Nhận định, soi kèo Xorazm Urganch vs Buxoro, 18h45 ngày 27/3: Ngựa ô xuất hiện
本文地址:http://member.tour-time.com/html/69b792118.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo NAC Breda vs Groningen, 22h30 ngày 29/3: Khách hết động lực
Trước màn đại chiến MU vs Liverpool, dù rất tự tin nhưng Solskjaer vẫn muốn lấy nguồn cảm hứng từ người thầy - Sir Alex.
Solskjaer mời Sir Alex đến truyền cảm hứng cho toàn đội, cũng như "chỉ chiêu" trước cuộc đấu với Liverpool |
Theo Sky Sports, HLV người Na Uy mời Sir Alex đến nói chuyện với các cầu thủ MU, vừa là một sự động viên tinh thần cho toàn đội, cũng như qua đó có một số "bảo ban", "mách nước" cho Quỷ đỏ, trước khi nghênh tiếp Liverpool tại Old Trafford.
Solskjaer rất mát tay cùng MU kể từ khi lên thay Mourinho nắm đội vào tháng 12 năm ngoái, với 11 trận thắng, 1 hòa và chỉ thua 1 (0-2 trước PSG ở lượt đi vòng 16 Cúp C1).
HLV Jurgen Klopp nhìn nhận MU là "đối thủ lớn" và trận chiến vào Chủ nhật này của Liverpool sẽ rất khó khăn. Ông cũng cho hay đã có những chuẩn bị kỹ lưỡng cùng học trò, phân tích Quỷ đỏ dưới thời Solskajer cũng như các trận vừa qua, cách thắng Chelsea tại sân khách, hay PSG đội duy nhất thắng được MU thời gian qua là nhờ đâu...
Nhà cầm quân người Đức nói sẽ làm hết sức, tuy nhiên kết quả thế nào thì còn phải chờ cho đến khi tiếng cõi mãn cuộc vang lên.
Một trận thắng giúp Liverpool lấy lại ngôi đầu từ tay Man City, còn nếu niềm vui thuộc về MU, thầy trò Solskjaer sẽ giữ vị trí thứ 4.
Dưới góc nhìn của cây bình luận Daniel Higginbotham thì cái tên trong đội Liverpool mà MU cần phải cho "im hơi lặng tiếng" trên sân chính là Sadio Mane, chứ không phải Mohamad Salah.
Solskjaer được ủng hộ 100%
Huyền thoại Quỷ đỏ, Eric Cantona muốn được nhìn thấy Solskjaer huấn luyện MU toàn thời gian.
![]() |
HLV Jurgen Klopp cũng tin chắc Solskjaer sẽ tiếp tục dẫn dắt MU mùa tới |
Hiện Solskjaer chỉ trong vai trò "tạm thời" dẫn dắt MU đến hết mùa, trước khi các lãnh đạo công bố một nhà cầm quân nắm đội lâu dài.
Tuy nhiên, theo Eric Cantona thì với những gì đã cho thấy trong thời gian qua, Solskjaer quá xứng đáng để tiếp tục được tin tưởng, ngồi "ghế nóng" lâu dài MU.
"Tôi không rõ thỏa thuận của cậu ấy với CLB. Nhưng với tư cách là 1 fan MU lúc này, thật tuyệt khi lại thấy cái hồn của CLB. Chúng tôi đã đánh mất điều đó kể từ khi Sir Alex còn nghỉ hưu. Và bây giờ mới có trở lại, một cảm giác rất tuyệt. Tôi thích Solskjaer dẫn dắt MU lâu dài".
Trong khi đó, HLV đối thủ - Jurgen Klopp của Liverpool tin chắc, Solskjaer sẽ tiếp tục nắm MU mùa tới: "Không có nghi ngờ gì anh. Solskjaer sẽ vẫn nắm MU mùa giải tới.
Anh ấy là người có khả năng, gặp may mắn đúng thời điểm và giờ đang làm rất tốt cùng MU. Bạn có thể mường tượng cảnh MU mang về một nhà cầm quân mới? Solskjaer xứng đáng 100%".
L.H
">MU: MU tung chiêu với Liverpool, Solskjaer được ủng hộ 100%
Dù kết quả không mấy khả quan, nhưng sau các trận đấu tại vòng loại World Cup 2022 diễn ra trong tháng 10, trở về nước thầy trò HLV Park Hang Seo cũng đón một số tin khá khả quan.
