Nhận định, soi kèo Lens vs Angers, 23h15 ngày 26/1: Phong độ trái ngược

Thể thao 2025-02-01 23:41:14 29348
ậnđịnhsoikèoLensvsAngershngàyPhongđộtráingượltd v league   Chiểu Sương - 26/01/2025 02:02  Pháp
本文地址:http://member.tour-time.com/html/70a198772.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Lille, 01h00 ngày 26/01: Ca khúc khải hoàn

Phản ứng cứng rắn của Nga sau các vụ tàu chiến của các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gia tăng hoạt động tại Biển Đen gần đây, nhất là vụ biên phòng Nga nổ súng bắn cảnh cáo tàu khu trục HMS Defender của Anh tiến sâu vào khu vực mũi Fiolent thuộc bán đảo Crưm, hay đặt toàn bộ Hạm đội Biển Đen trong trạng thái báo động trước cuộc tập trận “Sea Breeze 2021” do Mỹ và Ukraina tổ chức mà Nga coi là “hành động khiêu khích”, cho thấy căng thẳng giữa Moscow và phương Tây khó có khả năng hạ nhiệt trong ngắn hạn. 

{keywords}
Tàu khu trục HMS Defender của Anh. Ảnh: Wikipedia

Tình trạng căng thẳng và đối đầu gay gắt trong mối quan hệ giữa một nước Nga đang muốn trỗi dậy mạnh mẽ với phương Tây cũng được thể hiện trong Chiến lược an ninh quốc gia mới cập nhật của Nga vừa được Tổng thống Vladimir Putin phê chuẩn.

Có thể thấy Chiến lược an ninh quốc gia mới dày 44 trang - văn kiện quan trọng định hướng các mục tiêu chung và nhiệm vụ liên quan đến sự phát triển chiến lược của nước Nga trong điều kiện quốc tế hiện đại, không chỉ là bản cập nhật của Chiến lược an ninh quốc gia ra đời năm 2015, khi nó bao hàm rất nhiều vấn đề, từ an ninh quốc gia cho tới kinh tế, môi trường, các giá trị, quốc phòng, các vấn đề nảy sinh trong môi trường thông tin và truyền thông hay lĩnh vực tư tưởng.

Văn bản năm nay được xem là tuyên ngôn cho một thời đại mới, đặc biệt trong bối cảnh Nga đối đầu ngày càng gay gắt với phương Tây và Mỹ.

Trong mục “Nước Nga trong thế giới đương đại”, Chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga xác định rõ những nguy cơ đối với an ninh quốc gia. Đó là “mong muốn của các nước phương Tây nhằm bảo vệ vị trí bá chủ”; “mong muốn cô lập Nga và việc sử dụng các tiêu chuẩn chính trị quốc tế kép”; hay “trong bối cảnh mô hình tự do phương Tây khủng hoảng, một số nước đang tìm cách làm xói mòn các giá trị truyền thống có chủ đích, bóp méo lịch sử thế giới, sửa đổi quan điểm về vai trò và vị trí của LB Nga”; và “các quốc gia không thân thiện đang tìm cách lợi dụng các vấn đề kinh tế - xã hội hiện có ở LB Nga để hủy hoại đoàn kết nội bộ, truyền cảm hứng và cực đoan hóa phong trào biểu tình, ủng hộ các nhóm bên lề và gây chia rẽ xã hội Nga”.

Có thể thấy việc xác định rõ các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia phản ánh mối quan ngại của Nga một thế giới đang trải qua sự biến đổi và hỗn loạn, trong đó Moscow cho rằng “vị trí bá chủ của phương Tây” đang trên đà giảm sút, song điều đó dẫn đến nhiều xung đột hơn và nghiêm trọng hơn.

Theo Chiến lược an ninh quốc gia mới, về mặt kinh tế, Nga phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh dưới các hình thức trừng phạt nhằm gây thiệt hại và kìm hãm; về mặt an ninh, nguy cơ sử dụng vũ lực ngày càng tăng; trong lĩnh vực đạo đức, các giá trị truyền thống và di sản lịch sử của Nga đang bị tấn công; về chính trị trong nước, Nga phải đối phó với những âm mưu của bên ngoài hòng gây bất ổn lâu dài.

Môi trường bên ngoài đầy rẫy những mối đe dọa và sự bất an ngày càng gia tăng này được coi là một kỷ nguyên, chứ không đơn thuần chỉ là một giai đoạn. Như vậy, có thể kết luận Nga đang hoạch định một chiến lược để đối phó lâu dài với chính sách đối đầu cùng các biện pháp bao vây, cấm vận và kìm hãm của phương Tây đối với Moscow.

