" />

Bkav nhảy vào cuộc chơi OTT với ứng dụng Btalk

Kinh doanh 2025-02-04 07:25:35 615

Nguồn tin của ICTnews cho hay,ảyvàocuộcchơiOTTvớiứngdụlịch bóng đá ngoại hạng anh đêm nay dự kiến trung tuần tháng 4/2014, Bkav sẽ chính thức ra mắt ứng dụng gọi điện, nhắn tin miễn phí có tên Btalk.

Btalk tích hợp tính năng gọi điện thông thường và gọi điện miễn phí trên cùng một giao diện Talk , ngoài ra còn có các tính năng khác như nhắn tin, chat miễn phí tích hợp nhắn tin, chat Facebook, Yahoo, Gtalk.

Trên Facebook Btalk, một người vừa dùng thử ứng dụng này để gọi điện ra nước ngoài cho biết chất lượng gọi điện rất tốt, âm thanh trung thực, không có độ trễ, và nhờ Btalk mà đã tiết kiệm được khá nhiều chi phí so với khi sử dụng dịch vụ thoại quốc tế của các nhà mạng.

本文地址:http://member.tour-time.com/html/685f698806.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Newcastle vs Fulham, 22h00 ngày 1/2: Hướng về Top 4

Giáo sư Yoshua Bengio, nhà khoa học kỳ cựu trong lĩnh vực máy học, đồng chủ nhân giải thưởng VinFuture 2024. Ảnh: TA.

Trong buổi giao lưu ngày 7/12 sau buổi trao giải VinFuture 2024, hai nhà khoa học hàng đầu về lĩnh vực học sâu, Giáo sư Yoshua Bengio và Giáo sư Yann LeCun đã nhận được hàng loạt câu hỏi về AI.

Các nhà khoa học đều được đặt câu hỏi về hành trình nghiên cứu của mình. Hai chủ nhân của giải thưởng Turing năm 2018 đều nhớ lại giai đoạn thập niên 1990, còn được gọi là "mùa đông" của Ai, khi cộng đồng khoa học nghi ngờ về tiềm năng của trí tuệ nhân tạo.

Tuy nhiên, Yoshua Bengio cho biết ông và các cộng sự khi đó vẫn kiên định theo đuổi tầm nhìn dài hạn.

Đối với động lực làm khoa học, ông Bengio cho rằng sự tò mò, tìm kiếm lĩnh vực khác biệt là rất quan trọng.

"Nghiên cứu là hành trình tìm tòi, có thể không mang lại kết quả ngay lập tức, nhưng điều quan trọng là cần đa dạng ý tưởng và không sợ thất bại”, nhà khoa học Canada chia sẻ.

Trong khi đó, ông LeCun thì cho rằng người làm khoa học nên tự đặt câu hỏi có vấn đề gì nhân loại chưa giải quyết được, liệu nghiên cứu của mình có thể giúp được không.

Một chủ đề quen thuộc trong những bài nói chuyện của hai nhà khoa học là đảm bảo an toàn với AI, trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng thông minh hơn.

vinfuture 2024 anh 1

Giáo sư Yann LeCun, Khoa học gia trưởng của Meta về AI. Ảnh: TA.

Giáo sư Yann LeCun bày tỏ quan điểm AI không nguy hiểm nếu như chúng không được lập trình với những động lực cụ thể. Theo ông, AI hiện tại chỉ có tri thức nhưng không có động lực, và nếu chúng ta tạo ra động lực tích cực cho AI để đóng góp cho cộng đồng, chúng sẽ phục vụ con người đúng cách.

Khoa học gia trưởng về AI của Meta ví von việc đảm bảo an toàn AI cũng giống như làm cho máy bay an toàn hơn, cả hai đều là những công cụ hữu ích cho con người.

Giáo sư Yoshua Bengio trước đó cũng thực hiện một bài chia sẻ tại Tập đoàn FPT về chủ đề kiểm soát AI tự tạo động lực. Ông cho rằng chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến AI tạo ra hậu quả lớn với loài người.