Cụ thể hàng loạt ca chấn thương trong thời gian vừa qua như Tuấn Anh, Minh Vương đang trên đường hồi phục tốt, hoàn toàn có thể ra sân trong các trận đấu của đội nhà gặp Nhật Bản, Saudi Arabia vào tháng 11 tới.
Minh Vương... |
Sự trở lại này rõ ràng mang đến cho thuyền trưởng người Hàn Quốc rất nhiều niềm vui khi trong bối cảnh tuyển Việt Nam vừa nhận hàng loạt thất bại vì lý do thiếu vắng những quân bài chủ lực.
Không chỉ vui khi các trò cưng trở lại, rõ ràng việc Tuấn Anh hay Minh Vương có thể ra sân ở các trận tới cũng mang đến cho HLV Park Hang Seo thêm phương án nhằm tìm kiếm điểm số đầu tiên ở vòng loại World Cup 2022.
![]() |
hay Tuấn Anh trở lại |
... nhưng cần thận trọng
Dù sự trở lại từ Tuấn Anh và đặc biệt “quân bài tẩy” Minh Vương mang đến cho tuyển Việt Nam hy vọng mới tại vòng loại World Cup 2022, nhưng với nhiều người cũng mong thuyền trưởng người Hàn Quốc phải thật thận trọng với chính những cái tên vừa báo tin vui ấy.
Mong muốn này không thừa, bởi cứ nhìn danh sách chấn thương của tuyển Việt Nam ngày càng dài trong thời gian qua rõ ràng đang là mối nguy cơ cực lớn đối với hàng loạt mục tiêu mà HLV Park Hang Seo hướng đến.
![]() |
vẫn buộc HLV Park Hang Seo phải thận trọng |
Một ví dụ với trường hợp của Tuấn Anh, tiền vệ đang khoác áo HAGL thực sự đang là cái tên quá mạo hiểm để thuyền trưởng người Hàn Quốc sử dụng, bất luận rất quan trọng trong những tính toán ở tuyển Việt Nam.
Dù cẩn thận và chỉ được HLV Park Hang Seo sử dụng một cách vô cùng hạn chế trong hàng loạt trận đấu trước đó nhằm tránh những rủi ro không đáng có, nhưng rốt cuộc Tuấn Anh cũng phải vắng mặt trong trận đấu gặp Oman vì chấn thương.
Trường hợp Tuấn Anh là cá biệt, nhưng thực tế vào lúc này ở tuyển Việt Nam gần như ai cũng có thể đẩy thuyền trưởng người Hàn Quốc vào thế khó bởi phía trước lịch thi đấu không phải dễ thở.
Vậy nên, giờ ngoài mục tiêu phải thận trọng cho đôi chân các học trò HLV Park Hang Seo buộc phải tính xa và chọn lựa phương án sử dụng nhân sự một cách hài hoà dể đảm bảo cho chặng đường sắp tới ổn nhất.
Cụ thể ở lần tập trung, và các trận đấu tới thuyền trưởng tuyển Việt Nam có lẽ vẫn phải cất Tuấn Anh, cũng như giữ gìn cho Minh Vương hay nhóm cầu thủ trụ cột của mình, bởi dù sao AFF Cup vẫn là quan trọng hơn cả.
Xuân Mơ
VFF giữ nguyên kế hoạch tổ chức các trận đấu trên sân nhà của tuyển Việt Nam ở Mỹ Đình, dù CLB Hải Phòng quyết tâm đăng cai.
">Tuyển Việt Nam, vì sao thầy Park cần thận trọng sau tin vui
Đổi mới sáng tạo sẽ là câu chuyện chính của xuất bản. Đổi mới sáng tạo về cách làm sách, cách phân phối sách, về các mô hình kinh doanh mới, các mô hình hợp tác mới. Các NXB phải nghĩ rộng ra, phải mạnh dạn thử để tìm ra điều phù hợp cho từng nhà xuất bản. Đó là một trong nhiều chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị Triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm 2024, diễn ra tại Hà Nội ngày 22/3/2024. VietNamNet xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.