Một điểm đáng chú ý khác, đó là chiến lược mới đề cập đến các khía cạnh đạo đức trong an ninh quốc gia. Chiến lược an ninh mới đưa ra một danh sách các giá trị truyền thống của Nga, đồng thời cho rằng những giá trị này “đang bị tấn công thông qua quá trình phương Tây hóa”, khiến cho người Nga có nguy cơ bị tước đoạt chủ quyền về văn hóa, cũng như thông qua những mưu toan viết lại lịch sử nhằm hạ uy tín của nước Nga.

Chính vì thế, chiến lược đánh giá về mặt tư tưởng, Nga đang phải đối mặt với một “cuộc chiến tranh tinh thần” với phương Tây. Trên cơ sở đó, có thể nói Chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga đã phác thảo đường hướng để xa rời chủ nghĩa tự do theo kiểu phương Tây, để đi theo những quy tắc, chuẩn mực đạo đức bắt nguồn từ truyền thống của đất nước.

Theo đánh giá của Moscow, ngoài việc Mỹ và NATO tích cực triển khai quân cùng các hệ thống vũ khí, hay có những hành động “phô trương sức mạnh”, kích động sát biên giới Nga, tương tự cuộc tập trận chung "Sea Breeze 2021" của NATO tại Biển Đen, mà Moscow cho rằng “đang biến khu vực Biển Đen từ một không gian hợp tác thành khu vực đối đầu”, thì các tập đoàn công nghệ thông tin khổng lồ có trụ sở ở Mỹ, với vai trò độc quyền ảo của họ trong lĩnh vực thông tin và vai trò chi phối tài chính toàn cầu của đồng USD, cũng được coi là công cụ nhằm kiềm chế nước Nga.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga không đề cập đến vai trò tương tác với Mỹ và các đối tác ở châu Âu. Chiến lược năm 2015 trước đó có một phần riêng bàn về chủ đề xây dựng quan hệ đối tác với Washington khi lợi ích của các bên trùng khớp với nhau, đồng thời cũng nhắc tới châu Âu “là một trong những đối tác quan trọng nhất”.

Giờ đây, Chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga không nhắc tới “các đối tác châu Âu” và Mỹ. Thay vào đó, văn kiện trên chỉ ra rằng phương Tây là nơi khởi nguồn của các vấn đề bởi “phương Tây cố gắng duy trì vị trí độc quyền của mình và do đó phá bỏ tất cả các thể chế và thực tế bất lợi cho việc này, bao gồm cả hệ thống Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế".    

Trong bối cảnh Mỹ và một số thành viên NATO hiện nay đã chính thức trở thành những quốc gia không thân thiện đối với Moscow, Chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga đã phác thảo những đường hướng chính sách đối ngoại sắp tới. Đó là tăng cường quan hệ với các nước Liên Xô cũ; các đối tác chiến lược Trung Quốc và Ấn Độ; các tổ chức phi phương Tây như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi); cũng như các nước châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi khác… Chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga khẳng định sự tuân thủ và tôn trọng hệ thống Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.

Nhìn chung, giới phân tích đánh giá rằng về mặt nội dung, Chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga là một học thuyết phòng thủ lâu dài trước những thách thức và mối đe dọa quan trọng nhất từ bên ngoài. Nga không đặt ra cho mình nhiệm vụ cạnh tranh với các cường quốc hàng đầu thế giới hoặc loại bỏ họ khỏi vị trí của mình, mà Moscow đánh giá tình hình các hồ sơ phức tạp của thế giới và chỉ ra cách ngăn chặn các mối đe dọa đang nổi lên.

Chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga chuyển đi thông điệp rằng Liên bang Nga sẽ ngày càng độc lập, tự chủ, tự cường hơn trong một không gian bị bao vây, phong tỏa. Chiến lược cũng cho rằng việc phân chia lại sự phát triển của thế giới đương đại là điều đương nhiên xảy ra, do đó Nga cần có các bước đi riêng để ổn định không gian của mình cũng như tình hình quốc tế nhằm tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng.

Theo Báo Tin tức

Nga và Anh 'cùng thắng' sau xích mích ở Biển Đen?

Nga và Anh 'cùng thắng' sau xích mích ở Biển Đen?

Tàu Hải quân Hoàng gia Anh di chuyển gần bán đảo Crưm còn được đánh giá có thể là phép thử phản ứng tới đây của Bắc Kinh.

">

Chiến lược ứng phó lâu dài

Ông Trump bị Twitter, Facebook và YouTube khóa tài khoản ngay sau khi những người biểu tình ủng hộ tấn công trụ sở Quốc hội Mỹ, gây bạo loạn chết người trên Đồi Capitol ngày 6/1, vì lo ngại ông có thể kích động bạo lực hơn nữa.

