu Á. Sự thành công và thịnh vượng của Singapore có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn đất nước Singapore nhỏ bé không thể có được vị thế toàn cầu như ngày nay nếu không có tiếng Anh, mặc dù họ vẫn phát âm tiếng Anh theo cách của người Singapore (Singlish).

Malaysia từng có thời gian dài sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy trong trường học, sau đó chuyển thành tiếng Malay, rồi quay trở lại sử dụng tiếng Anh. Nước này từng dấy lên các cuộc tranh cãi. Một bên cho rằng việc không dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy trong trường phổ thông làm suy giảm khả năng tiếng Anh của người học và người dân nói chung. Ngược lại, phía bên kia lo lắng tiếng Anh làm suy yếu ngôn ngữ, bản sắc và tự hào dân tộc. Gần đây Bộ Giáo dục Malaysia áp dụng chương trình song ngữ Dual Language Program (DLP) để cân bằng những lo ngại trên.

Philippines cũng sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy từ cấp phổ thông tới đại học. Mô hình học tiếng Anh theo hình thứcimmersion(tắm trong ngôn ngữ) và intensive(học cấp tốc, cường độ cao) của Philippines trở nên nổi tiếng và phổ biến trong những năm gần đây, theo đó học viên từ các nước, bao gồm cả Việt Nam, có thể sang Philippines học tiếng Anh theo các khóa 2-4 tuần hoặc lâu hơn với thời lượng học mỗi ngày 8-10 tiếng. Cách học cường độ cao ăn - ngủ với tiếng Anh tại một quốc gia nói tiếng Anh giọng Mỹ khá chuẩn cho thấy có những hiệu quả riêng so với cách học lai rai nhiều năm, thậm chí hàng chục năm không thành thạo - thường thấy tại Việt Nam.

Có tranh luận rằng người Philippines giỏi tiếng Anh thế, nói tiếng Anh giọng Mỹ hay thế, mà quốc gia vẫn ở mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn nhiều so với các nước kém tiếng Anh hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Có lẽ câu chuyện về mối liên hệ giữa việc giỏi tiếng Anh và trở nên giàu có, thịnh vượng ở một quốc gia cần tới những nghiên cứu khoa học cụ thể. Chúng ta chỉ có thể cảm nhận rằng tiếng Anh thành thạo mở ra các cơ hội với thế giới, còn việc biến cơ hội thành thành tựu thì cần rất nhiều yếu tố khác.

Tôi là giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông, vào nghề từ năm 1998 nhưng có cơ hội được thiết kế chương trình tiếng Anh cho học sinh từ mầm non tới bậc đại học. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Giảng dạy tiếng Anh cho người nói ngôn ngữ khác (TESOL) của tôi với một đại học Mỹ, nghiên cứu về mô hình giáo dục song ngữ CLIL (dạy tiếng Anh qua nội dung môn học) với trường hợp của học sinh Việt Nam, đưa lại kết luận rằng hình thức dạy song ngữ có kết quả tích cực trong việc giúp học sinh phát triển khả năng thành thạo tiếng Anh so với phương pháp truyền thống - dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ.

Tại Việt Nam, chương trình song ngữ đầu tiên trong trường phổ thông sau năm 1975 là chương trình song ngữ tiếng Pháp được thực hiện năm 1994 với sự hỗ trợ của chính phủ Pháp. Sau khi chương trình này kết thúc năm 2006 và được chuyển giao hoàn toàn cho phía Việt Nam thì chương trình tiếng Anh trở nên phổ biến, với sự xuất hiện của các trường quốc tế, trường song ngữ, trung tâm dạy tiếng Anh qua các môn học... Nổi bật trong số đó là chương trình phổ thông quốc tế Cambridge, một chương trình quốc tế linh hoạt cho phép các trường có thể dạy theo hướng song ngữ.