Những khó khăn những năm gần đây cho thấy ngành Xuất bản cần đổi mới, cần tư duy lại về sách. Ngành Xuất bản đang thai nghén để tái sinh và sẽ có một hình hài mới để làm sách tốt hơn.
Một lĩnh vực lâm vào khó khăn là khi nó đang bị thay thế bởi những tổ chức bên ngoài mà chưa tìm ra được hướng đi mới. Khi có một cuộc cách mạng công nghiệp mới thì sẽ xuất hiện những doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm thay thế ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra chuyển đổi số, tạo ra một không gian mới là không gian mạng (KGM). Trong ngành Xuất bản tự nhiên xuất hiện hàng loạt doanh nghiệp mới, chủ yếu là doanh nghiệp công nghệ số, chưa từng làm xuất bản nhưng lại có sản phẩm thay thế xuất bản chủ yếu là ở trên không gian mạng.
Vậy chúng ta sẽ ứng phó thế nào? Bị lấy mất thì giành lại là phản ứng tự nhiên nhưng giành lại thì phải dùng công nghệ. Tuy nhiên công nghệ trong lĩnh vực xuất bản lại không mạnh bằng các công ty công nghệ. Dùng công nghệ mới để làm tốt hơn công việc ở không gian cũ thì không đòi hỏi công nghệ ở mức xuất sắc mà có thể tự làm. Ở không gian mới thì đòi hỏi công nghệ phải ở mức xuất sắc. Do vậy hợp tác với công ty công nghệ thì khả năng cạnh tranh của lĩnh vực xuất bản sẽ tốt hơn.
Xuất bản sẽ phải hoạt động đồng thời ở cả hai không gian. Không gian cũ với sự trợ giúp của công nghệ mới sẽ được mở rộng, nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Còn không gian mới sẽ giúp cho xuất bản mở rộng thị trường, tạo ra các sản phẩm mới, tạo ra sự phát triển trong dài hạn.
Nhưng 2 không gian này không hoạt động độc lập mà bổ trợ cho nhau. Chỗ nào, cái nào online tốt hơn thì hãy online và ngược lại. Xuất bản thì vừa chính trị, vừa văn hoá, vừa kinh tế nên nếu kết hợp nhuần nhuyễn 3 yếu tố này thì xuất bản sẽ thành công. Chính trị thì có sự trợ giúp của Nhà nước. Văn hoá có sự trợ giúp của nhân dân. Kinh tế có sự trợ giúp của thị trường nên hãy khai thác và kết hợp thật khéo 3 yếu tố này.
Người Việt Nam không đọc ít đi mà đang đọc nhiều hơn.Nhưng họ có nhiều cách đọc hơn, kể cách đọc là không đọc bằng cách hỏi trợ lý ảo. Nhiều cách đọc hơn tức là không gian của xuất bản rộng hơn. Không gian để sáng tạo cũng vì thế mà rộng hơn rất nhiều. Xuất bản phải tìm đến những cách đọc khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp.
Một quyển sách in có thể chỉ tiếp cận được hàng ngàn, chục ngàn, trăm ngàn người nhưng hình tướng ngắn gọn và trên đa nền tảng thì quyển sách có thể tới được hàng triệu người và hơn thế nữa. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh HùngĐộc giả ở đâu thì chúng ta phải đến đó. Bởi vậy, đổi mới sáng tạo sẽ là câu chuyện chính của xuất bản. Đổi mới sáng tạo về cách làm sách, cách phân phối sách, về các mô hình kinh doanh mới, các mô hình hợp tác mới. Vì vậy phải nghĩ rộng ra, phải mạnh dạn thử sai nhiều cái để tìm ra điều phù hợp cho từng nhà xuất bản. Đổi mới sáng tạo sẽ tạo ra tương lai của xuất bản và sự sáng tạo ở đây là vô hạn.
Bộ TT&TT sẽ tiếp nhận xử lý các Sandbox trong lĩnh vực xuất bản. Quyển sách sẽ vẫn là quyển sách nhưng vô vàn hình tướng. Vô vàn hình tướng là cách để sách đến được hàng triệu người. Một quyển sách in có thể chỉ tiếp cận được hàng ngàn, chục ngàn, trăm ngàn người nhưng hình tướng ngắn gọn và trên đa nền tảng thì quyển sách có thể tới được hàng triệu người và hơn thế nữa. Vì thế mà giá trị của sách cũng tăng lên.
