Rắn thần Naga 5 đầu: Biểu tượng linh vật Ất Tỵ 2025 của Bình Định

[Ngoại Hạng Anh] 时间:2025-01-19 06:56:41 来源:NEWS 作者:Nhận định 点击:63次

Ngày 27/11,ắnthầnNagađầuBiểutượnglinhvậtẤtTỵcủaBìnhĐịnay ngày mấy âm UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành kế hoạch xây dựng cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 với chủ đề "Vườn hoa đất võ" tại khuôn viên tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP Quy Nhơn).

Theo đó, biểu tượng linh vật năm Ất Tỵ được lấy cảm hứng từ tạo hình Rắn thần Naga 5 đầu, có chiều cao 5m, được mô phỏng sinh động, mang nét đặc sắc của văn hóa Chăm Pa tại Bình Định. Biểu tượng có sử dụng các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng và phun hơi nước để tạo khung cảnh huyền bí gây ấn tượng.

Theo Sở VH-TT Bình Định, Naga trong tiếng Phạn có nghĩa là rắn lớn. (Ảnh minh hoạ).

Theo Sở VH-TT Bình Định, Naga trong tiếng Phạn có nghĩa là rắn lớn. (Ảnh minh hoạ).

Cụm biểu tượng linh vật phụ (mặt sau - hướng ra phía biển) có tạo hình cách điệu hiện đại theo xu hướng chuyển đổi số và công nghệ của tương lai; phía sau cụm linh vật là tạo hình đôi bàn tay nắm chặt tượng trưng cho sự đoàn kết, quyết tâm của Bình Định bắt kịp xu thế của công nghệ 4.0.

Cổng chào có tạo hình con sóng ngắn là điểm nhấn cho sự phá cách khi vào khu vực trưng bày, bố trí các dáng võ đặc trưng của Bình Định, một số tài nguyên biển và các sản phẩm đặc trưng của vùng núi rừng Bình Định.

Tại khu vực trưng bày bên trong vườn hoa, bố trí tạo hình 2 linh vật rắn lớn có chiều dài trên 30m. Phần trên bên phải của tạo hình bố trí các sản phẩm đặc sắc của Bình Định; bên trái là các ứng dụng công nghệ số, các sản phẩm AI và cụm tạo hình với khát vọng vươn xa, vươn cao của thế hệ trẻ Bình Định.​

Khu vực 2 bên cụm linh vật chính được bố trí 2 cụm biểu tượng mang bản sắc văn hóa của Bình Định gồm: Cụm các nhân vật cách điệu với dáng biểu diễn trống trận Tây Sơn và cụm các nhân vật biểu diễn tuồng với phong cách vui tươi; các khu vực trưng bày được bố trí hệ thống khung kệ trang trí tạo lối đi 2 bên góc tạo không gian khác lạ.Toàn bộ khu vực vườn hoa trưng bày linh vật có quy mô chiều dài khoảng 120 m, rộng 40 m, được bố trí hơn 40.000 chậu hoa với hơn 30 chủng loại đa dạng về màu sắc.

Biểu tượng linh vật năm Ất Tỵ 2025 sẽ được khánh thành vào ngày 21/1/2025 (ngày 22 tháng Chạp năm Giáp Thìn); trưng bày từ ngày 21/1 - 9/2/2025 (Ngày 22 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Hoạt động nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi phục vụ nhân dân vui xuân đón tết cổ truyền dân tộc, tạo điểm nhấn về du lịch, thu hút du khách đến TP Quy Nhơn trong dịp xuân Ất Tỵ 2025. Đồng thời giới thiệu những thành tựu về KT-XH của tỉnh trong năm 2024, góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, nhân dân trong tỉnh ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2025.

Theo Sở VH-TT Bình Định, Naga trong tiếng Phạn có nghĩa là rắn lớn, nhằm chỉ con rắn hổ mang, loài rắn có nọc độc rất nguy hiểm. Rắn hổ mang còn tượng trưng cho thần Siva, vì chúng bao hàm cả hai ý nghĩa hủy diệt và tái sinh. Trong mỗi triều đại, các vị vua Khơme đều cho xây dựng các cung điện và các đền thờ bằng đá, mà rắn Naga là vị thần canh giữ những nơi thiêng liêng đó. Do vậy, chúng luôn xuất hiện trên các cầu thang, trên các lối đi, trên ngưỡng cửa hoặc trên các mái tháp để xua đuổi tà ma. Chúng còn tượng trưng cho sự phồn thực và là loài vật có khả năng bảo vệ mọi nguồn nước và các công trình thủy nông của người Khơme cổ.

Trong số di tích kiến trúc tháp cổ Chăm Pa còn lại trên đất Bình Định có tháp Dương Long (xã Tây Bình, huyện Tây Sơn) nổi bật không những ở kích thước đồ sộ nhất hiện nay mà còn ở hình dáng đặc biệt của từng kiến trúc. Đây là cụm tháp chịu ảnh hưởng nghệ thuật Khơme rõ nét nhất. Một trong những yếu tố thể hiện sự ảnh hưởng đó chính là hình tượng rắn Naga.

Rắn Naga ở tháp Dương Long được chạm khắc tỉ mỉ, cầu kỳ, đa dạng, trang trí khá đậm đặc từ xung quanh chân tháp lên đến các cửa giả, cửa chính, các ô khám và viền xung quanh các tầng mái, được thể hiện bằng nhiều kích cỡ, nhiều bố cục khác nhau. Có rắn 5 đầu, rắn 3 đầu, 1 đầu… Hàng ngàn mảnh đá chạm thu được ở tháp Dương Long trong đợt khảo cổ học năm 2006, có từ 70% đến 80% chạm hình rắn. Trong hàng trăm tác phẩm điêu khắc có giá trị tìm được, thì hình tượng rắn cũng chiếm đa số. Thật ít có ngọn tháp Chăm nào trang trí nhiều hình tượng rắn đến như vậy. Có thể nói rắn Naga tháp Dương Long là một hiện tượng đặc biệt trong điêu khắc cổ Chăm pa.

Hình tượng rắn Naga trang trí nhiều ở tháp Dương Long đã nói lên quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa người Chăm, người Ấn Độ và người Khơme. Và dù thể hiện dưới bất kỳ hình tượng nào, thì rắn Naga vẫn là biểu tượng của nguồn nước và những quyền năng mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

Nguyễn Gia

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接