{keywords}
Cựu Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Vox

Cựu lãnh đạo Nhà Trắng hôm 7/7 đã nộp đơn kiện cả 3 công ty chủ quản những nền tảng xã hội nói trên lên tòa án liên bang ở Miami, với lí do các bị đơn đã vi phạm Tu chính án thứ nhất, kiểm duyệt ông và những nhân vật bảo thủ khác một cách trái phép. Động thái đánh dấu bước ngoặt mới trong cuộc chiến dai dẳng giữa ông và các đại gia công nghệ thế giới. 

Tuy nhiên, các học giả luật nhận định, ông Trump khó có khả năng thắng kiện.

Paul Barrett, Phó giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp và nhân quyền Stern thuộc Đại học New York giải thích trên báo The Guardian rằng: "Ông Trump viện dẫn Tu chính án thứ nhất làm căn cứ khởi kiện là hoàn toàn sai. Bản Hiến pháp sửa đổi đầu tiên áp dụng cho việc kiểm duyệt của chính phủ hoặc các quy định về phát ngôn. Nó không ngăn các tập đoàn khu vực tư nhân quản lý nội dung trên các nền tảng của họ".

Theo mục 230 của Đạo luật Chuẩn mực truyền thông năm 1996, các nền tảng mạng xã hội được phép tùy ý kiểm duyệt dịch vụ của họ, chừng nào họ đang hành động với “thiện chí”. Luật nói chung cũng miễn trừ trách nhiệm cho các công ty internet đối với những tài liệu mà người dùng đăng tải.

Tuy nhiên, ông Trump và những người bảo thủ khác từ lâu lập luận rằng, Twitter, Facebook và các mạng xã hội khác đã lạm dụng biện pháp bảo vệ đó và cần bị tước bỏ quyền miễn trừ hoặc ít nhất phải giành được quyền miễn trừ bằng cách đáp ứng các yêu cầu do chính phủ đặt ra.

Cả ba vụ kiện đều yêu cầu tòa án buộc bị đơn phải bồi hoàn những thiệt hại không xác định, tuyên bố mục 230 là vi phạm Hiến pháp và khôi phục các tài khoản mạng xã hội của cựu Tổng thống cũng như của các nguyên đơn khác gồm một số ít người đã bị xóa bài đăng hoặc vô hiệu hóa tài khoản cá nhân.

Suốt nhiều thập kỷ qua, Eric Goldman, giáo sư luật tại Đại học Santa Clara ở bang California đã nghiên cứu hơn 60 vụ kiện tương tự nhưng thất bại trong nỗ lực kiện các công ty internet vì đã chấm dứt hoặc tạm ngưng tài khoản của người dùng. Ông nhận định, các vụ kiện của ông Trump khó có khả năng tiến xa.

Giáo sư Goldman hoài nghi cựu Tổng thống đang có trong tay mánh lới nào đó giúp đảo ngược tình thế. Học giả này tin, ông Trump có thể đang theo đuổi các vụ kiện nhằm thu hút sự chú ý của dư luận và truyền tải thông điệp, rằng ông đang chống lại những "gã khổng lồ công nghệ quỷ quyệt ở Thung lũng Silicon". Thời còn đương chức lãnh đạo chính phủ, ông Trump năm ngoái đã ký một sắc lệnh hành pháp chống lại mục 230.

Vera Eidelman, một luật sư làm việc cho Liên đoàn Tự do dân sự Mỹ (ACLU) cũng có cùng quan điểm. Chuyên gia này nói, các vụ kiện của ông Trump là “vô ích” vì các mạng xã hội lớn là các tổ chức tư nhân, được Tu chính án cấp quyền kiểm soát nội dung mà họ xuất bản. Bà Eidelman lưu ý thêm, ông Trump đã tuyên bố vô căn cứ rằng các mạng xã hội trên đã tuân theo áp lực từ chính phủ trong việc kiểm duyệt nội dung của họ.

Khi các cuộc chiến chống độc quyền tiếp tục, đã có các cuộc thảo luận về cách giải quyết sức mạnh và ảnh hưởng quá lớn của các gã khổng lồ công nghệ đối với người dùng. Tuy nhiên, ý tưởng về cách giải quyết vấn đề rất khác nhau. Theo các chuyên gia, những vụ kiện của ông Trump không thực sự liên quan nhiều đến các vấn đề chống độc quyền.

Cho đến hiện tại, Facebook, Google và Twitter đều từ chối đưa ra bình luận về diễn biến mới.

