Nhận định, soi kèo Pachuca vs Atlas, 8h00 ngày 2/2: Tiếp tục toàn thắng
本文地址:http://member.tour-time.com/html/679c198546.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Soi kèo góc Chelsea vs West Ham, 3h00 ngày 4/2
Báo cáo với Phó Thủ tướng, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy xác nhận, thiếu thuốc là tình huống có thật và đang tồn tại. “Vấn đề là, trước đây không thiếu nhưng tại sao vẫn những quy định cũ giờ này lại thiếu thuốc?”, ông Thức đặt vấn đề.
Theo ông Thức, trong quy trình đấu thầu có bước lập dự toán, lập kế hoạch và thẩm định. Bước khó nhất là thẩm định. Trước đây, Bộ Y tế chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ đấu thầu thuốc nhưng từ năm 2020 lại phân quyền về cho các bệnh viện.
Thời gian qua có nhiều sự cố xảy ra trong ngành y tế khiến người phụ trách đấu thầu có tâm lý e ngại, sợ làm sai, liên đới trách nhiệm. Điều này khiến cho quá trình đấu thầu của các bệnh viện chậm triển khai.
Ngoài ra, cả xã hội đều bị ảnh hưởng bởi hậu Covid-19. Các công ty, doanh nghiệp, trang thiết bị, hậu cần đều ảnh hưởng. Theo báo cáo, thời điểm này, Bệnh viện Chợ Rẫy còn khoảng 60% thuốc trong kho, thiếu 40% - số thuốc này phải chờ vài tuần tới.
PGS.TS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay, bên cạnh thiếu một số thuốc hiếm, thuốc quý (như thuốc giải độc, huyết thanh chữa rắn cắn….), bệnh viện cũng thiếu một số thuốc liên quan đến cấp cứu, vận mạch...
“Không phải chỉ thiếu thuốc quý, hiếm, có nhiều loại thuốc giá rẻ, phổ biến cũng bị thiếu do không có ai tham gia đấu thầu”.
Bà kiến nghị cần có cơ chế dự trữ thuốc quốc gia đối với một số thuốc đặc biệt, nếu không sử dụng do thực tế cũng không tính là lãng phí.
Về vấn đề trang thiết bị, thực tế, Bệnh viện Chợ Rẫy hiện cần mua sắm, thay thế một số thiết bị cũ, lỗi thời. Thế nhưng, lúc triển khai lại gặp khó khăn khi xây dựng giá kế hoạch.
Hiện nay có 4 cổng thông tin tham khảo giá nên rất mất thời gian. Cổng thông tin của Bộ Y tế có công khai giá trúng thầu nhưng thông tin kèm theo chưa đầy đủ về cấu hình, tính năng, kỹ thuật.
"Khi xây dựng giá kế hoạch nếu cao hơn giá trúng thầu, bệnh viện buộc phải giải trình, thuyết minh nhưng không có thông tin về cấu hình, tính năng sẽ không thuyết minh, xây dựng được", đại diện phòng Trang thiết bị y tế của bệnh viện nói.
Bác sĩ Nguyễn Tri Thức dẫn chứng thêm, một đầu đèn của máy chụp CT nơi khác dùng 1 năm chưa hỏng, còn ở Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ 3 tháng là hỏng.
“Khi mua đèn thay thế phải đúng loại với máy mới sử dụng được, như vậy lại dính chỉ định thầu, nhưng không mua thì máy trùm mền, ảnh hưởng đến công tác điều trị”.
Để giải quyết ngay các vấn đề thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy kiến nghị với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam hai vấn đề:
Thứ nhất, cho phép tất cả các hợp đồng đấu thầu rộng rãi và đã trúng thầu trước đây có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, để thuốc có ngay cho người bệnh.
Thứ hai, cần xác định cụ thể thế nào là "tình huống cấp bách" cho phép chỉ định thầu được nêu trong Luật đấu thầu.
"Nếu không có định nghĩa cụ thể, khi kiểm tra bệnh viện rất khó giải thích, chưa kể bị đánh giá do bệnh viện không tích cực nên đã cố tình đẩy vào tình huống cấp bách để chỉ định thầu", ông Thức kiến nghị.
