Bé Lê Ngọc Khánh Duy 7 tuổi bị u nguyên bào thần kinh
Nhà chị vốn rất nghèo. Chồng chị làm lương ba cọc ba đồng. Bản thân chị thì hàng ngày đi thu mua sắt vụn, phế liệu bán kiếm vài đồng lẻ nuôi gia đình.
Cách đây 9 năm, bố chồng chị Thảo mắc căn bệnh ung thư vòm họng. Gia đình chị chạy chữa cho ông cụ hết mức có thể. Nhưng do quá trình diễn biến bệnh phức tạp, bố chồng chị qua đời chỉ sau 2 năm điều trị.
Nỗi đau chưa nguôi nguôi, đến tháng 11/2017, con trai chị là cháu Lê Ngọc Khánh Duy mới 7 tuổi bị đau bụng. Một lần nữa, hai chữ “ung thư” lại trở thành cơn ác mộng đối với gia đình chị.
Các kết quả giải phẫu bệnh cho thấy, cháu Duy bị bệnh u nguyên bào thần kinh (một loại ung thư ác tính ở trẻ em). Chị Thảo gục ngã hoàn toàn. Đôi chân chị đạp xe rong ruổi khắp nơi để kiếm vài đồng lẻ lo cho bố chồng chữa bệnh, giờ đây lại tiếp tục “tăng ca” tìm kiếm những mảnh phế liệu, sắt vụn nhiều hơn nữa chỉ mong kiếm ít tiền đưa con đi bệnh viện.
Làm đồng nát cả đời cũng không đủ trả nợ
Chị Thảo chia sẻ, kể từ ngày phát bệnh, cháu Duy ít nói hơn hẳn. Bản thân cháu chẳng hiểu hết về sự nguy hiểm của căn bệnh ung thư.
Cháu cũng chẳng mấy khi hỏi mọi người chỉ biết rằng, cơn đau ập đến thì cháu xin truyền thuốc để đỡ. Hết đau lại chìm vào một góc riêng im lặng chẳng nói lời nào.
Đến thời điểm này, khi bệnh cháu tái phát, gia đình chị Thảo càng thêm lo lắng. Bởi việc điều trị sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Hơn nữa, chi phí điều trị có thể phát sinh hơn hẳn lần điều trị trước.
Nhưng giờ đây, gia đình chị Thảo chẳng thể vay mượn được ai nữa. Khi số nợ cũ gần 200 triệu nhà chị chưa thanh toán hết nên không một ai muốn cho nhà chị vay nữa. Lắm lúc, chị thức trắng tủi thân khóc trong đêm.
Hoàn cảnh đáng thương của em Duy đang rất cần được giúp đỡ
“Chắc tôi làm đồng nát cả đời không trả hết nợ nữa. Gia đình có 2 người bị ung thư quả thật đã là quá sức. Chưa kể mẹ chồng tôi mắc bệnh Parkinson hơn 20 năm nay, gia đình tôi gần như khó có khả năng chi trả nổi những khoản nợ. Nhưng làm mẹ, ai nỡ nhìn con sắp nguy kịch mà không cứu”, chị Thảo rưng rưng.
Giờ đây, chị phải nghỉ việc để có điều kiện chăm sóc con vì nhà neo người, chồng chị còn phải đi làm kiếm vài ba đồng cho đủ ăn. Những đồ vật có giá trị trong nhà, chị cũng đã bán hết.
Căn nhà chị mỗi lúc một tiêu điều hơn. Nhìn con chơi một mình trong thế giới tâm hồn riêng, chị chỉ mong khoảnh khắc này ở lại để những cơn đau đừng ập đến lên thân hình hao mòn của con.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Chị Lê Thị Thảo Ở thôn Luận Văn, xã Thọ Xương, Thọ Xuân, Thanh Hoá. Số điện thoại: 0369807489.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.355
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
Cô giáo Lê Thị Kim Lan giải thích lý do cháu bé đứng ở cổng trường
Theo cô Lan, sau đợt nghỉ dịch Covid-19, Trường Tiểu học Quang Trung tổ chức đi học 2 buổi/ngày và ăn bán trú trở lại từ ngày 18/5. Vì hoạt động ăn bán trú tại trường buổi trưa là không bắt buộc nên lớp 1A1 chỉ có 28/41 học sinh đăng ký. Các cháu còn lại được đón về nhà ăn nghỉ, chiều lại đến trường.
“Đầu giờ chiều ngày 19/5, có 7 học sinh đến sớm nô đùa, làm ồn ở sân trường ảnh hưởng đến các học sinh bán trú đang nghỉ trưa. Tôi đã yêu cầu các cháu đó lên bảng, có chụp ảnh các con và đưa lên nhóm Zalo của lớp để phê bình. Đây là việc làm chưa đúng vì tôi nóng vội và chưa báo cáo lại với Ban giám hiệu nhà trường”, cô Lan trần tình.
