当前位置:首页 > Kinh doanh > Thư gửi vợ trước chuyến bay của Gagarin 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Trong câu chuyện của mình, cô gái chia sẻ bản thân là nạn nhân của rất nhiều vụ lạm dụng tình dục từ khi còn chưa nhận thức được vấn đề cho tới khi đã có nhận thức rõ ràng. Nó đến cả từ những người xa lạ cho đến những người thân quen.
“Đến cả đi học thêm, tôi cũng bị xâm hại. Đối tượng chẳng phải ai xa lạ mà chính là người thầy mẫu mực ai cũng kính nể”, cô gái trẻ chia sẻ.
“Đây là tình cảm thầy dành cho em. Cái này là chuyện bí mật của hai mình. Đừng kể với ai nhé”, câu nói này đến nay khi đã đi làm vẫn là nỗi ám ảnh cô.
Từ những "trải nghiệm" đau đớn, cô gái tự nhận thức những điều đó xảy ra vì mọi người quá né tránh nhắc đến nó.
"Tôi muốn đặt ra cái nhìn trực diện, dù vẫn phải giấu kín trong tâm tưởng nhưng vẫn luôn khát khao có thể để "lộ" để giúp những người khác thay đổi nhận thức. Họ sẽ không còn phải che giấu, không cần né tránh những thứ đáng ra cần được thẳng thắn", cô gái này chia sẻ.
Bà Mai Thị Bưởi, Quản lý chương trình trẻ em Trung tâm CSAGA - người trực tiếp tiếp nhận trường hợp của cô gái này, chia sẻ hiện nhân vật này vừa tốt nghiệp đại học và đã đi làm.
“Em ấy tự tìm đến với chúng tôi và chia sẻ điều ăn sâu vào tiềm thức từ khi còn nhỏ. Chúng tôi cảm nhận rằng bạn ấy giờ đây là một người sống khép kín và câu chuyện ấy vẫn luôn ám ảnh bạn ấy từ đó cho đến bây giờ.
Người thầy đó chính là người quen của ông bạn ấy và ông đã giới thiệu bạn đến đó học. Nhưng đến đó học thêm thì bạn ấy đã bị thầy giáo đó xâm hại. Sự việc diễn ra vài lần và chưa ai hay biết”, bà Bưởi chia sẻ.
Triển lãm thu hút sự quan tâm của nhiều người |
Theo bà Bưởi, nữ sinh này ở ngay Hà Nội, gia đình khá giả, chứ không phải đến từ những miền quê nghèo khó, nhận thức hạn hẹp.
“Ngày hôm nay bạn ấy muốn mời bố mình đến để nghe câu chuyện này. Nhưng giữa bạn ấy và bố có một mâu thuẫn là bố thì muốn con không kể lại nữa mà quên đi và không để những chuyện đó ám ảnh mãi nhưng bản thân bạn ấy thì không tài nào quên được”.
Đây là một trong số những câu chuyện từ chính những người trong cuộc được chia sẻ tại triển lãm “Phơi những vết thương hở miệng”. Triển lãm nằm trong khuôn khổ dự án do Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) và đối tác Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số tổ chức.
Triển làm mang đến 20 câu chuyện từ chính người trong cuộc với mong muốn khiến cộng đồng có thể nhìn thấy trách nhiệm của mỗi người trong việc thúc đẩy môi trường sống an toàn nói chung.
Nhiều câu chuyện của những nạn nhân của các vụ quấy rối tình dục đã được chia sẻ tại đây. |
Chia sẻ về điều này, bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm CSAGA không khỏi trăn trở: “Mới đây, hiệu trưởng của một trường phổ thông dân tộc nội trú đã bị tạm giam vì những cáo buộc liên quan xâm hại tình dục học sinh nam trong nhiều năm. Ngày hôm kia, hôm kìa và trước đó nữa những vụ án nghiêm trọng khác vẫn cứ liên tục xảy ra. Làm sao để vấn đề này được giải quyết ở tầm quốc gia chứ không đơn thuần là giải quyết những vụ việc”.
Thanh Hùng
Sở GD-ĐT Phú Thọ vừa có báo cáo Bộ GD-ĐT tình hình vụ việc hiệu trưởng có hành vi ứng xử không chuẩn mực đối với học sinh ở Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn.
" alt="“Người xâm hại tôi chẳng phải ai xa lạ mà chính là người thầy mẫu mực ai cũng kính nể”"/>“Người xâm hại tôi chẳng phải ai xa lạ mà chính là người thầy mẫu mực ai cũng kính nể”
Theo đó, các cấp học mầm non, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố cùng nghỉ học kỳ I vào ngày 31/12/2018 (thứ Hai).