Có mặt tại buổi làm việc, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng, trong tình huống cấp bách, có thể kéo dài hợp đồng trúng thầu trước đó thêm 6 tháng. Tuy nhiên, các bệnh viện vẫn phải chủ động để tránh tình trạng thiếu thuốc kéo dài từ năm này qua năm khác.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, không chỉ tại Bệnh viện Chợ Rẫy mà tình trạng thiếu thuốc xảy ra tại nhiều cơ sở y tế. Phó Thủ tướng khẳng định các ý kiến nêu trên đều là tiếng nói của "người thật, việc thật". Ông yêu cầu Bộ Y tế cần nhìn nhận để đề xuất các hướng tháo gỡ, tránh việc đề xuất mang tính khẩu hiệu, không giải quyết được vấn đề.
Tại sao gần 2.000 bệnh nhân ung thư tại TP.HCM phải chờ phẫu thuật và xạ trị?Cơ sở mới, trang thiết bị hiện đại bậc nhất, tay nghề bác sĩ giỏi… vậy nhưng ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, vẫn còn 1.200 bệnh nhân chờ phẫu thuật, 700 bệnh nhân chờ xạ trị.">Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy: Thiếu thuốc là có thật, kiến nghị 2 nội dung
Việc này nhằm quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí.
Đồng thời tổ chức thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ và các chỉ đạo của Thủ tướng về sử dụng hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhanh các công trình, dự án, không để thất thoát, lãng phí, nhất là các dự án tồn đọng, dừng thi công, trụ sở các cơ quan, ngân hàng thương mại nhà nước, các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp nhà nước, các bệnh viện, khu ký túc xá sinh viên... thuộc phạm vi, địa bàn TP.HCM quản lý (gọi tắt là công trình, dự án tồn đọng).
Theo kế hoạch, các sở, ban, ngành của TP.HCM sẽ tập trung rà soát các công trình, dự án tồn đọng theo 5 nhóm.
Nhóm 1: Các dự án đầu tư, bao gồm các dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Nhóm này gồm 3 nhóm thành phần với tiêu chí cụ thể như sau:
Nhóm các dự án thực hiện theo Luật Đầu tư công: các dự án đầu tư công đến thời điểm hiện nay chưa hoàn thành dự án và đã quá thời gian bố trí vốn theo quy định của Luật Đầu tư công (tính từ thời điểm năm đầu tiên bố trí vốn khởi công).
Đó là dự án nhóm B có tổng mức đầu tư dưới 800 tỉ đồng là không quá 5 năm; dự án nhóm B có tổng mức đầu tư từ 800 tỉ đồng đến dưới 2.300 tỉ đồng là không quá 8 năm; nhóm C là không quá 3 năm; còn dự án nhóm A không quy định thời gian bố trí vốn nên đề nghị rà soát theo thời hạn của dự án nhóm B trên 2.300 tỉ đồng, không quá 8 năm (thực hiện theo Luật Đầu tư công 2014); dự án nhóm A không quá 6 năm, nhóm B không quá 4 năm, nhóm C không quá 3 năm (thực hiện theo Luật Đầu tư công 2019); các dự án sử dụng vốn ODA.
Nhóm các dự án thực hiện theo Luật Đầu tư: danh mục các dự án đã được rà soát, đang theo dõi tại các Tổ công tác và các dự án chậm tiến độ, đang dừng hoặc tạm dừng thực hiện.
Nhóm các dự án đầu tư thực hiện theo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (dự án PPP): các dự án PPP đang chậm thực hiện theo tiến độ tại các Hợp đồng dự án, Giấy chứng nhận đầu tư.
Nhóm 2: Các tài sản công, bao gồm trụ sở, công sở không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả và các loại tài sản công khác không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả (khu ký túc xá sinh viên, các bệnh viện, ...).
Nhóm 3: Các tài sản, dự án đầu tư tồn đọng, dừng thi công, không sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trực thuộc UBND TP.HCM hoặc của doanh nghiệp có phần vốn góp của các doanh nghiệp này; các dự án do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện, có sử dụng tài sản công để góp vốn, hết thời hạn hoạt động, gia hạn thời hạn hoạt động.
Nhóm 4: Các công trình, dự án tồn đọng liên quan tới quá trình thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử (bao gồm các dự án đã được tổng hợp trong danh sách của Tổ công tác 153 và các dự án có phát sinh việc thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử sắp tới).