Sách bây giờ có thể đi xa hơn trước đây rất nhiều. Xây dựng một nền tảng số làm sách cho các nhà xuất bản, cung cấp các công cụ tự động và thông minh cho người làm sách từ khâu sáng tác, biên tập, sản xuất, giới thiệu và phân phối đa nền tảng, làm ra nhiều phiên bản đa hình tướng của sách, rồi đến thu thập phản hồi của người đọc, tương tác với người đọc. Người đọc cũng tham gia vào các công đoạn của sách, phân tích dữ liệu để phục vụ riêng từng khách hàng theo hướng đối tượng, phân tích dữ liệu để phát hiện xu thế thị trường...Một nền tảng số mở sẽ thu hút được nhiều nguồn lực để làm sách, có thể là vô hạn. Vậy hãy mở cái “box” của mình. Hợp tác, đặc biệt là hợp tác với các công ty công nghệ số là lời giải chính cho ngành Xuất bản.
Sách thì phải có phương tiện truyền tải. Nếu có các phương tiện truyền tải mới trên môi trường số thì nên dùng. Sách là sáng tạo ra tri thức. Hiện nay có thêm các cách mới để sáng tạo ra tri thức, có công cụ mới để nhiều người hơn có thể sáng tạo và lan toả tri thức. Nhà xuất bản có thể trở thành một nền tảng cung cấp công cụ cho nhiều người viết sách, xuất bản, phân phối.
Để phát triển sách, phát triển xuất bản thì phải có người đọc, có nhiều người đọc, tức là có thị trường. Vậy nên hãy bắt tay vào khuyến đọc. Chúng ta đã chuyển Ngày Sách Việt Nam thành Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam. Nhiều quốc gia có giờ đọc trong trường phổ thông. Những người có uy tín, chính trị gia, doanh nhân, văn nghệ sĩ, người nổi tiếng hãy đọc sách và tham gia giới thiệu sách.
Xuất bản có thể trở thành một nền tảng cung cấp công cụ cho nhiều người viết sách, xuất bản, phân phối. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh HùngVừa qua, một số cơ quan báo chí đã lập lại chuyên mục “Mỗi ngày một cuốn sách” trên truyền hình, trên báo. Số sách mà một người Việt Nam đọc hằng năm hiện nay là không cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Sách là tri thức. Tri thức phải đến được mỗi người dân nhiều hơn thì đất nước mới phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy ngành Xuất bản có nhiệm vụ nâng số sách mà một người Việt Nam đọc mỗi năm.
Xuất bản cũng là kinh doanh mà kinh doanh thì phải có thương hiệu.Thương hiệu lại được tạo nên bởi sự khác biệt. Chúng ta có nhiều nhà xuất bản, mỗi nhà xuất bản phải có thương hiệu của riêng mình để không lẫn với các nhà xuất bản khác. Nếu tất cả các nhà xuất bản giống nhau thì chỉ cần một nhà xuất bản. Tìm ra điểm mạnh khác biệt của mình thì nhà xuất bản cũng sẽ tìm ra mô hình kinh doanh khác biệt.
Kinh doanh thì cần giới thiệu, quảng bá. Các nhà sách đang “nghèo” sẽ thật khó khăn trong quảng bá. Vì vậy các nhà mạng viễn thông Việt Nam có thể giúp xuất bản Việt Nam, giúp sách Việt Nam bằng cách mỗi tuần chuyển miễn phí một tin nhắn tới người dân về sách. Hành động này có thể nhỏ nhưng với sách thì lại là quá lớn vì để nhắn 4 tin/tháng tới 100 triệu người Việt Nam thì chi phí là 60 tỷ đồng.
Về một số khó khăn của xuất bản
Thứ nhất là thiếu đề tài.Thiếu là vì chúng ta nhắm vào bestseller. Bestselller là ở thị trường Tây. Bestseller là bán được hàng triệu cuốn. Nhưng ở Việt Nam thì chưa chắc đã như vậy, bestseller chưa chắc đã phù hợp và chưa khi nào bán được 1 triệu cuốn. Do vậy, phải tiếp cận khác đi, phải biết thị hiếu người đọc Việt Nam, tức là phải biết thị trường, phải nghiên cứu thị trường, rồi phải đọc nhiều bản thảo để tìm ra cái phù hợp mà có khi giá bản thảo rất rẻ.