Ảnh: Thanh Hùng |
Cụ thể, lịch nghỉ học kỳ I và Tết Dương lịch 2019 như sau:
Với cấp học THCS, THPT, GDTX: Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh được nghỉ học kỳ I và Tết Dương lịch liền 3 ngày từ 30/12/2018 (Chủ Nhật) đến hết ngày 1/1/2019 (thứ Ba). Ngày 29/12 (thứ Bảy), học sinh đi học bình thường.
Với cấp học mầm non, tiểu học: Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh được nghỉ học kỳ I và Tết Dương lịch liền 4 ngày từ 29/12/2018 (thứ Bảy) đến hết ngày 1/1/2019 (thứ Ba).
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng yêu cầu sau kỳ nghỉ, các đơn vị khẩn trương ổn định nền nếp dạy học và trở lại làm việc bình thường.
Thanh Hùng
" alt="Lịch nghỉ Tết Dương lịch của học sinh Hà Nội"/>Khoa Nguyễn
" alt="Nhan sắc ngọt ngào của các thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2022"/>Nhận định, soi kèo Ferencvaros vs AZ Alkmaar, 3h00 ngày 31/1: Khó cho chủ nhà
Tại chương trình, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương gửi lời cảm ơn và chúc mừng đến các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục, những người đang góp phần cho công tác giáo dục – đào tạo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương chia sẻ tại buổi lễ. Ảnh: GDTĐ. |
Chủ đề được chọn cho chương trình “Thay lời tri ân” năm nay là “Hạnh phúc”, bà Mai cho rằng mỗi người trong cuộc sống có thể lựa chọn cho mình quan điểm về hạnh phúc khác nhau. “Nhưng tôi nghĩ rằng, đối với người thầy, hạnh phúc đó chính là nâng đỡ các em trong từng bước đi để trưởng thành, góp phần thực hiện lý tưởng cao cả ươm trồng thế hệ tương lai – nguồn nhân lực quan trọng cho đất nước phát triển”.
Bà Mai cho hay, dù ở thành phố hay ở nông thôn, vùng cao, miền núi đều có hình ảnh của các thầy, cô tận tụy phục vụ cho lý tưởng cao cả đó. Qua đó, mang lại niềm tin các thế hệ nối tiếp nhau vững bước cho sự nghiệp phát triển, cho ước mơ Việt Nam sẽ bước qua ngưỡng thu nhập trung bình để trở thành nước phát triển vào giữa thế kỷ này.
Bà Mai đánh giá, những năm gần đây, ngành giáo dục có nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học và đã đạt được những kết quả tích cực, trong đó có sự đóng góp to lớn của các thầy cô giáo – những người đang hàng ngày trực tiếp giáo dục các học sinh trở thành người hữu ích cho xã hội.
Rất vui mừng trong nhiều năm nay, Đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế đều đạt được thành tích xuất sắc; năm nay, đội tuyển Hóa học có 4/4 em đạt huy chương vàng, xếp thứ hai thế giới, sau đội tuyển Hoa Kỳ; đội tuyển Toán có 6/6 em đều đạt giải, lần đầu tiên có một học sinh lớp 10 giành được huy chương vàng, đứng thứ tư thế giới. Có được kết quả này là nỗ lực của các em học sinh, các bậc phụ huynh, của ngành giáo dục – đào tạo, của nhiều thầy cô giáo đã hết lòng cho các em có được thành tích tự hào đó.
Đặc biệt, cách đây vài ngày, đã có một giáo viên nằm trong Top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu, đây là giải thưởng đầu tiên đối với Việt Nam. Đó là cô giáo Hà Ánh Phượng, người dân tộc Mường, giáo viên tiếng Anh đến từ Trường THPT Hương Cần (Thú Thọ) - ngôi trường có đến 85% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, đã giúp cho học sinh tham gia mô hình “Lớp học xuyên biên giới”. Kết quả này đã truyền cảm hứng cho học sinh và cả đội ngũ giáo viên về việc đổi mới phương pháp dạy học, tạo cơ hội cho các em dù ở bất kỳ đâu đều có cơ hội để tiếp cận với nền giáo dục tiến bộ, hiện đại.
Cùng đó là rất nhiều tấm gương, tình cảm của các thầy cô đã đi theo các em suốt cuộc đời.