Về sự việc em T.T. phải đứng trước cổng trường giữa trưa nắng do đi học sớm, cô giáo này khẳng định mình vô can.
Cô Lan lý giải “Tôi không biết hôm đó T.T. phải đứng trước cửa trường mà không vào trong. Tôi cũng không biết hôm đó mẹ cháu đưa cháu đi học sớm hơn quy định. Mẹ cháu cũng không gọi điện thoại thông báo cho tôi về việc đó mà tự ý đăng sự việc trên mạng Facebook. Tôi thấy trên mạng mới gọi cho phụ huynh hỏi sự việc”.
Hình ảnh cháu bé bị đứng ở cổng trường giữa trời nắng gây bức xúc
Theo báo cáo của cô giáo chủ nhiệm thì trưa ngày 20/5, cháu T.T. được mẹ đưa đến trường lúc 13h15. Nhà trường mở cửa cho trẻ vào từ 13h chiều hàng ngày. Tuy nhiên, giờ đó thì các cháu ở lại bán trú đang ngủ trưa. Cô giáo cũng phải có trách nhiệm cho các cháu ăn ngủ đúng, đủ giờ thay bố mẹ như khi ở nhà.
“Cháu đến sớm nhưng do sợ cô phê bình giống hôm trước nên đã tự ra cổng trường đứng. Tôi không đuổi cháu ra ngoài, cũng không bắt cháu phải đứng dưới nắng. Đội Cờ đỏ bảo cháu đi vào nhưng cháu lại đi ra”, cô giáo Lê Thị Kim Lan khẳng định.
Bà Đào Thị Cẩm Ly, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung và cô Lê Thị Kim Lan đã xin lỗi mẹ em T.T. vì để xảy ra sự việc đáng tiếc. Phụ huynh cũng đã xin lỗi vì đăng bài lên mạng xã hội làm ảnh hưởng uy tín nhà trường và cô giáo. Thông tin đó đã được mẹ em T.T. gỡ bỏ khỏi trang cá nhân.
Bà Đào Thị Cẩm Ly, HT Trường tiểu học Quang Trung thừa nhận trường chưa sát sao
Đội Sao đỏ theo dõi ngày 20/5 của Trường Tiểu học Quang Trung gồm có 5 em là học sinh lớp 5. Nhóm học sinh này cho biết trưa hôm đó, em T.T. được mẹ chở vào cổng trường. Thấy em đứng ở sân, nhóm đã yêu cầu “Em đi vào lớp, không ngồi ở đây”. Nhưng vì chưa đến giờ vào lớp nên học sinh này lại đi ra ngoài cổng trường đứng cho đến khi mẹ quay lại.
Nhóm Sao đỏ khẳng định bảo T.T. đi vào nhưng em sợ nên lại đi ra.
"Nếu tôi không quay lại, hàng ngày con sẽ đứng ngoài cổng trường đến hết năm học"
Khi được Chủ tịch TP Hải Phòng hỏi tâm tư, bà Mai Thị Mùi, mẹ cháu M.T.T.T. cho biết bà xin lỗi nhà trường và hạ bài trên mạng xã hội không phải bà đăng thông tin sai sự thật.
“Những gì tôi đăng là sự thật. Tôi không nói sai cho cô giáo nhưng tôi nhận sai vì đã không phản ánh lên Ban giám hiệu nhà trường mà đăng lên Facebook, gây ảnh hưởng đến uy tín của tập thể”, bà Mùi nói.
Trước câu hỏi "Tại sao phụ huynh không báo lại cô giáo khi đưa con đến sớm mà để con ở sân trường rồi đi?", bà Thanh lý giải “Trước đó, con tôi và nhiều cháu nữa đi sớm hơn quy định đã bị cô giáo yêu cầu lên bảng đứng và phê bình. Cô giáo còn chụp ảnh các cháu lại rồi gửi cho phụ huynh. Khi tôi và nhiều phụ huynh không đồng tình cách làm đó và mong cô cho các con được vào lớp tránh nắng, cô giáo đã không chấp nhận. Vì vậy, chúng tôi đã nói chọn giải pháp để trẻ lại sân trường, dặn con ngồi đỡ vào gốc cây”.
Người mẹ này nói nuôi con một mình khó khăn nên chưa cho con ăn bán trú được
Theo trình bày của phụ huynh này, ngày 20/5 bà đưa con vào sân trường lúc 13h15. Vì chỉ còn 15 phút nữa là đến giờ được vào lớp nên bà đã đi làm luôn vì phải đến nơi làm trước 1h30. Tuy nhiên, đi một đoạn thấy lòng bất an nên bà đã vòng xe quay lại.