“Hiện có một cuộc tranh luận quan trọng được đặt ra, về những loại nghĩa vụ mà Tu chính án thứ nhất có thể áp đặt đối với các tổ chức tư nhân có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thảo luận của công chúng, cũng như mức độ tự do của Quốc hội trong việc điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tư nhân ấy. Song, khiếu nại của ông Trump khó có khả năng thêm thắt điều gì đó vào cuộc tranh luận này”, Jameel Jaffer, Giám đốc điều hành Viện Tu chính án thứ nhất Knight thuộc Đại học Columbia bình luận.

Chuyên gia Evan Greer, đến từ tổ chức các quyền kỹ thuật số "Đấu tranh vì tương lai", cáo buộc động thái của ông Trump nhằm đánh lạc hướng "những lo ngại chính đáng" về việc kiểm duyệt các nội dung ngẫu nhiên đã tác động tiêu cực đến những cộng đồng bị thiệt thòi ra sao.

“Dù thật ngớ ngẩn khi giả vờ rằng những quyết định kiểm duyệt của các hãng công nghệ lớn không có tác động đáng kể đến quyền tự do ngôn luận, nhưng Tu chính án thứ nhất cho phép các nền tảng tư nhân đưa ra quyết định kiểm duyệt mà họ muốn với tư cách là các tổ chức phi chính phủ. Đây không phải là một vụ kiện. Đây có thể là một kế hoạch gây quỹ", bà Greer nói.

Thực tế, kể từ khi rời Nhà Trắng, ông Trump đã vài lần úp mở về khả năng tái tranh cử tổng thống vào năm 2024. Trong chiến dịch quảng cáo nhằm gây quỹ cho đảng Cộng hòa hồi đầu tháng 6, ông thậm chí cam kết sẽ "giành lại Nhà Trắng" và GOP sẽ kiểm soát cả Hạ viện cũng như Thượng viện "sớm hơn" mọi người nghĩ.

Hôm 4/6, cựu Tổng thống đã có phản ứng gay gắt sau khi Facebook thông báo, lệnh "cấm cửa" ông trên mạng xã hội này sẽ kéo dài 2 năm, đồng nghĩa tài khoản của ông sẽ bị đình chỉ ít nhất cho đến tháng 1/2023, qua dịp bầu cử giữa kỳ Mỹ diễn ra năm 2022. Ông Trump thậm chí dọa sẽ trả đũa Tổng giám đốc điều hành Facebook khi ông trở lại Nhà Trắng.

Nhóm của ông Trump hồi đầu tháng 7 đã âm thầm cho trình làng một nền tảng mạng xã hội mới có tên GETTR nhằm "chống văn hóa tẩy chay, thúc đẩy lẽ thường, bảo vệ tự do ngôn luận, thách thức độc quyền truyền thông xã hội và tạo ra nền tảng thực sự cho các ý tưởng". Song, ngay ngày đầu ra mắt với hơn 500.000 người sử dụng, GETTR đã bị các tin tặc tấn công.

Trước đó, hồi đầu tháng 5, ông Trump từng cho kích hoạt trang trực tuyến nhan đề "Từ bàn làm việc của Donald J. Trump", trông rất giống tài khoản Twitter của ông hồi còn đương chức. Song, không rõ vì lí do gì, ông Trump đã lặng lẽ cho đóng cửa trang này không lâu sau đó.

Cựu tổng thống được tin đang tìm mọi cách xuất hiện trực tuyến thường xuyên, để duy trì kết nối với những người ủng hộ và truyền tải các thông điệp, trong bối cảnh bị các nền tảng mạng xã hội lớn cắt đứt cắt đứt những kênh liên lạc kiểu này.

Tuấn Anh

Ông Trump đệ đơn kiện Google, Twitter và Facebook

Ông Trump đệ đơn kiện Google, Twitter và Facebook

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, lý do ông đệ đơn kiện ba hãng công nghệ trên là do cảm thấy bản thân là “nạn nhân của sự kiểm duyệt”.

">

Donald Trump có thể thắng kiện Google, Twitter và Facebook?

Tinder từ lâu đã là một ứng dụng nổi tiếng đối với những người muốn tìm kiếm "nửa kia" của đời mình. Tuy nhiên, ứng dụng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, khi là khởi đầu của cơn ác mộng đối với những phụ nữ trót sa phải “lưới tình” của Simon Leviev, nhân vật trung tâm của phim tài liệu đang nổi gần đây của Netflix, có tên gọi “Tinder Swindler” (tạm dịch: “Kẻ lừa đảo trên Tinder”).

