Phương pháp tiếp cận bằng magie đã giúp Carolyn Dean đoạt giải thưởngĐóng góp y tế nổi bật cho Dịch vụ Kiểm soát nhịp độ tim mạchđược Hiệp hội Nhịp tim tại Vương quốc Anh trao tặng. Bà cũng là người tạo ra thực phẩm bổ sung magie nhưng không gây ra tác dụng nhuận tràng nổi tiếng thế giới.
Nữ tác giả cũng phơi bày khá đầy đủ những thiếu sót y tế hiện tại và ngộ nhận sai lầm đối với magie, qua đó đưa ra nhiều lời khuyến nghị cũng như thực đơn hướng dẫn cho độc giả khi gặp các tình trạng này.
Cuốn sách gồm 3 phần lớn, chia nhỏ thành 18 chương, xoay quanh các vấn đề đại cương về magie như hiện trạng nguồn cung cấp trong tự nhiên, các hạn chế trong chẩn đoán y học… cho đến một số nội dung cụ thể hơn về tình trạng thiếu hụt magie như: hội chứng lo âu, trầm cảm, mất ngủ, đau nửa đầu, đau nhức, đau dây thần kinh, bệnh tim, sỏi thận, viêm khớp, tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, đột quỵ…
Được viết bằng văn phong đơn giản, khúc chiết nhưng vẫn đảm bảo truyền đạt chính xác các thông tin sinh học, Phép màu magielà “bách khoa thư” về nguyên tố này đối với sức khỏe qua những khuyến nghị đầy tâm huyết.
Từ các hiện trạng đã bóc tách, độc giả cũng được gợi ý phác đồ hỗ trợ điều trị nhiều tình trạng không chỉ liên quan đến magie, mà bằng cách giới thiệu danh sách nhiều chất bổ sung khác nên nó cũng mang tầm vóc của một cuốn bách khoa toàn thư sức khỏe giá trị.
Tác phẩm thích hợp cho mọi độ tuổi. Từ trẻ em với những cảnh báo sớm về béo phì, người lớn tuổi với cảnh báo về đột quỵ, loãng xương, viêm khớp cho đến phụ nữ với hội chứng thống kinh, vô sinh hay các thai phụ có thể tìm hiểu để phòng chống tiền sản giật, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh…
Phép màu magiecũng dành riêng cho nhiều nhóm nghề khác nhau, từ các nghệ sĩ trình diễn với chứng lo âu đứng trước đám đông, cho đến các vận động viên hoạt động quá mức, có thể dẫn đến đau cơ xơ hóa.
Nhận xét về tác phẩm này, bác sĩ y khoa Carolyn DeMarco, tác giả cuốn Take Charge of Your Body: Women’s Health Advisor chiasẻ: “Các bác sĩ và bệnh nhân nên đọc cuốn sách toàn diện về nhiều vai trò của magie này... Phép màu magieđược viết khéo léo và chất chứa vô vàn thông tin, là một bản tóm lược về y học tự nhiên và nguồn tài liệu tham khảo vô giá đối với các y bác sĩ và công chúng. Đây cũng là bản chỉ dẫn toàn diện và hữu dụng nhất từng được xuất bản từ xưa đến nay về hàng loạt lợi ích của magie".
Ngoài ra, sách cũng tạo được sức ảnh hưởng sâu rộng trong giới y học, từ lúc tác phẩm ra đời, các nghiên cứu về magie đã tăng vọt lên. Chỉ 5 năm gần đây, có khoảng 12.000 tài liệu và rất nhiều công trình nghiên cứu về nguyên tố magie.
Bộ Văn hóa giao NSƯT Kiều Minh Hiếu, Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, giữ nhiệm vụ điều hành hoạt động và đứng tên chủ tài khoản của nhà hát trong thời gian triển khai quy trình kiện toàn nhân sự giám đốc.