Nhóm 5: Các khu đất có diện tích lớn, vị trí đắc địa, có phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng... chưa được đưa vào sử dụng.
Sở Kế hoạch và Đầu tư được UBND TP.HCM giao làm cơ quan đầu mối tiến hành rà soát các công trình, dự án tồn đọng; phân loại các nhóm dự án, công trình, xác định thẩm quyền, trình tự thủ tục và phân công cơ quan đầu mối thực hiện xử lý vướng mắc.
Đồng thời xây dựng kế hoạch chi tiết để xử lý vướng mắc cho các công trình, dự án tồn đọng hoặc nhóm công trình, dự án tồn đọng; thực hiện kiến nghị Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vướng mắc và phối hợp giải quyết vướng mắc cho tới khi có kết quả cuối cùng; tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả xử lý giải quyết vướng mắc.
Thời gian thực hiện từ nay đến hết ngày 31/12/2024.
(Nguồn: Báo Người Lao Động)UBND TP.HCM sẽ xử lý nghiêm trách nhiệm tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ kéo dài, gây lãng phí nguồn lực.
Đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, chậm trễ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao trong giải quyết các vấn đề liên quan.
Link: https://nld.com.vn/tp-hcm-ra-soat-cong-trinh-du-an-ton-dong-196241120183016616.htm
">TP.HCM rà soát công trình, dự án tồn đọng
Ngọn lửa bùng phát dữ dội trong đêm. (Ảnh: Page Người Hải Phòng)
Ngay sau đó, 15 xe chữa cháy của các đội Cảnh sát PCCC&CNCH khu vực 2, khu vực 5, khu vực 1, khu vực 6, Công an An Dương, Hồng Bàng, An Lão, Kiến An, các đội chữa cháy chuyên ngành Tràng Duệ, khu công nghiệp An Dương, khu công nghiệp Nomura... khẩn trương được huy động tới hiện trường.
Bước đầu cơ quan chức năng xác định, diện tích đám cháy trên 1.000m2, chất cháy là linh kiện nhựa của máy giặt, nguyên liệu nhựa...
Lực lượng phun nước ngăn chặn cháy lan sang nhà kho và nhà xưởng, đồng thời huy động công nhân di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy.
Đến 2h26 ngày 24/11, đám cháy được khống chế và dập tắt. Tuy nhiên chất cháy là nhựa nhiều khói khí độc và cháy âm ỉ, lực lượng cứu nạn cứu hộ tiếp tục phun nước chống cháy lại và lần vào các kho hàng, nhà xưởng bên cạnh.
Thống kê ban đầu, vụ cháy không có thiệt hại về người nhưng cháy sập hơn 1.000m2 nhà xưởng, sản phẩm linh kiện máy giặt, giá để hàng hóa...
Công an Huyện an Dương tổ chức khám nghiệm hiện trường điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Nguyễn Huệ">Cháy nhà xưởng trong khu công nghiệp tại Hải Phòng, nhiều tài sản bị thiêu rụi
Nhận định, soi kèo Ohod Medina vs Abha, 20h10 ngày 3/2: Tin vào Abha
16 tháng tuổi ghi nhớ sự việc, ít nhất 12.000 quyển sách trong não
Kim Peek sinh ra tại thành phố Salt Lake, tiểu bang Utah (Mỹ). Từ nhỏ, ông bị mắc chứng đầu to (macrocephaly) gây hại cho tiểu não và làm thiếu cấu trúc nối liền 2 bán cầu não- điều được cho cấu thành nên trí nhớ phi thường của ông.
Theo cha của Peek, ông có thể nhớ các sự việc ngay từ khi mới 16–20 tháng tuổi. Ngay từ bé, Peek đã có thói quen đọc sách.
Ông đọc một quyển sách trong khoảng một giờ, và nhớ hầu hết mọi nội dung lớn hay tiểu tiết trong đó, từ thời gian, vị trí, nhân vật...
Kỹ thuật đọc của Peek là đọc trang bên trái bằng mắt trái và trang bên phải bằng mắt phải. Bằng cách này, ông có thể đọc 2 trang cùng một lúc với tốc độ khoảng 8–10 giây/trang. Người ta cho rằng ông có thể nhớ lại nội dung của ít nhất 12.000 quyển sách ông đã đọc.