Thứ hai, thị trường sách truyền thống đang thu hẹp. Nhà xuất bản bây giờ nếu xác định là có 2 không gian để hoạt động thì sẽ thấy thị trường không thu hẹp. Thị trường truyền thống chúng ta vẫn làm nhưng đa dạng hơn, thoả mãn nhiều nhu cầu đặc biệt hơn, ví dụ in những sách đã được xác định là có giá trị cao với chất lượng cao hơn và giá cao hơn. Không gian cũ nhưng cách làm mới. Không gian mới là không gian số nên phải coi đây là không gian sinh tồn mới mặc dù doanh thu chưa cao. Hai không gian này không độc lập nhau mà bổ trợ nhau.
Ví dụ không gian mạng để test thị trường, sau đó mới in. Không gian mạng giá rẻ trong khi không gian thực giá cao. Gần đây, có một hãng phim làm ra một nền tảng số viết truyện và đọc truyện miễn phí, truyện nào nhiều người đọc thì sẽ được mang ra làm phim. Do vậy trên môi trường số có thể test thị trường rất tốt.
Thứ ba, sách điện tử tăng chậm.Chúng ta coi sách điện tử là một thị trường độc lập thì sẽ rất khó làm, sẽ thấy thị trường nhỏ, doanh thu nhỏ. Mỹ là nước sách điện tử rất phát triển mà thị phần cũng chỉ 20%. Lời giải ở đây là phải coi hai thị trường, thị trường truyền thống và thị trường trên không gian mạng là một và bổ trợ nhau. Có thể doanh thu điện tử thì thấp nhưng lại giúp doanh thu sách in tăng hoặc ngược lại. Nên tư duy “và” hơn là tư duy “hoặc”. Chữ “và” là chữ khó học nhất. Nhưng chỉ có chữ “và” mới mở ra các không gian hợp tác mới.
Thứ tư, nhân lực ngành Xuất bản hạn chế. Nhân lực hạn chế là do chúng ta chưa biết cách làm để có doanh thu cao, trả lương cao chứ nhân lực thì không thiếu. Do vậy, gốc của nhân lực là ở chỗ kinh doanh, là ở chỗ sách đã thị trường nhưng nhà xuất bản vẫn chưa tư duy thị trường. Xuất bản là kinh tế, là kinh doanh. Tư duy nhà xuất bản phải như doanh nghiệp, xuất phát từ thị trường, liên tục đổi mới công nghệ, quản lý hiệu quả, hướng cả vào phân đoạn đại chúng và phân đoạn giá trị cao.
Về một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới
Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế số, của ngành Xuất bản.Trọng tâm là sửa đổi Luật Xuất bản. Trong thể chế thì có có vấn đề bản quyền, vấn đề mô hình hoạt động của các nhà xuất bản, mô hình để hình thành các NXB lớn, mô hình hợp tác, mô hình liên kết. Cục Xuất bản trong năm 2024, phải tổ chức nhiều hội thảo, mời các chuyên gia trong và ngoài nước để bàn về các mô hình xuất bản mới.
Thứ hai, xây dựng hạ tầng số cho ngành xuất bản. Trọng tâm là nền tảng xuất bản số, nền tảng AI phục vụ các nhà xuất bản. Và đây là các nền tảng dùng chung, ít nhất là ở mức cơ bản.
Thứ ba, đào tạo nhân lực số cho ngành Xuất bản. Nhân lực số sẽ là lực lượng sản xuất cơ bản của xuất bản. Đào tạo thì có đào tạo mức sử dụng và đào tạo chuyên sâu thông qua đào tạo lại cán bộ xuất bản. Đào tạo về kinh doanh, về quản trị cũng quan trọng không kém gì đào tạo về công nghệ số, nếu nói đúng thì là quan trọng hơn. Cục Xuất bản, In và Phát hành phải dẫn dắt việc đào tạo này.