“Tôi quay lại và nhìn thấy con gái đang nép vào cánh cửa ngoài cổng trường giữa trưa nắng nóng. Con nói lý do không được ở trong sân trường vì các chị Sao Đỏ đuổi ra. Thương con, tôi không giữ được bình tĩnh nên đã đăng thông tin lên mạng. Cùng thời điểm đó, không chỉ có con tôi mà còn nhiều cháu khác cũng đang đứng ngoài cổng trường chờ giờ vào lớp. Nếu tôi không quay lại, không lên tiếng thì con tôi sẽ đứng ở đó cho đến hết năm học”, vị phụ huynh này nói.
Gốc cây bàng ở sân trường mà bà Mùi muốn con gái đứng để chờ giờ vào lớp
Bà Mùi bức xúc là vậy, nhưng khi Chủ tịch TP hỏi nhà trường có xem xét thay giáo viên chủ nhiệm khác cho lớp 1A1 không, thì phụ huynh này bất ngờ xin được ý kiến.
Bà nói bản thân là phụ nữ nuôi con một mình, trong thời kỳ dịch bệnh không có việc làm nên không có tiền cho con ăn bán trú. Bà bảo cô giáo chủ nhiệm cứng nhắc, phê bình xử phạt làm các cháu sợ nhưng bà không giận cô.
Bà Mùi đã khen ngợi và đề nghị không xử phạt hay phê bình cô giáo
Bà cũng khen ngợi trình độ chuyên môn của cô Lan. “Cô Lan dạy các cháu rất tốt. Cô cũng tận tâm với việc truyền đạt kiến thức cho các cháu. Tôi không muốn vì việc của mình mà cô bị phê bình hay kỷ luật. Mong các lãnh đạo để cô ở lại tiếp tục dạy con tôi. Chúng tôi vẫn tin tưởng gửi con mình cho cô Lan”.
Sau sự cố này, Trường Tiểu học Quang Trung sẽ bố trí khu vực riêng cho những học sinh không ăn bán trú nếu phải đến trường sớm hơn giờ quy định.
Ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng, đánh giá: “Cô giáo chủ nhiệm đã nóng vội khi phê bình học sinh. Cô đã chưa lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh, đặc biệt là những hoàn cảnh cụ thể để chia sẻ, hỗ trợ kịp thời dẫn đến việc học sinh có tâm lý sợ cô, sợ phạt mà ra cổng trường đứng giữa lúc trời nắng".
Hoài Anh
HS lớp 1 bị bêu phạt vì đến sớm: Xem xét trách nhiệm giáo viên, hiệu trưởng
Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã yêu cầu quận Ngô Quyền xem xét kỷ luật cô giáo, nhà trường để xảy ra sự việc đáng tiếc tại Trường Tiểu học Quang Trung.
" alt="Cô giáo Hải Phòng trần tình việc học sinh lớp 1 đứng ngoài cổng trường giữa trưa nắng" />
...[详细]
Ngay từ sáng sớm, các cô giáo Trường Mầm non 19/5 (Quận 1) đã hân hoan đứng đón học sinh quay trở lại trường
Phụ huynh chỉ đưa con tới cổng chứ không vào hẳn trong trường như trước
Sau gần 4 tháng "ở nhà với mẹ", ngày quay lại lớp, bé có đôi chút ngại ngần
Tự bước vào trường đấy, nhưng bé có vẻ như vẫn hơi lo lắng. Xa trường lâu quá rồi mà.
Các trường mầm non khi mở cửa trở lại phải đẩy mạnh công tác truyền thông, tiếp tục thực hiện các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Đồng thời, nhà trường phối hợp với cha mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của học sinh, thường xuyên cho trẻ rửa tay với xà phòng và nhắc nhở tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
Một món quà nhỏ cho bé khi tới lớp
Nghỉ học lâu quá, bé không muốn rời mẹ nữa rồi
Mẹ phải dỗ dành để con ngoan, vào lớp
"Mẹ ơi, con muốn về với mẹ cơ!"
Nhưng cũng có những "thanh niên" rất ra dáng, tự tin tìm vào lớp của mình
Sở GD-ĐT TP.HCM quy định trong thời gian đầu trẻ đi học trở lại, trường học tạm thời không tổ chức ăn sáng, tùy theo điều kiện thực tế xây dựng phương án đón trẻ phù hợp và trả trẻ lệch giờ, tạo điều kiện cho phụ huynh đón sớm khi có nhu cầu.