“Tinder Swindler” đã khai thác những thủ đoạn lừa đảo của Simon Leviev suốt từ năm 2017 đến 2019. Thông qua lớp vỏ bọc “thiếu gia” cùng những hình ảnh khoe khoang lối sống xa hoa trên mạng xã hội, Simon đã lừa đảo trót lọt nhiều phụ nữ mà hắn hẹn họ được trên Tinder bằng những chuyến bay trên phi cơ riêng, những bữa ăn đắt tiền cùng những đêm nghỉ dưỡng tại các khách sạn 5 sao.

{keywords}
Simon Leviev, nhân vật chính trong phim tài liệu "The Tinder Swindler" của Netflix. Ảnh: Instagram

Simon bị cáo buộc đã lừa đảo tới hơn 10 triệu USD từ những phụ nữ đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Tại châu Âu, "trùm lừa đảo trên Tinder" cũng lọt vào tầm ngắm của cơ quan chức năng ở Thuỵ Điển, Anh, Đức, Đan Mạch, Na Uy vì tội lừa đảo.

Quá khứ bất hảo

Simon Leviev, tên thật là Shimon Hayut, sinh năm 1990 tại Bnei Brak, Israel. Theo Thời báo Israel, bố Shimon là Yohanan Hayut - một trong số các lãnh đạo của hãng hàng không El Al. Ông Yohanan từng bị buộc tội hỗ trợ con trai mình trong một vụ lừa đảo với số tiền 400.000 USD.

Năm 2011, Shimon bị bắt với các tội danh trộm cắp và giả mạo khi lấy cắp séc từ một gia đình mà hắn làm công việc trông trẻ, và cố gắng làm giả 3 tờ séc từ một gia đình khác khi còn làm nghề sửa chữa. Sau khi được tại ngoại với số tiền bảo lãnh khoảng 10.000 shekel (tương đương 3.000 USD), Shimon bỏ trốn khỏi Israel dưới một danh tính giả mạo là Mordechai Nissim Tapiro.

{keywords}
Thông tin trên hộ chiếu của Shimon Hayut cho biết hắn sinh năm 1990 tại Bnei Brak, Israel. Ảnh: Twitter

Năm 2015, Shimon tiếp tục bị kết tội lừa đảo 3 phụ nữ khi ở Phần Lan và phải ngồi tù 2 năm. Sau khi mãn hạn tù, hắn bị gửi trả về Israel. Đây cũng là khoảng thời gian Shimon chuẩn bị cho loạt kế hoạch lừa đảo dài hơi, được dàn dựng kỹ lưỡng thông qua ứng dụng Tinder.

“Hoàng tử kim cương”

Trên mạng xã hội, Shimon đặt cho mình danh tính mới Simon Leviev, “con trai” của tỷ phú kim cương Lev Avnerovich Leviev. Hắn tự nhận mình là “hoàng tử kim cương”, và là người thừa kế của LLD Diamonds - một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh kim cương.

Tại phần giới thiệu bản thân trên Tinder, Shimon trưng ra những bức ảnh chụp cạnh siêu xe, phi cơ riêng, với những bữa tiệc xa hoa, cùng dàn vệ sĩ hoành tráng... thể hiện mình là người có cuộc sống sang chảnh, thành đạt.

{keywords}

 

 

{keywords}
Shimon thường đăng tải những bức ảnh chụp trên siêu xe, chuyên cơ riêng... 

Nhờ vẻ ngoài bóng bẩy và điển trai, cộng với tài ăn nói khéo léo, Shimon dễ dàng “đốn tim” nhiều cô gái trên Tinder. Thủ đoạn lừa đảo của hắn thường có chung một mô-típ: Ban đầu, hắn lấy lòng tin của đối tượng bằng những lần hẹn hò đi chơi tại khách sạn 5 sao, tặng những món quà xa xỉ và thưởng thức những bữa tối đắt tiền. Bên cạnh đó, Shimon cũng tự bỏ tiền thuê căn hộ cao cấp cho các bạn gái, giúp họ trải nghiệm các dịch vụ của giới thượng lưu.

Thậm chí, hắn còn lừa gạt các nạn nhân bằng cách nói rằng mình vừa bay từ Israel qua châu Âu chỉ để hai bên có thể gặp gỡ trong vài giờ. Đến khi mối quan hệ trở nên khăng khít hơn, Shimon dựng nên một vở kịch để vay hàng trăm nghìn USD từ nạn nhân, cùng lời hứa sẽ trả lại nhiều hơn.

Trong lúc trò chuyện, Shimon luôn tỏ vẻ bận rộn, và luôn khẳng định công việc của bản thân sinh lợi nhưng cũng gặp nhiều khó khăn, có nhiều "kẻ thù" bí ẩn, sẵn sàng thủ tiêu mình. Tình yêu giữa hắn và các nạn nhân cũng chỉ diễn ra thông qua tin nhắn trên mạng vì không có nhiều thời gian.