Thứ tư, làm tốt công tác thống kê, số liệu. Không có số liệu thì không thể ra chính sách đúng được và không quản lý được. Kết nối online từ Cục tới các đơn vị xuất bản để làm tốt công tác thống kê, báo cáo. Tổ chức điều tra xã hội để có cái nhìn sâu hơn về lĩnh vực này.
Thứ năm, mỗi năm phải có được một vài cuốn sách mà hàng trăm ngàn, hàng triệu người đọc, tạo ra một nhận thức chung của toàn xã hội về một giá trị nào đó. Cục Xuất bản cũng phải đóng vai trò nhạc trưởng để sách có sự cân đối, sự cân đối trong hệ tri thức Việt Nam.
Trong không ít trường hợp thì nghĩ nhỏ sẽ không làm được nhưng nghĩ lớn thì lại có thể làm được, vì nghĩ lớn thì mới thay đổi cách làm, thay đổi cách tiếp cận. Đổi mới đầu tiên của ngành Xuất bản có thể là nghĩ lớn hơn. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh HùngSứ mệnh của xuất bản vẫn là sáng tạo tri thức, là lưu trữ, tích luỹ và truyền bá tri thức nhưng phương cách thì cần có những đổi mới. Sách là một khái niệm mở và phát triển, nếu không thay đổi thì có thể sẽ bị thay thế.
Đã đến lúc xuất bản phải đổi mới mạnh mẽ để tồn tại và phát triển, mở ra một trang mới của ngành Xuất bản. Đó là xuất bản số. Đó là sự kết hợp xuất bản truyền thống và xuất bản số.Hãy nghĩ ngược lại và làm khác đi. Những khó khăn và thách thức lớn, kéo dài thì thường chỉ được giải quyết khi nghĩ khác đi. Trong không ít trường hợp thì nghĩ nhỏ sẽ không làm được nhưng nghĩ lớn thì lại có thể làm được vì nghĩ lớn thì mới thay đổi cách làm, thay đổi cách tiếp cận. Bởi vậy, rất có thể đổi mới đầu tiên của ngành Xuất bản là nghĩ lớn hơn....
">Độc giả đến đâu thì xuất bản phải đến đó
Nhận định, soi kèo BKMA Yerevan vs West Armenia, 19h00 ngày 27/3: Cơ hội chiến thắng
Vợ đi 'ngủ lang', chồng hốt hoảng níu kéo
Anh Tình trải lòng về tai nạn kinh hoàng. Một ngày giữa tháng 8/2021, khi dịch Covid-19 lan dần đến tận vùng quê, người dân ấp Bào Tròn còn đang lo lắng, tranh thủ đi làm để kiếm thêm chút thu nhập trước khi dịch bệnh ập đến. Anh Tình cũng có trong số ấy. Nhưng không may, trong lúc đang lợp mái nhà cho người ta, anh đụng trúng dây điện chăng qua, bị bỏng nặng.
Anh vẫn nhớ rõ, cái cảm giác như bị cắt da cắt thịt, đau đớn tột cùng. Từ bệnh viện địa phương, anh được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, rồi lên Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị. Thời điểm ấy, dịch bệnh ở thành phố đang bùng phát dữ dội, người cha vợ đi chăm sóc và cả anh đều không may bị nhiễm Covid-19, phải cách ly.
Vết bỏng quá nặng, tay chân của anh bắt đầu bị hoại tử, buộc phải cắt bỏ để không bị lan thêm. Mỗi một lần nghe bác sĩ thông báo đoạn chi để giữ tính mạng, anh phải cố gắng để đè nén cảm xúc hoang mang, bất lực.
“Lúc ấy chỉ có một mình tôi trong phòng cách ly. Người thân không được vào. Tôi vừa đau đớn thể xác, lại vừa tuyệt vọng vì không giữ được tay, chân. Tôi không biết sau này vợ con phải làm sao được nữa”, anh Tình quay mặt đi, giấu đôi mắt đã đỏ hoe.
Trước đó, vợ anh ở nhà chăm sóc con gái nhỏ, một mình anh đi làm mướn để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Thu nhập ở quê tuy bấp bênh nhưng chắt chiu cũng đủ lo liệu hằng ngày, lại được gần vợ con. Tuy nhiên, tai nạn bất ngờ khiến tương lai của gia đình anh trở nên mù mịt.