Riêng với hoạt động tổ chức bán trú, các trường phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng thực đơn và chế biến món ăn đầy đủ dinh dưỡng, khoa học, hợp lý, phù hợp độ tuổi. Đặc biệt, các trường được khuyến khích tăng cường cho trẻ uống các loại nước mát, nước trái cây, sử dụng đồ dùng bán trú riêng biệt và đảm bảo vệ sinh.
Thanh Tùng - Ngân Anh
Phụ huynh mầm non Sài Gòn dùng dằng chuyện đi - ở
Theo lịch của Sở GD-ĐT TP.HCM, ngày mai 18/5, học sinh lớp lá (trẻ 5 tuổi) tại TP.HCM bắt đầu đi học trở lại sau gần 4 tháng nghỉ vì dịch Covid-19.
" alt="Bé 5 tuổi ở Sài Gòn 'gặp lại bạn, gặp lại cô' sau kỳ nghỉ Covid" />
...[详细]
Trở lại buổi họp báo, HLV Park Hang Seo phát biểu: "Bảng B có hơn 1 đội so với bảng A, vì thế chúng tôi phải thi đấu nhiều hơn 1 trận với mật độ thi đấu dày.
Trong bảng đấu có nhiều đội bóng mạnh như Thái Lan, Indonesia, Singapore hay thậm chí là Lào. Việc lịch thi đấu 2 ngày/trận nên sẽ có rất nhiều bất ngờ. Chúng tôi cố gắng xoay tua đội hình để có kết quả tốt nhất".
Cuối buổi họp báo, một lần nữa thầy Park thể hiện sự không hài lòng về khâu tổ chức của BTC, khi nhiều HLV chỉ ngồi không còn HLV Thái Lan lại nhận quá nhiều câu hỏi của giới truyền thông xứ Chùa vàng.
Các đội thể hiện quyết tâm trước SEA Games. Ảnh S.n
"Thật sự không công bằng nếu mỗi người không nhận được một câu hỏi. Ai cũng bận và BTC phải điều khiển cuộc họp tốt hơn", thầy Park nói.
Cuối cùng, chiến lược gia người Hàn Quốc đánh giá về trận ra quân: "U22 Việt Nam đã đấu với Brunei 1 lần trước đây. Chúng tôi sẽ cẩn thận và chuẩn bi tốt nhất để có kết quả như mong muốn".
Lịch Thi Đấu Sea Game 30
Ngày
Giờ
Đội
Tỉ số
Đội
Vòng
Kênh
25/11
25/11
16:00
Malaysia
-:-
Myanmar
A
25/11
16:00
Việt Nam
-:-
Brunei
B
25/11
20:00
Philippines
-:-
Campuchia
A
26/11
26/11
16:00
Thái Lan
-:-
Indonesia
B
26/11
20:00
Lào
-:-
Singapore
B
27/11
27/11
16:00
Myanmar
-:-
Philippines
A
27/11
20:00
Campuchia
-:-
Timor-Leste
A
28/11
28/11
16:00
Việt Nam
-:-
Lào
B
28/11
16:00
Brunei
-:-
Thái Lan
B
28/11
20:00
Singapore
-:-
Indonesia
B
29/11
29/11
16:00
Timor-Leste
-:-
Myanmar
A
29/11
20:00
Philippines
-:-
Malaysia
A
01/12
01/12
16:00
Lào
-:-
Brunei
B
01/12
16:00
Thái Lan
-:-
Singapore
B
01/12
20:00
Việt Nam
-:-
Indonesia
B
02/12
02/12
20:00
Malaysia
-:-
Timor-Leste
A
02/12
20:00
Myanmar
-:-
Campuchia
A
03/12
03/12
16:00
Lào
-:-
Thái Lan
B
03/12
20:00
Singapore
-:-
Việt Nam
B
03/12
20:00
Indonesia
-:-
Brunei
B
04/12
04/12
16:00
Campuchia
-:-
Malaysia
A
04/12
16:00
Timor-Leste
-:-
Philippines
A
05/12
05/12
16:00
Brunei
-:-
Singapore
B
05/12
16:00
Indonesia
-:-
Lào
B
05/12
16:00
Việt Nam
-:-
Thái Lan
B
07/12
07/12
16:00
Nhất A
-:-
Nhì B
Bán kết
07/12
20:00
Nhất B
-:-
Nhì A
Bán kết
10/12
10/12
16:00
Thua BK 1
-:-
Thua BK 2
Tranh 3,4
10/12
20:00
Thắng BK 1
-:-
Thắng BK 2
Chung kết
" alt="HLV Park Hang Seo nổi giận ở họp báo ra quân SEA Games 30" />