Nhà khoa học Canada cho rằng khái niệm cần đưa ra là AI hoàn toàn không có mục tiêu, chứ không phải là có mục tiêu tốt.

"Khi ta huấn luyện cho máy, máy sẽ nghĩ là làm sao làm tốt để giành được phần thưởng, nhưng cũng sẽ nghĩ làm sao chiếm luôn quyền trao thưởng. Tất nhiên ta phải đảm bảo kịch bản đó không xảy ra", ông Bengio chia sẻ.

CEO Nvidia nhận giải thưởng cao nhất của VinFuture 2024

Ông Jensen Huang là đồng chủ nhân giải thưởng, cùng 4 nhà khoa học hàng đầu về AI gồm Yoshua Bengio, Geoffrey Hinton, Yann LeCun và Fei-Fei Li.

">

Đối phó thế nào khi AI ngày càng thông minh hơn?

Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Bologna, 3h00 ngày 30/1: Tự quyết số phận

ẢNH AI 2.jpeg
Ảnh minh họa

Tại quần đảo Sip, ba trường trung học đã phát triển robot trang bị ChatGPT để khai thác và cải thiện trải nghiệm giảng dạy học tập trong lớp.

Robot có tên Alnstein, cao gần bằng một người trưởng thành nhỏ, trang bị khuôn mặt là màn hình có thể biểu đạt chớp mắt hay cau mày.

Chatbot nói giọng Bắc Mỹ, có thể kể truyện cười, hay đưa ra khuyến nghị về cách dạy thuyết tương đối của Albert Einstein.

Các nhà phát triển cho biết, mục đích cuối cùng là kết hợp robot này vào chương trình giảng dạy.

“Đó là một trải nghiệm mang tính tương tác cao, học sinh có thể đặt câu hỏi và robot sẽ hỗ trợ giáo viên giảng bài hiệu quả hơn”, Elpidoforos Anastasiou, trưởng dự án này nói.

Gia sư tiếng Anh

Trong khi đó, ngày 29/11, Sở giáo dục thành phố Seoul (Hàn Quốc) thông báo sẽ giới thiệu “robot dạy kèm tiếng Anh” đến các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố vào năm tới, để hỗ trợ học sinh giao tiếp bằng tiếng Anh một-một.

Đây là nỗ lực của Seoul trong việc củng cố khả năng sử dụng ngoại ngữ tại các trường công lập.

Sản phẩm robot dạy kèm này được phát triển bởi công ty tư nhân, được cung cấp thí điểm cho 5 trường tiểu học và trung học cơ sở tại thủ đô, hoạt động kể từ tháng 3 năm sau.

Các robot AI này có thiết kế tương tự robot phục vụ trong nhà hàng, có khả năng thực hiện giao tiếp tiếng Anh một-một với học sinh, đồng thời có thể đảm nhiệm vai trò trợ giảng trong lớp học với kỹ năng nói tiếng Anh như người bản xứ.

Văn phòng đào tạo Seoul nói rằng, robot cũng cung cấp dịch vụ học tập cá nhân hoá, gồm cả việc sửa lỗi phát âm cho từng học sinh.

Bên cạnh đó, thành phố cũng có kế hoạch ứng dụng chatbot hỗ trợ trò chuyện giữa sinh viên địa phương và sinh viên nước ngoài.

Các ứng dụng có thể được cài đặt trên smartphone hoặc máy tính để bàn, cho phép người dùng tham gia trò chuyện miễn phí với phần mềm theo các chủ đề lựa chọn sẵn.