“8 tháng qua tôi phải phụ thuộc hết vào vợ, từ ăn uống, vệ sinh, tắm rửa. Vợ tôi như là nuôi thêm 1 đứa trẻ to xác. Bận rộn lo cho tôi và con gái còn quá nhỏ nên cũng không thể bỏ mặc để đi làm”, anh Tình tâm sự.
Từ một người bình thường bỗng chốc thành thiếu cả tay lẫn chân, tàn phế vô dụng, anh từng mất đi mục tiêu sống. Nhưng rồi, tình thương của gia đình, sự non dại của con gái khiến anh động viên mình cố gắng, nỗi đau trên thân thể chợt như vơi đi.
Tê tái lòng mỗi khi con gái 3 tuổi quấn quýt cha đòi bế
Anh Tình đờ đẫn nhớ lại, trước đây, mỗi ngày đi làm về, con gái nhỏ lại ùa vào lòng anh, ôm lấy chân anh đòi bế. Hai cha con nô đùa cùng nhau đã quen. Sau này, khi từ viện về nhà, con gái nhìn thấy cha, ngơ ngác vì thân hình lạ lẫm của anh.
Đứa trẻ hiểu chuyện dần chấp nhận chuyện cha không thể đùa giỡn cùng mình như trước, nhưng thỉnh thoảng, con mải chơi quên mất, đưa 2 tay đòi cha bế. Sự buồn bã lẫn thất vọng trong đôi mắt non nớt của con gái khiến cõi lòng người cha tê tái. Anh khao khát mãnh liệt được lắp tay chân giả, để có thể âu yếm, che chở cho con gái nhiều hơn, và cũng để phụ giúp, đỡ đần cho vợ. Thế nhưng, điều kiện gia đình anh chẳng thể nào lo được chi phí hàng trăm triệu đồng.
Năm ngoái, khi anh Tình xảy ra chuyện, trong nhà không còn một đồng, cũng chẳng có thứ gì đáng giá. Nhờ người thân, chòm xóm gom góp, chủ cơ sở nơi anh làm việc cũng chịu một phần, thêm vào sự giúp đỡ của các nhà từ thiện ở bệnh viện, gia đình mới đủ chi trả viện phí gần 100 triệu đồng.
Cha mẹ anh ly hôn vài năm trước, mỗi người một phương, đi làm thuê kiếm sống. Tháng 8 năm ngoái, cô Lâm Kim Quen, mẹ của anh đang làm công nhân ở Bình Dương. Dù nghe con trai gặp nạn nhưng bị mắc kẹt vì dịch bệnh, đến khi gặp lại, nhìn thấy con trai đã bị đoạn cả 4 chi, cô khóc ngất đi.
Thương hoàn cảnh éo le của anh Tình, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã đứng ra kêu gọi ủng hộ để lắp tay chân giả cho anh. Thế nhưng, số tiền kêu gọi được chưa thấm vào đâu so với chi phí dự kiến khoảng 200 triệu đồng.
![]() | ![]() |
Ông Phạm Văn Toàn, Trưởng ấp Bào Tròn, xã Đông Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau cho biết, mẹ con anh Tình chỉ có ít đất nuôi tôm, nhưng nhỏ quá, làm không đủ ăn. Cô Quen đành bỏ quê đi làm công nhân ở trên Bình Dương, còn anh Tình ở lại, đi làm mướn để nuôi vợ con.
Khi anh bị tai nạn, Hội Chữ thập đỏ ở địa phương cũng đã đứng ra kêu gọi giúp đỡ viện phí. Tuy nhiên, gia đình vẫn còn rất khó khăn vì hiện không có ai đi làm kiếm tiền.
Mong rằng sẽ có những trái tim yêu thương giúp đỡ cho anh Tình có được đôi tay, đôi chân. Con gái nhỏ được cha vỗ về, và người vợ trẻ có thể yên tâm đi làm mưu sinh.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Lê Văn Thịnh hoặc cô Lâm Kim Quen; Địa chỉ: ấp Bào Tròn, xã Đông Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau; Điện thoại: 0916854462. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2022.097 (anh Huỳnh Hữu Tình) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148.Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Bị điện giật phải cắt cụt tay chân, người cha trẻ bật khóc khi con thơ đòi bế
Theo ông Phạm Duy Nghĩa, sau 2 năm triển khai hợp tác với các tập đoàn y tế lớn của Nhật Bản, lượng khách Việt Nam có nhu cầu đi Nhật du lịch kết hợp chữa bệnh ngày càng tăng, lên tới cả nghìn người trong năm 2023.
