Ban đầu, ngày độc thân chỉ là sự kiện mua sắm kéo dài trong một ngày. Tuy nhiên, vài năm gần đây, ngày độc thân đã mở rộng ra thành 3 tuần lễ. Doanh số bán hàng từ livestream đã tăng mạnh, và chiến lược bán hàng đã trải qua sự biến đổi, không chỉ giới hạn ở việc giảm giá mà còn bao gồm nhiều chiến dịch khác nhau.
Kết quả là, doanh thu của Alibaba trong các sự kiện 11/11 liên tục lập kỷ lục mới. Vào ngày 11/11 năm 2018, Alibaba đã khiến những nhà bán lẻ tại Mỹ phải ganh tị khi đạt được doanh số kỷ lục gần gấp đôi doanh thu từ ngày Black Friday và Cyber Monday ở Mỹ trong cùng năm.
Sự thành công của Alibaba đã truyền cảm hứng cho các sàn thương mại điện tử trên toàn thế giới.
Từ ngày 11/11, các sàn thương mại điện tử đã phát triển thành các sự kiện "ngày đôi" ưu đãi hàng tháng. Tương tự như Black Friday tại các quốc gia phương Tây, những "ngày đôi" đã trở thành ngày hội giảm giá khủng với mức ưu đãi có thể lên đến 80-90%.
11/11 là ngày lễ độc thân xuất phát từ Trung Quốc (Ảnh: Reuters).
Năm ngoái, sàn thương mại điện tử nổi tiếng của Trung Quốc Tmall đã công bố dữ liệu bán hàng vòng đầu tiên cho sự kiện mua sắm lớn này với 20 thương hiệu mỹ phẩm đã đạt doanh thu hơn 100 triệu nhân dân tệ chỉ trong 30 phút.
Năm 2022, tổng giá trị hàng hóa được bán trong mùa mua sắm 11/11 đạt tổng cộng 1.150 tỷ nhân dân tệ, theo dữ liệu từ công ty tư vấn Bain. Con số này cao hơn 4 lần số tiền mà người mua sắm ở Mỹ đã chi tiêu trong tuần lễ Black Friday.
Trong khi Black Friday ở Mỹ thường là lúc người tiêu dùng tìm kiếm các chương trình giảm giá và khuyến mãi tại các cửa hàng bán lẻ truyền thống thì ngày lễ độc thân 11/11 tập trung chủ yếu vào mua sắm trực tuyến và các ưu đãi lớn từ các nhãn hiệu nổi tiếng,
Những năm trước, người mua sắm Trung Quốc chi nhiều hơn cho các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm bổ sung, vitamin và các sản phẩm chăm sóc thú cưng. Những sản phẩm này dự kiến sẽ tiếp tục có nhu cầu cao trong năm nay, cùng với các sản phẩm tập trung vào quần áo và thiết bị thể thao.
Theo dữ liệu từ công ty tư vấn Bain và từ Adobe Analytics, từ năm 2014 đến năm 2021, lễ độc thân đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 34% hàng năm, so với mức tăng trung bình 17% của tuần lễ Black Friday.
" alt=""/>Nguồn gốc Lễ độc thân 11/11 và cơn sốt mua sắm "ngày đôi"Nữ thực tập sinh hỏi mua rau và hành động bất ngờ của cụ ông người Nhật (Clip: NVCC).
Lúc Nhung đề nghị mua rau, ông cụ không những vui vẻ đồng ý mà còn chủ động chọn những bông súp lơ to nhất, mang lên đưa tận tay nhóm nữ sinh.
"Ông cụ đưa cho chúng tôi 8 bông súp lơ, rồi bảo: 'Ông cho mấy đứa, về tự chia nhau nhé'. Lúc đó, tôi thực sự bất ngờ và cảm động", Nhung kể lại.
Nhung và nhóm bạn sau đó chia sẻ khoảnh khắc đáng nhớ lên mạng xã hội để lưu giữ kỷ niệm. Không ngờ đoạn clip lại gây ra tranh cãi. Một số người chỉ trích nhóm nữ thực tập sinh, cho rằng họ "làm màu" khi mua vài cái súp lơ mà đưa cho ông cụ tờ tiền mệnh giá 5.000 yên (khoảng 800.000 đồng tiền Việt).
Nhung giải thích, mục đích đăng clip của cô không phải để khoe khoang hay gây sự chú ý. Cô gái muốn gửi cả số tiền để cảm ơn ông cụ, vì ông đã hào phóng tặng họ toàn bộ số rau. Do khả năng giao tiếp còn hạn chế nên cô không diễn đạt được hết ý muốn nói.
"Tôi muốn trả tiền cho ông cụ, chứ không có ý định xin xỏ. Nhưng ông nhất quyết không nhận. Hôm đó, trong ví tôi có đúng tờ tiền mệnh giá 5.000 yên và tôi muốn gửi ông toàn bộ số tiền đó chứ không muốn lấy lại tiền thừa", cô gái phân trần.