Bản chất chương trình này là mô hình song ngữ CLIL (content and language integrated learning), dạy tiếng Anh và nội dung học thuật mang tính tích hợp (vừa dạy ngôn ngữ vừa dạy nội dung) khá phổ biến và thành công ở châu Âu. Học sinh CLIL học ngôn ngữ không phải vì người lớn bảo rằng tiếng Anh rất quan trọng, phải học để hội nhập với thế giới (như trường hợp dạy tiếng nước ngoài với các thế hệ học sinh trước đây), mà các em sử dụng tiếng Anh làm công cụ để chinh phục các nội dung khoa học về toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, các bộ môn nghệ thuật...

Giáo dục phổ thông của Việt Nam hiện nay đã có nhiều thay đổi so với trước về việc dạy ngoại ngữ, trong đó nhấn mạnh kết quả đầu ra (trình độ B1 với học sinh kết thúc lớp 12) cùng mục tiêu giao tiếp thành thạo, sử dụng tiếng Anh làm công cụ học tập suốt đời thay cho cách học chỉ hướng tới việc phân tích cấu trúc ngôn ngữ.

Không có mô hình thành công nào có sẵn để Việt Nam có thể nhập khẩu ngay về và sử dụng cho cả một quốc gia về mặt ngôn ngữ. Để thành công, cần có quá trình thử nghiệm, kiểm nghiệm nhiều mô hình, nhiều phương pháp trước khi mỗi người học, mỗi trường học, mỗi quốc gia có thể lựa chọn để đạt mục tiêu.

Chưa nói tới việc áp dụng song ngữ trong trường phổ thông, chỉ cần giảng dạy ngoại ngữ một cách hiệu quả, hình thành những thế hệ người học thành thạo tiếng Anh thì khả năng nắm bắt cơ hội phát triển và có các lợi thế hơn so với các quốc gia ít thành thạo ngoại ngữ là chắc chắn.

Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc quốc tế hóa lực lượng lao động của mình với trình độ ngoại ngữ được nâng lên mà không đánh đổi bằng sự yếu thế của ngôn ngữ dân tộc.

Bùi Khánh Nguyên

">

Đọc thông viết thạo tiếng Anh

Khán giả xem "Lời nguyền lúc 0 giờ" vì muốn thấy tôi chết

- Đóng với Hồ Bích Trâm, từ người mình từng yêu sang đóng vai cha con là trải nghiệm thế nào với anh?

Lúc nhận kịch bản, tôi mất hai ngày thức trắng đêm để đọc liền một mạch vì lâu lắm rồi mới thấy vai hay như Quân Bảo. Phải 2 – 3 năm rồi, tôi mới quay lại phim. Tôi, Trâm hay các diễn viên khi ấy chẳng biết những vai kia là ai đóng. Đến hôm định trang, tôi giật mình khi biết đóng vai ba của Trâm. Chúng tôi nhìn nhau hồi lâu rồi thống nhất: “Sẽ không có gì đâu”.

Nói thì thế chứ tới lúc diễn, hai đứa nhìn nhau toàn cười, không thoại được. Chúng tôi ngày ấy đã xảy ra bao nhiêu chuyện với nhau, lâu lắm rồi không gặp, bây giờ ngồi xuống còn phải gọi tiếng… “Ba”, trớt huớt! Tụi tôi đứng nhìn nhau, ekip ai cũng cười ngặt nghẽo vì biết chuyện khó xử của chúng tôi.

- Tôi thấy phim có nhiều cảnh Trâm ôm chầm lấy anh. Khoảnh khắc ấy hẳn rất xao xuyến, bồi hồi?

Nếu ôm nhau ngoài đời, chắc sẽ sống lại cả một trời kỷ niệm đấy nhưng trong phim thì không đâu! Cảm xúc trong tôi vẫn thế, chẳng chai sạn gì nhưng trong phim diễn vai cha con, chúng tôi không ôm nhau mà chỉ có hai nhân vật đang ôm nhau thôi. Đứng trước máy quay, chúng tôi chỉ là nhân vật trong phim, không có cảm xúc nào khác.

Những lúc gặp nhau ngoài giờ quay, tôi vẫn quan tâm Trâm ở chừng mực nào đó vì cô ấy là người yêu cũ của mình chứ không phải vì muốn quay lại. Chuyện đã xảy ra quá lớn, chúng tôi còn giữ quan hệ bạn bè, đồng nghiệp đã là tốt rồi.