(Theo Reuters, CNBC, Yonhap)

Cách thức chatbot AI hỗ trợ người dùng tìm kiếm việc làm

Cách thức chatbot AI hỗ trợ người dùng tìm kiếm việc làm

LinkedIn vừa ra mắt chatbot AI với vai trò “trợ lý tìm việc” và tiết lộ các công cụ AI sinh tạo khác dành cho thành viên có đóng phí (Premium).">

Gia sư robot AI giúp học sinh nâng cao ngoại ngữ, cải thiện kỹ năng đọc

Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể lần thứ 3 của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị: Về Chương trình môn Lịch sử cấp trung học phổ thông, Ủy ban nghiên cứu kỹ lưỡng ý kiến đội ngũ chuyên gia lịch sử một cách thấu đáo, trên tinh thần cầu thị, lắng nghe và có đề xuất trên nguyên tắc phù hợp với chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về giáo dục, đào tạo.

Thứ ba,ở nhiều nước trên thế giới, môn Lịch sử trong Chương trình trung học phổ thông luôn là môn học bắt buộc (Hoa Kỳ, Pháp, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc…).

Từ các lý lẽ trên, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng, môn Lịch sử có vị trí đặc biệt, có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, học sinh cần được trang bị khối lượng kiến thức này.

Vì vậy, đại biểu thống nhất đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến các tầng lớp nhân dân, đội ngũ chuyên gia lịch sử, các đại biểu Quốc hội theo hướng quy định Lịch sử là môn học bắt buộc đối với cấp THPT trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với khối lượng kiến thức phù hợp; thiết kế bao gồm khối lượng kiến thức lịch sử (phần bắt buộc) và khối lượng kiến thức định hướng nghề nghiệp (phần lựa chọn).

Khi môn Lịch sử cấp THPT là môn học lựa chọn, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đưa ra 3 khả năng.

Nếu học sinh lựa chọn môn Lịch sử là một trong 5 môn học lựa chọn, học sinh sẽ học tổng thời lượng 210 tiết/3 năm học (tăng 70 tiết so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006).  

Nếu học sinh lựa chọn môn Lịch sử là một trong 5 môn học lựa chọn, đồng thời lựa chọn chuyên đề học tập là môn Lịch sử, học sinh sẽ học tổng thời lượng 315 tiết/3 năm học (tăng 175 tiết so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006).  

Nếu học sinh không lựa chọn môn Lịch sử thì không học thêm tiết nào. Kiến thức phổ thông dừng lại ở kiến thức chương trình tiểu học, trung học cơ sở và tích hợp ở một số môn học khác. Về thời lượng học ít hơn Chương trình giáo dục phổ thông 2006 là 140 tiết.

Cũng như ở giai đoạn giáo dục cơ bản, ở cấp trung học phổ thông, nội dung giáo dục lịch sử cũng được đưa vào Nội dung giáo dục của địa phương, trong đó có những chủ đề về lịch sử địa phương chiếm thời lượng khoảng 10 tiết/năm học cho mỗi lớp, đồng thời, môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông là môn học bắt buộc với thời lượng 35 tiết/năm học, trong đó giáo dục cho học sinh về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Sau khi nghe thảo luận, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

'Còn ôm đồm và trình bày tẻ nhạt'

Bà Nguyễn Thị Việt Nga (Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) cho biết đồng tình với kiến nghị trong báo cáo của Ủy ban về việc quy định Lịch sử là môn học bắt buộc.

Theo bà Nga, qua nghiên cứu thấy hiện nay học sinh không mặn mà với môn học này, thể hiện qua việc ở nhiều kỳ thi điểm rất kém và phỏng vấn một số học sinh nói không thích môn Lịch sử.

Bà Nga cho rằng nguyên nhân không hẳn do môn học này không hấp dẫn mà do chương trình nặng về kiến thức hàn lâm, ôm đồm và cách trình bày khá tẻ nhạt.

Đồng thời hiện nay việc dạy học và thi môn Lịch sử vẫn theo phương pháp cũ. Ở một số trường, dù các giáo viên có thay đổi về phương pháp, tìm tòi, ứng dụng công nghệ thông tin... nhưng mục đích vẫn chỉ là cung cấp và yêu cầu học sinh ghi nhớ sự kiện con số.