{keywords}
Shimon dễ dàng “đốn tim” nhiều cô gái trên Tinder nhờ vẻ ngoài bóng bẩy, điển trai và tài ăn nói khéo léo. Ảnh từ phim tài liệu "The Tinder Swindler"

Với nạn nhân Cecilie Fjellhoy từ Na Uy, Shimon dựng cảnh mình bị bắt cóc, tống tiền và nhờ bạn gái chuyển 250.000 USD để “giải cứu”. Một cô gái khác tên Pernilla Sjoholm cũng bị Shimon lừa mất 81.000 USD với kịch bản gần tương tự.

Trong phim “The Tinder Swindler”, ba cô gái từng bị Shimon lừa tiền cáo buộc hắn dùng tiền của các nạn nhân trước để gây ấn tượng cho các nạn nhân sau và phục vụ cuộc sống xa hoa của chính mình. Dù vậy, họ mới chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm", khi con số nạn nhân trên thực tế còn lớn hơn nhiều.

Cái kết không ai ngờ

Shimon cuối cùng bị Interpol và Cảnh sát Israel bắt giữ vào năm 2017 tại Hy Lạp với cáo buộc sử dụng hộ chiếu giả, theo Thời báo Israel. Hắn bị Tòa sơ thẩm Tel Aviv kết án 15 tháng tù giam, buộc phải bồi thường cho các nạn nhân khoảng 150.000 shekel (tương đương 43.300 USD) và nộp phạt 20.000 shekel (tương đương 5.800 USD).

{keywords}
Shimon bị cảnh sát dẫn độ từ Athens (Hy Lạp) về Israel năm 2019. Ảnh: VG

Tuy nhiên, "trùm lừa đảo trên Tinder" đã được trả tự do chỉ sau 5 tháng thụ án vì “cải tạo tốt”. Đến giờ, Shimon vẫn khẳng định mình vô tội, và thậm chí từng dọa kiện chính các nạn nhân của mình vì tội vu khống.

Điều khiến nhiều người sửng sốt hơn cả là hiện tại, Shimon vẫn hưởng thụ cuộc sống tự do, sung túc tại Israel, và vẫn thường xuyên đăng ảnh khoe khoang lối sống xa hoa của mình trên mạng xã hội. Không những thế, hắn còn tự xây dựng hình ảnh doanh nhân thành đạt, và mở hẳn một trang web tư vấn kinh doanh bất động sản với chi phí 300 USD cho mỗi lần tư vấn. Trong khi đó, các nạn nhân vẫn phải vật lộn với những khoản nợ lớn.

Phải đến đầu năm nay, Shimon mới bị “cấm cửa vĩnh viễn" khỏi Tinder cùng các ứng dụng hẹn hò khác như Hinge, PlentyofFish và OkCupid. Khi phim tài liệu “The Tinder Swindler” được ra mắt, Shimon cũng buộc phải đóng trang Instagram cá nhân, song vẫn không quên dọa sẽ kiện lại Netflix vì tội phỉ báng và bịa đặt.

>>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet

Việt Anh 

Cô gái Nhật kiện đối tác hiến tinh trùng lừa đảo

Cô gái Nhật kiện đối tác hiến tinh trùng lừa đảo

Một người phụ nữ Nhật Bản đã đệ đơn kiện người hiến tinh trùng cho mình, đòi bồi thường gần 3 triệu USD vì những tổn thất tâm lý.

">

Vỏ bọc hào nhoáng của siêu lừa trên Tinder

Nhận định, soi kèo Estoril vs Vitoria Guimaraes, 22h30 ngày 26/01: Khó phân thắng bại

Trong một thời gian dài, thủ đô Manila là một trạm quan trọng của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) phụ trách toàn bộ châu Á. CIA không chỉ có trong phái bộ ngoại giao Mỹ, mà còn ở bất kỳ ở đâu xuất hiện các tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ như Coca Cola, Ford, Citicorp, United Fruit, Nikes... Vỏ bọc của họ rất đa dạng, từ nhân viên ngoại giao tới nhà buôn của một công ty đa quốc gia, phóng viên báo chí…

CIA ở Philippines từng hoạt động phối hợp với nhiều trạm nghiệp vụ thuộc Cục Tình báo Bộ Quốc phòng (DIA) ở Đông Dương và Hoa Nam. Cơ cấu phối hợp CIA/DIA này được gọi là Cục Cảnh báo chiến lược, có trụ sở ngay tại Lầu Năm góc và đã chỉ đạo thực hiện nhiều hoạt động ngầm ở các nước châu Á.