Trong ''Oan trái nghĩa tình'', tôi và Dương Cẩm Lynh đóng vai vợ chồng cả phim, chúng tôi vẫn bình thường. Khi đọc báo, nếu thấy tên Trâm, Lynh hay Ngọc, tôi đều xem trước tiên vì muốn biết họ sống thế nào. Tôi quan tâm họ như những người từng bước qua đời mình, thế thôi.

- Nếu ngay từ đầu nhắm mời hai người, hẳn nhà sản xuất phải biết chứ? Họ không thông báo đến anh và Trâm, đồng nghĩa muốn khai thác chuyện đời tư diễn viên để PR phim?

Tôi không nghĩ vậy. Chúng tôi là nghệ sĩ chuyên nghiệp. NSX mời vì chúng tôi hợp vai, chúng tôi nhận vai vì vai hay. NSX đôi khi chỉ làm một phim trong sự nghiệp, diễn viên đôi khi chỉ có một vai để đời. Nếu chúng tôi không diễn được thì có đời tư hấp dẫn đến mấy cũng không tới lượt nhận vai.   

Gần đây, tôi có kể về quá trình đóng phim với Trâm, không ít người nói tôi mượn chuyện cũ để PR phim mới. Nhưng chuyện chúng tôi đóng phim cùng nhau sau nhiều năm không liên lạc là có thật, khách quan. Tôi không tự dưng lôi Trâm vào phim của mình đóng và ngược lại.

Tuần rồi, tôi quay gameshow Vui cười cười vui, tình cờ biết bộ phim đang dẫn đầu rating Đài THVL mà không khỏi mừng. Tôi không hiểu vì sao đến giờ ekip sản xuất không đi PR phim này khi nó đạt rating cao như thế. Phim chiếu mười mấy tập rồi, tôi hỏi bao giờ mới đi truyền thông thì họ ậm ừ: “Đang tính”. Trời ơi!

{keywords}
Minh Luân không xao xuyến khi diễn cảnh ôm bạn gái cũ.

- Tôi tự hỏi vì sao nét của Minh Luân rất hiền nhưng đóng phim, kịch toàn vai đểu, hiểm…?

Tôi hay bị bạn bè hỏi: “Sao mặt mày hiền mà lên phim ác dữ vậy?”, những người chưa từng gặp tôi tưởng tôi ác thật nên mới diễn nhập tâm như thế. Trái lại, ngoài đời, tôi được đánh giá là lành tính nhưng lên phim hay “chết” vai ác, dù tôi diễn ác bằng kỹ thuật thôi. Đóng vai ác mà khán giả ghét cay đắng, họ chửi bới tôi, thậm chí xem phim chỉ để trông chờ tôi chết, là thành công rồi.

Chuyện tôi hôn hít bạn diễn nữ đã quá bình thường

- Sống một mình trong căn hộ rộng 100 m2, anh có cô đơn khi đêm về? 

Tôi không cô đơn lắm đâu, đang có hạnh phúc riêng rồi đấy. (cười) Tôi từng mấy lần đổ vỡ tình cảm, đến nỗi bấm tên Minh Luân trên thanh tìm kiếm đều thấy “danh sách” 3 – 4 người cũ. Thành thử, tôi đã biết ngại. Trước đây, tôi không ngại nên cứ cởi mở chia sẻ, hậu quả như bạn đã thấy! Nên bây giờ, tôi chỉ muốn giữ hạnh phúc cho riêng mình. 

Nghệ sĩ cũng là con người, quanh tôi sẽ có người yêu, kẻ ghét mình. Nếu tôi tiếp tục kể quá sâu về chuyện riêng tư, những kẻ ghét tôi sẽ khai thác vào đó để tấn công người bên cạnh mình. Lời nói rất ghê gớm, nhất là lời đâm sau lưng, bạn sẽ không nhận ra mình bị “gài” khi nào.

- Theo tôi, không cần ai đâm sau lưng thì cô ấy đã áp lực rồi, khi các bóng hồng đi qua đời anh ai cũng xinh đẹp, nổi tiếng?