Năm 1969, ở 18 tuổi, Peek được thuê tính bảng lương cho 160 người. Ông hoàn thành chính xác chỉ sau vài giờ ngắn ngủi mà không cần dùng đến máy tính. Tuy nhiên, ông thất nghiệp sau đó vì quá trình tính lương được máy tính hóa.
Năm 1984, nhà viết kịch đại tài Barry Morrow đã gặp Peek. 4 năm sau, kiệt tác "Rain Man" ra đời với nhân vật chính Raymond Babbitt được lấy cảm hứng từ Peek. Phim đại thắng với 4 giải Oscar danh giá vì giá trị nhân văn giúp nâng cao nhận thức về bệnh tự kỷ và các khiếm khuyết phát triển khác.
Năm 2004, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) mời Peek đến phòng thí nghiệm để nghiên cứu bộ óc dị thường của ông. Mục đích của NASA là nắm bắt những gì diễn ra trong não khi Peek nói và suy nghĩ.
“Kim không giống bất cứ nhà bác học siêu phàm nào. Đây là một trường hợp độc nhất vô nhị”, kết luận của NASA.
Khó khăn giao tiếp và chật vật sinh hoạt hàng ngày
Bi kịch cuộc đời của Kim Peek nằm ở những hạn chế mà khuyết tật gây ra. Mặc dù có khả năng ghi nhớ đặc biệt nhưng Peek gặp khó khăn trong giao tiếp, tương tác xã hội và ngay cả các công việc sinh hoạt hàng ngày.
Peek đã không thể đi lại được cho đến năm 4 tuổi khi ông học cách lê bước chân. Peek không thể cài nổi cúc áo sơ mi của mình và gặp khó khăn với các kỹ năng vận động thông thường khác bởi tiểu não của ông bị tổn hại.
Năm 6 tuổi, Peek từng được phẫu thuật thùy não để xử lý tình trạng tự nói chuyện và hiếu động liên tục.
Vừa vào tiểu học, ông được nhà trường gửi về bởi không thể tập trung quá 7 phút trong lớp. Bởi vậy, gia đình phải thuê giáo viên đến nhà dạy kèm. Năm 14 tuổi, Kim Peek đã học xong toàn bộ chương trình phổ thông.
Dù não chứa đựng được lượng khổng lồ thông tin nhưng Peek khó khăn trong việc hiểu, cắt nghĩa hay giải thích những ý niệm trừu tượng của ngạn ngữ hay những từ ẩn dụ.
Trong sát hạch tâm lý, Peek đạt điểm dưới trung bình, có IQ là 87 (chỉ số thấp).
Peek cũng phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và hiểu lầm từ những người không biết và cảm thông cho tình trạng của ông.
Năm 2009, ở tuổi 58, Peek qua đời do bị nhồi máu cơ tim.
Bảo Huy
">Bi kịch của 'siêu bác học': Ghi nhớ hơn 12.000 quyển sách, không cài được cúc áo
Cuộc họp nhằm đánh giá lại kỳ thi năm 2018 và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kỳ thi năm 2019.
Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam cho rằng, khâu vô cùng quan trọng là đề thi và cần đầu tư thêm vào ngân hàng đề để làm sao sự phân hóa của đề đạt mong muốn.
Theo ông Quốc, nên tách mỗi môn thi trong bài thi tổ hợp là một phiếu trả lời trắc nghiệm.
“Điều này nhằm giúp người làm công tác coi thi có thể quản lý phiếu trả lời trắc nghiệm tốt hơn; tránh thí sinh sau giờ nghỉ giữa 2 môn thi có thể hỏi các bạn và điều chỉnh. Trong phiếu trả lời trắc nghiệm nên làm phách, để khi xử lý phiếu trắc nghiệm họ sẽ không biết bài thi của thí sinh nào, từ đó bảo đảm độ bảo mật”.
Ông nói thêm: "Tôi có cảm giác 2 năm vừa rồi, việc bố trí cán bộ làm công tác thi ở địa phương không được một số trường ĐH, CĐ quan tâm đúng mức. Nhiều trường không cử giảng viên mà cử nhân viên làm nhiệm vụ coi thi".
Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho rằng, để có một kỳ thi tốt quan trọng nhất vẫn là chỉ đạo sát sao của người đứng đầu ngành giáo dục địa phương.
