Giải karate năng khiếu - trẻ TPHCM năm 2024 (Ảnh: Liên đoàn karate TPHCM).
Tuy nhiên, đến chung kết nội dung thi đấu đối kháng lứa tuổi 10 - 11 tuổi, hạng cân 40-45kg nữ, anh N.M.D cho biết con gái anh bất ngờ được Ban tổ chức (BTC) thông báo chấn thương, trước khi thi đấu với một VĐV thuộc đội Bình Thạnh.
Sau khi anh N.M.D phản ánh không hề có chuyện này, bé T.M hiện vẫn có thể lực tốt, sẵn sàng thi đấu, thì nhận được lời nhắn từ phía đội Tân Bình: "Thôi cho người ta đi, Bình Thạnh họ ít huy chương, chứ cho bé nhà mình vào đánh cũng thua thôi".
Sau đó, anh N.M.D cho biết anh làm đến cùng sự việc và bé T.M được vào thi đấu trận tranh HCV. Dù vậy, ở trận này bé T.M thua chung cuộc 3-11 (bị dẫn với cách biệt 8 điểm sẽ bị xử thua chung cuộc).
Theo quan điểm của anh N.M.D, đây là trận đấu mà trọng tài xử lý không tốt, bé T.M chơi tốt hơn, nhưng vẫn thua vì trọng tài chấm điểm không công bằng.
Trả lời phóng viên báo Dân tríchiều tối nay (20/8), anh N.M.D nói: "Con tôi có dấu hiệu bị xử ép. Tôi bức xúc và trong ngày hôm đó không nhận huy chương của giải, gồm một HCB thi đấu đối kháng và một HCV biểu diễn đồng đội. Đến ngày 19/8, tôi có gọi lên đường dây nóng của Liên đoàn karate TPHCM, thì được cho biết đã qua thời hạn khiếu nại".
Phản hồi của người có trách nhiệm
Trả lời phóng viên báo Dân trícũng trong chiều tối nay (20/8), cô Huỳnh Thị Ngọc Phượng, phụ trách môn karate thuộc Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM, đồng thời là Tổng thư ký (TTK) Liên đoàn karate TPHCM, cho biết: "Cá nhân tôi ngồi giám sát trận đấu này, theo quan sát của tôi, các trọng tài không hề sai, họ làm đúng quy định và đúng luật".
"Khoảng cách điểm chênh lệch giữa đôi bên cũng là khoảng cách hợp lý, với những gì xảy ra trong trận đấu này. Tôi xin phép không bình luận về clip quay trận đấu của phụ huynh nói trên, vì góc quay của clip này chỉ tập trung vào một vận động viên (VĐV) là con của phụ huynh này, không mang tính bao quát.
Có những đòn đánh sai luật có thể phụ huynh không nắm, ví dụ như ở lứa tuổi này, các đòn đánh vào mặt bị tính là lỗi chứ không được tính điểm. Còn về trọng tài, trọng tài chính là trọng tài đẳng cấp quốc tế, trọng tài phụ thứ hai là trọng tài cấp quốc gia, các trọng tài khác là trọng tài cấp TPHCM, họ là những người có năng lực", cô Ngọc Phượng nói thêm.
Cũng theo cô Huỳnh Thị Ngọc Phượng, sự việc phụ huynh phản ánh thiếu khách quan, mang tính một chiều như trên đang làm ảnh hưởng đến hình ảnh bộ môn karate TPHCM, ảnh hưởng đến Liên đoàn karate TPHCM, ảnh hưởng đến giới trọng tài karate.
Đồng thời, theo cô Huỳnh Thị Ngọc Phượng: "Karate TPHCM chưa bao giờ xảy ra tình trạng như thế này từ trước đến nay".
" alt=""/>Phụ huynh tố gian lận ở giải karate trẻ TPHCM, người trong cuộc lên tiếngÁnh Nguyệt xếp thứ 37 ở vòng loại nội dung cung một dây ở Olympic 2024 (Ảnh: Getty)
Còn ở Olympic 2024, thành tích của Ánh Nguyệt đã được cải thiện. Cô giành 648 điểm và xếp thứ 37. Điều này giúp cho cung thủ người Việt Nam dễ thở hơn ở vòng đấu tiếp theo. Theo đó, cô chỉ đụng độ với người xếp hạng 28 là cung thủ Fallah Mobina (Iran). Đây không phải là đối thủ quá mạnh và cơ hội chiến thắng của Ánh Nguyệt có thể xảy ra.