"Ví dụ như có sử dụng máy chiếu thì cũng là chiếu sự kiện, con số thay vì giáo viên lên bục giảng. Dù có chiếu hình ảnh minh họa nhưng cái đích cuối cùng vẫn là yêu cầu học sinh ghi nhớ sự kiện, con số... thì các em rất khó nhớ" - bà Nga nhận định.

Phải cân nhắc kỹ nếu sửa thành môn bắt buộc

Trong khi đó, Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội lại đưa ý kiến rất đáng lưu ý, rằng hiện toàn bộ kiến thức cơ bản, cốt lõi về lịch sử Việt Nam và thế giới đã được dạy học bắt buộc ở cấp học THCS. Nếu Lịch sử thành môn bắt buộc ở cấp THPT thì phải sửa cả chương trình môn học này. 

“Chương trình được xin ý kiến 2 lần năm 2015 và 2017. Chương trình các môn được xin ý kiến 2 lần, xin ý kiến các Sở GDĐT, xin ý kiến giáo viên, các cơ sở giáo dục. Hội đồng Quốc gia thẩm định chương trình mới với giáo sư sử học Phan Huy Lê sau nhiều lần xem xét đã thông qua. Chương trình đã xin ý kiến các hội đồng, ủy ban, ban tuyên giáo… Sau khi nhận được đồng thuận cao thì đã thông qua chương trình này” - bà Thúy cho biết.

Đồng thời, bà Thúy đặt vấn đề "Bên cạnh việc lắng nghe dư luận, chúng ta phải xem Bộ GD-ĐT ban hành chương trình đó là đúng hay sai. Nếu đúng thì chúng ta phải kiên quyết bảo vệ, nếu sai thì phải trình các cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi. Và nếu sai thì cơ quan nào phải chịu trách nhiệm".

"Nếu sửa thì trong bối cảnh này có phù hợp hay không, khi chỉ còn 3 tháng nữa là năm học mới bắt đầu, hay lại là "đẽo cày giữa đường”. Đó là những vấn đề chúng ta phải xem xét thật kỹ" - bà Thúy lưu ý.

PGS.TS Nguyễn Quang Liệu, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội):  Sẽ là thách thức nếu Lịch sử là môn lựa chọn

Trao đổi với Vietnamnet, PGS.TS Nguyễn Quang Liệu khẳng định “Chỉ khi biến Lịch sử trở thành môn học khiến học sinh hứng thú, yêu thích, thì dù là môn học lựa chọn hay bắt buộc, Lịch sử vẫn có chỗ đứng. Còn khi chưa làm được điều đó, để Lịch sử trở thành môn học lựa chọn, tôi nghĩ sẽ không phù hợp”.

Việc để môn học này trở nên hấp dẫn và lôi cuốn với học sinh hơn, PGS Liệu cho rằng, trước hết giáo viên cần phải thay đổi. Những người dạy Lịch sử cần phải là những người được đào tạo bài bản, tâm huyết, có trách nhiệm, đồng thời cần phải không ngừng đổi mới sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, kỹ thuật thi và đánh giá.

Ngoài ra, thay vì mang nặng tính hàn lâm, thông tin sự kiện, số liệu nhàm chán, sách giáo khoa cũng cần phải được thiết kế sao cho hấp dẫn và lôi kéo học sinh hơn. 

Theo PGS Liệu, chính trong các nhà trường hiện cũng chưa thật sự coi trọng môn Lịch sử; bản thân phụ huynh vẫn coi môn học này là môn phụ, môn không quan trọng... Đó cũng là những nguyên nhân khiến học sinh không mấy hứng thú và yêu thích môn học này.

Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa năm học mới sẽ bắt đầu, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn cho rằng điều quan trọng nhất hiện nay là Chính phủ cần phải sớm quyết định môn Lịch sử là môn học bắt buộc hay lựa chọn, từ đó các trường và giáo viên mới có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng nhất.

Ngân Anh – Thúy Nga

">

Đề nghị Bộ Giáo dục tiếp thu ý kiến, quy định Lịch sử là môn bắt buộc

友情链接