Bà Hằng đề xuất trước hết cần hoàn thiện ngân hàng đề thi. “Về khâu coi thi, mỗi điểm thi nên có ít nhất có 3 trường, trong đó có trường ĐH của trung ương, địa phương, trường THPT để giảng viên, giáo viên khi làm nhiệm vụ coi thi có sự kiểm tra giám sát lẫn nhau, tránh chủ quan”.
Theo bà Hằng, khâu làm phách trong bài thi trắc nghiệm nên nghiên cứu để có thể mã hóa.
"Khâu chấm quan trọng nhưng dù thế nào cũng là do con người. Nếu quy trình không xác định rõ nhận thức của người làm thi thì cũng sẽ nảy sinh tiêu cực. Nên điều quan trọng là trước kì thi diễn ra, phải quán triệt các quy chế, đặc biệt cho cán bộ làm thi, để làm sao không có sự tiêu cực ở trong mỗi khâu”.
Bà Hằng cho rằng, không nhất thiết phải đổi chấm chéo giữa các địa phương mà quan trọng là việc giám sát thực hiện.
Ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng góp ý không nhất thiết phải đưa tất cả các bộ môn tổ hợp vào một phiếu trắc nghiệm. “Phần này cũng gây nên phiền toái cho giám thị giám sát. Đồng thời là kẽ hở cho thí sinh. Như vậy với mỗi môn thi có thể tách riêng thành một phiếu trả lời trắc nghiệm, sau đó tiến hành niêm phong để tiếp tục môn khác. Như vậy sẽ tạo thoải mái hơn cho giám thị và tăng tính nghiêm túc”.
“Đối với đội ngũ thanh tra ủy quyền của Bộ, trong đó có thành viên từ trường ĐH, theo tôi cần phải tiếp tục nâng cao về nghiệp vụ, đặc biệt là ý thức trách nhiệm”.
Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long đề xuất: "Nên thành lập tổ chấm thi trắc nghiệm liên tỉnh hoặc khu vực".
Theo bà Thanh, cần cải tiến ở một số khâu còn hạn chế được phát hiện như phần mềm chấm trắc nghiệm, quy định bộ phận nhập điểm và kiểm dò điểm sau khi nhập.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng. |
Sẽ tăng cường giải pháp kỹ thuật để muốn gian lận cũng không được
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết Bộ quan tâm tới đề xuất một số phương hướng cho năm 2019 và năm 2020 như sau:
“Thứ nhất, rà soát toàn bộ quy trình tổ chức, hoàn thiện quy chế thi và hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn. Xác định rõ trách nhiệm của những người tham gia kỳ thi. Cụ thể hóa hơn nữa các chế tài xử lý với các sai phạm trong kỳ thi.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện ngân hàng câu hỏi, cải tiến quy trình ra đề thi để nâng cao chất lượng đề đảm bảo phù hợp hơn với thời gian làm bài của thí sinh, đáp ứng tốt hơn mục tiêu của kỳ thi.
Thứ ba, cải tiến, điều chỉnh các khâu về kỹ thuật trong tổ chức thi; nhất là hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng tăng cường bảo mật và hỗ trợ tốt cho việc phát hiện, phòng ngừa các sai phạm trong chấm thi để hạn chế gian lận, tiêu cực.
Thứ tư, cải tiến phương thức tổ chức coi thi, chấm thi theo hướng tăng cường khách quan, nghiêm túc ở tất cả các khâu; tăng cường ứng dụng công nghệ trong chấm thi. Xem xét tổ chức chấm thi đảm bảo nguyên tắc giáo viên không chấm bài thi học sinh tỉnh mình (chẳng hạn tổ chức chấm thi theo cụm).
Thứ năm, chú trọng công tác lựa chọn nhân sự tham gia các khâu của kỳ thi, nhất là các khâu trọng yếu như đề thi, coi thi, chấm thi. Đồng thời, tăng cường chất lượng, hiệu quả của công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tham gia tổ chức thi, cán bộ thanh tra, giám sát.
Thứ sáu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát tại các Hội đồng thi”.
Về đề xuất chấm chéo giữa các địa phương, ông Trinh nói sẽ "xem xét một cách cẩn trọng".