NSƯT Kiều Minh Hiếu gắn bó với Nhà hát Kịch Việt Nam trong hơn 25 năm. Anh giữ chức Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam từ năm 2020. Anh nhận danh hiệu NSƯT vào năm 2019.
Trước đó, NSƯT Kiều Minh Hiếu góp mặt trong nhiều vở kịch nổi tiếng của Nhà hát Kịch Việt Nam, có thể kể đến như Chuyện chàng dũng sĩ, Hamlet, Kiều, Trong mưa dông thấy nắng, Thế sự...
Ngoài ra, nghệ sĩ Kiều Minh Hiếu còn đóng nhiều phim truyền hình như Khi đàn chim trở về, Nếp nhà, Vòng nguyệt quế, Chàng trai đa cảm...
Trước đó, ngày 30/10, NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn.
(Theo ZNews - Tạp chí tri thức)
" alt=""/>NSƯT Kiều Minh Hiếu thay NSND Xuân Bắc điều hành Nhà hát Kịch Việt NamĐầu năm nay, lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học phát hiện vi nhựa trong máu và nhau thai người.
Chiếc khẩu trang, với mục đích bảo vệ sức khỏe con người, giờ lại trở thành mối nguy hại lớn với chính chúng ta, trong dài hạn. Bản chất chiếc khẩu trang không có vấn đề, nhưng cách chúng không được tái chế phù hợp và gây hệ quả lâu dài thì có.
Tại Việt Nam, mô hình kinh tế tuần hoàn đang từng bước được học hỏi và áp dụng, với mục tiêu sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, hạn chế và tái chế chất thải.
Các công ty lớn trên thế giới hiện nay không chỉ nhắm đến lợi nhuận khi tiến hành đầu tư. Họ cũng tìm kiếm các giải pháp phát triển bền vững. "Chuyển đổi xanh" không còn là hành động "trang điểm làm đẹp", mà trở thành một trong những tiêu chí bắt buộc cho sản phẩm khi tham gia các thị trường lớn.
Liên minh châu Âu thống nhất đến cuối năm 2025, tất cả quốc gia thành viên đều phải tích hợp "Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất - Extended Producer Responsibility (EPR)" vào bộ luật môi trường của nước mình.
EPR là chính sách môi trường yêu cầu nhà sản xuất chịu trách nhiệm cho toàn bộ vòng đời của sản phẩm và dịch vụ, thay vì chỉ cho đến bước phân phối về tay người tiêu dùng. Điều này đồng nghĩa nhà sản xuất phải có kế hoạch hậu cần và tái chế đối với mọi sản phẩm và dịch vụ cung cấp. EPR được đánh giá là công cụ hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động từ rác thải, giảm ô nhiễm môi trường, và tạo động lực cho chuyển đổi xanh - nơi các nền kinh tế cam kết và tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững hơn.
Việt Nam đang là một trong những nước đi đầu khu vực Đông Nam Á, khi quy định và pháp chế liên quan đến EPR đã lần đầu tiên được soạn thảo từ bộ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, và có hiệu lực vào 1/1/2024 đối với trách nhiệm tái chế hướng đến các nhà sản xuất và nhập khẩu săm lốp, pin, ắc quy, dầu nhớt và các sản phẩm có bao bì.
Triển khai EPR là bước tiến lớn trong chiến lược "Chuyển đổi xanh" nền kinh tế. Tuy vậy, điều gì mới thì luôn tồn tại những khó khăn và bất cập.
Để bảo đảm trách nhiệm mở rộng, các doanh nghiệp chỉ được chọn một trong hai cách chính: (1) tự tái chế và (2) đóng góp tài chính vào quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam như một loại thuế dựa theo khối lượng và tỉ lệ tái chế bắt buộc của sản phẩm.
Tuy vậy trong một cuộc khảo sát gần đây, các doanh nghiệp nghiêng về phương án đơn giản hơn là đóng tiền quỹ.