{keywords}
Ảnh: CIA

Vào đầu những năm 1950, Manila là trung tâm cho các hoạt động của Công ty Hàng không xuyên Á, một chân rết của CIA. Kết hợp với một số công ty khác thuộc CIA như Công ty Vận tải dân sự, Công ty Cung ứng tàu biển và Công ty Doanh nghiệp phương Tây, CIA đã sử dụng Công ty Hàng không xuyên Á làm bình phong để tuyển nhân viên cho hoạt động thâm nhập Trung Quốc.

Cũng trong hoạt động nhằm vào Trung Quốc, từ trước những năm 1970, tại căn cứ hải quân Subic, CIA đã xây dựng một “cơ ngơi” gồm gần 100 toà nhà hiện đại và một kho chứa hàng lớn.

Từ giữa những năm 1950, các căn cứ Mỹ ở Philippines phục vụ như sở chỉ huy cho ”chiến dịch tình anh em” ở Đông Dương dưới sự chỉ đạo của các Đại tá CIA Edward Lansdale và Lucien Conein. 

Năm 1965, trạm CIA ở Manila đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện ở Indonesia. Khi đó, CIA đã dùng máy bay C-130 của không quân Mỹ từ căn cứ Clac để đưa vào Jakarta nhiều máy vô tuyến điện cơ động hiện đại nhất.

Dưới sự giám sát trực tiếp của William Colby- lúc đó là Trưởng chi nhánh CIA ở Viễn Đông chịu trách nhiệm về chiến lược ngầm của Mỹ ở châu Á, CIA đã cung cấp và phân phối những máy thông tin tinh vi này cho Tổng hành dinh Kostrad của tướng Suharto.

Điệp báo CIA ở Manila đã đóng góp những thông tin quan trọng vào nhiều thời điểm quan trọng. Ngày 17/9/1972, một điệp viên CIA ở Philippines nằm trong giới thân cận với Tổng thống Ferdinand Marcos báo cáo rằng ông này có kế hoạch công bố thiết quân luật vào ngày 27/9/1972.

Trạm Manila cũng nhận được một bản sao Thông báo 1081, nêu việc thực hiện thiết quân luật toàn quốc. Năm 1982, qua một nhân viên cao cấp của Cơ quan nhập cư, CIA đã tìm ra hai bác sĩ chữa bệnh cho Marcos, do đó nắm chắc được tình hình sức khoẻ của ông này để có đối sách thích hợp.

Hoạt động của CIA ở trạm Manila chưa bao giờ giới hạn ở thu thập tin. Đó chỉ là một phần trong chiến lược tấn công nhằm vô hiệu hóa và phá mọi tổ chức, cá nhân hoặc hoạt động mà họ cho là đe doạ sự ổn định và sức mạnh của Mỹ. Ví như, CIA đã vạch kế hoạch ám sát Thượng nghị sĩ Claro M. Rector vì ông này chống lại việc Mỹ duy trì căn cứ ở Philippines. Rector chết vì một “cơn đau tim” tại Rome (Italia), sau khi có chuyến đi công việc với hai người gốc Kavkaz.

Cũng trong thời gian này, CIA bí mật đỡ đầu nhiều trung tâm huấn luyện như Trường tác chiến chống lật đổ, Trung tâm chống du kích-tâm lý chiến ở ngoại ô Manila. Vào cuối năm 1980, CIA còn cử tướng John Siclov dưới bình phong đi tìm kho báu ở Philippines, phối hợp chặt chẽ với trạm tình báo Manila tổ chức chiến dịch truy quét quy mô lớn nhằm vào các nhóm cộng sản trên khắp đất nước Philippines.

Năm 1991, CIA để mất Trạm thông tin liên lạc lớn tại căn cứ không quân Clac (thực chất là trạm tiếp sóng khu vực), sau khi Thượng viện Philippines bác bỏ đề nghị về Hiệp ước tiếp tục duy trì căn cứ tại đây. Tiếp đó, việc Mỹ buộc phải rút khỏi các căn cứ ở Philippines năm 1992 cũng gây thiệt hại cho hệ thống hạ tầng của CIA ở đây.

Tuy vậy, CIA vẫn tiếp tục giữ lại Trung tâm hoạt động khu vực (Regional Service Center- RSC). Nằm trên đại lộ Rosat (Manila), cách sứ quán Mỹ chừng 2km về phía nam, RSC có vỏ bọc là cơ sở của Cơ quan Thông tin Mỹ (USIS) mà trước đây là Cục Thông tin quốc tế Mỹ. Cơ sở in ấn cực kỳ hiện đại này hoạt động với chức năng cơ quan tuyên truyền mật của CIA. Nó có khả năng phát hành một số lượng lớn tạp chí in ốp-sét màu chất lượng cao, in truyền đơn bằng 14 thứ ngôn ngữ châu Á.