“Những điều chỉnh nếu có chỉ tập trung vào người tổ chức thi, còn phía học sinh thì căn bản là ổn định, không thay đổi. Do đó các thí sinh có thể yên tâm học tập. Chúng tôi sẽ ban hành quy chế, hướng dẫn trong thời gian sớm nhất. Thời gian thi cố gắng giữ ổn định để các Sở GD-ĐT chủ động trong kế hoạch năm học”
Thanh Hùng
- Tọa đàm trực tuyến "đổi mới thi cử" do báo Đại biểu nhân dân tổ chức ngày 13/9 đã xới xáo lại những vấn đề của kỳ thi THPT quốc gia 2018 và đặt định hướng cho năm 2019.
">6 giải pháp đổi mới trong tổ chức thi THPT quốc gia năm 2019
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Trưởng BĐH Chương trình Chống Lao Quốc gia, cho biết, trước đây, thuốc chống lao hàng 1 được mua bằng nguồn ngân sách nhà nước để cung cấp điều trị miễn phí cho người bệnh lao. Giai đoạn 2021-2025, không còn nguồn ngân sách trên, ngân sách phân bổ cho các hoạt động phòng chống lao sẽ từ nguồn ngân sách hoạt động thường quy của Bộ Y tế.
Với nguồn viện trợ Quỹ toàn cầu chu kỳ 2021-2023, thuốc chống lao hàng 2 hiện được mua sử dụng nguồn kinh phí viện trợ quốc tế không hoàn lại đến 2023. Quỹ toàn cầu cũng yêu cầu sự đóng góp từ Chính phủ Việt Nam chọn nhu cầu điều trị thuốc chống lao hàng 2 cho 100 bệnh nhân lao đa kháng trong năm 2012 và 2020. Chính vì vậy cần đảm bảo nguồn kinh phí bền vững trong nước để chi trả cho việc mua sắm thuốc chống lao hàng 1 và hàng 2, nhằm duy trì quyền lợi tiếp cận thuốc cho người bệnh.
Cũng theo PGS.TS Nhung, Chính phủ và Bộ Y tế rất quan tâm đến vấn đề chống lao nhưng ngân sách hạn hẹp vì vậy kinh phí thuốc cho chống lao gặp nhiều khó khăn.
“Việc xin tài trợ không thể bền vững”, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung nói và dẫn chứng từ ví dụ năm 2021, khi nước ta bị đứt quãng 2 tuần thuốc chống lao. PGS.TS Nhung đã ngỏ lời với một công ty dược nhưng công ty này không thể hỗ trợ vì đang dồn sức cho chống Covid-19 và phải kêu gọi nguồn hỗ trợ khác để đảm bảo nguồn cung thuốc không bị đứt gãy.
“Bệnh lao có từ lâu, làm chết hàng chục ngàn người mỗi năm - con số này cao hơn tử vong do tai nạn giao thông. Chúng ta có đủ kỹ thuật để phát hiện sớm, đủ các phác đồ điều trị của thế giới nhưng phải đảm bảo thuốc mới có thể chữa cho người dân, tiến tới chấm dứt lao vào năm 2030”, PGS.TS Nhung nói.
PGS.TS Nhung cũng thông tin, năm 2015, nước ta có 17.000 người chết vì lao. Năm năm sau, 2020, số đó giảm xuống. Đó là nhờ nỗ lực rất lớn khi Chính phủ đưa chống lao vào chương trình Chống Lao Quốc gia.
Mục tiêu chấm dứt bệnh lao có cơ sở khoa học, khả thi nếu chúng ta nỗ lực, đặc biệt là đảm bảo thuốc. PGS.TS Nhung cho biết, sự kiện “Triển khai cấp thuốc lao nguồn BHYT” rất quan trọng khi đánh dấu hành trình bảo đảm tài chính bền vững cho chương trình chống lao.
Như vậy, từ ngày hôm nay, các cơ sở điều trị lao trên toàn quốc bắt đầu cấp thuốc lao cho bệnh nhân qua BHYT. Trong thời gian tới, Chương trình chống Lao Quốc gia sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ sở điều trị lao để đảm bảo tổ chức khám chữa bệnh lao đáp ứng các điều iện khám chữa bệnh BHYT, quản lý sử dụng, cung ứng, điều phối thuốc chống lao qua BHYT.
Người mắc bệnh lao sẽ được bảo hiểm y tế cấp thuốc miễn phí
Những chính sách liên quan giáo dục có hiệu lực từ tháng 1/2023
友情链接