Cô ấy áp lực đã đành, gia đình cô ấy còn áp lực hơn. Dĩ nhiên khi cô ấy yêu tôi, gia đình sẽ tìm kiếm thông tin về tôi trên Google. Với những thông tin như thế, họ lo sợ con gái mình khổ chứ.

Hai năm trước, khi làm việc cùng nhau, cô ấy từng nhìn tôi rất không thiện cảm vì có quá nhiều tin đồn. Cô ấy đề phòng tôi cả trước khi chưa gặp mặt. May mắn, khi đã tiếp xúc nhau, cô ấy dần có cái nhìn khác hơn vì chẳng ai giỏi diễn mãi mấy năm như vậy. Khi cô ấy đã tin tưởng, tôi không cần phải giải thích nhiều nữa, chúng tôi dễ dàng chia sẻ với nhau trong cuộc sống.

Hạnh phúc đơn giản lắm, ai biết hôm nay hạnh phúc nhưng ngày mai có còn không? Từ đó, tôi quyết tâm cất chuyện tình cảm vào góc riêng, không cho ai động vào nữa.

Với cô ấy bây giờ, chuyện tôi hôn hít bạn diễn nữ đã quá bình thường. Yêu diễn viên mà ghen tuông với cảnh diễn thì chẳng yêu được mấy hôm đâu. Với tôi, diễn cảnh hôn là thứ cơ bản nhất của nghề diễn viên và không đáng để ghen. Trong tình yêu không cùng tần số thì không thể “trúng đài”.

- Tuổi này anh đang phong độ, sao không cưới đi?

Nếu đúng như kế hoạch, có lẽ năm nay tôi cưới, thậm chí đã tính xong thời điểm sinh con. Lần nào về quê, tôi cũng bị ba mẹ nhắc khéo chuyện cưới xin. Nhưng tôi quan niệm tôi lấy vợ để hạnh phúc chứ không lấy vợ cho có với thiên hạ. Tôi là con trai một trong nhà, tôi chỉ lấy ai biết thương yêu gia đình mình.

Người ta yêu nhau vì phải duyên phải nợ, lấy nhau để còn trả nợ chứ. Vợ chồng có duyên số cả rồi, nồi số 9 mà đậy nắp số 10 thì không nấu được. Khi nào bạn thấy người kia như nửa mảnh ghép còn lại, phải ghép với nhau mới thành tổng thể hoàn chỉnh thì hẵng lấy họ.

Tôi không đòi hỏi quá nhiều ở vợ mình, cô ấy hiểu tôi 50% là đủ, đừng mơ chi người ta phải hiểu mình 100%. Tóm lại, hãy cứ từ từ và bình tĩnh!

Chúng tôi biết nhau đã lâu nhưng phải đến lúc làm việc với nhau mới nảy sinh tình cảm. Tôi đang rất hạnh phúc. Tình cảm của chúng tôi không biết chín muồi chưa nhưng chắc sắp rụng tới nơi rồi…

{keywords}
Sau nhiều lần yêu ồn ào, Minh Luân không thoải mái chia sẻ sâu về đời tư nữa. 

Bị mắng "ngu" vì đầu tư sân khấu

- Nói điều này có thể anh sẽ buồn, nhưng cái tên Minh Luân thực sự không hot lắm với khán giả...

Hiện tại, có thể tên tuổi tôi không đình đám nhưng ổn định. Tôi chọn hướng chậm mà chắc. Để hot lên, bạn có thể chọn con đường hoặc thực lực hoặc scandal; nhưng hãy tự hỏi, sau scandal, bạn còn gì? Đến giờ, ngoài mấy lần yêu đương ồn ào thì hầu như tôi không có scandal gì. Tôi chọn đi con đường dài chứ không chọn nổi dăm bữa nửa tháng.

Nhiều nghệ sĩ chọn scandal để đình đám rồi chìm rất mau. Nhiều anh chị đi trước đã chọn cách đi mạo hiểm như vậy nhưng khán giả bây giờ khác trước rồi, họ thông minh và tinh ý hơn nhiều.