Nhóm nữ thực tập sinh mua quà, tìm đến ruộng rau của ông cụ người Nhật để cảm ơn (Ảnh: Cắt từ clip).
Cảm kích trước tấm lòng của ông cụ người Nhật, ngày hôm sau, nhóm nữ thực tập sinh quyết định quay lại vườn để gửi chút bánh kẹo làm quà cảm ơn. Cả nhóm cũng lo lắng, sự việc hôm trước có thể gây hiểu lầm, khiến ông cụ phá bỏ cả vườn rau, như những trường hợp từng xảy ra nơi xứ bạn.
"Thú thực, cả nhóm hơi lo lắng vì có người cảnh báo, hành động hỏi mua rau của chúng tôi có thể khiến người tặng chịu thiệt thòi. Họ bảo, có trường hợp chủ vườn chặt bỏ cả vườn rau sau khi cho đi.
Khi quay trở lại, chúng tôi không gặp được ông cụ, nhưng điều khiến cả nhóm nhẹ nhõm là những luống rau vẫn nguyên vẹn", Nhung nói.
Nữ thực tập sinh quê Thanh Hóa sang Nhật hồi đầu tháng 7, sau cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Một mình nuôi 2 con nhỏ, nguồn thu nhập ở quê của cô không đủ. Vì vậy cô xoay hướng, quyết định sang Nhật lao động để cải thiện cuộc sống, tích lũy tiền nuôi con. Nữ thực tập sinh sống ở thành phố Tagawa, tỉnh Fukuoka.
Nhung cho biết, cô từng nghe nói về sự hào phóng của người Nhật qua mạng xã hội, đến khi trực tiếp trải nghiệm, cảm giác ấy trở nên thật sự đặc biệt.
" alt=""/>Thấy cô gái Việt hỏi mua rau, cụ ông người Nhật làm chuyện không ngờThị trường tăng điểm nhưng thanh khoản vẫn thấp (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).
Cổ phiếu HPG gây chú ý với diễn biến tăng 1,2% lên 26.150 đồng, là một trong những mã có tác động tích cực nhất lên VN-Index. Khớp lệnh tại HPG đạt 8,2 triệu đơn vị, dẫn đầu thị trường. Trong sáng nay không mã nào có giao dịch đạt tới mốc 9 triệu cổ phiếu.
HPG tăng giá với thanh khoản cao nhất thị trường sau khi Giám đốc tài chính của Hòa Phát chia sẻ về kế hoạch sản xuất thép ray cho tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tại một sự kiện diễn ra chiều 21/11. Vị đại diện Hòa Phát khẳng định tập đoàn này đủ năng lực cung ứng thép cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Cụ thể, theo vị này, tại Khu liên hợp Gang thép Dung Quất 2, Hòa Phát đã sản xuất được thép chất lượng cao vượt tiêu chuẩn cần thiết cho dự án đường sắt tốc độ cao.
Cổ phiếu bất động sản lần lượt bị chốt lời song mức điều chỉnh không lớn. SZL giảm 1,8%, thanh khoản rất thấp; QCG giảm 1,6%; NBB giảm 1,6%; DXS giảm 1,3%... Cổ phiếu VHM của Vinhomes sau khi kết thúc đợt mua lại, sáng nay chỉ còn khớp lệnh 3,8 triệu đơn vị, giảm khá mạnh 2,5%.
Cổ phiếu ngành xây dựng và vật liệu có phần khởi sắc khi HHV tăng 2,8%; VCG tăng 2%; CTD tăng 1,2%; LCG tăng 1%; CTR, EVG, NHA đều tăng giá.
Tại nhóm thực phẩm và đồ uống, VNM tăng 11,%; VCF tăng 1,1%; HAG tăng mạnh 3,9% lên 12.100 đồng, khớp lệnh tại HAG đạt 6,35 triệu đơn vị.
Theo nhận định của giới phân tích, diễn biến hồi phục hiện tại phần lớn là nhờ nguồn cung giảm, thể hiện qua thanh khoản giảm khá mạnh. Khả năng hồi phục được dự báo là có thể sẽ tiếp diễn và kiểm tra vùng gap giảm. Dự kiến nguồn cung sẽ có động thái gia tăng trở lại và gây áp lực tranh chấp tại vùng gap này.
Trong lúc tranh chấp có khả năng thị trường sẽ có trạng thái phân hóa giữ các nhóm cổ phiếu. Do vậy, nhà đầu tư được khuyến nghị có thể cân nhắc nhịp hồi phục để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro, đồng thời quan sát nỗ lực của dòng tiền trong thời gian tới. Nhà đầu tư có thể cân nhắc mua thăm dò tại một số cổ phiếu có tín hiệu dòng tiền tốt từ nền hỗ trợ nhưng vẫn cần quản trị danh mục hợp lý, tránh rơi vào trạng thái quá mua.
" alt=""/>Tỷ phú Trần Đình Long trước cơ hội lớn; chứng khoán tăng trong nghi ngờ