Dù ở thành phố hay nông thôn, miền núi, đều có hình ảnh các thầy cô tận tụy. Ảnh: GDTĐ. |
Trong nhiều câu chuyện xúc động, bà Mai chia sẻ bản thân không thể nào quên câu chuyện về lễ khai giảng năm học 2019 của 34 học sinh và 2 cô giáo tại điểm trường xa nhất của tỉnh Quảng Nam. Không có cờ hoa, không có bố mẹ đón đưa nhưng lễ khai giảng tại Tấc Pổ, Trà Tập, Nam Trà My vẫn trang nghiêm, ấm áp và đầy cảm xúc. Những dòng trên facebook của cô giáo Trà Thị Thu đã gây xúc động mạnh: “Hân hoan chào đón năm học mới, tuy không có cờ hoa rực rỡ, bố mẹ đưa đón nhưng tại điểm trường trên đỉnh núi đầy mây gió, cô và trò cũng cố tạo nên không khí khai giảng trong đơn sơ nhưng ấm áp. Hy vọng năm học mới nhiều cái mới, niềm vui mới, hạnh phúc mới, chúc mừng năm học mới”.
Theo bà Mai, hạnh phúc đó thật giản dị nhưng cũng thật sâu sắc.
Bà Mai cho hay, những yêu cầu và mục tiêu tiếp theo của đất nước đang đặt ra những trách nhiệm to lớn đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo. “Không có nguồn nhân lực chất lượng cao chúng ta không thể thành công trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, không thể đổi mới sáng tạo để phát triển nhanh và bền vững”, bà Mai nói.
Bà Mai cho hay, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành giáo dục – đào tạo cũng đứng trước những khó khăn, thách thức trong quá trình đổi mới để đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng của đất nước và nhân dân.
“Tôi mong rằng, các thầy cô giáo sẽ luôn yêu nghề, giữ vững niềm tin, luôn có được niềm tin yêu của học sinh và nỗ lực không ngừng cho thế hệ trẻ và tương lai của đất nước Việt Nam”, bà Mai nói.
Bà Mai cũng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, các bậc phụ huynh và toàn xã hội luôn dành sự ủng hộ cho ngành giáo dục – đào tạo, góp phần chăm lo cho sự trưởng thành của thế hệ trẻ Việt Nam. Bà cũng bày tỏ mong muốn các em học sinh sẽ luôn cố gắng phấn đấu, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, đền đáp công lao của thầy cô giáo đối với mình.
Hải Nguyên
Buổi đầu tiên đi dạy tôi cũng rung động như cậu bé trong ngày đầu tiên đi học của nhà văn Thanh Tịnh…
" alt="Dù ở thành phố hay nông thôn, miền núi, đều có các thầy cô tận tụy"/>Dù ở thành phố hay nông thôn, miền núi, đều có các thầy cô tận tụy
306 đại biểu thiếu nhi đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” năm 2024. Ảnh: Thanh Hùng.
Tại đây, các em được vào vai đại biểu Quốc hội và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Quốc hội, Chính phủ để chất vấn, tranh luận và trả lời chất vấn các vấn đề.
Ở phiên chất vấn, các đại biểu Quốc hội trẻ em giả định đã tham gia phát biểu các ý kiến, nêu lên những mong muốn, nguyện vọng của các cử tri trẻ em tại địa phương với 2 vấn đề “phòng, chống bạo lực học đường” và “phòng chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường”.
Dự phiên họp này, 2 bộ trưởng của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế cũng đã trao đổi với các đại biểu trẻ em về 2 chủ đề này.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay dự phiên họp này, ông hồi hộp hơn cả cuộc họp trả lời chính thức. “Tôi cảm nhận được sự tự tin và những dấu hiệu rất đáng mừng từ phía người học mà các em đã thể hiện”, ông Sơn nói.
Ông Sơn cho hay, phiên họp giả định nhưng vấn đề mà các em chất vấn là vấn đề có thật. Các em đã hỏi và trả lời chạm đến những vấn đề rất cốt lõi, trong đó có bạo lực học đường.
Bộ trưởng Giáo dục cũng đặt một câu hỏi cho tất cả các đại biểu Quốc hội trẻ em: “Trong tất cả các bên liên quan, để thực hiện việc loại bỏ bạo lực ra khỏi học đường, ai là người có vai trò quan trọng nhất?”.
Một đại biểu “nhí” nói: “Theo em, người có vai trò quan trọng nhất để giải quyết vấn nạn bạo lực học đường là chính bản thân các bạn học sinh. Bởi nếu các bạn không dám lên tiếng, nói lên tiếng nói của mình sẽ không ai có thể giúp đỡ được các bạn”.
Người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng: “Người cần làm nhiều việc nhất không ai khác, chính là các em. Nếu như các em học tập tốt, sống có hoài bão, có lý tưởng, biết quan tâm, chia sẻ, ắt hẳn sẽ không thực hành việc bạo lực với người khác. Nếu các em có đủ kỹ năng để có thể tự giải quyết của mình và giúp bạn giải quyết việc của các bạn, không tham gia vào bạo lực nó không có chỗ trong trường học".