Tôi muốn đi theo con đường như cô Vân, chú Hữu Châu, anh Thành Lộc, thầy Minh Nhí, chị Mỹ Uyên… Họ đi lên vị trí hiện nay bằng thực lực, tác phẩm; nếu họ chọn cách giật gân, scandal chắc đã không có họ của bây giờ.

- Ở sân khấu Hồng Vân, chính xác đảm nhiệm vai trò gì?

Chính tôi cũng không biết. Tôi cùng cô Vân mỗi người đầu tư 50/50 cho sân khấu Chợ Lớn. Có người gọi tôi là Phó Giám đốc, có người gọi quản lý, ông bầu… tóm lại thế nào cũng được.   

- Bà bầu Hồng Vân nổi tiếng quyền lực, đôi khi dữ dằn, ghê gớm. Vì thế, dù đầu tư ngang nhau nhưng hẳn tiếng nói, quyết định của anh không đủ sức nặng như cô?

Cô quyền lực cỡ nào hẳn ai cũng biết rồi, chắc tôi không cần bình luận thêm. Còn cô ghê gớm cỡ nào, tôi vẫn chưa thấy gì. Càng làm việc với cô, tôi càng học được nhiều. Hồi xưa, tôi nóng tính nhưng giờ đã học được ở cô cách cư xử rất hay, khéo léo. Tôi không nghĩ cô ghê gớm ở chuyện dùng quyền lực hay thủ đoạn để chèn ép ai.

Cô Vân ghê gớm, có chăng cô giỏi nhìn người, nhìn việc. Nhiều người chỉ tính được đến ngày mai nhưng cô có thể nhìn xa đến vài năm. Thương trường như chiến trường, vậy mà bao nhiêu sự cố cô đã lường hết.

{keywords}
Minh Luân đầu tư sân khấu vì lời hứa với cố nghệ sĩ Anh Vũ.

Thông thường, tôi sẽ bàn với cô những vấn đề trọng yếu, còn lại hầu như tôi quyết. Nhiều người mắng thẳng tôi ngu khi đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc vào sân khấu trong bối cảnh kịch Sài Gòn không mấy khả quan. Họ nói tôi có đầu tư thế nào thì đó vẫn là “Sân khấu Hồng Vân Chợ Lớn” chứ không phải “Sân khấu Minh Luân”.

Tôi từng tự hỏi mình làm sân khấu để làm gì? Kiếm danh ư?, chắc không đâu. Kiếm lợi nhuận ư?, lại càng không! Không tiền, không tiếng mà tôi vẫn đâm đầu vào thì có lẽ do tôi muốn giữ lời hứa với anh Anh Vũ, với cô Vân, với các em học viên khao khát yêu nghề như chính tôi 15 năm trước.

Hơn nữa, tôi ước mơ làm sân khấu từ lâu rồi. Tôi đầu tư kinh doanh, làm phim điện ảnh, truyền hình đều đã làm rồi. Anh Hoài Linh đã dốc hết tiền của xây nên đền thờ Tổ lớn nhất Việt Nam cho chính anh và cho đời. Tôi không tiếc gì đầu tư cho sân khấu Hồng Vân vì tôi tin cái tên này sống mãi với thời gian. Ngay cả khi mai này cô không còn nữa, sân khấu mang tên cô vẫn sẽ là biểu tượng một thời của nền kịch nói Sài Gòn.

Tôi đầu tư cho sân khấu cũng là đầu tư cho chính mình trên con đường dài ấy. Bạn nhìn đi, những nghệ sĩ đã cho đi tất cả của họ cho nghề, khán giả không bao giờ lãng quên!

Video: Không nhận ra Minh Luân diễn ác trong "Lời nguyền lúc 0 giờ":

Gia Bảo

Minh Luân nhận lỗi vì từng khiến Hồ Bích Trâm đau khổ

Minh Luân nhận lỗi vì từng khiến Hồ Bích Trâm đau khổ

“Dù thế nào tôi cũng không muốn cô ấy buồn hay giận mình. Dù gì chúng tôi cũng đã từng yêu thương và dành tình cảm cho nhau", Minh Luân nói về việc đóng phim cùng bạn gái cũ.

">

Diễn viên Minh Luân: Bạn gái mới không ghen với các tình cũ của tôi

友情链接