Giá tour du lịch kết hợp y tế dao động từ hơn 60 triệu đến gần 600 triệu đồng/người, thậm chí có tour kết hợp làm liệu pháp tế bào gốc, đi một tuần chi phí gần 1,3 tỷ đồng/người... Các gói dịch vụ y tế được nhiều du khách Việt Nam lựa chọn là khám tổng quát, tầm soát ung thư, lọc máu toàn thân, liệu pháp tế bào gốc,...
Thời gian tới, doanh nghiệp của ông sẽ triển khai 7 sản phẩm du lịch y tế nên ông kỳ vọng năm 2024 sẽ có hơn 2.000 khách Việt Nam vừa du lịch vừa kết hợp khám chữa bệnh tại Nhật Bản.
Ông Yamamoto - Giám đốc phát triển quốc tế, tập đoàn Y tế IMS Nhật Bản, cho hay, tại Nhật Bản, các cơ sở y tế rất phát triển, đặc biệt là việc trị liệu các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Do đó, các bệnh nhân đến từ Việt Nam tăng nhiều so với các năm trước. Ngoài bệnh viện của Nhà nước còn có bệnh viện tư nhân, các cơ sở y tế để xét nghiệm, tầm soát sức khỏe, áp dụng công nghệ cao nhằm phát hiện bệnh sớm, phù hợp với người Việt Nam.
Phó Tổng giám đốc MHC Việt Nam, ông Nguyễn Hồng Anh, chia sẻ, để đón đầu lượng khách đi du lịch kết hợp chữa bệnh ngày một tăng, ngoài thẩm mỹ công nghệ cao và y tế tái sinh, tập đoàn này dự định mở thêm dịch vụ đưa khách đi tham quan các cơ sở y tế,... Ngoài việc cung cấp dịch vụ y tế tại khu vực Tokyo, sắp tới còn mở rộng sang các vùng khác như Kansai ở Osaka hay Hokkaido để thuận tiện cho khách du lịch.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Chi hội lữ hành tỉnh Quảng Ninh, đánh giá, du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe là mô hình du lịch mới, cần được nhân rộng. Với thu nhập của người dân Việt Nam từng bước cải thiện, ngày càng quan tâm đến sức khỏe thì chi phí tour chăm sóc sức khỏe quốc gia có nền y tế phát triển như Nhật là khá phù hợp. Khách Việt Nam có thêm nhiều sự lựa chọn, ngoài các điểm đến quen thuộc như Singapore, Thái Lan,…
Về mô hình du lịch kết hợp khám chữa bệnh, ông Nguyễn Quý Phương, Trưởng phòng Quản lý Xúc tiến Du lịch, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, thông tin, tất cả các nước đều muốn tăng trải nghiệm cho du khách mà du lịch sức khỏe, du lịch gắn với thiên nhiên rất được quan tâm. Du lịch Việt Nam cũng đang triển khai nhiều sản phẩm du lịch mới, trong đó có du lịch sức khỏe.
Theo thống kê của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, lượng khách du lịch đến Việt Nam khám chữa bệnh thời điểm trước dịch Covid-19 tăng dần theo mỗi năm, doanh thu khoảng 2 tỷ USD/năm. Trung bình mỗi năm, có khoảng 300.000 khách nước ngoài đến khám chữa bệnh, 57.000 lượt khách điều trị, trong đó khoảng 40% lượng khách tập trung tại TPHCM.
Các công ty du lịch cho rằng, thách thức lớn nhất của loại hình du lịch y tế tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng là việc làm thế nào để đưa hình ảnh kỹ thuật công nghệ ngành y tế phát triển cùng đội ngũ y bác sĩ xuất sắc và liệu pháp chữa lành Á Đông đến gần hơn với khách quốc tế. Khi chắc chắn niềm tin đặt đúng chỗ, khách hàng mới cân nhắc việc sử dụng dịch vụ y tế của Việt Nam.
">Hàng nghìn khách Việt đổ sang Nhật du lịch kết hợp chữa bệnh
友情链接