Cũng theo ông Sơn, nếu học sinh biết chọn lọc thông tin, biết sử dụng mạng xã hội, bày tỏ chính kiến thì những ảnh hưởng xấu độc của xã hội cũng không có cơ hội để đến với mình.
Ông Sơn hy vọng sau khi rời phiên họp giả định này, trở về với vai trò là người thực hiện, các em cần làm nhiều việc hơn để góp phần vào việc giải quyết câu chuyện của chính mình - bạo lực học đường.
Bên cạnh đó, các thầy cô giáo, những người hiệu trưởng cần làm hết trách nhiệm với trường học của mình, phát triển văn hóa học đường, để cùng nhau từng bước đẩy lùi bạo lực, xây dựng môi trường hạnh phúc.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cũng cho hay, từ phía cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Y tế sẽ tiếp thu những ý kiến của các em để tiếp tục hoàn thiện, tham mưu cơ chế, chính sách và những giải pháp ngăn chặn thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để trình Chính phủ, Quốc hội trong thời gian tới.
Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ: "Dù nhỏ tuổi nhưng các cháu đã rất chịu khó nghiên cứu, tìm hiểu, phát biểu mạch lạc, phong thái tự tin, chững chạc. Nhiều câu hỏi đề xuất, kiến nghị giải pháp của các cháu rất xác đáng, xuất phát từ thực tiễn", ông Mẫn nói.
Ông Mẫn cho hay, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, đoàn thể sẽ nghiên cứu những điều này trong quá trình soạn thảo, ban hành chính sách pháp luật giải quyết các vấn đề có liên quan tới trẻ em.
Ông Mẫn cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ, địa phương, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội T.Ư và các bộ ban ngành liên quan quan tâm thực hiện tốt một số nội dung để làm tốt hơn nữa việc bảo vệ, giáo dục, chăm sóc trẻ em trong thời gian tới.
"Tôi cũng đề nghị Bộ GD-ĐT tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đạo đức trong trường học. Tiên học lễ, hậu học văn. Thầy ra thầy, trò ra trò, trường ra trường, lớp ra lớp", ông Mẫn nói.
Bộ trưởng hỏi học sinh 'Ai có vai trò quan trọng để loại bỏ bạo lực học đường'
Danh sách những thí sinh này sẽ được Bộ GD-ĐT công bố để đặc cách tốt nghiệp THPT sau khi các địa phương hoàn thành việc xét tốt nghiệp.
Cụ thể, số lượng thí sinh không tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đợt 2 theo địa phương như sau:
Mã | Tên tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương | Số lượng thí sinh đăng ký dự thi | Số lượng thí sinh chưa thi |
01 | Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội | 90658 | 193 |
02 | Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hồ Chí Minh | 81249 | 2818 |
03 | Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng | 21423 | 6 |
04 | Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng | 11838 | 7 |
06 | Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng | 4524 | 2 |
10 | Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn | 8162 | 5 |
11 | Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn | 2613 | 2 |
12 | Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên | 13868 | 6 |
16 | Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc | 10853 | 1 |
17 | Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh | 14210 | 1 |
18 | Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang | 17823 | 57 |
21 | Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương | 18776 | 2 |
22 | Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên | 11982 | 117 |
23 | Sở Giáo dục và Đào tạo Hoà Bình | 8621 | 18 |
29 | Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An | 32478 | 7 |
30 | Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh | 15898 | 4 |
31 | Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình | 11536 | 1 |
32 | Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị | 8251 | 3 |
33 | Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên -Huế | 12801 | 3 |
35 | Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi | 12216 | 138 |
37 | Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định | 17658 | 54 |
38 | Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai | 13494 | 4 |
39 | Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên | 10673 | 929 |
40 | Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk | 18699 | 18 |
41 | Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hoà | 12764 | 738 |
42 | Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng | 13883 | 8 |
43 | Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước | 9812 | 56 |
44 | Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương | 11521 | 604 |
45 | Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận | 5681 | 30 |
46 | Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh | 9225 | 20 |
47 | Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận | 11691 | 13 |
48 | Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai | 26252 | 510 |
49 | Sở Giáo dục và Đào tạo Long An | 15058 | 140 |
50 | Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp | 14285 | 4684 |
51 | Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang | 16353 | 3342 |
52 | Sở Giáo dục và Đào tạo Bà Rịa-Vũng Tàu | 12060 | 202 |
53 | Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang | 15676 | 147 |
54 | Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang | 12629 | 63 |
55 | Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ | 11324 | 2 |
56 | Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre | 11905 | 6 |
57 | Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long | 10360 | 132 |
59 | Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng | 9271 | 1 |
63 | Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Nông | 6513 | 5 |
64 | Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang | 6638 | 1 |
Trường ĐH phải dành chỉ tiêu cho thí sinh không thi tốt nghiệp THPT