Điều này khá dễ hiểu khi thực trạng tái chế ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Chọn phương án tự tái chế, doanh nghiệp phải tự tổ chức tái chế hoặc ủy quyền cho bên thứ ba. Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng và nguồn lực để tiến hành tự tổ chức tái chế sau phân phối, trong khi việc ủy quyền cho bên thứ ba tái chế tồn tại nhiều rủi ro, khi các cơ sở tái chế tại Việt Nam vẫn còn tự phát và thô sơ, thiếu trầm trọng cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn.
Những cách thức tái chế lạc hậu thậm chí có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn lượng giảm thiểu ô nhiễm từ hoạt động tái chế. Chọn phương án tự tái chế cũng khiến doanh nghiệp đội chi phí sản xuất lên cao, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm cạnh tranh trên thị trường.
Tôi cho rằng để tạo cơ hội và động lực cho các doanh nghiệp tự tái chế, nhà chức trách nên xem xét ban hành phương án thứ ba cho phép doanh nghiệp tham gia đồng thời cả phương án tự tái chế và đóng góp tài chính dựa theo khả năng.
Cách này có nhiều ưu điểm tại Việt Nam. Thứ nhất, cho phép doanh nghiệp có thời gian để tham gia và thích nghi với quy định mới, cũng như trao quyền quyết định tỉ lệ tái chế phù hợp với năng lực, thay vì đặt gánh nặng và ép buộc phải lựa chọn tái chế hoặc nộp tiền, gây tâm lý tiêu cực.
Thứ hai, khuyến khích nhiều nhà sản xuất, nhập khẩu tham gia tổ chức tự tái chế, gián tiếp tạo động lực cho các doanh nghiệp chuyên tái chế tại Việt Nam nâng cao tiêu chuẩn, và thu hút nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng từ nước ngoài, góp phần vào nỗ lực "Chuyển đổi xanh" hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.
Thứ ba, việc có nhiều hơn những nhà sản xuất tham gia tổ chức tự tái chế cũng gián tiếp nâng cao nhận thức về việc phân loại rác thải tại nguồn trong hộ gia đình thông qua các chiến dịch và chương trình quảng cáo.
Tại Osaka, nơi tôi sống, việc tái chế rác thải đã được quy chuẩn hóa đến từng hộ gia đình. Các quy định về phân loại rác thải được áp dụng linh hoạt dựa trên điều kiện tái chế và cơ sở hạ tầng của từng thành phố. Tại các thành phố lớn, rác thải có thể được phân loại thành 7-8 nhóm khác nhau, trong khi ở một số thành phố khác xa trung tâm thì chỉ có hai nhóm chính: rác thải cháy và rác thải tái chế.
Nếu từng tới Nhật Bản, có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rất ít thùng rác công cộng, tuy nhiên đường phố vẫn rất sạch sẽ. Lý do phần lớn nằm ở ý thức của người dân, luôn tự nguyện mang rác thải phát sinh trong ngày về nhà. Giáo dục sớm trong nhà trường đóng vai trò lớn khi học sinh Nhật Bản luôn được tiếp cận với những hoạt động phân loại rác và vệ sinh trường lớp thường xuyên ngay từ nhỏ.
Ở Việt Nam, phân loại rác tại nguồn dù được cho là giải pháp căn cơ và tất yếu, sau một thời gian dài vẫn dừng ở "thí điểm".
Tôi tin là nhận thức của người dân về việc phân loại và tái chế rác sẽ dần được nâng cao, khi những đóng góp tài chính về EPR của các nhà sản xuất tới quỹ bảo vệ môi trường được biến thành những dự án và hành động trực tiếp tại các trường học, nơi đa số rác thải đều có thể tái chế như sách vở, đồ dùng học tập...
Chỉ khi nhận thức về bảo vệ môi trường được nâng cao, những nghịch lý như ví dụ về chiếc khẩu trang y tế mới không còn tồn tại.
Phạm Tâm Long
" alt=""/>Nghịch lý khẩu trang