Ở vòng đấu loại trực tiếp, hai cung thủ thi đấu tối đa năm set. Mỗi set bắn ba mũi tên để tính tổng điểm. VĐV thắng sẽ được 2 điểm, hòa được 1 điểm. Người nào đạt 6 điểm trước sẽ thắng chung cuộc. Nếu hòa 5-5 sau năm set, hai cung thủ sẽ bắn loạt tie-break với một mũi tên. Ai bắn gần tâm nhất sẽ giành chiến thắng.
Ngoài việc nỗ lực ở nội dung cá nhân, Ánh Nguyệt và Quốc Phong (cung thủ thi đấu ở nội dung cung một dây nam) cần cố gắng đạt tổng điểm tốt nhất có thể để lọt vào nhóm 16 cặp cung thủ thi đấu nội dung đồng đội hỗn hợp (diễn ra vào ngày 2/8).
Thành tích của Ánh Nguyệt qua từng lượt bắn (Ảnh: Olympic).
Ở Olympic 2020, bộ đôi VĐV Việt Nam chỉ đứng thứ 23/29 ở tổng điểm nam nữ và không thể tiếp tục thi đấu nội dung đồng đội hỗn hợp.
Ở nội dung cung một dây nữ, cung thủ Hàn Quốc, Lim Si Hyeon đã thiết lập kỷ lục thế giới. Cô đã hoàn thành 72 lượt bắn ở vòng loại với 694 điểm. Với thành tích này, cô đã phá kỷ lục cũ được thiết lập bởi đồng hương Kang Chae Young (692 điểm) vào năm 2019.
Lim Si Hyeon sinh năm 2003. Cô là ứng cử viên nặng ký cho tấm huy chương vàng (HCV) Olympic 2024. Một năm trước, ở đấu trường ASIAD, VĐV Hàn Quốc đã xuất sắc giành HCV. Trong trận chung kết, Lim Si Hyeon đánh bại đồng hương An San (giành 3 HCV Olympic 2020), với tỷ số áp đảo 6-0.
Ngày Trần Quyết Chiến tiến lên giữ vị trí số một billiards carom 3 băng thế giới không còn xa (Ảnh: Hải Long).
Tại giải vô địch billiards carom 3 băng châu Á diễn ra hồi đầu tháng này tại Hàn Quốc, Trần Quyết Chiến và đồng đội Bao Phương Vinh (hạng 8 thế giới) thi đấu không quá nổi bật. Cả hai không thể chạm đến ngôi vô địch châu lục.
Tuy nhiên, phong độ xuất sắc của Trần Quyết Chiến tại giải vô địch đồng đội thế giới (World Championship National Team) và tại World Cup vòng đấu Bogota (Colombia), giúp Trần Quyết Chiến tăng điểm đáng kể.
Ở 2 giải đấu vừa nêu, Trần Quyết Chiến đều giành ngôi vô địch. Giải vô địch đồng đội thế giới diễn ra hồi giữa tháng 3, còn World Cup vòng đấu Bogota diễn ra hồi đầu tháng 3.
Trần Quyết Chiến chỉ còn cách vị trí số một thế giới 10 điểm (Ảnh: T.H).
Giải đấu tiếp theo của Trần Quyết Chiến sẽ là World Cup vòng đấu TPHCM (trong môn billiards, World Cup có tính chất như World Tour trong môn cầu lông, hoặc các giải Grand Prix trong môn đua xe. Mỗi năm có vài vòng đấu World Cup, diễn ra ở vài địa điểm khác nhau), diễn ra vào tháng 5.
Nếu vô địch World Cup vòng đấu TPHCM vào tháng sau, Trần Quyết Chiến có thể tiến thẳng lên vị trí số một thế giới, xác lập một cột mốc nữa cho billiards carom 3 băng Việt Nam.
Hiện tại, billiards carom 3 băng Việt Nam đang nắm trong tay cả ngôi vô địch đồng đội lẫn ngôi vô địch cá nhân thế giới (World Championship). Đương kim vô địch cá nhân thế giới là Bao Phương Vinh, còn đương kim Á quân là Trần Quyết Chiến.
" alt=""/>Trần Quyết Chiến tăng điểm ấn tượng, áp sát vị trí số một thế giới