>>> Đọc tin an ninh thế giới trên VietNamNet

Nguyên Phong

CIA cảnh báo Nga về 'hậu quả' nếu liên quan tới hội chứng Havana

CIA cảnh báo Nga về 'hậu quả' nếu liên quan tới hội chứng Havana

Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cảnh báo Nga về các hậu quả nếu Moscow bị phát hiện liên quan đến những tổn thương thần kinh bí ẩn, gọi chung là "hội chứng Havana" ở các nhà ngoại giao Mỹ.

">

Bí mật về hoạt động của CIA ở Philippines trước đây

Soi kèo phạt góc Đài Loan vs Thái Lan, 18h00 ngày 16/6

Real Madrid v Bayern Munich 3.JPG
Real Madrid ngược dòng hạ Bayern Munich để đoạt tấm vé thứ hai vào chung kết. Ảnh: UEFA

Đây là lần thứ 8 sân Wembley đăng cai trận chung kết cúp C1/Champions League (tính cả trước khi xây dựng lại). 7 lần trước đó là vào các năm 1963, 1968, 1971, 1978, 1992, 2011 và 2013. Wembley cũng là nơi tổ chức nhiều trận chung kết Champions League nhất lịch sử.

Theo thể thức, hai đội thi đấu 90 phút chính thức để xác định đội thắng cuộc lên ngôi vô địch. Trong trường hợp tỉ số hoà, hai đội sẽ bước và 2 hiệp phụ kéo dài 30 phút. Sau 2 hiệp phụ nếu tỉ số vẫn hoà, hai đội sẽ bước vào loạt đá luân lưu để xác định nhà vô địch.

dortmund vs real madrid.jpg
Trận chung kết Dortmund vs Real Madrid diễn ra trên sân Wembley. Ảnh: UEFA

Ở trận chung kết, mỗi đội được phép thay tối đa 5 cầu thủ, tại hai hiệp phụ được phép thay cầu thủ lần thứ 6.

Theo thống kê từ UEFA, Real Madrid đang là đội có nhiều chức vô địch Champions League nhất với 14 lần đăng quang. Đứng ngay sau là AC Milan với 7 lần vô địch và tiếp theo là Liverppol và Bayern Munich với cùng 6 lần đăng quang.

Mùa trước, Man City lên ngôi vô địch sau khi đánh bại Inter Milan với tỷ số 1-0 trong trận chung kết. Tuy nhiên, thầy trò HLV Pep Guardiola trở thành nhà cựu vương sau khi thua Real Madrid ở tứ kết mùa giải năm nay.

Nhận định trước chung kết Champions League giữa Real Madrid vs Dortmund:

Real Madrid bước vào trận chung kết Champions League với tâm trạng hoàn toàn thảnh thơi và sung mãn. Họ đã sớm vô địch La Liga, giúp các trụ cột được giữ chân và nghỉ ngơi. Về phong độ, thầy trò Ancelotti có lý do để tự tin, bởi thất bại gần nhất (trong 90 phút) đã cách đây… 8 tháng với 47 trận bất bại. Cách Real Madrid loại cả Man City lẫn Bayern Munich cho thấy đội bóng áo trắng có chất lượng và đẳng cấp cao như thế nào.

Tuy Real Madrid nhỉnh hơn Dortmund nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ áp đảo hoàn toàn. Giống như trước PSG, đội bóng Đức ưu tiên sự chặt chẽ để ngăn chặn những mối đe doạ tấn công rất lớn của đối phương. Vì thế, trận chung kết này dễ xảy ra kịch bản khan hiếm bàn thắng mà Real Madrid chỉ có thể giành cúp nhờ một khoảnh khắc đột biến hiếm hoi.

Đội hình dự kiến:

Real Madrid: Courtois - Carvajal - Rudiger - Nacho - Mendy - Camavinga - Kroos - Valverde - Bellingham - Vinicius - Rodrygo

Dortmund: Kobel - Ryerson - Hummels - Schlotterbeck - Maatsen - E.Can - Sabitzer - Adeyemi - Brandt - Sancho - Fullkrug

Xem trực tiếp chung kết C1 Real Madrid vs Dortmund ở đâu, kênh nào?

Xem trực tiếp chung kết C1 Real Madrid vs Dortmund ở đâu, kênh nào?

Cung cấp lịch thi đấu và kênh sóng trực tiếp trận Real Madrid vs Dortmund, thuộc khuôn khổ chung kết UEFA Champions League mùa giải 2023/24.">

Chung kết Cúp C1 2023/24 diễn ra ở đâu, khi nào?

友情链接